Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập và sự vận dụng lý thuyết này trong giải quyết vấn đề nảy sinh trong công tác chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.2 KB, 19 trang )

1
Lời mở đầu
Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng
đối lập tạo thành những mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới
ra đời thay thế. Điều đó đã được V.I.Lênin khẳng định rằng: “Sự phát triển là
một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Chính vì vậy, việc nắm được sự kết
hợp giữa các mặt đối lập để vận dụng vào cuộc sống đời thường và công việc
chuyên môn có một ý nghĩa rất quan trọng.
1. Lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập
1.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
1.1.1. Định nghĩa về mặt đối lập
- Theo từ điển Bách khoa triết học cho rằng: “Đối lập là một trong hai nhân tố
“đang đấu tranh với nhau” của một thể thống nhất cụ thể, chúng là những mặt
của một mâu thuẫn.”
- Giáo trình Triết học Mác –Lênin viết: “Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu
thuẫn biện chứng, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những
đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính
những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành
mâu thuẫn biện chứng.”
1.1.2. Cái gì có thể được xem là “mặt đối lập”
- “Mặt đối lập” khi thì được xác định như là những thuộc tính, khuynh hướng vận
động trái ngược nhau (thí dụ: lương thiện và độc ác, bóc lột và bị bóc lột); khi thì
được xem như là những mặt trong đó có những thuộc tính, những khuynh hướng
đối lập (thí dụ: mặt phải và mặt trái trong kinh tế thị trường); có khi còn được
2
xem như là những yếu tố, bộ phận nằm trong một sự vật, hiện tượng hay trong
các sự vật, hiện tượng khác nhau (giai cấp vô sản và giai cấp tư sản); thậm chí có
khi bản thân các sự vật, hiện tượng, hệ thống cũng được xem là những mặt đối
lập (thí dụ: hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa).


- Trong nhiều trường hợp, mặt đối lập là những thuộc tính vừa bài trừ lẫn nhau,
vừa tồn tại gắn bó, xâm nhập lẫn nhau trong cùng một sự vật. Chẳng hạn, hai
thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng tồn tại trong cùng một hàng hóa; cái đúng và
cái sai, cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, v.v., có thể tồn tại và đấu tranh với
nhau trong cùng một con người. Trong trường hợp này, mặt đối lập chỉ có thể
hiểu là những thuộc tính, khuynh hướng đối lập, chứ không phải là những bộ
phận hay sự vật đối lập.
- Ngoài ra, những yếu tố, bộ phận, sự vật, quá trình, hệ thống, v.v., đều có thể
được xem là những mặt đối lập. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì bản chất của sự
đối lập bao giờ cũng được quy định bởi những thuộc tính và khuynh hướng đối
lập.
- Hai thuộc tính chỉ được xem là hai mặt đối lập khi chúng có sự tác động ngược
chiều nhau: bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau; điều đó có nghĩa là chúng được
xét trong quan hệ tác động lẫn nhau.
- Khi xem xét mặt đối lập là những bộ phận, những sự vật, những hệ thống, có
một số điều cần lưu ý:
+ Một là, tất cả những đối lập, dù đó là đối lập giữa những bộ phận, giữa những sự
vật hay giữa những hệ thống v.v., đều xuất phát từ sự đối lập giữa những thuộc
tính nhất định. Bản chất của một mâu thuẫn được quy định bởi sự đối lập của
những thuộc tính tất nhiên, cơ bản ở các mặt hợp thành mâu thuẫn ấy. Thí dụ, sự
đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là sự đối lập giữa các thuộc tính:
chiếm hữu tư liệu sản xuất và không có tư liệu sản xuất, làm chủ và làm thuê,
bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áp bức, thống trị và bị thống trị. Sự đối lập
3
giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trước đây là sự đối lập
giữa các thuộc tính: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, v.v… Tất nhiên,
những thuộc tính này sở dĩ đối lập nhau vì chúng gắn liền với những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ nhau, chống đối nhau.
+ Hai là, không phải toàn bộ, mà chỉ có một số thuộc tính trong các bộ phận, sự
vật, hệ thống đó đối lập với nhau. Thí dụ, khi nói tới mâu thuẫn giữa hai giai cấp

hay hai nhà nước, không có nghĩa là tất cả những gì trong hai giai cấp hay hai
nhà nước đó đều đối lập với nhau.
+ Ba là, sự đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lập
giữa các thuộc tính cơ bản, cũng có thể là sự đối lập giữa các thuộc tính không
cơ bản. Chẳng hạn, người ta căn cứ vào sự đối lập giữa lợi ích cơ bản hay không
cơ bản của các giai cấp, các lực lượng xã hội để xác định mâu thuẫn đối kháng
hay không đối kháng.
+ Bốn là, đối lập giữa hai bộ phận, hai sự vật, hai hệ thống có thể là sự đối lập giữa
các thuộc tính tất nhiên, cũng có thể là sự đối lập giữa một số dấu hiệu không tất
nhiên. Nhiều khi, một mâu thuẫn nhất định có thể vừa có khía cạnh tất yếu, vừa
có khía cạnh không tất yếu.
1.1.3. Tóm tắt nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập
Mọi sự vật (hiện tượng, quá trình) trong thế giới đề có liên hệ lẫn nhau và
luôn vận động, phát triển; vận động, phát triển do các mâu thuẫn gây ra; các mâu
thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động,
phát triển của sự vật;
Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành (sự xuất
hiện của các mặt đối lập) – hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập) – giải quyết (sự chuyển hóa của các mặt đối lập);
4
Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời
với những mâu thuẫn biện chứng mới hay thay đổi vai trò tác động của các mâu
thuẫn biện chứng cũ;
Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển xảy
ra trong thế giới vật chất. Vận động, phát triển mang tính tự thân.
1.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật – nguyên tắc phân tích
mâu thuẫn (phân đôi cái thống nhất)
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật, thấy được nguồn gốc vận
động, phát triển (tức mâu thuẫn) của nó:

- Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập để phát hiện ra các mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự
vật đó.
- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biện
chứng (đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên trong,
…) đang chi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vật.
- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tài của sự vật để xác định đúng quy mô và
phương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời
sẽ vận động dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào.
Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:
- Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân sự vật
là những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng
đang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.
- Tìm hiểu và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước
hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc,
đúng chỗ, đúng mức độ và tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật để
lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta:
5
+ (1) Muốn sự vật thay đổi nhanh phải đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các
mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn
nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết; ngược lại, muốn duy trì sự
ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vi
cho phép;
+ (2) Khi điều hiện đã hội đủ và mâu thuẫn biện chứng đã chín muồi, phải cương
quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp, tức phải giải
quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ…
Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập
- Theo tư tưởng của Mác – Lênin về sự kết hợp giữa các mặt đối lập của sự vật
được tác giả Trần Nguyên Ký phân tích rất sâu sắc trong cuốn “Sự kết hợp các
mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” như

sau: Mâu thuẫn của sự vật, biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất giữa các
mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Trong tư tưởng
biện chứng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệm
nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn
từ mâu thuẫn bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên
quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và các vấn đề kết
hợp các mặt đối lập. Trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được các ông xem
xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc
giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, trên cơ sở nhận thức sự đấu
tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn này.
- Khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện
chứng, cần tiếp cận từ ba góc độ:
+ Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức
sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật
6
được biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó
không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất
tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
+ Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở
góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem xét như đối tượng nhận
thức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những
mặt đối lập đang tồn tại, ẩn nấu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều này
rõ ràng là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ
quan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mâu thuẫn. Bởi vì, mâu
thuẫn không tự bộc lộ ra mà nó tồn tại bên trong cái “vỏ bọc” thống nhất với
những hình thức cụ thể của nó.
+ Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ
này trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu
tranh) giữa các mặt đối lập giữa một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực
hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn

được tốt. Dĩ nhiên vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên việc kết hợp
các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu lợi ích của chủ thể. Có thể khẳng định
sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện
khách quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người
với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết
một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu
cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, đó lại không phải là hoặt động chủ
quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng và tuân theo những yêu cầu
khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu
thuẫn đó.
7
- Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hành động được
tiến hành với bất cứ yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kỳ điều kiện nào. Càng
không nên hiểu việc kết hợp này là một hoạt động mang tính chủ quan thuần túy,
thậm chí là tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. Việc kết hợp các mặt
đối lập ở đây, với tư cách là hoạt động tích cực của hoạt động chủ quan, phải
được dựa trên cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết
hợp và ở cả những điều kiện khách quan cho phép để có thể tiến hành việc kết
hợp này. Đồng thời việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống xã hội cũng phải
thể hiện được tính định hướng rõ ràng. Cụ thể là việc kết hợp này phải làm sao
cho quá trình vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh
thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặt đối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến
thắng được mặt đối lập đại diện cho sự lạc hậu. Có như vậy, việc giải quyết mâu
thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phù hợp với
quy luật phát triển khách quan của xã hội.
- Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế xã hội, không giống như ở giới tự nhiên, những
mâu thuẫn xã hội thường được biểu hiện thông qua thái độ, nguyện vọng của các
lực lượng xã hội. Các mặt đối lập trong chỉnh thể mâu thuẫn xã hội thường biểu
hiện ra là một mặt đại diện cho cái cũ, là lực cản sự phát triển xã hội, còn mặt kia
đại diện cho cái mới, cái thúc đẩy xã hội phát triển. Trong sự phát triển xã hội,

cái mới và cái cũ này không tách rời nhau mà gắn bó với nhau, đan xen nhau,
vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Vai trò của cái mới đối với sự phát triển
xã hội chỉ được phát huy trên cơ sở phủ định biện chứng, biết kế thừa cái cũ. Bởi
vì, bản thân cái cũ, dù là nhân tố, về căn bản, kìm hãm sự phát triển, song không
vì thế mà không còn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển
xã hội. Do đó, việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới – với tính
8
cách là một hoạt động tích cực chủ quan nhằm giải quyết mâu thuẫn xã hội
khách quan không thể không tiến hành và hơn nữa, không thể tiến hành một cách
tùy tiện, vô nguyên tắc, không tuân theo quy luật khách quan.
Có thể nói, lý luận Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan hoàn toàn xa lạ với quan điểm tả khuynh, nóng
vội, chủ quan, duy ý chí cũng như sự bảo thư, trì trệ, thụ động trong hoạt động
thực tiễn. Ở đây, hoạt động của con người chỉ tự do trong giới hạn nhận thức và
làm theo tất yếu khách quan.
Theo tinh thần của lý luận biện chứng mácxít, khi đề cập đến việc giải
quyết mâu thuẫn biện chứng mácxít nói chung, đương nhiên phải nhận thức được
rằng đó là quá trình tự giải quyết. Tuy nhiên, đối với loại mâu thuẫn biện chứng
xã hội lại có những biểu hiện đặc thù của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Do chỗ
xã hội, trong đó có cả quy luật xã hội, mâu thuẫn xã hội: một mặt tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức và ý chí của con người; song mặt khác, xét cho cùng, lại
chính do con người tạo ra, thông qua sự tồn tại của bản thân con người cũng như
những hoạt động tự giác của họ. Mà khi đã nói tới hoạt động của con người mà
không thể không nói tới lợi ích, động cơ của hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động của
con người (cá nhân, nhóm, giai cấp, nhân loại…) bao giờ cũng gắn liền với
những lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn liền với lợi ích
cho nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng,
chính là mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy, việc giải
quyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng không giống với việc giải quyết mâu thuẫn trong
tự nhiên. Việc giải quyết mâu thuẫn xã hội được thực hiện thông qua hoạt động

của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tốt hơn, tạo động lực thúc đẩy
xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi thông qua hoạt động tự giác, tích cực của con
người. Ở đây, thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu
9
thuẫn xã hội cụ thể nào đó đã diễn ra một cách khách quan đối với con người,
đối với một lực lượng xã hội nhất định. Con người không thể xóa bỏ mâu thuẫn
xã hội, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người chỉ
có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết mâu
thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách quan
của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đó là biểu hiện của mối quan hệ biện
chứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự phát triển xã
hội. Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chỉ đúng, và qua đó đem
lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn, lấy bản
chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương thức giải quyết mâu thuẫn xã
hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan của mâu
thuẫn đó. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Điều
đó được biểu hiện ở phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội cụ thể. Trên cơ sở
tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu thuẫn
thích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại
hiệu quả cao nhất co chủ thể. Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy,
trong điều kiện cho phép, chủ thể có thể sự dụng phương pháp kết hợp các mặt
đối lập, coi đó như một hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện đấu tranh
của chúng, dẫn tới việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi
cho chủ thể.
Cũng chính vì thế, việc kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
xa, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giải pháp
có thể áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội
10

với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về măt lợi ích, là cội nguồn cho
sự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Mỗi
một loại lại có những đặc điểm, tính chất… khác nhau, và do đó quy định hình
thức, biển pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội khác nhau. Ngay trong quá trình vận
động,phát triển của một mâu thuẫn, tùy thuộc vào tương quan giữa các mặt đối
lập của nó,tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh trong đó mâu thuẫn nảy sinh và
phát triển, mà có thể có những hình thức, biển pháp giải quyết mâu thuẫn cụ thể.
Chẳng hạn, đối với loại mâu thuẫn đối kháng, phương pháp giải quyết nhìn
chung là sử dụng bạo lực, thực hiện loại trừ một mặt đối lập nào đó. Tuy nhiên,
trong điều kiện cụ thể, khi giữa hai lực lượng xã hội cụ thể tồn tại với tư cách là
hai mặt đối lập của nhau, mặc dù xét về bản chất có sự đối kháng về lợi ích với
nhau, song lại xuất hiện một số điểm chung nào đó về lợi ích; thì khi đó có thể
thực hiện hình thức “kết hợp các mặt đối lập”. Điều đó cho phép việc giải quyết
mâu thuẫn giữa chúng được thực hiện tốt hơn, đem lại lợi ích cho chủ thể nhiều
hơn. Đương nhiên, ở đây đòi hỏi chủ thể thực hiện việc kết hợp phải có đủ khả
năng (cả trí tuệ và bản lĩnh chính trị) cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của việc
thực hiện giải pháp này. Trong trường hợp này, mặc dù về cơ bản, mâu thuẫn đó
vẫn là mâu thuẫn đối kháng; song ở một khía cạnh cụ thể nào đó, vẫn có thể cho
phép kết hợp các mặt đối lập. Ví dụ, trong việc giải quyết mâu thuẫn giữ tư sản
và vô sản, trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, song vẫn
cần tới kinh nghiệm làm ăn kinh tế, quản lý kinh tế quả nhà tư bản, đồng thời có
một chính quyền vô sản vững mạnh, thì điều đó cho phép tiến hành kết hợp giữa
tư sản và vô sản để giải quyết vấn đề này được tốt hơn.
Đối với loại mâu thuẫn xã hội không đối kháng, thể hiện ở quan hệ giữa
những nhân tố, lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản nhất trí với nhau, chủ thể hoạt
11
động hoàn toàn có thể tiến hành kết hợp các mặt đối lập. Bởi lẽ, ở đây, giữa các
mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn dễ dàng xuất hiện những điểm chung, tương
đồng cho phép tiến hành việc kết hợp này nhằm đạt mục đích mong muốn. Tuy
nhiên, nếu trong trường hợp chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; khi

chủ thể không còn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết để thực hiện
sự kết hợp đúng đắn, khoa học; thì khi đó lại xuất hiện yếu tố khách quan giải
quyết mâu thuẫn bằng phương pháp loại trừ các mặt đối lập.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã
hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan
và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là một giải phấp có tính phổ
biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện.
- Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành
trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập
của nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa, thỏa
hiệp trong một giớ hạn nhất định. Trong trường hợp này, cụ thể hoạt động có thể
thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào
đó, nhằm hướng sự giải quyết mâu thuẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể.
Dĩ nhiên, việc kết hợp các mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đây
không phải là hoạt động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây
chỉ là hoạt động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức
cụ thể, có lợi cho chủ thể mà thôi. Trong trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn
toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mang
tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện được một cách đúng đắn và
đem lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể.
12
+ Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh
thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và Quốc tế). Cụ thể đó phải là những
điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mong
muốn. Thậm chí đó còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếu
khách quan, buộc chủ thể phải thiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương
thức kết hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sự
phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay… là
những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết

hợp các mặt đối lập.
- Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt
kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp
ứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có đủ khả năng
sớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi của việc kết
hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng
có lợi cho chủ thể. Có thể khẳng định, trong chừng mực nào đó, vai trò của chủ
thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây là có ý nghĩa quyết định.
Còn đối với V.I.Lênin, trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo nước Nga tiến
lên CNXH, V.I.Lênin chính là người đầu tiên vận dụng tư tưởng kết hợp các mặt
đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người đã
cho thấy vấn đề kết hợp các mặt đối lập là một yêu cầu tất yếu khách quan đối
với công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo V.I.Lênin, trong
quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, một tư duy biện chứng phải thể hiện bằng
khả năng biết kết hợp các mặt đối lập.
Sở dĩ cần phải và có thể làm như vậy là vì trên thực thế, giữa các mặt đối
lập luôn tồn tại một số điểm chung, tương đồng nào đó, bên cảnh những điểm dị
biệt, trái ngược nhau. Chính những điểm chung này cho phép kết hợp giữa các
13
mặt đối lập đó, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Bằng việc kết hợp các
mặt đối lập đó lại có thể giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tốt hơn, có
thể giúp cái mới chiến thắng cái cũ, nhờ đó thúc đẩy nhanh sự phát triển xã hội.
Bởi lẽ, sự kết hợp có nguyên tắc này không thủ tiêu sự đấu tranh của các mặt đối
lập, động lực của sự phát triển, mà trái lại, làm cho sự đấu tranh vẫn tiếp tục
được thực hiện dưới một hình thức mới mẻ.
V.I.Lênin cho rằng việc kết hợp các măt đối lập không phải chỉ là một
biểu hiện của tư duy biện chứng trong việc nhận thức, giải quyết mau thuẫn nói
chung, và quan trọng hơn, đây phải được coi như một chính sách thực tiễn quan
trọng của Đảng và nhà nước Xô viết. Mục đích của chính sách thực tiễn này
chính là nhằm kết hợp được như thế nào đó các mặt đối lập đang tồn tại khách

quan trong đời sống xã hội. Qua đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn tốt hơn,
thúc đẩy nhanh quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, đó là
sự biểu hiện của việc vận dụng chủ nghĩa Mác, vận dụng phép biện chứng của
chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng.
2. Vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập trong việc
giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong công tác chuyên môn.
2.1. Cách thức vận dụng lý thuyết kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập
Những mâu thuẫn nảy sinh trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống
đời thường một mặt tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và ý chí của con
người; song mặt khác, xét cho cùng, lại chính do con người tạo ra, thông qua sự
tồn tại của bản thân con người cũng như những hoạt động tự giác của họ. Mà khi
đã nói tới hoạt động của con người thì không thể không nói đến lợi ích, động cơ
của hoạt động đó. Bởi vì, hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với
những lợi ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn với lợi ích cho
14
nên mâu thuẫn xã hội nảy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng, chính
là những mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy, việc
giải quyết các mâu thuẫn trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời
thường không giống với việc giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên. Chúng được
thực hiện thông qua hoạt động của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ
tốt hơn, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, khi thông qua hoạt
động tự giác, tích cực của con người.
Con người không thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong cuộc sống và công việc
hằng ngày, cũng như thủ tiêu quá trình từ giải quyết của nó. Trái lại, con người
chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết
mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách
quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm
hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Đó là biểu hiện của mối
quan hệ biện chứng giữu khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự
phát triển xã hội.

Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chỉ đúng, và qua đó
đem lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn,
lấy bản chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâu
thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan
của mâu thuẫn đó. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là
biểu hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó, quá trình giải quyết mâu
thuẫn cũng in dấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện ở phương pháp giải
quyết mâu thuẫn mà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội
cụ thể.
Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải
15
quyết mâu thuẫn thích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã
hội cụ thể, đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ thể.
Chính trong quá trình hoạt động tự giác như vậy, trong điều kiện cho
phép, chủ thể có thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập, coi đó như
một hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện sự đấu tranh của chúng, dẫn tới
việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho chủ thể. Cũng
chính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xã
hội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không phải là giải pháp
có thể áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội,
với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về mặt lợi ích, là cội nguồn cho
sự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, nhiều loại cụ thể. Mỗi
một loại lại có những đặc điểm, tính chất… khác nhau, và do đó quy định hình
thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn khác nhau.
2.2. Vận dụng lý thuyết trong công tác chuyên môn
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Bản thân tôi
đang công tác trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy tại một trường Cao đẳng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn của
mình, tôi đã gặp rất nhiều những mâu thuẫn, nắm được lý thuyết về việc kết hợp

biện chứng các mặt đối lập và cách thức để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
công việc, tôi đã vận dụng nó trong một số tình huống như sau:
Tôi tốt nghiệp là một cử nhân kinh tế, chuyên ngành ngân hàng, khi trở
thành một giảng viên giảng dạy chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, tôi kết hợp
giữa các mặt đối lập trong điều kiện khách quan và chủ quan giúp tôi hài hòa bản
thân, để đảm nhiệm tốt công việc của mình. Tôi kết hợp những kiến thức chuyên
môn về kinh tế, kỹ năng thuyết trình, diễn giải và sự cố gắng, nỗ lực của bản
16
thân cùng với những lần đứng trên bục giảng, phải giải quyết những tình huống
sư phạm với sinh viên, với những bài giảng. Khi bản thân có những vấn đề
vướng mắc về kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, các thầy cô khác
trong khoa, những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Quá
trình giải quyết những mâu thuẫn như vậy đã dần dần giúp tôi hoàn thiện mình
hơn trong công việc chuyên môn.
- Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, học tập ở chuyên ngành ngân hàng, bản thân
tôi tự nhận thấy có nhiều môn học mình học tốt, bên cạnh đó là những học kém
hơn. Tuy nhiên khu được phân công giảng dạy, đã có lúc tôi được phân công
đúng vào môn học mà trước đây, bản thân tôi tự nhận thấy rằng mình học còn
kém. Đây có thể được xem là mâu thuẫn lớn nhất mà tôi gặp phải trong công tác
chuyên môn của mình. Và dĩ nhiên rằng, tôi không thể từ chối giảng dạy những
môn học này. Vận dụng lý thuyết kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu
thuẫn, ngoài việc chấp hành theo đúng phân công của Trưởng bộ môn, tôi còn
chủ động xin giảng những môn mà mình đã từng học kém, lấy đó là động lực để
bản thân cố gắng học tập, tìm tòi, nghiên cứu để có thể làm tốt nhất những nhiệm
vụ được giao. Những chỗ còn yếu hay còn chưa hiểu, tôi sẽ nhờ đến sự giúp đỡ
của các đồng nghiệp, những giảng viên lâu năm giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó,
việc học cao học cũng giúp tôi củng cố thêm kiến thức mà trước đây mình còn
chưa vững, từ đó giúp tôi cảm thấy tự tin hơn khi giảng dạy những môn học
tưởng như là “khó nhằn” này.
- Cũng như tôi, các sinh viên cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi môn

học. Có em học tốt môn này nhưng lại học không tốt môn khác. Và ngay trong
một môn học, cũng sẽ có phần hiểu sâu, có phần chưa nắm vững. Điều này cũng
giống như hai mặt đối lập trong một sự việc. Để có thể giúp các sinh viên có thể
17
hiểu rõ môn học, tôi thường cho các em làm việc nhóm với nhau. Quá trình làm
việc nhóm cho phép các em bộc lộ những ưu, khuyết điểm của bản thân, sự hiểu
biết của em này sẽ giúp làm rõ những vấn đề còn khúc mắc của những bạn khác
và ngược lại. Chính điều đó, các sinh viên sẽ giúp nhau trau dồi kiến thức, giúp
nhau cùng tiến bộ.
Kết luận
Tóm lại, trong quá trình làm việc, không nhiều thì ít, sẽ có những lúc nảy
sinh những mâu thuẫn. Việc nắm vững lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối
lập giúp tôi biết được cách thức để giải quyết những mâu thuẫn này một cách
hợp lý nhất. Tôi sẽ phải nhìn thấy được có những mặt đối lập nào hiện đang tồn
tại trong sự việc, có sự mâu thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt đối lập lại với
nhau để có thể giải quyết được những mâu thuẫn, giúp bản thân nói riêng và môi
trường xung quanh ngày càng phát triển hơn.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19

×