Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 6 hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.07 KB, 5 trang )

Bài 6- Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu và giải thích được các hệ quả sinh ra do sự chuyển
động của Trái Đất quanh Mặt Trời, đó là:
* Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
* Hiện tượng mùa.
* Hiện tượng ngày , đêm dài ngắn theo mùa.
2.Kĩ năng: Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải
thích các hệ quả của sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
3. Thái độ: Nhận thức đúng các quy luật tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phóng to các hình 6.1, 6.2, 6.3 trong SGK.
- Mô hình Trái Đất – Mặt Trời.
III./ Hoạt động dạy học:
1/ . ổn định tổ chức lớp:
2/ Mở bài: Có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết đến câu ca dao:
“ Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên? Các em sẽ tìm
thấy lời giải đáp câu hỏi này qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1
Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Thế nào là chuyển động biểu kiến?
- Quan sát hình 6.1 em hãy cho biết:
+Những nơi nào trên Trái Đất có hiện
tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (ở đỉnh đầu
vào 12 giờ trưa)?
+ Hiện tượng đó diễn ra theo trình tự như
thế nào?
- Vùng nội chí tuyến.


- Xảy ra lần lượt từ chí tuyến Nam đến chí
tuyến Bắc. Cụ thể:
+ Ngày 22-12 ở chí tuyến Nam.
+ Ngày 21-3 ở xích đạo.
+ Ngày 22-6 ở chí tuyến Bắc.
1. Chuyển động biểu kiến
hằng năm của Mặt Trời:
Chuyển động biểu kiến là
chuyển động nhìn thấy nhưng
không có thực.
+ Ngày 23-9 lại ở xích đạo.
+ Ngày22-12 lại ở chí tuyến Nam
- Khu vực nào trên Trái Đất mỗi năm Mặt
Trời lên thiên đỉnh một lần? Khu vực nào
2 lần?
- 1 lần: Tại chí tuyến Bắc và chí tuyến
Nam.
- 2 lần: khu vực giữa 2 chí tuyến.
- Vì sao có hiện tượng trên, phải chăng do
Mặt trời chuyển động?
Không phải do Mặt trời chuyển động mà
là:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- Trong khi chuyển động trục Trái Đất
luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo
một góc = 66
0
33

và không đổi phương

(chuyển động tịnh tiến của Trái Đất xung
quanh Mặt Trời)
?Vì sao các địa điểm ở ngoại chí tuyến
không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh.(Vì trục Trái Đất luôn nghiêng
với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa
quỹ đạo Trái Đất) một góc = 66
0
33'. Để có
một góc 90
0
thì góc phụ phải là 23
0
27',
trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí
tuyến đều có vĩ độ trên 23
0
27').
Kết luận:
- Hằng năm:
+ Mặt Trời chuyển động biểu
kiến giữa 2 chí tuyến Bắc và
Nam.
+ Hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ
chí tuyến Nam ( ngày 22/12)
lên chí tuyến Bắc (ngày 22/6).
+ Các địa điểm ở ngoại chí
tuyến không bao giờ có hiện
tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Hoạt động 2
Các mùa trong năm
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Nhiệt độ trong ngày của một nơi trên
Trái Đất thay đổi liên quan đến góc nhập
xạ như thế nào?
GV: Trong năm, nhiệt độ cũng thay đổi
liên quan đến sự thay đổi của góc nhập
xạ.
HS nêu được:
- Trong ngày, khi góc nhập xạ cao nhất là
khi mặt đất nhận được một lượng nhiệt
lớn nhất.
- Tại chí tuyến Bắc, góc nhập xạ trong
II/ Các mùa trong năm:
Mùa là khoảng thời gian trong
năm, có những đặc điểm chung
về thời tiết và khí hậu.
Trục Trái đất nghiêng và không
đổi phương nên các bán cầu
Nam và Bắc lần lượt ngả về
phía Mặt Trời khi Trái Đất
chuyển động trên quĩ đạo. ⇒
Các mùa trong năm.
năm thay đổi như thế nào?
Góc nhập xạ ở chí tuyến Bắc:
- Lớn nhất = 90
0
và hạ chí.
- Nhỏ nhất = 43

0
06

và đông chí.
GV: Nhiệt độ, thời tiết khí hậu các nơi
trên Trái Đất thay đổi tùy vị trí của mặt
đất trên qũy đạo chuyển động quanh Mặt
Trời, sinh ra các mùa trên Trái Đất.
HS thấy được mối liên hệ:
Vị trí tương quan của mỗi bán cầu Trái
Đất với Mặt Trời khác nhau theo từng
thời gian→ Khả năng tiếp nhận ánh sáng,
năng lượng Mặt Trời khác nhau → sinh
mùa.
- Mùa ở bán cầu Nam và bán cầu Bắc
diễn ra có trùng khớp nhau không? Vì
sao?
- Do thời điểm ngả về Mặt Trời hoặc
chếch xa Mặt Trời của 2 bán cầu lệch
nhau, do đó mùa ở 2 bán cầu trái ngược
nhau về thời gian.
GV: Có thể chia một năm ra 4 mùa: xuân,
hạ, thu, đông; ở các nước miền ôn đới
biểu hiện mùa rõ rệt hơn cả. Các ngày
xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là
khởi đầu của 4 mùa.
GV mở rộng: Theo cách chia âm dương
lịch như nước ta, thời điểm bắt đầu mùa
(lập xuân, lập hạ ) sớm hơn khoảng 1,5
tháng so với kiểu chia mùa theo dương

lịch. Cụ thể:
- Mùa xuân và mùa đông sớm hơn khoảng
45 ngày.
- Mùa hạ sớm hơn khoảng 48 ngày.
- Mùa thu sớm hơn khoảng 47 ngày
1. Mùa ở 2 bán cầu trái ngược
nhau về thời gian:
2. Cách chia mùa:
a) Chia 2 mùa nóng và lạnh:
Sau 21/3 đến trước 23/9 Bắc
bán cầu có mùa nóng.(Bán cầu
Nam có mùa lạnh).
- Sau 23/9 đến trước 21/3 năm
sau Bán cầu Bắc có mùa lạnh
(Bán cầu Nam có mùa nóng).
b) Chia ra 4 mùa theo dương
lịch. Tại Bán cầu Bắc:
21/3 →22/6: Mùa Xuân.
22/6 → 23/9: Mùa Hạ.
23/9 → 22/12: Mùa Thu.
22/12 → 21/3: Mùa Đông.
Hoạt động 3
ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Hoạt động dạy và học Nội dung
Quan sát hình 6.3 em hãy cho biết:
- Vì sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn
khác nhau trên Trái Đất?
Yêu cầu nắm được:
- Đường phân chia sáng tối (ST) vuông
góc với mặt phẳng quỹ đạo.

- Trục Trái Đất (BN) lại luôn nghiêng với
mặt phẳng quỹ đạo một góc 66
0
33
,
⇒ 2 mặt phẳng chứa đường BN đi qua
tâm Trái đất hợp nhau 1 góc = 23
0
27


Tạo ra sự chênh lệch độ dài ngày đêm giữa
2 bán cầu.
- Hiện tượng chênh lệch ngày, đêm trên 2
bán cầu Bắc và Nam diễn ra lần lượt thế
nào?
HS nghiên cứu SGK trang 24, kết hợp sự
hiểu biết của mình để trả lời:
+ Trong khoảng từ 21/3 → 23/9 bán cầu
Bắc ngả về Mặt Trời→Diện tích được
chiếu sáng nhiều hơn→ Ngày dài hơn đêm
là mùa Xuân và Hạ của Bán cầu Bắc.
+ Trong khoảng từ 23/9 → 21/3 năm sau,
bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời→ diện tích
được chiếu sáng ít hơn→ Đêm dài hơn
ngày, là mùa Thu và Đông của bán cầu
Bắc.
+ Hai ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời chiếu
thẳng góc xuống xích đạo lúc 12 giờ trưa,
diện tích được chiếu sáng ở 2 bán cầu cân

đối nhau → Ngày = Đêm ở mọi nơi trên
Trái Đất.
- Trên các vĩ độ khác nhau sự chênh lệch
ngày đêm khác nhau thế nào?
- Càng xa xích đạo, độ chênh lệch ngày,
đêm có đặc điẻm gì?
- Từ hai vòng cực lên cực có hiện tượng gì
III/ Ngày, đêm dài ngắn theo
mùa:
1. Ngày, đêm dài ngắn theo
mùa:
- Trong khoảng từ 21/3 →
23/9 bán cầu Bắc có ngày dài
hơn đêm (bán cầu Nam có
hiện tượng ngược lại).
Ngày 22/6 có ngày dài nhất,
đêm ngắn nhất.
- Trong khoảng từ 23/9 →
21/3 bán cầu Bắc có ngày
ngắn hơn đêm (bán cầu Nam
có hiện tượng ngược lại).
Ngày 22/12 có ngày ngắn
nhất, đêm dài nhất.
- Hai ngày 21/3 và 23/9 ngày
= đêm ở mọi nơi trên Trái Đất.
2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ
độ:
- Tại xích đạo luôn có ngày =
đêm.
- Càng xa xích đạo, độ chênh

đặc biệt?(Lưu ý: Hiện tượng ngày đêm dài
24 giờ theo lí thuyết. Còn trong thực tế các
tia sáng bị khúc xạ bởi khí quyển, nên đêm
địa cực ở vòng cực không tối mịt mùng
suốt 24 giờ mà vào thời điểm kết thúc
ngày cũ để sang ngày mới ta vẫn thấy ánh
hoàng hôn và bình minh kế tiếp nhau trong
chốc lát.
lệch ngày - đêm càng lớn.
- Từ hai vòng cực lên cực có
hiện tượng ngày hoặc đêm dài
suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày, đêm
đó càng tăng.
+ Tại cực có 6 tháng ngày, 6
tháng đêm.
IV. Củng cố: Hãy nêu cơ sở khoa học của câu ca dao Việt Nam:
“ Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Tính góc nhập xạ:
Vĩ độ
Góc nhập xạ lúc 12 giờ tra
21/3 22/6 23/9 22/12
66
0
33'B 23
0
27' 46
0
54' 23

0
27' 0
0
23
0
27'B 66
0
33' 90
0
66
0
33' 43
0
06'
0
0
(XĐ) 90
0
66
0
33' 90
0
66
0
33'
23
0
27'N 66
0
33' 43

0
06' 66
0
33' 90
0
66
0
33'N 23
0
27' 0
0
23
0
27' 46
0
54'
V. Dặn dò: Học sinh về nhà học bài và làm bài tập.

×