Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Xây dựng chương trình du lịch đi Singapore kết hợp khám chữa bệnh cho Trung tâm lữ hành Phương Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.27 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
2.1.1.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm lữ hành Phương Nam
3.3.1. Khái quát quy trình xây dựng chương trình du lịch đi Singapore kết
Chuyên đề thực tập tốt
SV: Hà Thị Thu Hưởng Lớp: Du lịch 47
PHẦN MỞ ĐẦU
Lỷ do chọn đề tài:
Cùng với sự gia tăng xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa sản xuất và đời sống
của thời đại phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp. Du lịch
đã, đang và sẽ trở thành một hiện tượng xã hội, một nhu cầu không thể thiếu của nhân
loại. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng
góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế giới.
Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh với tốc độ tăng
trưởng hàng năm từ 30% đến 40%. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
tăng lên, đời sống cao người dân có nhu càu nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn vì thế nhu
cầu ra nước ngoài nghỉ ngơi, du lịch cũng tăng lên.
Trong bối cảnh ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam
nói riêng đang đối mặt với nhiều thử thách như cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, các
cuộc khủng bố, dịch SARD, dịch cúm gia cầm và hiện nay là cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới. Trước tình hình đó, các ngành các cấp và đặc biệt là ngành du lịch đã có
những chủ trương, biện pháp nhằm ngăn chặn các hiểm họa đưa du lịch nước ta vững
bước.
Du lịch phát triển ở rất nhiều loại hình khách nhau, du lịch đơn thuần nghỉ
ngơi, giải trí, du lịch kết hợp thăm thân, du lịch MICE và trong mấy năm gần đây loại
hình du lịch kết họp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đang thu hút rất nhiều sự
quan tâm của du khách. Thị trường du lịch Việt Nam đang ngày phát triển, người dân
có khả năng chi trả cao cho những chương trình du lịch ra nước ngoài hàng năm. Loại
hình này vẫn được xem là mới, các doanh nghiệp ít đầu tư khai thác. Thêm nữa, Trung
tâm lữ hành Phương Nam là một tmng tâm hoạt động chủ yếu ữong lĩnh vực
Outbound với tour đi


Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phương Nam Travel đang có nhu cầu đổi mới, làm
phong phú thêm hệ thống sản phẩm hiện tại. Vì vậy, ý tưởng làm đề tài về việc xây
dựng một chương trình mới đã hình thành với tên: “Xây dựng chương trình du lịch đi
Singapore kết hợp khám chữa bệnh cho Trung tâm lữ hành Phương Nam”.
Đối tượng, phạm vỉ và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lịch kết họp chữa bệnh, loại
hình này với quốc gia đến là Singapore, từ đó nghiên cứu khả năng xây dựng dựa vào
những nghiên cứu thị trường khách hàng và nghiên cứu khả năng đáp ứng của
Singapore về hai dịch vụ gồm du lịch và Dịch vụ y tế.
Phạm vi: Nhu cầu khách trên địa bàn Hà Nội
Mục đích nghiên cứu: Bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận về chương trình du lịch
kết hợp khám chữa bệnh, chăm sóc sực khỏe, tiếp đến tiến hành các bước xây dựng
nhằm tạo sản phẩm du lịch mới cho Trung tâm lữ hành Phương Nam, phong phú sản
phẩm du lịch thuần túy từ trước đến nay của Trung tâm.
Ỷ nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận nghiên cứu
đi trước, đề tài bước đầu tổng hợp và phát biểu lại cơ sở khoa học của loại hình du lịch
kết họp chữa bệnh. Đây là đóng góp lý thuyết của đề tài nhằm khẳng định hướng
nghiên cứu loại hình du lịch chữa bệnh như một hướng nghiên cứu cần thiết với ngành
học có ý nghĩa thực tiễn mạnh mẽ như du lịch học.
Khi thực hiện đề tài này,tác giả mong muốn đè tài của mình có thể giúp cho
những người đọc, những người quan tâm có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về loại hình
đầy mới mẻ này. Hy vọng đề tài có thể trở thành một tài liệu có ích cho người đọc khi
quan tâm, tìm hiểu loại hình du lịch này. Và khi đó đề tài sẽ mang lại một ý nghĩa
khác khi được áp dụng để nhận diện và ứng dụng trong thực tế để khai thác các loại
hình du lịch một cách có hiệu quả hon.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng các phưong pháp sau đây để
đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài: Phưong pháp tổng hợp và phân tích
thứ cấp (phương pháp chủ đạo), phương pháp thực tế có được từ những nghiên cứu

của Trung tâm, phương pháp chuyên gia.
Bổ cục của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục chuyên đề được chia thành 3 chương như
sau:
Chương 1: Lý luận chung về nhu cầu du lịch, chương trình du lịch và quy trình
xây dựng một chương trình du lịch
Chương 2: Thực trạng chương trình du lịch đi Singapore của Trung tâm lữ hành
Phương Nam
Chương 3: Giải pháp xây dựng chương trình du lịch đi Singapore kết hợp khám
chữa bệnh cho Trung tâm lữ hành Phương Nam
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHU CÀU DU LỊCH,
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VÀ QUY TRÌNH XÂY DựNG
MỘT CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
1.1. Nhu cầu du lỉch
1.1.1. Khái niêm nhu cầu du lỉch
• •
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu
này được hình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý ( sự đi lại) và các nhu
cầu tinh thần ( nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, giao tiếp).
Căn cứ vào việc thống kê và nghiên cứu những mục đích chính của các tuyến
hành trình du lịch, các chuyên gia về du lịch đã phân loại thành các nhóm động cơ đi
du lịch gắn với các mục đích cụ thể như sau:
Động cơ nghỉ ngơi:
Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần
gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trường sống; Đi du lịch với mục đích thể thao; Đi du
lịch với mục đích văn hoá, giáo dục.
Động cơ nghề nghiệp:
Đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp với giải trí; Đi du
lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao; Đi du lịch với mục đích công tác; Đi du lịch
với mục đích tìm hiểu thị trường, vùng đất đến để ra quyết định đầu tư, kinh doanh.

Các động cơ khác:
Ngoài hai động cơ chính được nêu ở trên thì theo nghiên cứu của các chuyên gia
còn một số các động cơ khác như sau:
Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân; Đi du lịch với mục đích nghỉ
tuần trăng mật; Đi du lịch với mục đích chữa bệnh; Đi du lịch là do bắt
chước, coi du lịch là “mốt”; Đi du lịch là do sự “chơi trội” để tập trung sự chú ý của
những người xung quanh.
Trong các loại đi du lịch ở trên, hiện nay du lịch chữa bệnh đang nhận được
nhiều sự quan tâm, chú ý và đang phát triển rất mạnh.
1.1.2. Hành vỉ đi du lỉch
Hành vi của người tiêu dùng là những hành động mà người tiêu dùng biểu hiện
trong việc tìm kiếm, mua, dùng, đánh giá và tuỳ nghi sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ, mà họ mong đợi sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ.
Hành vi đi du lịch liên quan tới các vấn đề vấn đề: Khách du lịch đi du lịch với
mục đích gì; Chi phí và thời gian rỗi ra sao, Đi như thế nào; và Đi đâu?
1.1.2.1. Mục đích
Trước kia mục đích đi du lịch hoàn toàn thuần tuý là để nghỉ ngơi, giải trí,
tham quan, khám phá tìm hiểu những vùng đất mới lạ, những nền văn hoá phong phú
trên thế giới, Đồng thời, với mỗi độ tuổi, nghề nghiệp, lại có những nhu cầu và sở
thích hoàn toàn khác nhau, từ đó mục đích đi du lịch của mỗi nhóm khách hàng cũng
khác nhau. Mấy năm trở lại đây, du lịch kết họp rất phát triển, giờ đây con người
không chỉ đi du lịch chỉ để nghỉ ngơi mà được kết họp với nhiều hoạt động khác như
đi du lịch với mục đích tìm hiểu thị trường đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh hay du
lịch thăm thân và du lịch chữa bệnh. Mục đích đi du lịch ảnh hưởng rất nhiều đến
hành vi tiêu dùng sản phẩm du lịch.
1.1.2.2. Chi phỉ và thời gian rỗi
Để quyết định đi du lịch chi phí và thời gian rỗi là hai vấn đề đặc biệt cần xem
xét. Chi phí quyết định lựa chọn chuyến đi như thế nào, mức giá của chuyến đi và
những yêu cầu về mức độ dịch vụ trong suốt tuyến hành trình. Thời gian rỗi quyết
định lựa chọn chuyến đi ở thời điểm nào, đi đến đâu. Nếu muốn nghỉ ngơi vào dịp

cuối tuần thì chỉ nên đi những chương trình du lịch ra vùng ngoại ô, gần nơi cư trú.
Nếu muốn đi vào dịp hè, nhiều thời gian có thể đi nghỉ biển hoặc đi du lịch nước
ngoài. Nói chung, chi phí và thời gian rỗi quyết định rất nhiều tới việc lựa chọn loại
hình chương trình du lịch.
1.1.2.3. Cách thức đi du lịch và địa điểm lựa chọn
Tuỳ vào sở thích và đặc điểm tâm sinh lý, hay chính thời gian rỗi của mỗi
nhóm người mà địa điểm được lựa chọn ở đây có nhiều sự khác nhau.
Như giới trẻ thích sự tự do thoải mái, thích trải nghiệm thì họ thích tự tổ chức
thảnh những nhóm nhỏ và đặt một chương trình du lịch của một công ty nào đó mà
không yêu cầu có hướng dẫn viên. Còn đối với những người ở độ tuổi trung niên thì
nhu lại cần chương trình cụ thể chi tiết, họ chăm chú lắng nghe hưóng dẫn viên, và
cần có những chỉ dẫn cho mọi hoạt động của họ.
Địa điểm đi du lịch cũng phụ thuộc nhiều vào sở thích và mục đích của nhóm
khách. Nếu khách có mục đích đi tìm hiểu cơ hội đầu tư ở một quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á, thì sự lựa chọn ở đây có thể là Việt Nam, Campuchia, Nhưng nếu
khách có mục đích đi du lịch để chữa bệnh thì điểm đến được lựa chọn có thể là Ân
Độ, Thái Lan, Singapore hay ở ngay Việt Nam với các suối nước nóng.
1.1.3. Trào lưu đi du lịch kết hợp
Trào lưu chính là xu hướng, luồng tư tưởng mới lôi cuốn đông đảo người tham
gia ủng hộ.
Hiện nay, khi mức sống tăng cao, thời gian rỗi lại ít đi, con người có xu hướng
kết hợp nhiều công việc lại với mục đích tiết kiệm thời gian. Ngay cả với việc đi du
lịch không chỉ dừng lại ở mục đích nghỉ ngơi, giải trí, giờ đây du lịch còn kết hợp
tham dự hội thảo, hội nghị, du lịch kết hợp thăm thân, du lịch kết hợp chữa bệnh.
1.2. Khái niệm về chương trình du lịch, chương trình du lịch Outbound
1.2.3. Chương trình du lịch
1.2.3.1. Định nghĩa
Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước,
liên kết với nhau để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhảutong quá trình tiêu dùng du
lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách.

Các đặc trưng của chương trình du lịch:
• Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt
trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
• Trong chương trình du lịch phải có ít nhất hai dịch vụ vàviệc tiêu dùng được sắp đặt
theo một trình tự thời gian và không gian nhất định.
• Giá cả của chương trình là giá gộp của các dịch vụ có trong chương
trình.
• Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
I.2.3.2. Phân loại các chương trình du lịch
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: có 3 loại
• chương trình du lịch chủ động
• chương trình du lịch bị động
• chương trình du lịch kết hợp
Căn cứ vào các dịch vụ cẩu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng: có 5
loại
• chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng
• chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng
• chương trình du lịch độc lập tối thiểu
• chương trình du lịch độc lập đầy đủ (toàn phần )
• chương trình tham quan
Căn cứ vào mức giá: có 3 loại
• giá trọn gói
• giá của các dịch vụ cơ bản
• giá tự chọn
Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch và loại hình du lịch: Mỗi mục đích của
chuyến đi và mỗi loại hình du lịch có chương trình du lịch tương ứng.
• chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
• chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán
• chương trình du lịch công vụ MICE (hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)
• chương trình du lịch tàu thuỷ

• chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng
• chương trình du lịch sinh thái
• chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm
• chương trình du lịch đặc biệt (tham quan chiến trường xưa của các cựu chiến binh)
• các chương trình du lịch tổng hợp
Căn cứ vào hành vi tiêu dùng của khách du lịch: có 4 nhóm
• Trải nghiệm - Không linh hoạt
• Trải nghiệm - Linh hoạt
• Tiêu thụ - Không linh hoạt
• Tiêu thụ - Linh hoạt
Ngoài ra, còn một vài tiêu thức phân loại chương trình du lịch khác nữa nhu:
theo hình thức tổ chức tiêu dùng, theo độ dài thời gian, theo các phương tiện vận
chuyển,
1.2.3.3. Tính chất của sản phẩm là chương trình du lịch
Tỉnh vô hình: biểu hiện ở chỗ không thể thử sờ, nếm, kiểm tra trước khi lựa
chọn mua nó mà phải đi du lịch và tiêu dùng, kết quả khi mua chương trình du lịch là
sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó.
Tinh không đồng nhất', các chương trình du lịch không giống nhau, không lặp
lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau.
Tỉnh phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: chất lượng sản phẩm và các dịch
vụ có trong chương trình du lịch phụ thuộc lớn vào uy tín của nhà cung cấp.
Tính dễ bị sao chép, bắt chước', kinh doanh chương trình du lịch khoOong đòi
hỏi kỹ thuật tinh vi hay khoa học hiện đại, vốn ban đầu thấp.
Tỉnh thời vụ cao và luôn luôn bị biến động', vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ
thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ
mô.
Tỉnh khó bản của chương trình du lịch: do tính chất của chương trình du lịch và
do cảm nhận rủi ro của khách.
1.2.4. Chương trình du lịch Outbound
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, du lịch được phân thảnh du

lịch quốc tế và du lịch nội địa.
Trong đó, du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách
phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân du lịch quốc tế được
phân thành:
Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài
đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào
đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra
nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư
trú. Chương trình du lịch được xây dựng cho loại hình này chính là chương trình du
lịch Outbound.
1.2.5. Đặc điểm của sản phẩm là chương trình du lịch chữa bệnh
1.2.5.1. Thế nào là du lịch kết hợp chữa bệnh?
Du lịch kết hợp chữa bệnh hay du lịch chăm sóc sức khoẻ (medical tourism hay
medical travel) là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch dùng để nói về kỹ nghệ
đưa khách đi du lịch đến một nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ. Các dịch vụ này thường bao gồm các thủ tục cũng như các hình thức
phẫu thuật tổng hợp đặc biệt, như thay khớp nối (đầu gối/hông), phẫu thuật tim, nha
khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.
1.2.5.2. Đặc điểm loại hình du lịch kết hợp chữa bệnh
Lịch sử ra đời loại hình du lịch chữa bệnh:
Du lịch chữa bệnh (DLCB-medical tourism) có tuổi đời hàng ngàn năm song
song với sự xuất hiện của nền y học ừên thế giới, khởi thủy khi những người tha
hương Hy Lạp từ các nước thuộc Địa Trung Hải đổ về một lãnh thổ nhỏ trên Vịnh
Aegina có tên gọi Epidauria (Hy Lạp) hàng năm để du ngoạn rồi dần coi nơi này là
thiên đường “nghỉ” và “dưỡng” - xoá tan mệt mỏi và bệnh tật.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, ranh giới giữa các quốc gia dần được
xoá mờ và đã tạo nên sự chuyển dịch lớn, không còn giới hạn của việc di cư hay đi du
lịch. Con người đã đi xuyên qua các vùng đất để tìm kiếm cho bản thân và gia đình

một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều người đã bị lây bệnh dịch bởi các chương trình
chăm sóc sức khỏe kém và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các phưong pháp
chữa trị chuyên sâu với giá cả hợp lý. Vì thế, xu hướng đi du lịch chữa bệnh đã trở nên
phổ biến khi càng ngày con người ta càng muốn tận hưởng một cuộc sống chất lượng
hơn.
Đặc điểm chỉnh của loại hình du lịch chữa bệnh:
Đi du lịch không phải chỉ để nghỉ ngơi vui chơi, giải trí mà di du lịch còn với
mong muốn để chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh tại những nước có nền y tế phát
triển trên thế giới. Đặc biệt áp dụng với đối tượng khách có thu nhập cao.
Các điểm đến với du lịch chữa bệnh:
Trên thế giới chỉ có ba nước thu hút khách du lịch chữa bệnh nhiều nhất: Thái
Lan, Ấn Độ và Singapore. Kế đến là các nước Trung Mỹ (Costa Rica nổi nhất), Đông
Âu (dẫn đầu là Hungary) và Nam Phi. Những nước khác như Brazil, Mexico,
Malaysia, Trung Quốc, Tunisia, Morocco cũng có du khách Âu Mỹ đến tham quan kết
hợp với chăm sóc nhưng không nhiều. Có thể thấy ngoại trừ Châu úc, hiện nay châu
nào cũng có dịch vụ chăm sóc khách du lịch chữa bệnh giá mềm. Châu Mỹ gồm có
Mexico, Cuba, Costa Rica, Panama, Colombia, Brazil, Chile và Acgentina. Châu Âu
có Bắc Iceland, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hungary, Romani, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Phi có Morocco, Tunisia, Nam Phi và đảo Mauritius. Trung Đông có Israel.
Châu Á có Pakistan, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Philippines.
Du lịch chữa bệnh chữa được những bệnh gì?
Mỗi nước phát triển loại hình du lịch chữa bệnh đều có những thế mạnh riêng
tuỳ thuộc vào hệ thống y tế và những điểm du lịch của quốc gia đó.
Dịch vụ y tế được cung cấp ở đây có thể là: khám bệnh tổng quát, tiểu phẫu, đại phẫu,
chữa bệnh ung thư (mạnh nhất là Singapore), mổ mắt, ghép tim, bệnh hiếm muộn,
phẫu thuật chỉnh hình, hút mỡ bụng, ghép tóc, trồng răng giả,
1.3. Quy trình xây dựng chương trình du lịch
1.3.1. Quy trình chung
Chương trình du lịch phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu chủ

yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của
công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương
trình. Để đạt được những yêu cầu đó, chương trình du lịch được xây dựng theo quy
trình gồm các bước sau đây:
1.3.1.1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường khách du lịch
Người ta thường phải phân đoạn thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu và
tiến hành các hoạt động điều ữa, khảo sát và nghiên cứu thị trường, từ dó xác định đặc
điểm tiêu dùng của khách (tâm lý, thời gian rỗi, khả năng chi trả, tâm lý, mục đích và
động cơ thực hiện chuyến du lịch, ) nhằm xây dựng nội dung chương trình du lịch
phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường khách mục tiêu.
1.3.1.2. Nghiên cứu khả năng đáp ứng
Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là giá trị tài nguyên du
lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Mục đích nghiên cứu là để
đảm bảo tính khả thi của chương trình du lịch được xây dựng. Cụ thể, khả năng đáp
ứng của các nhà cung cấp bao gồm việc nghiên cứu khả năng của các nhà hàng, khách
sạn tại điểm đến, các doanh nghiệp cho thuê phương tiện vận chuyển, các nhà quản lý
điểm du lịch và nghiên cứu giá cả tiêu dùng ở điểm đến. Thêm nữa cần nghiên cứu
đặc điểm tài nguyên tại mỗi điểm đến, những yêu cầu ở mỗi điểm.
1.3.1.3. Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành
Bao gồm việc xác định khả năng tài chính, khả năng về nguồn lực, khả năng
liên kết, mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp lữ hành với các nhà cung cấp tại điểm
đến. Thêm nữa, là những đánh giá của bản thân doanh nghiệp lữ hành và những đánh
giá từ khách hàng về doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Việc này
nhằm xác định khả năng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới được xây dụng.
1.3.1.4. Xây dựng mục đích, ỷ tưởng của chương trình du lịch
Ý tưởng của chưong trình là sự kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữa đặc
điểm tiêu dùng của khách với giá trị tài nguyên du lịch. Bao gồm việc nêu rõ đặc điểm
nổi bật của chương trình du lịch được thiết kế, đưa ra tên gọi lôi cuốn cho chương
trình đó, một ý tưởng hấp dẫn còn là phương hướng để có được những sản phẩm du
lịch mới lạ. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó tạo ra được một tên gọi hay cũng như

một sản phẩm du lịch mới. Một phần chủ yếu là hầu hết các ý tưởng đều đã được khai
thác triệt để. Xây dụng mục đích của tour là việc đưa ra những điểm đặc biệt mà du
khách có thể nhận được sau chuyến đi.
1.3.1.5. Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
Dựa vào đặc điểm tiêu dùng của thị trường khách mục tiêu cùng những nghiên
cứu thị trường khác xác định thời gian phù họp thực hiện chương trình du lịch này hay
chương trình sẽ diễn ra tối đa trong bao nhiêu ngày. Xác định mức giá khách du lịch
có thể chấp nhận, giá doanh nghiệp đưa ra sau này khi hoàn thiện chương trình chỉ
được thấp hơn hoặc bằng, không được đưa ra giá cao hơn mức giá đã xác định ở đây.
1.3.1.6. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
Bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình, sắp xếp những
điểm du lịch bắt buộc này theo một lộ trình từng buổi hoặc từng ngày (chưa cần chi
tiết hóa theo giờ).
1.3.1.7. Xây dựng phương án vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển được xác định là thành phần chính, quan trọng thứ nhất
trong một chương trình du lịch. Khi xây dụng phương án vận chuyển, yếu tố có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất là khoảng cách giữa các điểm du lịch, thời gian trong
chương trình và hệ thống phương tiện vận chuyển trên các tuyến điểm đó. Ngoài ra,
cần chú ý tới sự tiện lợi như tốc độ vận chuyển, các dịch vụ trong quá trình vận
chuyển. Từ đó, lựa chọn các phương tiện phù hợp, chẳng hạn có thể kết hợp giữa hai
loại máy bay/ ô tô, máy bay/ tàu thủy, hoặc chỉ một loại tàu hỏa, hoặc chỉ ô tô, Chú
ý đến đặc điểm của phương tiện vận chuyển như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến
cảng, sân bay, uy tín của các hãng vận chuyển.
1.3.1.8. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống
Cơ sở lưu trú có thể là khách sạn, nhà nghỉ, Tuy nhiên, việc quyết định lựa
chọn các khách sạn căn cứ vào các yếu tố sau đây: vị trí, thứ hạng của khách sạn, chất
lượng phục vụ, mức giá, mối quan hệ giữa công ty lữ hành với khách sạn. Xây dựng
phương án ăn uống bao gồm xác định các bữa ăn, nơi ăn (nhà hàng), thực đơn, có thể
tự chọn món ăn hoặc không, các loại nước uống không cồn.
1.3.1.9. Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình, chi tiết hóa chương

trình
Chi tiết hoá chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.
Lựa chọn bổ sung một vài loại hình vui chơi giải trí, đối tượng tham quan khác góp
phần tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của chương trình. Xác định thời gian tại mỗi điểm
dùng, thời gian và khoảng cách giữa điểm đi và điểm đến, các hoạt động của từng
buổi, từng ngày với thời gian và không gian được ấn định trước.
1.3.1.10. Xác định giá thành và giá bán của chương trình
Sau khi liệt kê tất cả các chi phí dự kiến của chương trình du lịch, tùy mỗi
doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành và đưa ra giá bán cho khách tức
giá khách mua chương trình du lịch phải trả.
1.3.1.11. Xây dựng những quy định của chương trình du lịch
Các quy định của một chương trình du lịch có mục đích hướng dẫn, giúp đỡ
khách hiểu biết thêm về hình thức tổ chức, cách thức đăng ký tại chỗ cũng như nội
dung của chương trình du lịch. Đồng thời, những quy định này mang ý nghĩa pháp lý
như những điều khoản về trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành cũng như của khách
du lịch. Nội dung các quy định của chương trình du lịch mang tính chất truyền thống,
mặc dù các điều khoản cụ thể phụ thuộc vào mức giá (giá trị), thời hạn, tính chất của
từng chương trình du lịch. Theo thông lệ thì các quy định của một chương trình du
lịch bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:
Nội dung, mức giá của chương trình du lịch
Những quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu
Những quy định về vận chuyển
Những quy định về đăng ký đặt chỗ, tiền đặt trước, chế độ phạt khi hủy bỏ,
hình thức và thời hạn thanh toán
Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành
Các trường họp bất khả kháng
Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịch trọn
gói phải lần lượt trải qua tất cả các bước nói ừên.
1.3.2. Hai bước chủ yếu trong quá trình xây dựng chương trình du lịch
Đe xây dựng một chương trình du lịch tốt nhất cần phải tìm hiểu kĩ về cung, cầu

du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch, từ đó phát
kiến ra những hình thức du lịch mới, nội dung độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về
tài nguyên và các cơ sở kinh doanh du lịch. Vì vậy, có thể thấy việc nhận biết được
chính xác nhu cầu, mong muốn của du khách ở một thời điểm cụ thể và việc xác định
được khả năng đáp ứng của tài nguyên du lịch, của nhà cung cấp là vô cùng quan
trọng. Dưới đây là hai bước cơ bản:
1.3.2.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với nội dung
của chương trình du lịch
Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, người ta thường phải phân đoạn thị
trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát và
nghiên cứu thị trường. Thông thường các công ty lữ hành thường xá định mong muốn
tiêu dùng của thị trường khách du lịch mục tiêu bằng những cách sau đây:
• Nghiên cứu tài liệu: nguồn dữ liệu thứ cấp, chính là các công trình nghiên cứu, ý kiến
chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê,
• Thông qua các doanh nghiệp lữ hành gửi khách (nhận khách) và các chuyến du lịch
làm quen, là nguồn dữ liệu sơ cấp.
• Các hình thức khác như khảo sát trực tiếp bằng cách phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý
kiến, thuê các công ty marketing, đây là nguồn dữ liệu sơ cấp, có hiệu quả cao.
Nội dung của tiêu dùng du lịch khá phong phú và đa dạng, được khái quát vào
các tiêu thức lớn sau đây:
• Động cơ, mục đích chuyến đi của khách
• Khả năng thanh toán nói chung và khả năng chi tiêu trong du lịch của du khách.
• Thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ và yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ vận
chuyển, lưu trú. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội, lối sống và tập quán
tiêu dùng của du khách ở mỗi thị trường mục tiêu.
• Các chỉ tiêu về thời gian dành cho du lịch, những thời điểm mà khách có thể đi du
lịch.
• Các nội dung khác như: tần số đi du lịch, thời gian trung bình cho một chuyến du lịch,
các tuyến điểm du lịch ưa thích,
Mối quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch với nhu cầu của khách thể

hiện ở sơ đồ 1.1 dưới đây:
r
Sơ đô 1.1. Môi quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch
(Nguồn: Trang 185 - Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành - NXB Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội)
Giải thích sơ đồ:
Quan hệ (1): Các tuyến điểm có trong chương trình phải phục vụ cho mục dích
đi du lịch của khách.
Quan hệ (2): Độ dài của chương trình, về mặt lý thuyết, không nên vượt quá
khoảng thời gian rỗi trung bình dành cho du lịch của thị trường khách hàng mục tiêu.
Quan hệ (3): Thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi của khách sẽ có ảnh hưởng đến
quyết định tổ chức chuyến đi vào thời gian nào của nhà thiết kế. Và quyết định này có
thể sau hoặc trước thời đem nhưng không qua lâu.
với nhu câu của khách
Quan hệ (4): Mức giá của chương trình phải làm sao phù hợp với thu nhập và
khả năng chi tiêu cho các nhu cầu vui chơi, giải trí, đi du lịch,., của đa số khách.
Quan hệ (5): Cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn
uống, được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tập quán tiêu dùng của từng loại
khách.
Tóm lại, phải cân nhắc các tác động dưới góc độ cụ thể và tổng hợp đối với
việc xây dựng các chương trình du lịch trên cơ sở nhu cầu của khách du lịch, vừa phải
tạo ra những chương trình mà họ cần, vừa phải tạo ra những cái mới nhằm kích thích
và dẫn dụ các nhu cầu của du khách.
1.3.2.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung chương
trình du lịch
Mối quan hệ này nhằm đảm bảo tính khả thi của chương trình du lịch. Khả năng
đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là giá trị tài nguyên du lịch và khả năng
sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch.
Những yếu tố làm căn cứ để lựa chọn các giá trị của tài nguyên du lịch đưa vào
khai thác sử dụng trong các chương trình, đó là:

• Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín và sự nổi tiếng của nó.
• Sự phù họp của giá tĩị tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du lịch.
• Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có
tài nguyên du lịch.
Đôi khi các chuyên gia lập một danh sách theo thứ tự “bắt buộc” các giá trị
của tài nguyên du lịch. Sau đó tiến hành lựa chọn trên cơ sở quỹ thời gian, tài chính và
ý tưởng của mỗi một chương trình du lịch.
1.3.3. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình du lịch
Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng chương trình du lịch:
• Chương trình phải có tốc độ thực hiện họp lý, không nên quá nhiều, gây mệt mỏi. Trừ
những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù họp với khả năng chịu đựng về
tâm lý, sinh lý của từng loại du khách, cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp.
• Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tăng cường các trải nghiệm trong tiêu dùng dịch
vụ tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách.
• Chú ý các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động tiễn khách khi chương trình
kết thúc.
• Chú ý các hoạt động vào buổi tối trong chương trình. Trong những điều kiện cho phép
có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách. Trong một khoảng thời gian
(một ngày, một buổi) nào đó của chương trình, khách có thể tự chọn một trong các
chương trình được tổ chức. Nói chung, chương trình tự chọn thường được tính vào
trong mức giá trọn gói của cả chương trình. Tuy nhiên, cũng có những chương trình tự
chọn (thường kéo dài trong một ngày) tách rời khỏi nội dung của chương trình đã mua
trước. Khách du lịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc nhiên là họ đã kéo dài
thời gian du lịch.
• Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian, tài chính, của khách với nội
dung và chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo sự hài hoà giữa mục đích kinh
doanh của công ty với yêu cầu du lịch của du khách.
Tóm lại, một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm
nhận được sự lôi cuốn, hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã
đựơc cân nhắc để bảo đảm cho sự thành công của chuyến đi.

Hành vỉ mua chương trình của khách du lịch được thể hiện theo mô hình của
Mathỉeson và Wall (sơ đồ 1.2):
Sơ đồ 1.2: Mô hình Mathieson và Wall
(Nguồn: Trang 190 - Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội)
Đặc điểm
của du khách
Đặc điểm
KTXH
Nhu cầu đi
Sự hiếu
biết về
Nội dung của
chương trình
Tìm kiếm
Khoảng
Đặc điểm và
giá trị
Sự cảm
nhận
Tốc độ thực
Tài nguyên
Tìm kiếm
thông tin
Giá /
Cơ sở phục vụ
Đánh giá các
phương án
Độ dài thòi
Điều kiện

Quyết định đi
Số du khách
Môi trưừng
thiên
Đăng ký
Uy tín
của
Điểu kiện hạ
Những
cảm giác
Mức độ mạo
Điều kiện giao
Chuyên đê thực tập tôt
SV: Hà Thị Thu Hưởng Lớp: Du lịch 47
1.3.4. Chương trình du lịch mẫu được thiết kế cho thị trường khách du
lỉch Nhât Bản • •
Tên chương trình: Bàn tay vàng của người Ninh Hải - Ninh Bình
Thời gian: 01 ngày
Đối tượng khách: Nhật Bản
Nghiên cứu thị trường: (Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản)
Đất nước Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển đứng thứ nhì thế giới.
Nhưng ai cũng biết, đất nước Nhật Bản là một quốc gia ít được thiên nhiên ưu đãi. Đất
nước là những hòn đảo như cánh cung ở biển Đông che chắn cho các nước trong lục
địa. Một đất nước ít tài nguyên, ít khoáng sản, thêm vào đó động đất và thiên tai thường
xuyên xảy ra. Không thể không nhắc đến những ngọn núi lửa ùng vĩ của Nhật Bản gây
bao khó khăn cho đời sống của người dân.
Con người Nhật Bản là con người công nghiệp hiện đại. Lối sống công nghiệp đã
biến họ thành những con người của quy tắc, làm việc nghiêm túc, coi trọng giờ giấc.
Trong một câu chuyên cười, người ta nói: nếu cuộc họp bắt đầu từ 8h00 thì đúng 8h00
họ mới có mặt. Nhưng họ không phải chỉ là những cỗ máy chỉ biết đến công việc, họ

còn phải có những lúc nghỉ ngơi, giải trí. Người Nhật Bản quan niệm du lịch là nhằm sự
thoải mái về tinh thần. Du lịch phải mang lại cho khách du lịch những giá trị tinh thần
như thưởng ngoạn bầu không khí, giá trị văn hóa và thẩm mỹ khác. Vì vậy, điều quan
trọng khi phát triển du lịch là người dân địa phương phải biết những ưu điểm, giá trị
độc đáo của làng quê họ sống và những yếu tố mang lại sự hài lòng cho du khách. Sự
hài lòng về tinh thần bao gồm: khung cảnh tự nhiên, khí hậu, nghề truyền thống, văn
hóa và lối sống của người dân bản địa. Đó chính là những nguồn lực địa phương.
Chuyên đê thực tập tôt
SV: Hà Thị Thu Hưởng Lớp: Du lịch 47
Theo thống kê, mỗi năm, Nhật Bản có 16 triệu người đi ra nước ngoài, trong đó
khoảng 65% đi du lịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Việt Nam thì Nhật
Bản hiện là một ừong ba thị trường khách du lịch họng điểm đối với Việt Nam. Nếu
năm 2000, Nhật Bản đứng thứ tư về thị trường nguồn khách thì năm 2001 đã vươn lên
vị trí thứ ba, rồi thứ hai vào năm 2002. Kết quả này cho thấy Việt Nam là điểm du lịch
hấp dẫn khách du lịch Nhật Bản và lượng khách đang có xu hướng tăng lên, đây được
đánh giá là “thị trường Bạc” của du lịch Việt Nam.
Tìm hiểu đặc điểm tiêu dùng của khách:
• Truyền thống, văn hóa, tính cách, phong tục tập quán của người Nhật Bản
• Tâm lý của độ tuổi trung niên 45 - 54
• Mục đích và động cơ chuyến đi: tìm hiểu giá trị truyền thống kết hợp nghỉ ngơi
• Nhu cầu: tham quan khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, làng nghề thêu ren thôn
Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Qua những phân tích trên, chúng ta cần thiết kế một chương trình du lịch đến Ninh
Hải, đi đến Tam Cốc - Bích Động và làng nghề huyền thống thêu ren.
Khả năng đáp ứng của tour du lịch: (các nhà cung cấp)
• Các doanh nghiệp cho thuê xe trên địa bàn Hà Nội
• Các nhà hàng, khách sạn gần điểm đến du lịch, xã Ninh Hải
• Liên hệ trước với các nhà quản lý điểm du lịch: về thời gian, chương trình sơ bộ.
• Nghiên cứu về giá cả tiêu dùng ở điểm đến để đưa ra giá cả hợp lý cho tour
Mục đích, ỷ tưởng của chương trình du lịch:

• Thiết kế một tour du lịch kết hợp: tham quan khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và tìm
hiểu làng nghề thêu ren Ninh Hải. Ninh Hải trở thành một trung tâm phát triển du lịch
Chuyên đê thực tập tôt
SV: Hà Thị Thu Hưởng Lớp: Du lịch 47
của tỉnh Ninh Bình. Tại đây, khách du lịch có thể được mở rộng những hiểu biết về một
làng nghề tmyền thống có từ hơn 700 năm, đó chính là nghề thêu ren. Nhiều người cho
rằng đây chính là “Vương quốc của thêu ren”. Đồng thời, tại Ninh Hải là quần thể du
lịch Tam Cốc - Bích Động (Vịnh Hạ Long trên cạn). Đen với quần thể di tích lịch sử,
danh lam nổi tiếng là đang đến với thiên nhiên tươi đẹp làm cho con người thêm tươi
trẻ yêu đời hơn.
• Dựa trên vị trí của hai khu du lịch này để thiết kế tour du lịch. Thôn Văn Lâm nằm rất
gần địa điểm khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, đó chính là một trong những thuận lợi
của việc thiết kế tour. Tên của tour dựa trên ý tưởng: Các điểm du lịch nằm tập trung ở
xã Ninh Hải nơi có nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng, gần với danh lam thắng cảnh
nổi tiếng Tam Cốc - Bích Động và Nhà thờ đá Phát Diệm.
• Những điểm đặc biệt của tour này, là khi khách du lịch đến với làng nghề truyền thống
thêu ren Văn Lâm, họ sẽ thấy được một không khí làng nghề thực sự. Nhà nhà làm nghề
thêu, người người làm nghề thêu. Ngoài việc mua sắm đồ lưu niệm tại chính nơi sản
xuất, khách du lịch còn được thử làm nghề do chính các nghệ nhân hướng dẫn, và tự
làm quà tặng cho mình. Đây chính là điểm hấp dẫn khách du lịch Nhật Bản.
Lịch trình chuyến đi:
6h00: xuất phát từ Hà Nội, đi xe mất khoảng 2 giờ 8h00: đến khu du
lịch Tam Cốc - Bích Động 8hl5: xuống thuyền đi thăm Tam Cốc
lOhOO: trở ra, lên xe thăm đền Thái Vi và thăm chùa Bích Động
1 lh30: ăn trưa và nghỉ tại nhà hàng Tam Cốc
13h30: thăm làng nghề thêu ren
15h30: đi thăm nhà thờ đá Phát Diệm
Chuyên đê thực tập tôt
SV: Hà Thị Thu Hưởng Lớp: Du lịch 47

×