Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 50 trang )

[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chủ đề :
Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công Ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21
GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà.
SVTT : Nguyễn Hoài Thương.
MSSV : 2112190334.
Lớp: TCNH E – K36.
1
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
HCM, ngày 16 tháng 1 năm 2015
MỤC LỤC
TRANG BÌA ………………………………………………………………… ……i
MỤC LỤC……………… ……………………………………………………….ii
LỜI NÓI ĐẦU iv
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH 1
1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh 1
1.2 Phân loại 1
1.2.1 Căn cứ vào phạm vi tài trợ 1
1.2.2 Căn cứ vào thời gian tài trợ 1
1.2.3 Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn tài chính 1
1.2.4 Căn cứ vào hình thức huy động vốn 2
1.2.5 Căn cứ vào tính pháp lý 2
1.3 Vốn cố định 2
1.3.1 Khái niệm 2
1.3.2 Đặc điểm …4
1. 4 Vốn lưu động 4
1.4.1. Khái niệm 4


1. 4.2. Đặc điểm 5
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng………………….……………… ………………… 5
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn……… …… ……………….6
2
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SAO MAI THẾ KỶ 21 …… 11
2.1 Giới thiệu về công ty 11
2.1.1 Tổng quan về công ty 11
2.1.2 Sản phẩm của công ty 13
2.2 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sao Mai
Thế Kỷ 21 13
2.2.1 Quy mô hoạt động của công ty 13
2.2.2 Phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại công ty …………………… 15
2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh…….18
2.3.1 Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết…………18
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 23
2.3.2 Những hạn chế của hoạt động kinh doanh…………………….…… 23
2.4 Nhận xét tình hình sử dụng vốn của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sao Mai Thế
Kỷ 21……………………………………………………………………………….25
2.4.1 Vị thế của công ty……………………………………… …….…….25
2.4.2 Triển vọng phát triển…………………………… …………………26
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ……….…….…… 27
3.1 Định hướng. 27
3.2 Giải pháp. 29
3.3 Kiến nghị. 31
KẾT LUẬN .… 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 35
3

[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
LỜI NÓI ĐẦU
• Một công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động: nghiên cứu
nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính công ty, từ
đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là
tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trọng đó là phân tích
tình hình sử dụng vốn kinh doanh và đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh,
thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng như nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Sao Mai Thế Kỷ 21 là công ty có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ du lịch: ngâm tắm bùn khoáng cao cấp riêng biệt VIP SPA, ngâm tắm bùn
khoáng nóng đặc biệt, ngâm tắm bùn khoáng tập thể, ngâm tắm nước nóng, hồ bơi
khoáng ấm, thác nước, phun mưa nước khoáng nóng, on tuyền thủy liệu pháp, xông hơi,
xoa bóp bấm huyệt, thư giãn, nhà hàng - Baber shop – Bungalow. Công ty đã có đóng
góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 là công ty đi trước trong bước
tiến du lịch – công ty & đại lý cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách du lịch.
Trong quá trình tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty trách nhiệm
hữu hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 được sự giúp đỡ của giảng viên Nguyễn Thị Hồng Hà kết
hợp với những kiến thức đã được học, chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thành
đồ án môn học tài chính ngân hàng về đề tài “ Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh
doanh của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 ”.
1. Mục tiêu nghiên cứu :
Hướng vào 3 mục tiêu :
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tình hình sử dụng vốn của công ty trách
nhiệm hữu hạn Sao Mai Thế Kỷ 21.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn ở Công ty trách nhiệm
hữu hạn Sao Mai Thế Kỷ 21.
- Đề xuất giải pháp phát triển tình hình sử dụng vốn ở Công ty trách nhiệm hữu
hạn Sao Mai Thế Kỷ 21.

2. Đối tượng nghiên cứu :
Căn cư vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung
vào phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công Ty Trách Nhiệm Hữu
Hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 trong 3 năm 2012, 2013, 2014.
3. Phương pháp nghiên cứu :
4
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu dựa vào thu thập thong tin và
phương pháp nghiên cứu. Thông tin thu thập được thông qua quá trình thực tập
trực tiếp tại công ty, các báo cáo tài chính và hoạt động của công ty… Phương
pháp phân tích kết hợp phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin,….từ
đó, đưa ra những nhận định về tình hình sử dụng vốn của Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Sao Mai Thế Kỷ 21.
4. Nội dung của đề tài gồm ba chương chính :
• Chương 1 : Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh.
• Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Mai
Thế Kỷ 21.
• Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công
ty trách nhiệm hữu hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 trong thời gian đến.
Do thời gian hạn hẹp và trình độ còn nhiều hạn chế, nên đề tài không thể tránh những
thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô bộ môn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
5
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH.
1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh :
Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Toàn bộ giá trị ứng ra
ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn.
Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hóa của doanh

nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể, Từ
đó có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.2 Phân loại :
1.2.1 Căn cứ vào phạm vi tài trợ :
Nguồn vốn bên trong: chủ yếu trích lập từ lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên ngoài: bao gồm nguồn vốn liên doanh, lien kết, phát hành thêm cổ phiếu,
trái phiếu, tín dụng ngân hàng…
1.2.2 Căn cứ vào thời gian tài trợ :
Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: bao gồm tín dụng thương mại, các khoản chiếm dụng về tiền
lương, tiền thuế, tín dụng ngân hàng và các khoản phải trả khác…
Nguồn vốn tài trợ dài hạn: bao gồm tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy
động vốn góp cổ phần, liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận.
1.2.3 Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn tài chính :
Vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu: là nguồn vốn do chính những người chủ
doanh nghiệp trực tiếp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp.
Nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế: các doanh nghiệp có thể làm tăng nguồn vốn sở
hữu bằng hình thức tự tài trợ từ lợi nhuận.
Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới: các doanh nghiệp thuộc
loại hình công ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng cách kêu gọi thêm các nhà đầu tư
mới để mở rộng quy mô kinh doanh.
6
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng:
-Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: là một trong những nguồn quan trọng để tài trợ vốn cho
doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và
quy mô mà doanh nghiệp có nhu cầu, yêu càu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo cho
số tiền vay.
Tín dụng thương mại: nguồn vốn này hình thành trong quan hệ mua bán chịu giữa các

doanh nghiệp với nhau, là một loại hình tín dụng ngắn hạn.
Huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp: tùy theo từng loại hình doanh nghiệp
mà luật pháp cho phép các doanh nghiệp được quyền phát hành trái phiếu để huy động
vốn.
Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp như tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thuế chưa
nộp, các khoản thanh toán khác…là những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong thời gian ngắn nhằm giải quyết nhu cầu vốn trong quá trình kinh doanh.
1.2.4 Căn cứ vào hình thức huy động vốn :
Nguồn vốn huy động dưới dạng tiền.
Nguồn vốn huy động dưới dạng tài sản cố định hữu hình như góp máy móc thiết bị, mặt
bằng.
Vốn góp dưới dạng tài sản vô hình như bằng phát minh sáng chế, tay nghề, kinh
nghiệm…
1.2.5 Căn cứ vào tính pháp lý :
Nguồn vốn huy động trên thị trường chính thức: là nguồn lực tài chính được huy động
theo cơ chế, quy định pháp lý, đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý
Nhà nước – là thị trường chủ yếu mà các doanh nghiệp tiếp cận.
Nguồn vốn huy động trên thị trường không chính thức: như tín dụng nặng lãi, đầu tư góp
vốn với một pháp nhân không chính thức nhằm rửa tiền hoặc né tránh thuế.
1.3. Vốn cố định :
1.3.1. Khái niệm :
Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của
doanh nghiệp.
7
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có
chức năng là tư liệu lao động. Tài sản cố định được chia làm hai loại:
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể được chia thành các
nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc.

-Máy móc, thiết bị.
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
Vườn cây lâu năm.
Các tài sản cố định hữu hình khác.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện
những giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh, bao
gồm các loại sau:
Quyền sử dụng đất.
Chi phí phí thành lập doanh nghiệp.
Chi phí về phát minh bằng sáng chế.
Chi nghiên cứu phát triển.
Chi phí về lợi thế thương mại.
Quyền đặc nhượng.
Nhãn hiệu thương mại…
Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng.
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cố định chưa dùng.
- Tài sản cố định không theo công dụng kinh tế.
Phân loại tài sản cố định theo cần dùng và đang chờ thanh lý.
Phân loại tài sản cố định thmục đích sử dụng.
8
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
1.3.2 Đặc điểm :
Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá
thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.
Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố
định, đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì
vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Chi phối đến phương thức bù đắp và phương thức quản lý cố định.
Vốn cố định được bù đắp bằng biện pháp khấu hao, túc là trích lại phần giá trị hao mòn

của tài sản cố định. Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu hao.
Quản lí vốn cố định là quản lý quỹ khấu hao, cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao
thích hợp để đảm bảo thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn.
Quản lý mặt hiện vật vốn cố định la quản lý tài sản cố định. Cần phải phân loại tài sản cố
định theo những tiêu thức khác nhau để quản lý tốt. Do đặc điểm của tài sản cố định là
tham gia vào chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất, còn giá trị lại
chuyển dần vào giá trị sản phẩm nên vốn cố định được bảo toàn gồm 2 mặt giá trị và hiện
vật. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chi là giữ nguyên hình thái vật chất và
duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Bảo toàn vốn cố định về mặt giá
trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định tại thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ
vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
1.4. Vốn lưu động :
1.4.1. Khái niệm :
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phục
vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chia
làm hai loại:
Tài sản ngắn hạn sản xuất :
Nguyên nhiên vật liệu
Bán thành phẩm
Sản phẩm dở dang …
9
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Tài sản ngắn hạn :
Sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ
Các loại vốn bằng tiền
Vốn trong thanh toán
Chi phí trả trước …
1.4.2. Đặc điểm :
Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là tham gia vào tưng chu kỳ sản xuất, tài sản ngắn hạn bị

tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩ và thay đổi hình thái biểu hiện.
Đặc điểm của tài sản ngắn hạn đã chi phối đến đặc điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động
chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra.
Vốn lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng và thu tiền về và lúc đó kết
thúc vòng tuần hoàn của vốn. Vì vậy muốn quản lý vốn lưu động cần phân loại vốn lưu
động theo các tiêu thức khác nhau đẻ xác định đúng trọng điểm và quản lý vốn có hiệu
quả hơn.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng
- Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp càng
phức tạp. Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt
chẽ thì sản xuất càng hiệu quả. Khi quản lý sản xuất được quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm
được chi phí và thu lợi nhuận cao. Mà công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thoóng kế toán tài chính. Công tác kế toán thực hiện
tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình tình tài chính của
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Trình độ kỹ thuật sản xuất: đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, công
nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Nhưng ngược lại trình độ kỹ thuật thấp, máy móc lạc hậu
sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.
- Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất:
10
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong tổ
chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối
ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh
doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trình độ
tay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc sẽ tốt
hơn, khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năng suất lao động, tạo ra chất

lượng sản phẩm cao. Điều này chắc chắn sẽ làm tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn
định.
- Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp: bất cứ một doanh nghiệp nào khi
kinh doanh đều đặt ra cho mình kế hoạch để phát triển thông qua các chiến lược. Để tình
hình tài chính của doanh nghiệp được phát triển ổn định thì các chiến lược kinh doanh
phải đúng hướng, phải cân nhắc thiệt hơn vì các chiến lược này có thể làm biến động lớn
lượng vốn của doanh nghiệp.
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn :
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ:
Điểm xuất phát để tiến hành kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định với nguồn tài
trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyết
định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh
doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng. Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Mức sinh lợi VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh
doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính:
Mức sinh lợi của VCĐ
11
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ:
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, thường
xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất (Dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Mức sinh lợi của VLĐ:
Các nhà quản lý tài chính quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mức sinh lợi
của vốn lưu động xem một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt

động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính:
Mức sinh lợi của VLĐ
Từ đó đánh giá mức sinh lời của vốn lưu động cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tốt và ngược lại.
Số vòng quay và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được xem xét trên góc độ vòng quay của vốn lưu
động hay hệ số luân chuyển. Công thức tính:
Số vòng quay của VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp đã chu chuyển được bao nhiêu vòng
trong kỳ. Số vòng quay càng nhiều thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động
tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên để đánh giá đúng, chính
xác thì các nhà quản lý phải có trình độ chuyên môn vững vàng, dựa trên cơ sở phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng nền tài chính của
doanh nghiệp để có thể ra những quyết định cần thiết đối với việc sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD:
Trên đây ta đã xem xét các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng
từng loại vốn. Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung
của doanh nghiệp, cần đi vào phân tích các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh.
12
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Vòng quay tổng vốn:
Vòng quay tổng vốn
Vòng quay tổng vốn cho biết toàn bộ vốn SXKD của doanh nghiệp trong kỳ luân chuyển
được bao nhiêu vòng, qua đó có thể đánh giá được trình độ sử dụng tài sản của doanh
nghiệp.
Tỷ suất LN VKD:
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VKD phản ánh một đồng VKD sử dụng trong kỳ tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tương đối chính xác khả năng sinh
lời của tổng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho thấy mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng
trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đây là chỉ tiêu phản ánh mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được trong kỳ
có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ:
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ cho thấy mỗi đồng giá thành toàn bộ bỏ
ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
13
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Trên đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình sử dụng VKD của
doanh nghiệp tốt hay chưa tốt, ngoài việc so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu kỳ
trước, các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch nhằm thấy rõ chất lượng và xu hướng biến
động của nó, nhà quản lý doanh nghiệp cần gắn với tình hình thực tế, tính chất của ngành
kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động để đưa ra nhận xét sát thực tế về hiệu quả kinh
doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể
hiện ở khả năng chi trả, vì vậy nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đánh giá, phân tích khả
năng thanh toán. Đây là chỉ tiêu rất được nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, nhà
cho vay, nhà cung cáp nguyên liệu Họ luôn đặt câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả
năng chi trả các khoản nợ đến hạn thanh toán hay không?
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh
nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), công
thức:
Nếu hệ số này <1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ,
tổng tài sản hiện có (TSLĐ và TSCĐ) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh
toán.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn (TSLĐ) với các
khoản nợ ngắn hạn, công thức:
14
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Trong đó:
+ Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản
lý, sử dụng và sở hữu.
+ Tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoản thời gian dưới 1 năm, bao
gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà
nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác.
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các
khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảothanh toán của TSLĐ
với các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và cũng là
dấu hiệu báo trước khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả
nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh
toán các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực
thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nghĩa là khi đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản
ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời
(có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng ) Tính hợp lý của hệ
số này phụ thuộc ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào chiếm tỷ trọng TSLĐ lớn
trong tổng tài sản thì hệ số này lớn càng tốt và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ phải được chuyển đổi thành tiền. Trong
TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa có thể chuyển đổi ngay thành tiền được và do đó
khả năng thanh toán kém nhất. Vì thế hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu
đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của đơn vị. Đó là thước đo khả năng trả nợ
ngay, không dựa vào bán các loại vật tư, hàng hoá tồn kho.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đước xác định bằng mối quan hệ giữa TSLĐ - Hàng
tồn kho với tổng số nợ ngắn hạn, công thức:
Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra vì được coi là tài sản không dễ dàng chuyển đổi nhanh
thành tiền và cũng thấy rằng tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là: tiền
cộng với tiền tương đương. Tiền tương đương là các khoản có thể chuyển đổi thành một
lượng tiền biết trước (thương phiếu, các loại chứng khoán ngắn hạn )
15
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Một số mục tiêu sử dụng :
1. Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần + lợi nhuận khác.
Trong đó :
LN thuần = LN gộp + DT hoạt động tài chính – chi phí chính – CPBH - CPQLDN
LN khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.
2. LN ròng = LN gộp – các khoản chi phí quản lí và bán hàng.
Trong đó :
LN gộp = DT Thuần – giá vốn bán hàng.
Giá vốn bán hàng = tổng các chi phí cấu thành nên sản phẩm.
3. Nợ ngắn hạn =
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SAO MAI THẾ KỶ 21.
2.1 Giới thiệu về công ty :
2.1.1. Tổng quan về Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sao Mai Thế Kỷ 21 :
Tháng 1/1994, Công ty TNHH Tuổi Trẻ được thành lập và ngày 10/10/1997
Công ty chính thức chuyển sang Công ty cổ phần Thế Kỷ 21.

Ngày 29/06/2007, Công ty cổ phần Thế kỷ 21 đã trở thành Công ty đại chúng.
Thông tin chính về Công ty như sau:
Tên gọi: Công ty Cổ phần Thế Kỷ 21
Tên tiếng Anh: Century 21 Joint Stock Company.
Tên viết tắt: C21
Địa chỉ trụ sở chính: 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1,Thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-08) 38256395 Fax: (84-08) 38256396
16
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Website: www.c21.com.vn
Vốn Điều lệ hiện tại: 193.363.710.000 đồng (Một trăm chín mươi ba tỷ ba trăm
sáu mươi ba triệu bảy trăm mười nghìn đồng).
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 19.336.371 cổ phiếu (Mười chín triệu ba
trăm ba mươi sáu nghìn ba trăm bảy mươi mốt cổ phiếu.
Phạm vi và lĩnh vực hoạt động
Công ty hoạt động trong phạm vi và lĩnh vực sau:
- Xây dựng công nghiệp – xây dựng dân dụng – xây dựng cầu đường;
- San lấp mặt bằng;
- Sửa chữa nhà và trang trí nội thất;
- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Khai thác, mua bán khoáng sản phi kim loại;
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ô tô;
- Khách sạn - nhà hàng – nhà khách – nhà nghỉ có kinh doanh du lịch – bãi cắm trại
du lịch – làng du lịch;
- Giáo dục mầm non – giáo dục tiểu học – giáo dục thể thao và giải trí;
- Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng.

2.1.2. Sản phẩm của công ty:
Sản phẩm làm đẹp :
17
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Bùn khoáng cao cấp Shiva
Dịch vụ của công ty :
Tắm bùn khoáng nóng Tiên Sa.
Tắm bùn khoáng nóng riêng biệt.

18
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Ngâm khoáng thảo dược Tiên Sa .
Hồ bơi, thác nước khoáng .
2.2 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sao
Mai Thế Kỷ 21:
2.1.1 Quy mô hoạt động của công ty :
Các loại hình dịch vụ chính do Công ty cung cấp bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản: Đây là hoạt động chủ lực của Công ty. Trong thời gian
qua, Công ty đã thực hiện một số dự án khu dân cư có đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh
và phân lô bán nền, đầu tư xây dựng chung cư cao tầng tại quận Bình Thạnh, xây dựng và
khai thác cao ốc văn phòng. Hướng đầu tư của Công ty trong tương lai là xây dựng các
căn hộ tiêu chuẩn trung bình đến cao cấp để đón đầu nhu cầu của những người dân có thu
nhập khá muốn chuyển đến sinh sống tại những khu dân cư có điều kiện an ninh tốt, môi
trường xanh sạch đẹp. Các dự án bất động sản mà Thếkỷ 21 đã thực hiện trong thời gian
qua:
9 Khu dân cư Bình Trưng, Q.2: 4,5 hecta
9 Khu dân cư Bình Hòa, Q.Bình Thạnh: 2,5 hecta
9 Khu dân cư Sông Giồng: Khu này rộng 18 hecta tại phường Bình Trưng Tây, quận 2,
nằm bên bờ Sông Giồng và kề cận khu trung tâm quận, đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.
19

[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Khu dân cư có 535 lô đất các loại như liên kế vườn, biệt thự liên lập, biệt thự song lập và
biệt thự đơn lập, đã chuyển nhượng 510 lô, còn lại 25 lô.
9 Chung cư Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh: Gồm 3 block cao 16 tầng, có 294 căn hộ với
tổng diện tích sàn xây dựng 31.000 m2. Các căn hộ đã được chuyển nhượng, riêng diện
tích tầng trệt khoảng 800 m2 dành cho các Công ty trong và ngoài nước thuê làm văn
phòng, kinh doanh thương mại và dịch vụ, và tầng hầm cho thuê giữ xe.
- Cho thuê văn phòng:
Hiện tại, Công ty đang khai thác Cao ốc văn phòng Tuổi Trẻ (Yoco) cũng là nơ đặt trụ sở
chính của công ty: 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1,TP.HCM. Cao ốc Yoco cao 12 tầng,
với tổng diện tích sàn gần 7.000 m2, được khánh thành vào tháng 5-1995. Cao ốc được
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê làm văn phòng với công suất lấp đầy luôn ở
mức 95%-100%. Với vị trí thuận lợi nên cao ốc này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định
hàng năm cho Công ty.
- Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng: Lĩnh vực đầu tư và điều hành khách
sạn, resort là hoạt động mang tính chất bổ trợ nhằm đa dạng hóa hoạt động và mang
lạinguồn thu nhập ổn định cho Công ty. C21 hiện đã đưa vào khai thác hai dự án sau:
9 Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà (Trực thuộc Công ty con: Công ty TNHH
Sao Mai Thế Kỷ 21): Trung tâm được đưa vào hoạt động năm 2000, tọa lạc trong khuôn
viên hơn 3 hecta dưới chân núi Sạn, bên cạnh dòng sông Cái, là khu du lịch nghỉ dưỡng
nổi tiếng của Nha Trang. Trung tâm có hai sản phẩm độc đáo là ngâm tắm bùn khoáng và
nước khoáng nóng, không những phục vụ nghỉ ngơi thư giãn mà còn có tác dụng chăm
sóc phục hồi sức khỏe và làm đẹp. Trung tâm đã trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng
không thể thiếu trong các tour du lịch đến Nha Trang, đặc biệt là tour dành cho khách
quốc tế. Số lượng khách đến sử dụng dịch vụ của Trung tâm chiếm gần 40% tổng lượng
khách đến Nha Trang hàng năm.
9 Mỏm Đá Chim Resort & Spa (Trực thuộc Công ty con: Công ty TNHH Hàm
Tân Thế Kỷ 21): Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận cách TP.HCM 165
km, Mỏm Đá Chim Resort & Spa là một khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao ven biển lý tưởng
trải dài trên diện tích gần 10 ha với gần 100 phòng. Được đưa vào hoạt động từ cuối năm

2006, Mỏm Đá Chim đã thu hút được 4 nhiều khách trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi
và các đơn vị kinh doanh lớn đã đến tổ chức hội nghị.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1994
20
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
Ra đời vào tháng 01 năm 1994, Công ty TNHH Tuổi Trẻ - tiền thân của CTCP Thế Kỷ
21 – đã mang dáng dấp của một Công ty cổ phần với 116 thành viên gồm cơ quan Báo
Tuổi Trẻ, phóng viên, nhân viên Báo Tuổi Trẻ và một số công tác viên, chuyên viên của
Báo.
Ngày 07 tháng 07 năm 1997, Công ty chính thức chuyển sang CTCP Thế Kỷ 21
với gần 200 cổ đông, vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ đồng theo giấy phép số: 1728/GP-UB
do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 02/08/1997.
1997
Năm 2009, tăng vốn điều lệ lên 137,12 tỷ đồng.
Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng sau 3 lần tăng vốn.
Ngày 15/07/2011, chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã
chứng khoán C21.
2007
2011
2009
2014
Ngày 14/01/2014, kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty, C21 chính thức bước vào tuổi 21.
NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH
 Kinh doanh vận
chuyển hành khách
bằng ô tô;
 Xây dựng công
nghiệp và dân
dụng;

 Sữa chữa nhà và
trang
 trí nội thất;
Sản xuất vật liệu
xâydựng, xây dựng
cầuđường, san lấp
mặt bằng;
 Khai thác, mua bán
 Kinh doanh bất
động sản;
 Kinh doanh dịch vụ
bất động sản;
 Khách sạn, resort,
nhà hàng ăn uống;
 Kinh doanh khu vui
chơi giải trí – nhà
khách – nhà nghỉ có
kinh doanh du lịch
– bãi cắm trại du
lịch – làng du lịch –
nhà hàng;
 Giáo dục mầm non,
giáo dục tiểu học,
giáo dục trung học
cơ sở và trung học
phổ thông;
 Giáo dục thể thao
và giải trí: câu cá,
trò chơi trên mặt
nước;

 Hoạt động của các
cơ sở nuôi dưỡng,
điềudưỡng (trừ
khám chữa bệnh)
21
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
khoáng sản phi kim
loại;
2.2.2 Phân tích, đánh giá tình hình thực tế tại công ty :
• Quá trình tăng vốn :
Công ty đã trải qua 09 lần tăng vốn sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, cụ
thể:
TT Thời gian tăng vốn Mức vốn (đồng)
1 10/10/199 (ngày Công ty được cấp Giấy Chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu dưới hình thức
công ty cổ phần)
12.000.000.000
2 06/2001 18.500.000.000
3 03/2004 37.000.000.000
4 04/2007 40.700.000.000
5 06/2007 70.700.000.000
6 10/2007 100.000.000.000
7 02/2009 115.000.000.000
8 12/2009 137.120.780.000
9 08/2010 193.363.710.000
Nguồn C21
• Các công ty con và công ty liên doanh :
Hiện tại, C21 có 05 công ty con và 02 Công ty liên doanh:
STT Tên Công ty Vốn điều lệ
(tỷ đồng)

Địa chỉ Tỷ lệ sở
hữu
I Công ty con
1 Công ty TNHH
Sao Mai Thế kỷ 21
11,8 Tổ 15, khóm Ngọc Sơn,
P. Ngọc Hiệp,TP. Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa
77%
2 Công ty TNHH
Hàm Tân Thế kỷ 21
80 Lý thái Tổ, xã Tân Tiến,
TX Lagi,tỉnh Bình Thuận.
100%
3 Công ty TNHH
TMXD
Khải Hoàn
1,75 41 Nguyễn Thị Minh
Khai, quận 1,TP.HCM
100%
4 Công ty TNHH
MTV
Thế Kỷ 21
10 Thôn Viêm Đông,xã Điện
Ngọc,huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam
100%
22
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
5 Công ty TNHH Cam

Ranh Thế Kỷ 21
23 Số 53 Lê Đại Hành,
phường Tân Lập,thành
phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa 1
100%
II
1 Công ty cổ phần
Codona
Thế kỷ 21
50 Đường số 2, Khu Công
nghiệp Biên Hòa 1,
Phường An Bình, TP
Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai
50%
2 Công ty cổ phần
Indochina Thế kỷ 21
108 Xã Điện Ngọc, Tỉnh
Quảng Nam
25%
Nguồn C21
• Cơ cấu cổ đông :
Theo Sổ theo dõi cổ đông của Công ty chốt ngày 22/04/2011:
Mệnh giá: 10.000 đồng/cp
STT Cổ đông Số lượng
cổ đông
Số cổ phần sở
hữu
Tỷ lệ
sở hữu (%)

1 Trong nước 599 15.559.596 80,47
1.1 Tổ chức 04 2.077.123 10,74
1.2 Cá nhân 595 13.482.473 69,73
2 Nước ngoài 06 3.776.775 19,53
2.1 Tổ chức 01 3.700.000 19,13
2.2 Cá nhân 05 76.775 0,40
3 Cổ phiếu quỹ - - -
Tổng cộng 605 19.336.371 100
Nguồn C21
• Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo sản phẩm, dịch vụ :
- Tỷ lệ từng loại sản phẩm/dịch vụ trong tổng doanh thu thuần:
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
• Cho
thuê văn
phòng
24.678 21,73 22.186 27,77 24.678 20,64
• Kinh 46.225 40,69 6.691 8,37 30.573 25,57
23
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
doanh
bất động
sản
• Kinh

doanh
du lịch,
khách
sạn, nhà
hàng.
Trong
đó :
4.636 37,54 50.971 63,79 64.212 53,70
- Trung tâm
suối khoáng
nóng Tháp Bà
37.144 32,71 44.585 55,80 53.034 44,35
Resort Mỏm
Đá Chim
5.492 4,83 6.386 7,99 11.178 9,35
• Khác :
phí quản
lý xây
dựng
nhà, tiền
điện thu
hộ.
50 0,04 54 0,07 116 0,1
Tổng doanh
thu thuần.
113.589 100 79.902 100 119.579 100
Nguồn C21
- Tỷ lệ từng loại sản phẩm/dịch vụ trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
• Cho
thuê văn
phòng
17.029 25,33 13.022 38,94 14.598 25,07
• Kinh
doanh
bất
động
sản
35.034 52,12 2.975 8,90 15.092 26,17
3. Kinh doanh 10.797 16,106 17.332 51,83 26.672 46,25
24
[GVHD : Nguyễn Thị Hồng Hà] [SVTT: Nguyễn Hoài Thương] [MSSV : 2112190334]
du lịch, khách
sạn, nhà
hàng. Trong
đó:
- Trung tâm
suối khoáng
nóng Tháp Bà
19.720 29,34 24.289 72,64 30.744 53,31
- Resort Mỏm
Đá Chim
-8.923 -13,27 -6.957 -20,81 -4.073 -7,06

4. Khác: phí
quản lý xây
dựng nhà, thu
nhập hoạt động
tài chính
4.357 6,48 110 0,33 1.444 2,50
Tổng lợi nhuận
từ HĐKD
67.217 100 33.439 100 57.665 100
Nguồn C21
Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh.
• Bất động sản 2015: Trở lại thay vì tháo chạy
“Năm 2015, một loạt chính sách liên quan thị trường bất động sản có hiệu lực. Tôi không
nghĩ các chính sách này có thể giải quyết được vấn đề tồn đọng của bất động sản nhưng
là chất xúc tác, kích thích phát triển thị trường”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills
Hà Nội, nhận định.
* Với những chính sách có hiệu lực vào năm 2015, ông nhận định thế nào về thị trường
bất động sản năm nay?
- Những văn bản có hiệu lực trong năm 2015 mang tính tích cực, qua đó, Chính phủ đã
tạo điều kiện tốt hơn cho thị trường bất động sản phát triển. Sau khi Luật Đất đai được bổ
sung và sửa đổi, chúng tôi đã nhận được nhiều lời hỏi mua bất động sản từ các nhà đầu tư
nước ngoài.
25

×