Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 20 lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.89 KB, 4 trang )

Bài 20- Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa

I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu và trình bày được:
* Khái niệm lớp vỏ địa lí và giới hạn của nó.
* Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
* ý nghĩa thực tiễn của quy luật.
2. Kĩ năng: Biết phân tích để thấy rõ sự tác động qua lại giữa các thành phần
tự nhiên.
* Vận dụng kiến thức đã học để phân tích vấn đề - các hiện tượng để làm rõ
quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
3. Thái độ: Có ý thức và hành động bảo vệ tự nhiên.
* Rèn luyện tình cảm trong học tập, nghiên cứu, trong các hoạt động lao
động, sản xuất tác động vào tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy - học:
* Tranh ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên.
* Các hình ảnh cảnh quan tự nhiên trước và sau khi có tác động của con
người
III/ Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai
thực vật và đất theo chiều cao.
3. Bài mới:
Mở bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu về “ lớp vỏ
địa lí” (còn gọi là lớp vỏ cảnh quan) và một trong các quy luật quan trọng
nhất của nó, đó là: Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Hoạt động 1
lớp vỏ địa lí
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Lớp vỏ địa lí là gì? HS trình bày định
nghĩa về lớp vỏ địa lí theo SGK trang 74.


GV: Các lớp vỏ bộ phận gồm khí quyển,
thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng
quyển và sinh quyển (5 quyển).
GV nhấn mạnh: Xâm nhập và tác động lẫn
nhau, trao đổi vật chất và năng lượng giữa
I/ Lớp vỏ địa lí (Lớp vỏ cảnh
quan):
- Định nghĩa: Lớp vỏ địalí là
lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các
lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác
động lẫn nhau.
các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
Ví dụ: - Nước , khí và chất khoáng thường
xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua quá trình
dinh dưỡng và quang hợp.
- Thực vật lại thường xuyên trả các chất
đó vào môi trường qua sự bốc hơi, hô hấp
và phân hủy xác của chúng
- Vỏ địa lí và vỏ Trái Đất có gì khác
nhau ? HS nghiên cứu SGK trang 74, 75,
hình 20.1 và dựa vào kiến thức đã học về
vỏ Trái Đất để trả lời.
GV kẻ bảng so sánh vỏ địa lí và vỏ trái
Đất, ghi ý kiến của HS sau khi đã được
chuẩn xác.
- Bảng so sánh vỏ đại lí và vỏ
Trái Đất (xem phụ lục ở cuối
bài)
Hoạt động 2:
quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Hoạt động dạy và học Nội dung
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí là gì? HS dựa vào nội dung
SGK trang 75 để trả lời.
- Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất
và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì? HS
thảo luận nhóm để nêu được nguyên nhân:
+ Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí đều
đồng thời chịu tác động của nội lực và
ngoại lực.
+ Chúng không tồn tại và phát triển một
cách cô lập mà tác động qua lại mật thiết
với nhau, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật
chất và năng lượng với nhau để tạo nên
một thể thống nhất và hoàn chỉnh
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí được thể hiện như thế nào?
- Em hãy nêu và phân tích các ví dụ biểu
hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
II/ Quy luật thống nhất và
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:
1. Khái niệm: Quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí là quy luật về mối quan
hệ quy định lẫn nhau giữa các
thành phần và của mỗi bộ phận
lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
2. Biểu hiện của quy luật:
Trong một lãnh thổ:
- Các thành phần tự nhiên luôn

có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn
nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi
của lớp vỏ địa lí.
HS trình bày các ví dụ trong SGK trang 75
chú ý chỉ rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết
quả.
* Ví dụ 1:
+ Mùa mưa đến→ Mùa lũ: nước sông lên
cao, lưu lượng nước, lượng phù xa, vận tốc
dòng chảy, mức độ xói lở bờ được tăng
cường.
+ Mùa mưa qua→ sông ngòi trở lại bình
thường.
+ Ví dụ 2:
Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt,
mưa nhiều làm cho:
+ Chế độ dòng chảy tăng.
+ Khả năng xói mòn tăng.
+ thực vật phát triển mạnh hơn.
+ Quá trình phá hủy đá và hình thành đất
nhanh hơn.
* Ví dụ 3:(Hình 20.2) Rừng bị phá hủy
dần đến:
+ Khí hậu biến đổi.
+ Dòng chảy không ổn định và gián tiếp
gây hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng
+ Đất xói mòn, thoái hóa (ví dụ từ đất
feralit thành đất xói mòn trơ sỏi đá).
+ Sinh vật bị xuy giảm.

- Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì về
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
trong lớp vỏ địa lí?
Nhận xét: Rõ ràng các thành phần tự nhiên
không tồn tại độc lập mà có sự tác động
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
- Nhận thưc được quy luật thống nhất và
hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí có ý nghĩa
như thế nào?
HS nghiên cứu SGK trang 76.
GV nhấn mạnh: Mọi hoạt động kinh tế của
con người đều là hoạt động can thiệp vào
các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành
sẽ dẫn đến sự thay đổi của các
thành phần còn lại và toàn bộ
lãnh thổ.
3. ý nghĩa thực tiễn:
Trước khi tiến hành các hoạt
động cần:
- Có sự nghiên cứu kĩ lưỡng,
toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi
của các thành phần tự nhiên khi
tác động vào môi trường để đề
phần tự nhiên có thể tạo ra “ hiệu ứng
đôminô” làm biến đổi toàn bộ môi trường
tự nhiên đẫn đến những hậu quả khôn
lường.
- Em có dự định gì để góp phần nhỏ bé
của mình vào việc bảo vệ môi trường?

(Trồng cây gây rừng )
xuất các giải pháp tháo gỡ.
1. Bảng so sánh vỏ địa lí và vỏ trái đất
Nội dung so sánh Vỏ trái đất Vỏ địa lí
Chiều dày
5 → 70 km 30 → 35 km
Phạm vi Từ bề mặt Trái Đất
đến bao manti
Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn
đến đáy vực thẳm đại dương (ở
đại dương).
Đáy lớp vỏ phong hóa (ở lục
địa)
Trạng thái, thành
phần
Vỏ cứng, gồm các
lớp trầm tích.
granit(sian),
badan(sima)
Gồm 5 quyển khác nhau:
(Khí quyển, thạch quyển,thủy
quyển, thổ nhưỡng quyển và
sinh quyển)
IV/ Củng cố: Nêu một số ví dụ về các hoạt động kinh tế của con người có
ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nguyên nhân Biểu hiện
+ Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí
đều đồng thời chịu tác động của nội

lực và ngoại lực.
+ Chúng không tồn tại và phát triển
một cách cô lập mà tác động qua lại
mật thiết với nhau, xâm nhập vào
nhau, trao đổi vật chất và năng lượng
với nhau để tạo nên một thể thống
nhất và hoàn chỉnh
Trong một lãnh thổ:
- Các thành phần tự nhiên luôn có sự
ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn
đến sự thay đổi của các thành phần
còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

×