Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

BỐ CỤC HỒ THỦY SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 44 trang )

BỐ CỤC HỒ THỦY SINH
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Tổng quan về hồ thủy sinh.
2. Điểm nhấn.
3. Bố cục hồ thủy sinh theo phong cách Nhật Bản.

3.1 Bố cục kiểu lòng chảo

3.2 Bố cục lồi

3.3 Bố cục tam giác

3.4 Nền

3.5 Tiền cảnh

3.6 Hậu cảnh
4. Nguyên tắc cơ bản cho bố cục hồ thủy sinh.
5. Các bước làm 1 bể thủy sinh.
1. Tổng quan

Trong thú vui chơi hồ thủy sinh, người chơi hồ có thể chọn ra một phong cách chơi nhất định.

Tuy nhiên ở bất kỳ phong cách nào, người thiết kế và thi công hồ thủy sinh phải đáp ứng
được một bố cục cụ thể, đúng đắn.
2. Điểm nhấn

Để tạo nên một bố cục hồ hoàn chỉnh, điều quan trọng là tạo nên được các điểm nhấn, điểm
nhấn chính là những điểm thu hút tầm nhìn của người thưởng ngoạn, nó có thể là một bụi cây,
một nhánh lũa , một bộ đá có màu sắc, hình dáng đẹp.


Điểm nhấn phải khác biệt với những điểm khác trong hồ.

Chỉ nên có 1 điểm nhấn hồ thủy sinh cảnh, có nhiều hơn một điểm nhấn sẽ làm rối và mệt
mắt người xem vì cứ phải chuyển động tia nhìn từ điểm này sang điểm kia liên tục mới có
thể bao quát được tòan cảnh hồ thủy sinh. Chỉ khi nào hồ cực lớn thì mới có thể có 2 trọng
tâm trong cùng một hồ mà người xem vẫn thấy thỏai mái.

Trọng tâm phải được đặt tại điểm riêng biệt (đặc biệt). Có thể dùng Quy Tắc Vàng do người
Hy Lạp nghĩ ra và vận dụng trong hồ thủy sinh với tỷ lệ 1:1.618

Vậy khi tạo điểm nhấn, chia hồ thành 2 phần, 1 phần với tỉ lệ 1,618, phần kia là 1.

Cách chia: lấy chiều dài hồ chia cho 2.618. Lấy kết quả đó rồi đo từ 1 cạnh hồ lại, đánh
dấu. Phần còn lại sẽ là 1,618 (ví dụ hồ dài 70 cm chia cho 2.618 => 26.73 cm). Vị trí này
gọi là tiêu điểm đặc biệt, điểm nhấn được chia theo tỷ lệ vàng.
2. Điểm nhấn
3. Bố cục hồ thủy sinh theo phong cách Nhật
Bản :
3.1 Bố cục kiểu lòng chảo
Bố trí cao ở 2 bên và thấp dần về ở giữa
3.2 Bố cục lồi
Đây là kiểu bố cục ngược lại so với kiểu lòng chảo, trong kiểu bố cục này, bố trí cao ở
giữa và thấp dần về 2 bên.
3.3 Bố cục tam giác
Dạng bố cục này cao về một phía và thấp dần về phía còn lại.
Hình tam giác là một hình dạng được sử dụng nhiều nhất trong việc thiết lập
một bố trí hồ cá:
3.3 Bố cục tam giác
3.3 Bố cục tam giác
3.4 Nền

Phần đất cung cấp dinh dưỡng cho cây đồng thời cũng là giá đỡ cho cây đứng vững.
Cát trắng được dùng trang trí cho hồ ở phần tiền cảnh.
3.5 Tiền cảnh (foreground)

Thấp để có thể nhìn được phần cảnh phía sau.

Phần sỏi mặt màu trắng thường được dùng ở tiền cảnh. Lý do chính khi sử dụng nhiều loại
"vật liệu" khác nhau để làm nền để giúp cho cây thuỷ sinh phát triển khoẻ mạnh đồng thời
làm cho hồ thuỷ sinh nhìn tự nhiên hơn.
3.6 Hậu cảnh (background).

Phần hậu cảnh là nơi các loại cây thủy sinh sẽ được trồng, được phủ bởi đất và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây thủy sinh.

Có nhiều cách để chọn hậu cảnh. Có thể dùng xốp, gỗ, sơn màu, hoặc tự mình dính bằng
cành lá. Nếu không đặt hồ ở giữa phòng thì phải làm hậu cảnh để che đi những khuyết
điểm của hồ
4. Nguyên tắc cơ bản cho bố cục

Dùng màu trung tính cho hậu cảnh (nền đen, trắng hay xanh lam).

Nếu thiết kế hồ thủy sinh giống tự nhiên, không bỏ thứ gì nhân tạo vào với mục đích trang
trí (như là cây nhựa, gỗ lũa giả bằng nhựa, mục đồng, nhà cửa…).

Cây thấp trồng phía trước (tiền cảnh), cây cao trồng phần trung và hậu cảnh. Có thể dùng
các hòn đá hay lũa cao để tạo nên cảnh đồi núi.

Trải nền cao phía sau và dốc thỏai ra phía trước để tạo chiều sâu cho hồ.

Không dùng nhiều lọai đá khác nhau trong cùng một bố cục.

5. Các bước làm 1 bể thủy sinh

5,1. Chọn bể

5.2. Trải lớp nền

5.3. Cho nước vào bể

5.4. Gắn cây

5.5. Đặt bộ lọc

5.6. Gắn đèn

5.7. Thả cá.
5.1. Chọn bể

Do có phân, nền, cát, sỏi, quạt, đèn… Một hồ kích
thước 80x40x40 sẽ nặng khoảng 200-250kg. Do
đó nền nhà cũng như chân hồ phải thật chắc chắn.
5.2. Trải lớp nền

Trải 1 lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa chất dinh dưỡng cho
cây, cũng là nơi trồng cây nên phải có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục
nước.
5.2.1 Sỏi

Sỏi lấy từ những mảnh vỏ sò ốc giàu chất calcium, cũng làm cho nước cứng đi sau một
thời gian.


Sỏi to không thích hợp do thức ăn rơi xuống nhanh và thối rữa kéo theo sự ô nhiễm của
nước.

Sỏi quá nhỏ, thì nó sẽ đọng lại nhiều và rễ cây sẽ khó xâm nhập. Hơn nữa, sự lưu thông
của nước sẽ bị trở ngại. Thường người ta chọn cỡ sỏi trung bình, lý tưởng nhất là dùng cỡ
sỏi 3mm.

Cần chọn sỏi có màu sẫm, vì trong bể nuôi, ánh sáng chiếu từ trên xuống gặp sỏi màu
sáng sẽ phản chiếu làm giảm màu sắc của cá, gây sự tẻ nhạt cho người xem.

Không nên mua sỏi đã nhuộm màu vì có thể là các màu này sẽ dễ tan vào nước và tạo ra
những chất độc cho cá. Nếu màu sắc của đá không hài hòa với màu sắc của sỏi, thì chỉ
cần đập vỡ ít mảnh đá và rải lên trên sỏi.

Số lượng sỏi cần dùng phải có chiều dày đủ cho rễ cây ăn sâu vào đó, chiều dày này
khoảng 4-5cm là vừa.
5.1.2 Đất trong bể nuôi

Đất thông thường được sử dụng là cát, sa thạch hay đá lửa đập vụn. Người ta biết rằng
những điều kiện như vậy, sự trồng trọt sẽ không thuận lợi. Người ta đã tìm ra một hỗn hợp
thích hợp với đa số các loài: 1/3 cát sông, 1/3 đất mùn lá cây hoại mục rây kỹ, 1/3 đất sét.
Tất cả đều được trộn đều và sàng kỹ.

Cây trong bể nuôi không cần có lớp đất dày. Phần lớn các loài cây có hệ thống rễ con
ngang bề mặt, điều đó giải thích được bởi lý do là trong các lớp đấu sâu, rễ cây không thể
hô hấp được, lượng oxy sẽ thiếu hụt. Chỉ cần một lớp đất tốt có chiều coa ít nhất là 4cm là
có thể trồng cây trong bể

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×