Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

RÈN KỸ NĂNG ĐỌC LƯỚT MÔN TIẾNG ANH QUA TIẾT READING-PHẦN WHILE ĐỂ HỌC SINH HIỂU ĐƯỢC NỘI DUNG CHÍNH BÀI ĐỌC NHẰM NÂNG C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.43 KB, 29 trang )


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ TÀI:
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC LƯỚT MÔN TIẾNG ANH QUA
TIẾT READING-PHẦN WHILE ĐỂ HỌC SINH HIỂU ĐƯC NỘI DUNG
CHÍNH BÀI ĐỌC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH LỚP 12C5
Người thực hiện: Đỗ Huỳnh Tuyết Mai
Tháng 3/2015
I. TĨM TẮT ĐỀ TÀI
1
Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong
trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng
Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là:
"Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách
thành thạo?"
Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, muốn sử
dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói,
đọc, viết. Trong đó kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem người học có hiểu nội dung
của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh đã được làm quen với bài học ngắn dễ
hiểu, khi chương trình được nâng cao kỹ năng đọc càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu
giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài
dạy hơn nữa những bài đọc ở chương trình ở các lớp sau thường dài hơn và nhiều từ mới
hơn, nên rất khó cho học sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương
pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết quả
cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy
nghĩ, nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp của mình đó là: Sử dụng
phương pháp rèn kỹ năng đọc lướt để nắm thông tin, để học sinh dễ dàng hiểu được ý


nghĩa của bài đọc, ý định của tác giả, thay vì đọc chậm, tra nghĩa từng từ mới.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương hai lớp 12 trường THPT
Nguyễn Trung Trực. Lớp 12C5 là lớp thực nghiệm và 12C6 là lớp đối chứng, lớp thực
nghiệm đã được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 10, 11 (sách tiếng Anh lớp
12, nội dung là các tiết đọc hiểu "Reading”). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt được kết quả học tập cao
hơn so với lớp đối chứng, điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị
trung bình là 6,9. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng là 5,8.
Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p= 0,0001, p < 0,05 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng việc rèn kỹ năng đọc lướt trong dạy học đã làm nâng cao kết quả học tập, các bài test
rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 12C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực.

2
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Qua quan sát học sinh khi bắt đầu vào đọc một bài viết bằng tiếng Anh thông
thường là các em đọc từ dòng đầu cho tới dòng cuối của bài đọc, trong quá trình đọc có từ
mới thì các em tra tất cả nghĩa của từ mới trong bài bằng từ điển. Khi đọc hết bài đọc, tra
từ xong các em vẫn còn mơ hồ về bài đọc, chưa hiểu rõ được bài đọc hiểu nhiều. Vì trong
quá trình đọc các em ngừng lại nhiều lần để tra từ, tìm nghĩa của từ mới thì có thể dẫn đến
việc các em không còn chú ý hay quên đi nội dung đọc trước đó. Thay vì khi bắt đầu đọc
các em có thể đọc nhanh, đọc lướt qua cả bài đọc để xem nội dung cả bài đọc mà tác giả
viết muốn đề cập đến vấn đề gì, hoặc xem qua các câu hỏi để có cách tìm câu trả lời cho
thích hợp, thì các em chưa có được kỹ năng này. Bên cạnh đó các em cũng còn gặp khó
khăn trong vấn đề về ngữ pháp, cấu trúc nên không đủ khả năng hiểu được nội dung bài
đọc. Các em ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, khả năng vận dụng vào giải bài tập
còn yếu.
* Để tìm hiểu thực trạng khả năng đọc hiểu của học sinh hai lớp 12C5 và lớp 12C6 tôi
tiến hành thăm dò, lấy ý kiến học sinh hai lớp và thu được kết quả như sau:

* Kết quả lớp 12C5 có 34 học sinh/ 17 nữ
* Kết quả lớp 12C6 có 35 học sinh/ 21 nữ
Nội dung
nhận xét
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Ít khi
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đọc lướt bài đọc để nắm bắt chủ
đề chính
10 29.4 12 35.3 12 35.3
Đoán nghĩa từ mới trong ngữ
cảnh
6 17.6 15 44.2 13 38.2
Tra tất cả các từ mới khi bắt gặp
trong bài đọc
20 58.8 9 26.6 6 17.6
Suy luận liên kết thông tin trong
bài đọc
14 41 9 26.6 11 32.4
Hiểu rõ nội dung bài đọc
17 50 10 29.4 7 20.6

Làm đúng bài tập yêu cầu
15 44.2 11 32.4 8 23.4
3
Nội dung nhận xét
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Ít khi
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đọc lướt bài đọc để nắm
bắt chủ đề chính
9 25.7 12 34.3 14 40
Đoán nghĩa từ mới trong
ngữ cảnh
7 20 16 45.7 12 34.3
Tra tất cả các từ mới khi
bắt gặp trong bài đọc
19 54.2 8 22.9 8 22.9
Suy luận liên kết thông tin
trong bài đọc
15 42.8 8 22.9 12 34.3
Hiểu rõ nội dung bài đọc 15 42.8 12 34.3 8 22.9
Làm đúng bài tập yêu cầu 14 40 12 34.3 9 25.7

Qua thăm dò lấy ý kiến học sinh hai lớp, chúng tôi nhận thấy các em chưa nắm bắt
được thủ thuật, kỹ năng đọc hiểu. Cụ thể là số lượng và phần trăm học sinh hai lớp không
thường đọc lướt bài đọc để nắm bắt chủ đề chính của bài đọc; cũng như rất ít học
sinhđoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh, hoặc suy luận liên kết thông tin trong bài đọc. Các
em thường tra tất cả các từ mới khi bắt gặp trong bài đọc, việc làm như vậy dẫn đến bị
gián đoạn suy luận, gián đoạn liên kết thông tin, dẫn đến các em chưa đạt hiệu quả cao
trong quá trình đọc hiểu tiếng Anh.
Tôi cũng đã tiến hành cho học sinh hai lớp 12C5, lớp 12C6 làm bài kiểm tra với
các nội dung: đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh, nắm bắt chủ đề chính, suy luận liên kết
thông tin, xác định thông tin có sẵn và kết quả được thống kê như sau:
Bài kiểm tra
trước tác
TSHS Lớp Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Kết quả 34 12C5 0 0 0 0 7 20.6 27 79.4
35 12C6 0 0 0 0 5 14.3 30 85.7
Tổng cộng 69 0 0 0 0 12 17.4 57 82.6
Qua thực hiện giảng dạy lớp, thu thập thăm dò lấy ý kiến học sinh, và kết quả trên.
Tôi nhận thấy đa số học sinh chưa nắm được thủ thuật đọc hiểu, dẫn đến các em chưa đạt
kết quả cao trong kỹ năng đọc hiểu.
2. Nguyên nhân
4
Các em chưa chú ý đến cách viết của tác giả, khi tác giả dùng từ liên hệ trong bài
đọc để chỉ cho từ hoặc nhóm từ nào được nêu trước đó, các em cũng chưa có khả năng
đoán nghĩa từ mới, từ trong ngữ cảnh, chưa có khả năng suy luận thông tin, diễn giải
thông tin … dẫn đến việc đọc hiểu của các em chưa thật sự đạt hiệu quả. Vì vậy trong quá
trình dạy kỹ năng đọc hiểu chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế của các em như sau:
- Chú ý quá nhiều những chi tiết nhỏ dẫn đến bị mất các ý chính, mất thời gian
- Đọc và cố gắng đọc từng từ một
- Khối lượng tích lũy từ vựng quá ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc

nắm ý chính của bài, điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tiếng Anh của các
em.
Do những khó khăn trên dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ của thầy trò chúng tôi
gặp nhiều trở ngại. Tôi thường tự đặt câu hỏi: “Làm thế nào để dạy phần đọc hiểu hay,
học sinh hiểu và áp dụng được kiến thức ngôn ngữ mà không bị cháy giáo án ?’’
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp: Rèn kỹ
năng đọc lướt để nắm thông tin, thay cho cách đọc to cố gắng đọc từng từ một, chú ý quá
nhiều những chi tiết nhỏ dẫn đến làm bài tập không kịp thời gian.
3. Giải pháp thay thế
Để giúp học sinh hiểu bài và biết áp dụng vào thực tế các bài tập, có nhiều thủ
thuật nâng cao kỹ năng đọc hiểu, nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ dùng thủ thuật
rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, giúp học sinh bằng phương pháp rèn kỹ năng đọc lướt
để nắm thông tin.
Các nghiên cứu này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc
nâng cao kỹ năng đọc, nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo
cũng đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thông qua kỹ năng đọc hiểu.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi
mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp rèn cho học sinh kỹ năng
đọc lướt để nắm thông tin. Từ đó giúp các em say mê tìm hiểu các bài viết bằng tiếng Anh
trên sách, báo mà không còn cảm thấy sợ và chán, giúp các em nâng cao hiểu biết kiến
thức ngôn ngữ nước ngoài.
* Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
5
“Dạy và học tích cực” của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà,
Nguyễn Phương Hằng, Cao Thị Đặng.
Phương pháp dạy học tích cực – Dự án phát triển Việt –Bỉ
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
* Vấn đề nghiên cứu: Việc rèn kỹ năng đọc lướt trong giảng dạy môn Tiếng Anh tiết
Reading - Phần While để giúp học sinh hiểu đươc nội dung chính bài đọc có nâng cao kết
quả học tập của học sinh lớp 12C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực không?

* Giả thuyết nghiên cứu: Việc rèn kỹ năng đọc lướt trong giảng dạy môn Tiếng Anh tiết
Reading - Phần While có giúp học sinh hiểu đươc nội dung chính bài đọc và nâng cao kết
quả học tập của học sinh lớp 12C5.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể là học sinh lớp 12C5, lớp 12C6 trường THPT Nguyễn Trung Trực vì:
- Các đối tượng này thuận lợi cho nghiên cứu.
- Hai lớp tôi chọn có nhiều đặc điểm tương đồng về ý thức học tập, tích cực, chủ
động.
-Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung
Trực
Số HS các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Thiểu số
Lớp 12C5 34 17 17 34 0
Lớp 12C6 35 14 21 35 0
2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 12C5 là nhóm thực nghiệm và 12C6 là nhóm đối chứng.
Tôi dùng bài kiểm tra học kỳ I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy
điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để
kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương trước tác động:
6
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
TBC
4,3 4,2
P =
0,479
Kết quả p = 0,479 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai

nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm O1
Dạy học có rèn kỹ năng đọc lướt
để nắm thông tin
O3
Đối chứng O2
Dạy học không rèn kỹ năng đọc
lướt để nắm thông tin.
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Cách thức tiến hành
Lớp đối chứng: tôi thiết kế kế hoạch bài học không rèn kỹ năng đọc lướt để nắm
thông tin, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
Lớp thực nghiệm: tôi thiết kế kế hoạch bài học có rèn kỹ năng đọc lướt để nắm
thông tin.
Sưu tầm lựa chọn thông tin tại các website baigiangdientubachkim.com,
baigiang.violet.vn, và các tài liệu liên quan như: chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK 12, SGV
12, và tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp:
SKIMMING (Đọc lướt)
7
Skimming cho phép người đọc nắm được ý chính trong bài một cách nhanh chóng
vì skimming nghĩa là "nhìn lướt nhanh qua bài đọc để biết xem bài đó viết về cái gì". GV

nên nhắc học sinh không nên đọc từng câu, từng từ mà chỉ nên đọc một, hai câu đầu hoặc
một, hai câu cuối trong đoạn văn mà thôi vì hầu hết các đoạn văn trong tiếng Anh đều viết
theo kiểu diễn dịch (ý chính thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu thứ hai của đoạn), hoặc
quy nạp (ý chính thường nằm ở một, hai câu cuối trong đoạn).
Nếu gặp một bài đọc yêu cầu trả lời câu hỏi hoặc sắp xếp câu theo đúng thứ tự thì
người đọc nên đọc phần câu hỏi hoặc những câu cần sắp xếp trước, sau đó mới đọc đoạn
văn để tiết kiệm thời gian làm bài. Sau đó chỉ cần đọc đoạn văn một lần và tập trung tìm
những key words (từ khóa) mà các câu hỏi đưa ra trong bài đọc đưa ra.
Thứ hai, đọc lướt để nắm bắt quan điểm của tác giả về vấn đề, chủ điểm được đề
cập trong bài đọc
Kỹ năng skimming rất hữu ích nếu người học muốn tư duy sâu hơn trong những
bài đọc bằng cách tìm ra quan điểm của tác giả một cách nhanh chóng. Điều này rất quan
trọng vì đọc không chỉ để lấy thông tin mà còn để biết quan điểm của tác giả về vấn đề họ
nêu ra: đồng tình, phản đối hay trung lập.
Khi đọc nhanh để tìm ra quan điểm của tác giả, ta không cần phải đọc từng từ, từng
chữ mà chỉ đọc vài từ quan trọng thôi. Đó có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ, thậm
chí cả các từ nối.
Cuối cùng, đọc lướt để nắm được lô-gíc trình bày của bài.
8
Đôi khi ta cần biết ngay cấu trúc của một bài văn hoặc một cuốn sách mà không cần phải
đọc cả một đoạn văn hay một bài dài lê thê. Kỹ năng skimming sẽ rất hữu ích trong
trường hợp này.
GV hướng dẫn học sinh cần tìm ra những từ nào, dấu hiệu nào cần chú ý tới để tìm ra lô-
gíc trình bày của bài.
Đó là các marking words (từ dấu hiệu) như: because (vì), firstly (đầu
tiên), secondly (thứ hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao
gồm) và những từ chỉ thời gian khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh
chóng nhận ra đoạn văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-
contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên
nhân-kết quả).

* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Sau khi dạy xong Unit 10, 11 - lesson 1 - Reading, thời gian tiến hành thực
nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo
tính khách quan, cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm :
Thứ ngày Môn/ Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Hai
10/11/2014
Anh 12C6 52
Unit 10 : Endangered Species

12/11/2014
Anh 12C5 52 Unit 10 : Endangered Species
Hai
24/11/2014
Anh 12C6 58 Unit 10 : Books
Ba
26/11/2014
Anh 12C5 58
Unit 10 : Books
Kế hoạch bài học thể hiện ở phụ lục 2
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Các công cụ đo để nghiên cứu là sử dụng phiếu lấy ý kiến học sinh và bài kiểm tra
trước tác động là bài kiểm tra học kỳ I. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau
khi học xong các tiết đọc hiểu của bài 10,11 do tôi thiết kế
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
9
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết (nội
dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây
dựng.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 5,8 6,9
Độ lệch chuẩn
1.170 1.136
Giá trị p của T-test
0.0001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD )
0.94
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p = 0.0001 cho thấy: sự chênh
lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch
kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà
do kết quả của tác động.
Mức độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
6,9 5,8
0,94
1,17

=
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,94 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc lướt để
nắm thông tin là có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề
tài về việc vận dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc lướt để nắm thông tin vào dạy tiết đọc
hiểu có làm nâng kết quả học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực hay
không ? giờ đây đã được kiểm chứng, nhóm thực nghiệm là lớn.
10
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động

của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 6,9 kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 5,8 độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là
0,94 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ
rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,94. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-Test ĐTB sau tác
động của hai lớp là p=0.0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai
nhóm có ý nghĩa không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc lướt để nắm thông tin. Là
một giải pháp rất tốt tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì trong quá trình vận dụng cần
lưu ý.
Dạy đọc hiểu không chỉ dừng lại ở cấp độ cú pháp, ngữ nghĩa mà phải đi xa hơn
nữa, giúp học sinh hiểu sâu hiểu nhiều hơn, thường xuyên kết hợp tốt các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết.
Khối lượng tích lũy vốn từ vựng của các em quá ít ỏi.
11
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận
Qua thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu những khó khăn và hạn chế
của học sinh lớp 12C5 và lớp 12C6 về kỹ năng đọc hiểu, đa số các em chưa nắm được thủ
thuật để rèn kỹ năng đọc hiểu như : chưa biết cách đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh,
chưa nắm bắt được chủ đề chính trong bài đọc, chưa biết cách xác định thông tin có sẵn,
cũng như chưa biết cách suy luận, liên kết thông tin. Để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho
các em, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng một số thủ thuật hướng dẫn cho các em như
cách nắm bắt chủ đề chính trong bài đọc, cách xác định thông tin có sẵn cũng như cách
suy luận, liên kết thông tin. Và sau một thời gian thực hành luyện tập lớp được chọn làm

thực nghiệm đã đạt được hiệu quả nhất định có tính thuyết phục.
Bài kiểm tra của lớp được áp dụng phương pháp: “ Rèn kỹ năng đọc lướt để nắm
thông tin” cao hơn lớp không dùng phương pháp “ Rèn kỹ năng đọc lướt để nắm thông
tin".
Với nghiên cứu trên, tôi nhận thấy các bài dạy kỹ năng đọc hiểu không khô khan
đơn điệu như nhiều đồng nghiệp và học sinh nghĩ, ngược lại đọc hiểu rất thú vị và thật sự
quan trọng không thua kém các phần khác. Với kết quả đạt được của đề tài này, tôi tiếp
tục áp dụng vào nhóm đối chứng cũng như ở các lớp khác để nâng cao việc học tập môn
Tiếng Anh của học sinh khối 12 ngày càng tốt hơn.
* Khuyến nghị
- Đối với cấp lãnh đạo :
Cần đầu tư cơ sở trang thiết bị dạy học phù hợp, ngày càng đáp ứng nhu cầu học
tiếng Anh của học sinh.
Cần phổ biến những nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hay và thiết thực, có
tính khả thi cao để triển khai rộng rãi, giúp giáo viên có điều kiện tham khảo, học tập và
vận dụng trong giảng dạy.
- Đối với giáo viên:
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có
kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Phải chuẩn bị bài giảng
kỹ, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế kế hoạch bài học hợp lí, các
12
bước lên lớp phải uyển chuyển linh hoạt, tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh với quy mô
trường để tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia, làm tăng hứng thú và đam mê môn
tiếng Anh, khuyến khích học sinh làm thêm các dạng bài tập mở rộng, đọc thêm nhiều
sách, báo.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự án Việt – Bỉ: Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm)

2. Nghiên cứu KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
3. Tài liệu hội thảo tập huấn của Sở GD - ĐT ngày 14, 15 tháng 1 năm 2013
4. Dạy và học tích cực của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà,
Nguyễn Phương Hằng, Cao Thị Đặng.
5. Sách giáo khoa, SGV Tiếng Anh lớp 12- Chương trình chuẩn- NXB Giáo dục
6. Sách chuẩn kiến thức, kỹ năng Tiếng Anh 12
7.Thiết kế bài giảng Tiếng Anh 12- Chương trình chuẩn -Trần Thị Ái Thanh – Hồ Thị
Tân Hoa- NXB Đại học quốc gia Hà Nội
8. Giới thiệu giáo án Tiếng Anh 12-Vũ Thị Lợi-NXB Hà Nội
9. Kĩ thuật dạy Tiếng Anh cho học sinh trung học- Nguyễn Quốc Hùng-NXB Giáo dục
10. Chuyên đề Tiếng Anh 12- ĐỌC HIỂU- Trương Phạm Thảo Ngân- Nguyễn Hà Đoan
Phương -NXB Giáo dục
11.Thuvientailieu.bachkim.com ; giaoan.violet.vn; giaovien.vn
14
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
LỚP THỰC NGHIỆM (12C5) LỚP ĐỐI CHỨNG (12C6)
TT Họ và tên học sinh
Điểm KT
trước TĐ
Điểm KT
sau TĐ TT Họ và tên học sinh
Điểm KT
trước TĐ
Điểm
KT
sau

1

Nguyễn Thị Ngọc Ánh
5 8 1
Phạm Nhật Bình
4 6
2
Đỗ Hoàng Quốc Bảo
4 7 2
Chung Kim Cương
4.8 6
3
Trịnh Phát Bền
5 8 3
Trần Ngô Trúc Duy
4.2 6
4
Lê Quốc Cường
4 7 4
Nguyễn Phú Đức
4 5.5
5
Châu Thanh Duy
3.8 8.5 5
Ngô Thị Thúy Hiền
4 7
6
Nguyễn Tấn Nhật Duy
5.8 9 6
Nguyễn Trầm Nhất Hùng
4.6 6
7

Ngô Quốc Dũng
4 8 7
Trịnh Thị Diễm Hương
4 5.5
8
Bùi Minh Đạt
4.5 6 8
Đặng Hoàng Khang
3.8 5.5
9
Võ Phước Đức
5 9 9
Phan Quốc Khanh
4 6
10
Lê Thị Ngọc Giàu
4.4 6 10
Nguyễn Mai Nhật Linh
3.2 7
11
Phan Thị Kim Giàu
3.2 8 11
Lê Thị Hồng Loan
5.6 8
12
Trần Công Hậu
4 7 12
Nguyễn Thị Thanh Loan
3.2 8
13

Nguyễn Tấn Lực
4 7.5 13
Nguyễn Thị Tuyết Mai
4.6 8
14
Nguyễn Thị Trúc Mai
4.8 9 14
Hồ Kim Ngân
4.2 8
15
Nguyễn Thị Xuân Mai
4 7 15
Phan Ngọc Ngân
6 6
16
Bùi Quốc Nghĩa
5 7 16
Phan Thị Kim Ngân
5 5.5
17
Lê Minh Nhân
4 6 17
Lâm Bội Ngọc
4 6
18
Phạm Thị Hạnh Như
4.8 7 18
Nguyễn Trương Bảo Ngọc
4 4.5
19

Nguyễn Thị Mỹ Oanh
4 6 19
Nguyễn Thị Trang Nhân
5 5
20
Trần Văn Phi
4.5 6 20
Nguyễn Thị Tuyết Nhi
4.8 6
21
Huỳnh Thị Mỹ Phương
6 8 21
Nguyễn Thụy Yến Nhi
4 5
22
Nguyễn Hoàng Sang
4.8 7 22
Huỳnh Tấn Phát
4.2 5.5
23
Huỳnh Phương Thanh
4 6 23
Giáp Thanh Quốc
4 4
24
Võ Minh Thư
4 6 24
Nguyễn Duy Tài
5 6
25

Phan Thị Mến Thương
4.2 6 25
Bùi Thanh Tân
4 7
26
Nguyễn Ngọc Triết
4 5 26
Nguyễn Hoàng Thành
3.4 4
27
Nguyễn Ngọc Trinh
3 7 27
Hồ Thị Duy Thảo
3.8 5
28
Nguyễn Trần Thanh Trúc
3.8 6 28
Trần Văn Thuận
4 4
29
Nguyễn Thanh Tuấn
3.4 7 29
Nguyễn Hoàng Minh Thư
4.4 5
30
Huỳnh Ngọc Tuyết
4.2 5 30
Lê Ngọc Toàn
4 5
31

Phạm Thanh Tú
4.8 7 31
Lâm Thoại Trân
4.6 5
32
Trương Thị Cẩm Tú
5 8 32
Phạm Minh Trân
4 5
33
Nguyễn Thụy Lê Vy
4.8 5 33
Bùi Ngọc Quốc Vũ
4 6
34
Trần Thị Cẩm Xuân
4 5 34
Hoàng Bích Vương
4 7.5

Giá trị trung bình
4.3470588 6.9117647
35
Nguyễn Thị Kim Xuyến
4 5

Độ lệch chuẩn
0.6551591 1.1707974

p_ trước tác động

0.4791598

p_ sau tác động
0.0001348
Giá trị trung bình
4.24 5.8429

Mức độ ảnh hưởng SMD
0.9408449
Độ lệch chuẩn
0.59171 1.1361
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
15
Unit 10 ENDANGERED SPECIES
A. READING
While you read
Sau khi đã cung cấp từ vựng và hướng dẫn HS nắm được chủ đề của bài học
(Engaging students in the topic), HS được phát phiếu làm bài, tiến hành đọc bài để điền
thông tin vào phiếu.
Handout
Read and fill in the table the missing information from the reading text.



Trong quá trình đọc lướt, GV cần lưu ý HS tập trung vào những key words, topic
sentences (ở đầu hoặc cuối đoạn văn)
Paragraph 1: endangered species, in danger of extinction, 8,300 plant species, 7,200
animal species, become extinct, identify.
Paragraph 2: primary causes: habitat destruction, commercial exploitation and
pollution; drainage, cutting of forests, urbanization dam construction, toxic chemicals,

contaminated water, increased water temperatures, verge of extinction.
Paragraph 3: a loss of biodiversiy, depend on species diversity, benefit.
Paragraph 4: conservation efforts, Red List, raise people's awareness, enact laws,
wildlife habitat reserves.
Sau khi đọc qua một lần, HS nhìn lại handout và đọc lại để lấy thông tin điền vào
phiếu.
GV gợi ý cho HS: paragraph 2- liệt kê lại causes.
Tương tự như thế, paragraph 3- consequences, paragraph 4- solutions
HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi theo cặp
HS ghi lại bài làm của mình lên bảng
16
Endangered
Species
Causes Consequences
Solutions
GV kiểm tra trước lớp





Unit 11 BOOKS
A. READING
While you read
HS đọc lướt bài sau khi nghe bài khóa
GV gợi ý HS nên tập trung vào key words, topic sentences, main ideas.
Paragraph 1: xác định câu chủ đề, rút ra 3 cách đọc sách, đồng thời chú ý những cụm
từ "read bits here and there", tasting.
Paragraph 2: swallowing
Paragraph 3: reading slowly and carefully, chew and digest

Paragraph 4: tìm ý chính của đoạn: "advantages of television over books" và
"advantages of books over television"
GV có thể thêm vài câu hỏi để HS có thể vận dụng từ vào ngữ cảnh và kiểm tra mức
độ hiểu bài sau khi các em đã đọc lướt hay biết cách tìm thấy thông tin.
1. How many ways of reading are there? What are they?
HS: đọc lướt lại bài và tìm thấy câu trả lời nằm ở những câu topic sentence.
- 3 ways : - read bits here and there: tasting
- read all at a time: swallowing
17
Endangered
Species
Causes
-habitat destruction
-commercial exploitation
-pollution
Consequences
-loss of biodiversity
-having a serious impact on the
ability of remaining species
Solutions
- introducing the Red List to raise people's
awareness of conservation needs
- enacting laws to protect wildlife from
commercial trade and overhunting
- developing wildlife habitat reserves
- read slowly and carefully: chew and digest
2. In what case do you often swallow a book?
HS: When we find such a good book that we can't put it down
3. Can we chew and digest all kinds of books?
HS: tập trung vào đoạn 3 để trả lời.

Sau khi đã dùng kỹ năng đọc lướt để nắm được thông tin bài đọc, HS lúc này có
thể làm các Task trong sách giáo khoa với sự hướng dẫn của GV.


PHỤ LỤC 3:
BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
18
Class: 12C…
Name: …………….

I. Match each of the titles (A-F) with the appropriate news (1-6)
A. Wildlife Experts Find Tracks of Race Rhinos
B. Traders hand Over Rare Animal Skins
C. New Dinosaur Species Found in South Brazil
D. New Dino Species Had Big Mouth
E. Large Dinosaur Species Discovered in Brazil
F. Reseacher Missing After Shark Attack

1. Scientists have found well-preserved fossils of a new dinosaur species that lived 225
million years ago in Southern Brazil. The new dinosaur, named Unaysaurus, was
relatively small, about 8 feet, walked on its hind feet, as did most early dinosaurs, and was
herbivorous.
2. An expedition found evidence of at least 13 Sumatran rhinos deep in the jungles of
northern Borneo, giving hope to conservationists that a species thought to be nearly
extinct could flourish.
3. A marine researcher was missing and presumed dead after a shark attack off a beach
near the southern Australian city of Adelaide. Police found the missing diver's oxygen
tank and buoyancy vest. His identity was not released, and the type of shark was not
specified.
4. Utah scientists have found a 75-million-year-old skull and other fossil remains of a

new species of duck-billed dinosaur that possessed massive jaws, containing 800 teeth.
5. Businessmen in Kashmir handed over truckloads of animal skins and fur garments to
wildlife officials. The skins belonged to tigers, leopards, snow leopards and other rare
animals. More than 200 traders are expected to hand over more than 800,000 skins and fur
garments.
6. Brazilian paleontologists have discovered a new giant dinosaur species, a herbivorous
reptile that lived 80 million years ago. It was about 40 feet long and weighed about 9 tons.
It had a large body and a long tail and neck with a relatively small head. Some of the
bones had teeth marks on them, which led scientists to believe that the specimen was
devoured by carnivorous dinosaurs after its death.
19

II. Rearrange the following sentences into a logical passage
1. He meets many people who are travelling along the same road, but nobody knows
where the treasure is hidden.
2. Its success helped Paulo Coelho, whose other books include The Fifth Mountain and
The Valkyries, to become the best-selling Brazilian author who has ever lived.
3. The Alchemist by the Brazilian author Paulo Coelho is a story about following your
dream.
4. Finally, the time comes when Santiago realised that the treasure which he has been
looking for can only be found within himself.
5. It's about a shepherd boy named Santiago, who travels from his home in Spain to
Egypt hoping to find some treasure which is buried near the Pyramids.
6. This powerful tale, which has been translated into 6 languages, has sold over 30
millions copies worldwide.
7. However, Santiago eventually meets the famous Alchemist, the only man alive who
can turn lead into gold.
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I.
1-C 2-A 3-F 4-E 5-B 6-D

II.
3___5___1___7___4___6___2
PHỤ LỤC 4
ĐĨA CD-Công cụ tính toán
20
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM
ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2014-2015
21
1. Tên đề tài:
Rèn kỹ năng đọc lướt môn Tiếng Anh qua tiết Reading - Phần While để học sinh
hiểu đươc nội dung chính bài đọc nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 12C5.
2.Người thực hiện:
TT Họ và Tên
Cơ quan
công tác
Trình độ
Chuyên
môn
Môn học
phụ trách
Nhiệm vụ
trong nhóm
nghiên cứu
1 Đỗ Huỳnh Tuyết Mai
Trường THPT
Nguyễn Trung
Trực
Đại học Tiếng
Anh
3. Họ tên người đánh giá 1:…………… Đơn vị công tác :……………….

Họ tên người đánh giá 2……………… Đơn vị công tác: …… ………
4. Ngày họp thống nhất : …………………………………
5. Địa điểm họp:
6. Ý kiến đánh giá :


Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối
đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
1. Tên đề tài
Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và giải pháp tác động và tính
khả thi
10
2. Hiện trạng
- Mô tả được hiện trạng chủ đề, hoạt động đang được thực
hiện;
- Xác định, liệt kê các nguyên nhân gây ra hiện trạng;
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết hiện trạng.
12
3. Giải pháp thay thế
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế;
- Giải pháp khả thi và hiệu quả (tính thiết thực của giải pháp);
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
13
22

Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối
đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu
- Trình bày được rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu
hỏi;
- Xác định được giả thiết nghiên cứu.
- Xác định khách thể nghiên cứu, mô tả rõ ràng (đối tượng
học sinh tham gia nghiên cứu);
- Xác định được đối tượng nghiên cứu (mô tả rõ ràng giải
pháp thực hiện).
6
5. Thiết kế, quy trình nghiên cứu
- Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu;
- Mô tả các hoạt động NC được thực hiện đảm bảo tính logic,
khoa học.
4
6. Đo lường
- Xây dựng công cụ và thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu;
- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
- Cách kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị
10
7. Phân tích kết quả và bàn luận
- Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế;

- Mô tả dữ liệu đã được xử lý bằng bảng và biểu đồ, tập trung
trả lời cho các vấn đề nghiên cứu;
- Nhận xét về các chỉ số phân tích dữ liệu theo các bảng tham
chiếu. (Ttset, Khi bình phương, ES, Person )
10
8. Kết quả,
- Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ
ràng, có tính thuyết phục;
- Những đóng góp của đề tài mang lại hiểu biết mới về thực
trạng, nguyên nhân, giải pháp thay thế hiệu quả, lâu dài.
- Khả năng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế.
10
9. Minh chứng cho đề tài nghiên cứu
Kế hoạch bài học, bảng điểm, thang đo, kế hoạch nghiên cứu
15
23
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối
đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
(đề kiểm tra, đáp án, thang đo), đĩa CD dữ liệu.
10. Trình bày báo cáo
Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc,
hình thức đẹp.
10
Tổng cộng 100

Ghi chú:
- Đề tài xếp loại A: từ 80 đến 100 điểm.
- Đề tài xếp loại B: từ 65 đến 79 điểm.
- Đề tài xếp loại C: từ 50 đến 64 điểm.
- Đề tài xếp loại D: dưới 50 điểm.
Đề tài có tiêu chí đánh giá bị không điểm thì sau khi cộng điểm xếp loại, đề tài bị
hạ một mức.
7. Kết quả xếp loại đề tài: …………………………
Ngày tháng năm 201
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM
ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2014-2015
1. Tên đề tài:
Rèn kỹ năng đọc lướt môn Tiếng Anh qua tiết Reading - Phần While để học sinh
hiểu đươc nội dung chính bài đọc nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 12C5.
2.Người thực hiện:
24
Người đánh giá thứ nhất Người đánh giá thứ hai
TT Họ và Tên
Cơ quan
công tác
Trình độ
Chuyên
môn
Môn học
phụ trách
Nhiệm vụ
trong nhóm
nghiên cứu
1 Đỗ Huỳnh Tuyết Mai
Trường THPT

Nguyễn Trung
Trực
Đại học Tiếng
Anh
3. Họ tên người đánh giá 1:…………… Đơn vị công tác :……………….
Họ tên người đánh giá 2……………… Đơn vị công tác: …… ………
4. Ngày họp thống nhất : …………………………………
5. Địa điểm họp:
6. Ý kiến đánh giá :


Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối
đa
Điểm
đánh
giá
Nhận xét
1. Tên đề tài
Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và giải pháp tác động và tính
khả thi
10
2. Hiện trạng
- Mô tả được hiện trạng chủ đề, hoạt động đang được thực
hiện;
- Xác định, liệt kê các nguyên nhân gây ra hiện trạng;
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết hiện trạng.
12
3. Giải pháp thay thế

- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế;
- Giải pháp khả thi và hiệu quả (tính thiết thực của giải pháp);
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
13
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu
- Trình bày được rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu
hỏi;
- Xác định được giả thiết nghiên cứu.
- Xác định khách thể nghiên cứu, mô tả rõ ràng (đối tượng
6
25

×