Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đồ án kỹ thuật viễn thông Thuyết minh đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA và tình hình triển khai 3G tại Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.91 KB, 16 trang )

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
Kính thưa các thầy cô trong hội đồng, thưa toàn thể các bạn.
Em là Lê Minh Tuấn, sinh viên lớp Kỹ thuật viễn thông A – Khóa 50
Sau đây em xin trình bày đồ án
Thông tin di động là một nhu cầu thiết yếu, nó đóng vai trò rất quan trọng và
quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người nắm bắt nhanh chóng các
giá trị văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa dạng, phong phú. Cùng với nhiều
công nghệ khác, thông tin di động đang không ngừng phát triển đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Các hệ thống di động ra đời
đã tạo cho con người khả năng thông tin mọi lúc, mọi nơi.
Hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA với nhiều ưu điểm vượt trội
về công nghệ và dịch vụ. Nó là sự hội tụ của công nghệ, tích hợp của dịch vụ. Do
vậy, việc “Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA và tình
hình triển khai 3G tại Viettel” là một công việc hết sức cần thiết. Trong đồ án của
mình em trình bày một cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin di động thế hệ ba sử
dụng công nghệ WCDMA và tình hình triển khai tại Viettel, cụ thể gồm có 4 chương
sau:
 Chương 1. Tổng quan hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA
 Chương 2. Công nghệ thông tin di động thế hệ ba - WCDMA
 Chương 3. Các giải pháp kỹ thuật trong WCDMA
 Chương 4. Tình hình triển khai mạng 3G và phát triển dịch vụ di động 3G
tại Viettel
CHƯƠNG 1: Tổng quan hệ thống thông tin di động
1. Năm 1980 hệ thống thông tin di động thế hệ 1 ra đời, hệ thống thông tin di
động thế hệ thứ nhất là hệ thống tương tự hoặc nửa tương tự, cung cấp các dịch
vụ cơ bản và không có tính tương thích giữa các hệ thống.
2. Hệ thống 2G ra đời năm 1990, hệ thống 2g có các đặc điểm: là hệ thống số,
cung cấp nhiều dịch vụ hơn và tính tương thích gần như toàn cầu.
3. Năm 2000 hệ thống 3G ra đời, hệ thống 3 g có các đặc điểm: roaming không
dây trực tiếp, xuất hiện khái niêm mô hình dịch vụ, truy nhập vô tuyến toàn
cầu và có tính toàn cầu hóa. (Công nghệ 3G là tiêu chuẩn di động băng thông


rộng thế hệ thứ 3. Đây là bước phát triển tiếp theo của công nghệ di động 2G
và 2,5G. Chuẩn 3G cho phép truyền tải không dây đồng thời dữ liệu thoại và
phi thoại (Email, hình ảnh, âm thanh, video ).
4. Đến năm 2010 hệ thống 4G ra đời, hệ thống 4g là hệ thống thông tin di động
trên cơ sở giao thức IP, tốc độ truyền số liệu rất cao, hợp nhất đầy đủ giữa
thoại và số liệu.
Việc nghiên cứu chuyển hướng sang các hệ thống thông tin di động thế hệ
4(4G) để giải quyết các vấn đề tồn tại trong hệ thống di động thế hệ 3. Đó là
việc cung cấp các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng hơn, từ tín hiệu thoại
chất lượng cao sang tín hiệu video độ phân giải cao, các kênh vô tuyến có tốc
độ dữ liệu cao.
CHƯƠNG 2: Công nghệ thông tin di động thế hệ ba WCDMA
1. Cấu trúc mạng WCDMA
Một mạng WCDMA bao gồm ba phần: thiết bị di động (UE: User Equipment),
mạng truy nhập vô tuyến mặt đất (UTRAN: UMTS Terrestrial Radio Network),
mạng lõi (CN: Core Network).
UE bao gồm ba thiết bị: thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị di động (ME) và module
nhận dạng thuê bao UMTS (USIM: UMTS Subscriber Identity Module).
UTRAN gồm các hệ thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network System) và
mỗi RNS bao gồm bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC: Radio Network Controller)
và các nút B nối với nó.
Mạng lõi CN bao gồm miền chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói và môi trường
nhà (HE: Home Environment). HE bao gồm các cơ sở dữ liệu: Trung tâm nhận thực
(AuC: Authentication Center), Bộ ghi định vị thường trú (HLR: Home Location
Register) và Bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR :Equipment Identity Register)

2. Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN
UTRAN bao gồm nhiều hệ thống mạng con vô tuyến RNS (Radio Network
Subsystem). Một RNS gồm một bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC và các
node B. Các RNC được kết nối với nhau bằng giao diện Iur và kết nối với node

B bằng giao diện Iub.
3. Giao diện vô tuyến
Cấu trúc UMTS không định nghĩa chi tiết chức năng bên trong của phần tử
mạng mà chỉ định nghĩa giao diện giữa các phần tử logic. Cấu trúc giao diện
được xây dựng trên nguyên tắc là các lớp và các phần cao độc lập logic với
nhau, điều này cho phép thay đổi một phần của cấu trúc giao thức trong khi vẫn
giữ nguyên các phần còn lại.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG WCDMA
1. Các kênh của WCDMA
Các kênh của WCDMA được chia thành các loại kênh sau đây:
- Kênh vật lý (PhCH): kênh mang số liệu trên giao diện vô tuyến. Mỗi
PhCH có một trải phổ mã định kênh duy nhất để phân biệt với kênh khác.
Một người sử dụng tích cực có thể sử dụng các PhCH riêng, chung hoặc cả
hai. Kênh riêng là kênh PhCH dành riêng cho một UE còn kênh chung
được chia sẻ giữa các UE trong một ô.
- Kênh truyền tải (TrCH): kênh do lớp vật lý cung cấp cho lớp 2 để truyền
số liệu. Các kênh TrCH được sắp xếp lên các PhCH
- Kênh Logic (LoCH): kênh được lớp con MAC của lớp 2 cung cấp cho lớp
cao hơn. Kênh LoCH được xác định bởi kiểu thông tin mà nó truyền.
Hình 3.7 cho thấy việc ghép hai kênh truyền tải lên một kênh vật lý và cung
cấp chỉ thị lỗi cho từng khối truyền tải tại phía thu.
 Cấu trúc kênh vật lý riêng
Cấu trúc kênh vật lý riêng được trình bày trên hình 3.8. Trong mô hình
này mỗi cặp hai bit thể hiện một cặp I/Q (một ký hiệu) của điều chế
QPSK. Từ hình vẽ ta thấy, cấu trúc khung bao gồm một chuỗi các khung
vô tuyến, mỗi khung bao gồm 15 khe (dài 10ms, chứa 38400 chip) và
mỗi khe chứa 2560 chip (dài 0,667ms) bằng một chu kỳ điều khiển công
suất (tần số điều khiển công suất là 1500 lần trong một giây).
2. Truy nhập gói tốc độ cao HSPA
Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA) được 3GPP chuẩn hóa ra trong R5

với phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên vào năm 2002. Truy nhập gói đường lên tốc độ
cao (HSUPA) được 3GPP chuẩn hóa trong R6 và tháng 12 năm 2004. Cả HSDPA
và HSUPA được gọi chung là HSPA. Các mạng HSDPA đầu tiên được đưa vào
thương mại vào năm 2005 và HSUPA được đưa vào thương mại vào năm 2007.
Các thông số tốc độ đỉnh của R6 HSPA được cho trong bảng 3.8.
Bảng 3.8: Các thông số tốc độ đỉnh R6 HSPA
HSDPA
(R6)
HSUPA
(R6)
Tốc độ đỉnh (Mbps) 14,4 5,7
HSPA được triển khai trên WCDMA hoặc trên cùng một sóng mang hoặc sử
dụng một sóng mang khác để đạt được dung lượng cao.
HSPA chia sẻ chung hạ tầng mạng với WCDMA. Để nâng cấp WCDMA lên
HSPA chỉ cần bổ sung phần mềm và một vài phần cứng nút B và RNC.
Khác với WCDMA trong đó tốc độ số liệu trên các giao diện như nhau (384Kbps
cho tốc độ cực đại chẳng hạn), tốc độ số liệu HSPA trên các giao diện khác nhau.
Hình 4.2 minh họa điều này cho HSDPA. Tốc độ đỉnh (14,4Mbps trên 2ms) tại đầu
cuối chỉ xẩy ra trong thời điểm điều kiện kênh truyền tốt vì thế tốc độ trung bình có
thể không quá 3Mbps. Để đảm bảo truyền lưu lượng mang tính cụm này, nút cần có
bộ đệm để lưu lại lưu lượng và bộ lập biểu để truyền lưu lượng này trên hạ tầng
mạng.
 Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA)
HSDPA được thiết kế để tăng thông lượng số liệu gói đường xuống bằng cách
kết hợp các công nghệ lớp vật lý: truyền dẫn kết hợp phát lại nhanh và thích
ứng nhanh được truyền theo sự điều khiển của nút B.
Đặc điểm chủ yếu của HSDPA là truyền dẫn kênh chia sẻ. Truyền dẫn kênh chia
sẻ được thực hiện thông qua kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao (HS-DSCH: High-
Speed Dowlink Shared Channel). HS-DSCH cho phép cấp phát nhanh một bộ phận
tài nguyên đường xuống để truyền số liệu cho một người sử dụng đặc thù.

Cấu trúc cơ sở thời gian và mã của HS-DSCH được cho trên hình 3.10. Tài
nguyên mã cho HS-DSCH bao gồm một tập mã định kênh có hệ số trải phổ16 (xem
phần trên của hình 3.10)
Phần dưới của hình 3.10 mô tả ấn định tài nguyên mã HS-DSCH cho từng người
sử dụng trên cơ sở TTI=2ms (TTI: Transmit Time Interval: Khoảng thời gian truyền
dẫn). HSPDA sử dụng TTI ngắn để giảm trễ và cải thiện quá trình bám theo các thay
đổi của kênh cho mục đích điều khiển tốc độ và lập biểu phụ thuộc kênh
 Truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA)
Cốt lõi của HSUPA cũng sử dụng hai công nghệ cơ sở như HSDPA: lập biểu
nhanh và HARQ nhanh với kết hợp mềm. Cũng giống như HSDPA, HSUPA sử
dụng khoảng thời gian ngắn 2ms cho TTI đường lên. Các tăng cường này được
thực hiện trong WCDMA thông qua một kênh truyền tải mới, E-DCH (Enhanced
Dedicated Channel: kênh riêng tăng cường).
3. Thiết lập cuộc gọi của mạng di động thế hệ ba WCDMA
Thủ tục thiết lập một cuộc gọi cơ sở ở W-CDMA UMTS được cho ở hình 3.13.
Quá trình này bắt đầu bằng yêu cầy truy nhập từ UE. Yêu cầu truy nhập này hoặc
được phát trên kênh truyền tải RACH hoặc trên kênh truyền tải CPCH. Bản tin được
phát là một yêu cầu để thiết lập một kết nối RRC trước khi thực hiện các giao dịch
báo hiệu hay thiết lập vật mang. Yêu cầu kết nối RRC bao gồm cả lý do yêu cầu kết
nối.
4. Chuyển giao của mạng di động thế hệ ba WCDMA
Có 4 kiểu chuyển giao trong các mạng di động WCDMA. Đó là:
- Chuyển giao bên trong hệ thống (Intra-system HO): chuyển giao bên
trong hệ thống xuất hiện trong phạm vi một hệ thống.
- Chuyển giao giữa các hệ thống (Inter-system HO): kiểu chuyển giao
này xuất hiện giữa các cell thuộc về2 công nghệ truy nhập vô tuyến khác
nhau (RAT) hay các chế độ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAM).
- Chuyển giao cứng (HHO- Hard Handover): HHO là một loại thủ tục
chuyển giao trong đó tất cả các liên kết vô tuyến cũ của một máy di động
được giải phóng trước khi các liên kết vô tuyến mới được thiết lập.

- Chuyển giao mềm (SHO) và chuyển giao mềm hơn (Softer HO):
Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, một máy di động đồng thời giao
tiếp với cả 2 hoặc nhiều cell ( đối với cả 2 loại chuyển giao mềm) thuộc
về các trạm gốc khác nhau của cùng một bộ điều khiển mạng vô tuyến
(intra-RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô tuyến khác nhau (inter-
RNC).
• Chuyển giao mềm:
Chuyển giao mềm chỉ có trong công nghệ CDMA. So với chuyển giao cứng
thông thường, chuyển giao mềm có một số ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có một số
các hạn chế về sự phức tạp và việc tiêu thụ tài nguyên tăng lên. Việc quy hoạch
chuyển giao mềm ban đầu là một trong các phần cơ bản của việc hoạch định và tối ưu
mạng vô tuyến. Trong phần này sẽ trình bày nguyên lý của chuyển giao mềm.
 Nguyên lý chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Đối với
chuyển giao cứng, một quyết định xác định là có thực hiện chuyển giao hay không và
máy di động chỉ giao tiếp với một BS tại một thời điểm. Đối với chuyển giao mềm,
một quyết định có điều kiện được tạo ra là có thực hiện chuyên giao hay không. Tuỳ
thuộc vào sự thay đổi cường độ tín hiệu kênh hoa tiêu từ hai hay nhiều trạm gốc có
liên quan, một quyết định cứng cuối cùng sẽ tạo ra để giao tiếp với duy nhất 1 BS.
Điều này thường diễn ra sau khi tín hiệu đến từ một BS chắc chắn sẽ mạnh hơn các
tín hiệu đến từ BS khác. Trong thời kỳ chuyển tiếp của chuyển giao mềm, MS giao
tiếp đồng thời với các BS trong tập hợp tích cực (Tập hợp tích cực là danh sách các
cell hiện đang có kết nối với MS).
Ngoài điểu khiển di động, còn có một lý do khác để thực hiện chuyển giao
mềm trong WCDMA; cùng với điều khiển công suất, chuyển giao mềm cũng được sử
dụng như là một cơ cấu giảm nhiễu. Hình 3.20 chỉ ra 2 mô hình. Trong hình (a), chỉ
sử dụng điều khiển công suất, trong hình (b) sử dụng cả điều khiển công suất và
chuyển giao mềm.
Giả sử rằng MS di chuyển từ BS1 đến BS2. Tại vị trí hiện tại tín hiệu pilot
nhận được từ BS2 đã mạnh hơn từ BS1. Điều này có nghĩa là BS2 “tốt hơn” BS1.

Trong hình (a) vòng điều khiển công suất tăng năng lượng phát đến MS để đảm
bảo QoS trên đường lên khi MS di chuyển ra xa khỏi BS phục vụ của nó, BS1. Trong
hình (b), MS đang trong trạng thái chuyển giao mềm: cả BS1 và BS2 đều đồng thời
lắng nghe MS. Sau đó tín hiệu nhận được chuyển đến RNC để kết hợp. Trên đường
lên, sự kết hợp chọn lựa được sử dụng trong chuyển giao mềm. Khung khỏe hơn
được chọn lựa và khung yếu hơn bị loại bỏ. Bởi vì BS2 “tốt hơn” BS1, để đáp ứng
QoS mục tiêu, công suất phát được yêu cầu từ MS thấp hơn công suất cần thiết trong
mô hình (a). Vì thế, nhiễu được tạo ra bở MS này trên đường lên thấp hơn khi có
chuyển giao mềm vì chuyển giao mềm luôn giữ cho MS được kết nối với BS tốt nhất.
Trên đường xuống, tình huống phức tạp hơn. Mặc dù việc kết hợp theo hệ số lớn nhất
đem lại độ lợi phân tập macro, vẫn yêu cầu các kênh đường xuống mở rộng để hỗ trợ
chuyển giao mềm.
5. Điều khiển công suất của mạng WCDMA
Điều khiển công suất trong WCDMA được chia thành:
1. Điều khiển công suất vòng hở: cho các kênh chung
2. Điều khiển công suất vòng kín: cho các kênh riêng DPDCH/DPCCH và chia
sẻ DSCH
 Điều khiển công suất vòng kín đường lên
Phương pháp điều khiển công suất nhanh vòng kín lên như sau (xem hình
3.29). Nút B thường xuyên ước tính tỷ số tín hiệu trên nhiễu thu được (SIR=
Signal to Interference Ratio) trên hoa tiêu đường lên trong UL DPCCH và so
sánh nó với tỷ số SIR đích (SIR đích). Nếu SIR ước tính cao hơn SIR đích thì
nút B thiết lập bit điều khiển công suất trong DPCCH TPC=0 để lệnh UE hạ
thấp công suất (Tùy vào thiết lập cấu hình: 1dB chẳng hạn) , trái lại nó thiết lập
bit điều khiển công suất trong DPCCH TPC=1 để ra lệnh UE tăng công suất
(1dB chẳng hạn). Chu kỳ đo-lệnh-phản ứng này được thực hiện 1500 lần trong
một giây (1,5 KHz) ở W-CDMA. Tốc độ này sẽ cao hơn mọi sự thay đổi tổn
hao đường truyền và thậm chí có thể nhanh hơn phadinh nhanh khi MS chuyển
động tốc độ thấp.
 Điều khiển công suất vòng kín đường xuống:

Điều khiển công suất vòng kín được minh họa trên hình 3.30. UE nhận được
BLER đích từ lớp cao hơn do RNC thiết lập cùng với các thông số điều khiển khác.
Dựa trên BLER đích nhận được từ RNC, nó thực hiện điều khiển công suất vòng
ngoài bằng cách tính toán SIR đích cho điều khiển công suất vòng kín nhanh đường
xuống. UE ước tính SIR đường xuống từ các ký hiệu hoa tiêu của DL DPCCH . Ước
tính SIR này được so sánh với SIR đích. Nếu ước tính này lớn hơn SIR đích, thì UE
thiết lập TPC=0 trong UL DPCCH và gửi nó đến nút B, trái lại nó thiết lập TPC=1.
Tốc độ điều khiển công suất vòng trong là 1500Hz
6. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ mạng 3G WCDMA
Các hệ thống thông tin di động thế hệ ba có thể cung cấp các dịch vụ tốc độ bit
cao lên đến 2 Mbit/s. Với khả năng này, các hệ thống thông tin di động thế hệ ba có
thể cung cấp dễ dàng một số các dịch vụ mới như: điện thoại thấy hình, tải dữ liệu
nhanh đường xuống. Các hệ thống thông tin di động thế hệ ba cũng phải cung cấp
được các dịch vụ đa phương tiện. Các dịch vụ đa phương tiện do hệ thống thông tin
di động thế hệ ba cung cấp được cho ở hình dưới.
Từ hình trên ta thấy các dịch vụ này trải rộng từ thông tin tốc độ thấp đến
thông tin tốc độ cao và lên đến tốc độ cực đại là 2 Mbit/s. Bao gồm nhiều kiểu thông
tin: truyền dẫn không đối xứng và đối xứng, thông tin điểm đến điểm và đa điểm. Nhà
khai thác mạng phải đảm bảo môi trường trong mạng, trong đó người sử dụng có thể
tự do sử dụng các dịch vụ đa phương tiện mà không bị hạn chế bởi cấu hình topo của
mạng cũng như cần phải trang bị lại các dịch vụ của người sử dụng. Vì thế phải xây
dựng các dịch vụ kết hợp chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống thông tin
di động thế hệ ba phải hỗ trợ được dải rộng các ứng dụng với các yêu cầu chất lượng
dịch vụ khác nhau. Vì thế về mặt bản chất các vật mang của hệ thống phải mang tính
tổng quát để có thể hỗ trợ tốt các ứng dụng hiện có và phát triển các dịch vụ mới.
Hình 3.32: Cấu trúc của dịch vụ mạng UMTS
Ở hình trên thể hiện cấu trúc phân lớp của dịch vụ vật mang UMTS, mỗi vật
mang ở một lớp đặc thù cung cấp các dịch vụ riêng sử dụng các dịch vụ do các lớp
cung cấp. Từ hình ta thấy dịch vụ vật mang UMTS đóng vai trò chính trong việc đảm
bảo dịch vụ đầu cuối đầu cuối.

CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI MẠNG 3G VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ DI ĐỘNG 3G TẠI VIETTEL
1. Thực trạng phát triển dịch vụ 3G tại ViettelTelecom
 Tính tất yếu của việc phát triển các dịch vụ 3G
Thứ nhất, thị trường viễn thông Việt Nam luôn đạt ngưỡng phát triển 160 -
170%/năm và được nhận định là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, dịch vụ 2G đã
đến thời điểm bão hoà. 3G với các tiện ích mới mẻ ra đời vào thời điểm này là thích
hợp để tạo ra mo mới cho thị trường.
Thứ hai, xu hướng phát triển của mạng viễn thông Việt Nam bao gồm cả mạng
di động và cố định thời gian tới sẽ là sự hội tụ giữa Công nghệ -Viễn thông -Truyền
thông.
Thứ ba, tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã cởi mở hơn với các
thiết bị và dịch vụ công nghệ cao.
 Nền tảng cung cấp dịch vụ 3G của ViettelTelecom
Tính đến tháng 8/2012, Viettel đã lắp đặt được tổng số 23.000 trạm phát sóng
3G trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ trạm phát sóng 3G/2G đạt con số 65% và phủ sóng
tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng
thời, Viettel triển khai công nghệ HSPA trên toàn mạng, với tốc độ tải dữ liệu trên lý
thuyết lên tới 14,4 Mbps, download và upload lên tới 5,7 Mbps.
2. Đánh giá thực trạng
 Ưu điểm
Trong quá trình triển khai dịch vụ 3G, Viettel đã đạt được một số thành tựu
nhất định.
• Mạng lưới 3G rộng nhất Việt Nam
Viettel đã thực hiện đúng triết lý kinh doanh “Mạng lưới đi trước, kinh doanh
theo sau”. Hiện tại, Viettel là nhà mạng có mạng lưới 3G rộng nhất tại Việt Nam v ới
số trạm BTS nhiều nhất và vùng phủ sóng rộng nhất.
• Tự tin cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất
Viettel đã triển khai ngay từ đầu mạng HSPA, thực chất là công nghệ 3.75G
tốc độ cao nhất ở Việt Nam hiện nay với tốc độ download lên tới 14.4Mbps và

upload lên tới 5.7Mbps (Vinaphone, Mobiphone triển khai sử dụng công nghệ
HSDPA trước khi áp dụng HSPA).
• Bình dân hóa mạng 3G
Ưu thế vượt trội của Viettel so với các mạng khác là giá cước dịch vụ rẻ.
Viettel đã bình dân hóa 3G bằng việc thiết kế chính sách giá cước thấp nhất, thậm chí
chi phí sử dụng data trên nền 3G còn rẻ hơn 2G: Chỉ cần 10.000 đồng/tháng khách
hàng đã có thể sử dụng dịch vụ Mobile Internet 3G.
 Hạn chế
• Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G chưa cao như mong đợi
Số thuê bao đăng kí sử dụng các dịch vụ 3G chưa thực sự cao như mong đợi.
Hơn nữa, số lượng thuê bao hủy dịch vụ cũng khá nhiều. Tỉ lệ thuê bao phát triển
thực chỉ chiếm 70-80% tổng số thuê bao đăng kí.
• Doanh thu của các dịch vụ 3G đem lại còn rất hạn chế
Hiện tại mức ARPU các dịch vụ 3G của Viettel rất thấp và trực tiếp ảnh
hưởng tới doanh thu của dịch vụ. Dịch vụ Mobile Internet 3G và Dcom 3G là 2 dịch
vụ 3G đem lại doanh thu nhiều nhất cho Viettel. Hiện tại thuê bao Mobile Internet 3G
có mức ARPU là 31,527 đồng và thuê bao Dcom 3G có mức ARPU là 73,529 đồng.
 Nguyên nhân
• Dịch vụ 3G của Viettel ra mắt sau 2 nhà mạng lớn Vinaphone, Mobiphone
Vinaphone, Mobiphone là những người đi đầu trong việc cung cấp mạng 3G,
với ưu thế đón đầu chắc chắn sẽ giành được một lượng thuê bao lớn đáng kể bao
gồm nhóm khách hàng sẵn có của nhà mạng và nhóm khách hàng bên ngoài thích sử
dụng công nghệ mới.
• Các dịch vụ nội dung cho mạng 3G còn sơ sài
So với các nhà mạng khác, một số dịch vụ 3G giải trí của Vietel còn chưa thật
sự sinh động và hấp dẫn khách hàng. Nguyên nhân sâu xa cũng một phần do ngành
công nghiệp nội dung số tại Việt Nam còn thực sự chưa phát triển. Mối quan hệ giữa
các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số (CP) và các nhà khai thác mạng di động dù đã
có nhiều cải thiện song chưa thực sự gắn kết.
• Giá cước dịch vụ 3G và thiết bị đầu cuối 3G còn cao

Mặc dù giá cước dịch vụ 3G của Viettel rẻ hơn so với các nhà mạng khác tuy
nhiên mức giá hiện tại vẫn còn khá cao so với khả năng chi trả của các khách hàng.
Các thiết bị đầu cuối cũng tương tự như vậy. Theo nhận định, 3G ở Việt Nam vẫn
chưa rơi vào thời điểm bùng nổ do mức thu nhập trung bình của người dân chưa cao,
thị hiếu đối với các dịch vụ 3G vẫn chưa lớn.
• Khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ mới 4G
Trong khi mạng 3G tại Việt Nam mới kinh doanh được khoảng hơn 1 năm thì
4G đang dần đổ bóng xuống thị trường. Các nhà mạng đang kinh doanh 3G tại Việt
Nam trước hai lựa chọn: một là đầu tư nhỏ giọt vào 3G để tránh rủi ro, trong thời gian
đó thúc đẩy thu hồi vốn; hai là dừng đầu tư, khoanh vùng 3G lại như đối với mạng
2G hiện nay để chuẩn bị đầu tư lên 4G. Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến
cho 3G của Viettel nói riêng và thị trường 3G Việt Nam nói chung chưa thực sự phát
triển như mong đợi.
 Định hướng phát triển dịch vụ 3G của Viettel Telecom
− Viettel tiếp tục củng cố hạ tầng mạng lưới, nhanh chóng hoàn thành mục tiêu
phủ sóng 3G toàn diện.
− Đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung, cho ra đời nhiều
dịch vụ GTGT thật sự thu hút và hấp dẫn người dùng.
− Đàm phán với nhà cung cấp thiết bị đầu cuối để cung cấp những dòng điện
thoại phổ cập có chức năng 3G đến người tiêu dùng.
− Chủ động trong việc sản xuất thiết bị Dcom 3G, cung cấp thiết bị truy cập
Internet với chất lượng cao và chi phí tiết kiệm nhất.
− Nghiên cứu điều chỉnh các phương án giá của dịch vụ để thực sự “bình dân
hóa” dịch vụ 3G, gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ.
 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ 3G tại ViettelTelecom
 Đa dạng hóa và phát triển các dịch vụ
− Hoàn thiện các dịch vụ hiện tại:
 Đa dạng hóa gói cước
 Đầu tư sâu về mặt nội dung
− Phát triển dịch vụ mới

 Các dịch vụ định vị địa điểm
 Dịch vụ thương mại điện tử
 Hạ thấp chi phi sử dụng dịch vụ 3G
− Điều chỉnh giá cước của các dịch vụ 3G
− Giảm giá của các thiết bị 3G
 Đẩy mạnh việc quảng bá dịch vụ
− Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
− Đẩy mạnh truyền thông và quan hệ công chúng
 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
 Mở rộng mạng lưới phủ sóng phải song song với nâng cao chất lượng dịch
vụ
 Xây dựng mối quan hệ hợp tác và bình đẳng đối với các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ nội dung
 Tăng cường công tác bán hàng trực tiếp đối với dịch vụ Dcom 3G
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ ÁN
Việc chọn hệ thống thông tin di động thế hệ ba - WCDMA là đối tượng nghiên
cứu đề tài tốt nghiệp đã giúp em nắm bắt được nhiều vấn đề đối với một hệ thống
thông tin di động nói chung và 3G sử dụng công nghệ WCDMA nói riêng, đó là: quá
trình phát triển, cấu hình mạng, kỹ thuật truyền dẫn, phương pháp đa truy nhập, điều
khiển công suất,… Đồng thời cũng phân tích tình hình phát triển dịch vụ 3G tại
Viettel, nhìn nhận được những thành quả và hạn chế, tìm ra các nguyên nhân để có
những giải pháp cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.
Tìm hiểu một hệ thống như hệ thống thông tin di động thứ ba – WCDMA thì
hẳn còn rất nhiều vấn đề, cũng có nghĩa là sẽ không dừng lại ở cái nhìn tổng quan. Đề
tài này tuy chỉ mới tìm hiểu một cách tổng quan về hệ thống thông tin di động thế hệ
ba. Nhưng đó là cơ sở cần thiết và quan trọng khi tìm hiểu chuyên sâu hơn về hệ
thống 3G. Mà ứng dụng đầu tiên là có thể nghiên cứu kỹ về công nghệ truy nhập gói
tốc độ cao HSPA và các kỹ thuật khác để cải thiện chất lượng dịch vụ đồng thời là
tiền đề tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ bốn (4G) trong
tương lai.

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn nội dung đề tài của
em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để em có
thể hoàn thiện hơn về mặt nội dung cũng như hình thức đồ án.

×