Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

thảo luận Môn Lịch sử nhà nước và pháp luật trình bày những đặc trưng cơ bản của Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.19 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
Môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật

Nhóm

:7

Lớp

: 1402BLAW2411

Giáo viên hướng dẫn

: Phạm Minh Quốc


Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỂM
HS tự
đánh giá



61

Nguyễn Thị Thùy Linh

62

Võ Thị Khánh Linh

63

Vũ Thị Diệu Linh

64

Phan Thị Loan

65

Đỗ Hoàng Long

66

Bùi Thảo Ly

67

Lý Hoàng Hương Ly

67


Nguyễn Thị Khánh Ly

69

Vũ Thị Khánh Ly

Thư kí

70

Bùi Việt Hà Mi

Nhóm trưởng

2

2

GV
đánh giá

CHỮ KÍ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*-----*-----*
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Học phần: Lịch sử nhà nước và pháp luật

Nhóm: 7 (1402BLAW2411)
I.

Thành phần tham gia: 10/10 thành viên.

II.

Nội dung

Họp nhóm lần 1.
-

Thời gian: Từ 12h đến 12h30 ngày 01 tháng 06 năm 2014
Địa điểm: Mạng xã hội facebook
Nội dung thảo luận:
Phân cơng nhóm trưởng, thư kí.

Cả nhóm tập trung thống nhất làm rõ nội dung, phân cơng cơng việc cho từng
thành viên trong nhóm.
Bùi Việt Hà Mi (Nhóm Trưởng)
Nguyễn Thị Khánh Ly

Câu 1

Nguyễn Thị Diệu Linh

Câu 2

Nguyễn Thùy Linh


Câu 2

Bùi Thảo Ly

Câu 3

Võ Khánh Linh

Câu 3

Vũ Thị Khánh Ly (Thư Kí)

Câu 4

Phan Thị Loan

Câu 4

Lý Hoàng Hương Ly

Câu 5

Đỗ Hoàng Long

3

Câu 1

Câu 5


3




Mỗi bạn làm một bài, sau đó gửi cho nhóm trưởng, thời hạn nộp là ngày

02/06/2014.
• Nhóm trưởng tổng kết bài của các thành viên thành một bài hồn chỉnh.
• Cả nhóm đã đồng ý với sự sắp xếp trên.

Thư kí

Nhóm trưởng

Vũ Thị Khánh Ly

4

Bùi Việt Hà Mi

4


Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của Bộ luật Hammurabi
ở Lưỡng Hà cổ đại luật và quan điểm của anh (chị) về những đặc trưng trên.
Nền kinh tế của Lưỡng Hà phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy,
kinh tế hàng hố phát triển, dẫn đến nhu cầu cần phải có quy định để giải quyết các
tranh chấp trong quan hệ dân sự. Người Lưỡng Hà phát hiện chữ viết (văn tự) từ rất
sớm (giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước CN). Tiền lệ pháp, tập quán pháp đã được sử dụng

rất rộng rãi trước khi Bộ luật này ra đời.
Về mặt nguồn gốc: Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển
hố nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người
Amơrít. Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp,
khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc
mà thi hành. Bộ luật Hammurabi là Bộ tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282
điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và
kết luận. Đây là một bộ luật tổng hợp, được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm
các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều
chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu,
Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để
làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ
trừng trị tất cả những ai xem thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức
sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được
“thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng.
Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật: được hiện rõ ngay từ
mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật:“Vì hạnh phúc của loài
người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương
quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo
pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần
Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Về kĩ thuật lập pháp, tuy
không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm các
điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ
xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hơn nhân gia
đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng …
5

5



Về mức độ điều chỉnh: mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất
của các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan
của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp
luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều
chỉnh cụ thể, chi tiết.
Về mặt hình thức pháp lý: đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới
dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có
chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự,
hình sự, hơn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy khơng có sự tách rời giữa các lĩnh vực.
Các quy phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương
Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài.
a. Về dân sự

Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các quy định về dân sự.
Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng, vì đây là quan hệ phổ biến ở xã
hội Lưỡng Hà cổ đại, có nhiều quy định khơng những tiến bộ về nội dung, mà còn chặt
chẽ về kĩ thuật lập pháp.


Về chế định hợp đồng, Luật quy định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng
mua bán: Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự, Thứ hai, tài sản phải có giá
trị sử dụng, Thứ ba, phải có người làm chứng. Bộ luật cũng quy định các điều
khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3
– 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhận 2/3 số sản phẩm thu
hoạch. Điểm tiến bộ hơn nữa là luật đã quy định mức lãi suất đối với hợp đồng



vay nợ. Cụ thể luật quy định mức lãi suất đối với tiền là 1/5, vay thóc là 1/3.
Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa kế

theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật: Nếu người cho
thừa kế khơng để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những người có
quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu tài sản tập trung ở dịng
họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung
của gia đình. Đó là cách thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc: Bộ luật
đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không
được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và

6

6


lỗi không nghiêm trọng. Con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang
nhau.
b. Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Theo xu hướng củng cố địa vị của người chồng, người cha nên trách nhiệm và
nghĩa vụ thuộc về người vợ và con cái. Nếu khơng có con, người chồng có quyền ly dị,
bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân
tình của vợ ném xuống sơng cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ
có quyền ly dị mà thơi. Điểm tiến bộ là đã có quy định kết hơn phải có giấy tờ, ở mức
độ nào đó có quy định bảo vệ người phụ nữ (người vợ có quyền ly hơn khi người
chồng đi khỏi nhà khơng có lý do, chồng có quan hệ ngoại tình hay vu cáo vợ ngoại
tình). Có một quy định rất nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: ”Người
chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.”
c. Về hình sự

Lĩnh vực Hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng.
Một ngun tắc xuyên suốt và thể hiện rõ trong Bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi, địa vị của người chồng, người cha trong gia đình. Thí dụ, nếu khơng có con, người

chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng
có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt
được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thơi. Điều 129 quy định : "Nếu vợ của
dân tự do ngủ với người đàn ơng khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và
ném xuống sơng" Tàn dư của xã hội nguyên thuỷ rất rõ là ngun tắc trả thù ngang
bằng, thậm chí cịn cho phép trừng trị cả những người không liên quan đến tội phạm.
Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm
pháp lí, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm. Thí dụ, Điều 38 quy định: "Nếu thợ xây nhà mà xây không đảm bảo, nhà đổ,
chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc Điều 39: "Nếu nhà đổ, con của người chủ
nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo". Bằng phương pháp thống kê,
tác giả thấy trong Luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Thường là
các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh, chém v.v…Tính chất tương xứng
trong trách nhiệm pháp lý nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị đối nhân hoặc đối vật,
mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi phạm hoàn lương. Bên
7

7


cạnh đó, Bộ luật cịn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành viên công xã đối với nhà
nước; quy định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những kẻ xâm phạm
quyền sở hữu của nhà vua, chủ nô; trừng phạt người quản gia làm thất thoát tài sản của
chủ bị ném cho dã thú xé xác; lấy cắp gia cầm hoặc các đồ dùng khác của chủ sẽ bị
phạt từ 10 đến 30 lần giá trị thứ lấy cắp. Nếu không nộp được phạt, kẻ lấy cắp sẽ bị
giết. Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vơ ý
và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người
chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ khơng bị tử hình, chỉ bị phạt tiền.
d. Về tố tụng


Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều quy định về thủ tục bắt
giữ, giam cầm, qui định những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải
coi trọng chứng cứ, phán quyết phải được thi hành nghiêm minh… Có hai quy định rất
đặc thù về tố tụng của Bộ luật này: Thứ nhất, quy định về trách nhiệm của thẩm phán.
”Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện
lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt
mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời
khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa.
Quy định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử như quy định trên trong một
xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc quả thật là một sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, thời
kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của
thẩm phán. Sử sách đã ca ngợi rằng ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tơn luật pháp
và thói quen cầu viện cơng lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây.
Thứ hai, về hình thức xét xử Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi
đến một dịng sơng và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn
sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu dịng sơng chứng minh rằng bị đơn là
khơng có tội, tức là anh ta cịn sống sót, thì ngun đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở
hữu nhà của nguyên đơn.
Có một thực tế là người cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích
các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng có được
chứng cứ xác thực khi khoa học chưa phát triển, nên ta thấy cách thức xử lý có vẻ như
bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu, dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên
8

8


trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng
đấng tối cao đã sáng tạo mn lồi, sáng tạo nên nhà nước và luật pháp nên họ chấp
nhận điều đó, và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất, thần thánh mới là

người cho họ biết thế nào nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không
công bằng. Phần kết luận, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật và tuyên
bố sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm Bộ luật này: “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ
yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên
án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thịi được trình bày lẽ phải…
Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người
nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”.
Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những
thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho
đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế
thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật
khơng chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú,
qúy giá để nghiên cứu nền văn hoá Babilon – Lưỡng Hà cổ đại. Vượt ra khỏi hạn chế
về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều quy phạm của Bộ luật dù ở dạng
thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn,
đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và
qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không
khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định
ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và
phát triển.

Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở thành
9

9


bang Aten và quan điểm của anh (chị) về tính dân chủ của nhà nước đó.
a. Tổ chức bộ máy nhà nước ở thành bang Aten


Hội nghị cơng dân: Tính chất cộng hoà của nhà nước này thể hiện rõ nhất ở tổ
chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Hội nghị công dân. Về
tổ chức, thành phần của hội nghị công dân theo qui định của luật năm 451 TCN, những
công dân được tham gia Hội nghị này phải là những công dân tự do Aten, là nam giới,
đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha mẹ là người Aten. Về thẩm quyền, Hội nghị cơng dân có
quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước như vấn đề chiến tranh, hoà bình;
vấn đề xây dựng hay thơng qua các đạo luật; giám sát các cơ quan nhà nước khác.
Ngoài ra Hội nghị cơng dân cịn có quyền bầu ra các quan chức nhà nước, xét duyệt
cơng việc quan trọng của Tồ án, có quyền cung cấp lương thực cho thành phố.
Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình thức bỏ
phiếu. Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn. Sau cải cách Clixten thì đây còn
là cơ quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền quản lí về tài chính.
Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị công dân. Về
chức năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính sách đối ngoại nhưng
chịu sự kiểm sát của Hội nghị công dân, nhưng khơng được hưởng lương.
Tồ bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà nước. Thành
phần tham dự tồ bồi thẩm rất đơng. Dưới thời Pêriclét, có tới 6000 thẩm phán, họ
được bầu hàng năm ở Hội nghi cơng dân bằng hình thức bỏ phiếu. Nhà nước Aten
khơng có Viện cơng tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện - tức là tự khởi tố hoặc là
tự bào chữa cho mình. Trong phiên toà sau khi đã nghe hai bên đối chất toà họp kín để
quyết định bản án.
b. Nhận xét chung về tính chất dân chủ của nhà nước cộng hồ dân chủ chủ

nô Aten
Thành quả rõ nét nhất của nhà nước Aten chính là xây dựng được một nhà nước
dân chủ chủ nô đầu tiên trong lịch sử nhân loại, là nhà nước đầu tiên khai sinh ra hình
thức DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, khai sinh ra hình thức chính thể Cộng hoà. Một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến nhà nước Aten có thể phát triển và đạt đến trình
độ văn minh cao ở thời cổ đại là do nhà nước này đã liên tục có các cuộc cải cách rất

tồn diện từ kinh tế, chính trị, đến văn hố - xã hội.
10

10




Ngay từ cuộc cải cách của Xô lông, xu hướng chung của các cuộc cải cách là
tước bỏ bớt đặc quyền kinh tế và quyền lợi chính trị của quí tộc. Trong ba cuộc
cải cách thì cải cách của Xơ lông đã đưa ra bước đột phá về kinh tế, đây chính
là nền móng cơ bản nhất để kinh tế công thương nghiệp phát triển, là cơ sở hạ
tầng vững chắc, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách về các lĩnh vực chính trị -

xã hội của Clít-xten và Pêriclét sau này.
• Việc phân chia đẳng cấp đã tạo điều kiện cho tầng lớp nông dân và thợ thủ cơng
ngày càng đơng đảo, khơng những thế nó cịn tạo điều kiện để củng cố, nâng
cao địa vị về kinh tế của quý tộc chủ nô mới, tạo điều kiện kích thích cơng
thương nghiệp phát triển.
• Thường dân cũng được tham gia vào sinh hoạt chính trị của nhà nước khi thoả
mãn ba điều kiện: là công dân tự do cha và mẹ đều là người Aten, nam giới và
đủ 18 tuổi. Đây là một quy định đặc biệt tiến bộ đối với một nhà nước thời kỳ
cổ đại.
• Hội nghị cơng dân có thực quyền. Đặc biệt hội nghị cơng dân có nhiều quyền
mà khơng một thiết chế nào trong bộ máy nhà nước có được đó là:
+ Quyết định vấn đề chiến tranh, hồ bình.
+ Xây dựng hay thơng qua các đạo luật.
+ Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác
+ Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt cơng việc quan trọng của Tồ án, có
quyền cung cấp lương thực cho thành phố, có thực quyền rất lớn.



Luật bỏ phiếu bằng vỏ sị để chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài là một quy
định khá đặc thù, mặc dù cịn có hạn chế song phần nào đã khẳng định khát
vọng dân chủ, không chỉ ở người dân mà ở cả những nhà cải cách, những người

thuộc tầng lớp q tộc chủ nơ mới.
• Sản phẩm của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại nói chung và nhà nước Cộng
hịa dân chủ chủ nơ Aten nói riêng đã đưa Hy Lạp phát triển rực rỡ trở thành
đỉnh cao của nền văn minh cổ đại trên nhiều phương diện như văn học (nhiều
thể loại thần thoại, thơ ca ra đời); sử học (với những tên tuổi như Hêrơđốt,
Tuxiđít); khoa học tự nhiên (với những tên tuổi như Talét, Pitago, Acsimét,
ơclít…), Y học (Hyppơcrát). Triết học (Platơng, Xơcrat, Arixtốt…).
Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế, trước hết ta
11

11


thấy số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là nơ lệ và
kiều dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do (365.000 nô lệ và 45.000
kiều dân trên tổng số 90.000 dân tự do). Như vậy những người là lực lượng lao động
chủ yếu trong xã hội khơng có quyền công dân. Hơn nữa trong số 90.000 dân tự do, có
khơng q 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 u cầu: nam giới, 18 tuổi, cha mẹ là người
Aten. Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc nam giới 18 tuổi nhưng cha mẹ là
kiều dân thì cũng khơng được tham gia vào đời sống chính trị. Con số cao nhất của
Hội nghị cơng dân ước tính là khoảng 6000 người, lại tập trung ở thủ đô của Aten, do
vậy không phải tất cả những người đủ điều kiện ở những nơi khác có thể tham gia.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá sự tiến bộ của pháp luật tư sản so với
pháp luật phong kiến

Trong thế giới luôn luôn vận động và phát triển, mọi sự vật hiện tượng không
ngừng được sinh ra, phát triển, rồi bị thay thế bằng các sự vật, hiện tượng khác. Và có
thể nói rằng, mọi quá trình vận động và phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống đều diễn ra thông qua quy luật phủ định của phủ định, cái mới ra đời kế thừa và
tiến bộ hơn cái cũ. Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ cho quy luật đó. Thực tế
khi mà kiểu nhà nước phong kiến không còn đủ sức chống lại các cuộc cách mạng xã
hội nữa, buộc nó phải mất đi, nhường quyền thống trị cho kiểu nhà nước tư sản. Cũng
giống như nhà nước tư sản, pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng,
là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản. So với kiểu
pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản tiến bộ hơn rất nhiều và được coi là một trong
những thành tựu đánh dấu sự phát triển của lịch sử nhân loại.
1. Khái niệm cơ bản
Pháp luật: là khuôn mẫu, là hệ thống những nguyên tắc xử sự chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhân, đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí
và bảo vệ lợi ích của giai cấp thớng trị.
2. Cơ sở lí luận
Pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến là sự thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp
thống trị, là những kiểu pháp luật bóc lột. Chúng là những kiểu pháp luật được xây
dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liêu sản xuất duy trì và bảo vệ sự thống trị về
chính trị, kinh tế, của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản. Trong tuyên ngôn Đảng
12

12


cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ “pháp luật các ông chỉ là ý chí của giai cấp các
ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất
các ông quyết định”. Tuy nhiên, so với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều
điểm tiến bộ cả về nội dung lẫn hình thức.
a. Xét về mặt nội dung


Pháp luật tư sản có những điểm tiến bộ hơn pháp luật phong kiến.
Thứ nhất: Pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc phân chia quyền lực trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cùng với sự hình thành chế độ tư bản,
nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của
chủ nghĩa lập hiến tư sản. Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") với
quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia
thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện
thực hiện; quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án tối cao
thực hiện. Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau
theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” để không có cá nhân nào nắm hết mọi quyền lực,
tạo sự cân bằng giữa các quyền, đảm bảo cho những mối liên hệ cần thiết giữa các
quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách biệt có thể cộng tác với nhau
phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Chẳng hạn: Hiến pháp của Hợp chủng quốc
Hoa Kì đã quy định tại khoản 1 điều 1 là: “Mọi quyền hành lập pháp sẽ được trao cho
một Quốc hội của Hợp chủng quốc gồm một thượng nghị viện và một hạ nghị viện”.
Trong khoản 1 điều 2 quy định: “Quyền hành pháp được trao cho một tổng thống
nhiệm kì bốn năm”. Còn tại khoản 1 điều 3 viết: “quyền tư pháp được trao cho một tối
cao pháp viện và cho những viện hạ cấp nào mà Quốc hội sẽ có thể đôi khi, quyết định
hoặc triệu tập”. Trong khi đó ở nhà nước phong kiến tất cả các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua - người có quyền lực tối cao. Vì tất cả
quyền lực đều do nhà vua nắm giữ nên dễ dẫn tới tình trạng độc đoán, chuyên quyền,
lạm quyền cho nên không có dân chủ trong nhà nước do đó cũng không thể có dân chủ
ngoài xã hội. Vua là “thiên tử” và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp
luật, thậm chí có quyền đứng trên pháp luật. Vua có thể bắt mọi thần dân của mình
phải tuân theo ý chí của mình, gây nên sự thiếu dân chủ.
Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, pháp luật tư sản công khai ghi
13

13



nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của các cá nhân trong xã hội tư bản chủ
nghĩa. Ở pháp luật phong kiến quyền con người không được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật, cũng khơng có các khái niệm, quy định nào nói về quyền cơ bản của
con người. Trong xã hội phong kiến người dân được gọi là thần dân, quan hệ giữa nhà
nước phong kiến với thần dân có những đặc điểm nhất định, là người tự do, được giải
phóng về thân thể khỏi địa chủ nhưng vẫn bị lệ thuộc về nhiều mặt: chính trị, tư tưởng
và đặc biệt là kinh tế. Đó là mối quan hệ giữa bộ máy chuyên chính của giai cấp địa
chủ với nhân dân lao động đã bị phân chia thành đẳng cấp, thứ bậc mà mỗi đẳng cấp
có vị thế và những đặc quyền khác nhau. Vì thế nên khơng có sự bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ giữa thần dân với nhà nước phong kiến, và đó cũng là lí do
để giải thích cho câu hỏi: “Tại sao pháp luật phong kiến không ghi nhận những quyền
cơ bản của con người và đảm bảo để họ có thể thực hiện những quyền đó?”. Đối với
pháp luật tư sản, khái niệm “công dân” được nhà nước tư sản đưa vào trong đạo luật
cơ bản của mình, có thể khẳng định rằng đây là điểm tiến bộ hơn và thể hiện tính nhân
đạo hơn so với pháp luật phong kiến. Người dân trong xã hội được chuyển từ thần dân
thành cơng dân, bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực đồng thời cũng được pháp luật
quy định trong các văn bản pháp luật, các bản hiến pháp đầu tiên như nước Mĩ,
Pháp… Tại Luật công pháp Đức, chế định về các quyền cơ bản của công dân được bảo
vệ rất chặt chẽ. Trong đó danh mục các quyền cơ bản của công dân được lập theo một
nguyên tắc cơ bản, đó là yêu cầu phải bảo vệ phẩm tước của con người, mọi quyền cơ
bản đều được quy định trên cơ sở nguyên tắc này. Do đó trong pháp luật tư sản, xây
dựng xã hội cơng dân mà ở đó con người bình đẳng, ngang quyền về mặt pháp lí, mọi
cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực
hiện. Nhưng cũng nhấn mạnh rằng sự tự do, bình đẳng ở đây là về mặt pháp lí tức là
cịn mang nặng tính hình thức, khơng dân chủ, bình đẳng thật sự và triệt để. Tuy nhiên
nó vẫn được ghi nhận và bởi thế nó thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong
kiến. Khi quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật tư sản thì
mỗi cá nhân có mối quan hệ pháp lí ràng buộc với một nhà nước tư sản nhất định (tức

là mang quốc tịch của nước đó) thì được nhà nước thừa nhận là cơng dân của nước
mình được hưởng quyền công dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân với đất
nước. Nhà nước yêu cầu công dân nước mình thực hiện những quyền đúng đắn và thực
14

14


hiện đầy đủ nghĩa vụ đồng thời nhà nước đảm bảo các quyền lợi cơ bản của công dân.
Trên cơ sở đó nhà nước tư sản lập ra các chế định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân” trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự,… dù nhiều trường
hợp vẫn mang tính hình thức nhưng nó cũng đã thể hiện được sự tiến bộ so với pháp
luật phong kiến.
Thứ ba, pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực
dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Chế định hợp đồng đã trở thành một trong
những chế định cơ bản của pháp luật tư sản. Pháp luật tư sản không những giải phóng sức
lao động con người mà còn giải phóng chính thân phận con người thoát khỏi sự lệ thuộc tồn
tại. Từ đây mọi cá nhân đều có quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận theo nguyên tắc bình
đẳng giữa hai bên trong các quan hệ giao dịch.Còn trong xã hội phong kiến, phần nào đã coi
nông dân là con người nhưng nó công khai thừa nhận và bảo vệ sự bất bình đẳng giữa các
giai cấp trong xã hội, trong mọi lĩnh vực. Ví dụ: ở xã hội phong kiến người có địa vị càng
cao thì nắm trong tay địa vị và ruộng đất. Nông dân không có ruộng đất vì vậy họ bị trói
buộc vào ruộng đất mà địa chủ giao cho, và bị bắt giao cho địa chủ gần hết sản phẩm làm
ra, người dân phải chịu sự bóc lột đó nếu không họ sẽ chết đói. Còn đối với nhà nước tư sản
thì pháp luật tư sản đã thừa nhận nguyên tắc tự do hợp đồng: đó là sự thỏa thuận, theo đó
một hay nhiều bên có nghĩa vụ với một hay nhiều bên khác chuyển giao một vật, thực hiện
hay không thực hiện một việc nào đó, nguyên tắc đó dựa trên sự bình đẳng giữa các chủ thể
và đảm bảo lợi ích của từng bên, như bộ luật hiện hành của Pháp: hợp đồng song vụ điều
1102, hợp đồng ngang giá điều 1104, hợp đồng có đền bù điều 1106.
Thứ tư của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến là đã ghi nhận, bảo đảm thực hiện

các nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của nhà nước tư sản, của các tổ chức chính trị xã
hội và trong hoạt động của công dân. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm pháp chế
nhưng chúng ta có thể hiểu pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tông trọng và thực hiện pháp
luật một cách nghiêm chỉnh, tự giác, triệt để và chính xác. Pháp chế tư sản được pháp luật
tư sản ghi nhận là một nguyên tắc pháp lý, với những nội dung cơ bản:
- Triệt để tôn trọng hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp tư sản.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật;
quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lực độc lập với nhau nhưng có thể kiềm
15

15


chế và đối trọng lẫn nhau.
- Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác đều thành lập và hoạt động theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Mọi cá nhân trong xã hội đều tôn trọng và thực hiện hiến pháp một cách tự giác, đầy
đủ, nghiêm chỉnh, chính xác.
Với những nội dung trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Pháp luật phong kiến
không ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong tổ chức, hoạt động của nhà
nước phong kiến và đời sống xã hội. Thật vậy, trong nhà nước phong kiến cực quyền pháp
luật chỉ dành cho nhà vua, người có quyền hành tuyệt đối và trong xã hội chỉ tồn tại một
nền chính trị hà khắc tùy tiện bất chấp cả pháp luật. Với bản chất như vậy pháp luật không
thể ghi nhận nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc đòi hỏi sự bình đẳng, tự do, dân chủ.
Pháp chế tư sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện đã góp phần đấu tranh chống lại chế
độ đặc quyền, đặc lợi. Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc này còn thể hiện sự bình đẳng,
dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Với những ý nghĩa này, có thể khẳng định
rằng việc ghi nhận và đảm bảo nguyên tắc pháp lí là điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so
với pháp luật phong kiến.

Thứ năm, đặc điểm nổi bật nhất của pháp luật tư sản cho thấy sự tiến bộ vượt trội so với
pháp luât phong kiến là sự ra đời của hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực
pháp lí cao nhất, là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật. Dựa vào hiến pháp, hệ thống
pháp luật tư sản trở nên thống nhất, hoàn thiện hơn thể hiện đầy đủ ý chí của giai cấp tư sản.
Ngược lại, pháp luật phong kiến không có hiến pháp làm nền tảng nên tản mạn, thiếu thống
nhất, chủ yếu dựa vào chiếu chỉ do vua ban, mang tính chung chung, không có sự tách biệt
giữa các ngành luật. Do đó, hệ thống pháp luật thiếu phong phú, đa dạng, chuyên quyền,
độc đoán. Rõ ràng việc ra đời của Hiến pháp đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình xây
dựng hệ thống pháp luật.
b.

Xét về mặt hình thức biểu hiện

Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp
luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình
nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ
biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ,
khẩu lệnh… của nhà vua. Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự
16

16


kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo
đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản không cho rằng việc
dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị.
3. Nguyên nhân
Thứ nhất, pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế
thừa phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước để có thể thích ứng
và tồn tại trong xã hội mới.

Thứ hai, ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể
hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán. Trong khi đó, ở nhà nước tư
sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vì thế pháp luật tư sản
thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến.
Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập
pháp. Kể từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định quyền tự do
của công dân, mà trước đây trong xã hội phong kiến chưa bao giờ giám nghĩ đến.
Pháp luật tư sản vẫn không tránh khỏi những hạn chế, những không thể phủ nhận những
gì mà pháp luật tư sản mang đến cho loài người chúng ta. Vì vậy, trong xã hội hiện đại và
phát triển như ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những mặt tích cực, loại trừ những
mặt yếu, góp phần làm nên một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn.
Câu 4: Anh (chị) hãy chứng minh pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật
Nho giáo
1.Đôi nét về Trung Quốc
Trung Quốc là một trong bốn nền văn minh lớn của phương đơng có ảnh hưởng rất lớn
tới nước ta. Đây là một chính thể qn chủ chun chế điển hình ở Phương Đơng.
Trong suốt q trình tồn tại và phát triển của mình, nhà nước phong kiến Trung Quốc
ln sử dụng tư tưởng Nho giáo làm tư tưởng thống trị.
2. Khái quát về Nho giáo


Là học thuyết do Khổng Tử khởi xướng vào thời Xuân Thu và được bổ sung và
phát triển ở các giai đoạn sau đó. Tư tưởng cơ bản của Nho giáo là tạo ra một
thể chế xã hội ổn định trong trật tự gia đình, nhà nước.; coi việc bảo đảm lợi ích
của giai cấp thống trị là mục tiêu cơ bản.

17

17





Phương pháp giải quyết các mối quan hệ trong xã hội của nho giáo là tuân theo
một cách vô điều kiện. Người trẻ tuổi phải phục tùng người lớn tuổi, người
dưới phải phục tùng người trên và người không phải người Trung Quốc thì phải

phục tùng người Trung Quốc.
• Tam cương là nền tảng giáo lý của Nho giáo. Về mặt chính trị thực chất là mối
quan hệ vua-tơi, cha-con, chồng-vợ nhằm mục đich củng có trật tự đẳng cấp
phong kiến mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng.
• Mục tiêu của giáo lý Nho giáo là xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế
lớn mạnh và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
3. Pháp luật Trung Quốc là pháp luật Nho giáo.
Được thể hiện trên hai nội dung đó là pháp luật phong kiến Trung Quốc có sự két hợp
giữa lễ và hành; pháp luật phong kiến Trung Quốc có sự phối hợp giữa đức trị và pháp
trị. Nội dung cụ thể như sau:



Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Hình là hình phạt, biểu hiên của các chế tài pháp luật.
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người đã được hệ thống theo một chuẩn mực
nhất định. Lễ là nội dung quan trọng của Nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập
và củng cố các mối quan hệ đã nêu trên của tam cương.

Vì hệ tư tưởng chính trị pháp lý Trung Quốc bị ảnh hưởng rất lớn từ học thuyết
Nho giáo nên tiền đề tư tưởng của đặc trưng này chính là một số chủ trương chính trị
của Nho gia.
Tam cương nêu ra ba mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng. Trong đó; tơi, con

và vợ phải phục tùng vua, cha, và chồng. Như vậy, "Lễ" xác lập nguyên tắc xử sự của
con người trong ba mối quan hệ xã hội cơ bản đó. Pháp luật dùng Lễ tức là pháp luật
bảo vệ những nguyên tắc xử sự được quy định trong Lễ. Mà đa phần những quy định
đó lại bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị và chế độ phụ quyền. Vì thế, nhà
nước Trung Quốc lấy Lễ làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Việc sử dụng Hình vốn khơng phải chủ trương của Nho gia. Sách Luận Ngữ,
chương II, tiết 3 viết: "Tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vơ sỉ." Tức là: nếu dùng hình phạt
thì dân vì sợ bị phạt chứ không phải họ biết hổ thẹn mà tránh. Tuy nhiên, khi Lễ đã
phát triển, khuôn phép ngày một khắt khe; nếu khơng có Hình để răn đe thì chắc chắn
sẽ chẳng ai tuân theo Lễ.
18

18


Từ thời Tây Chu, lễ dàn dàn trở thành một thể chế chính trị hỗ trợ cho hình luật.
Cùng 1 số các tư tưởng chính trị khác. Dưới thời Tần, Tần Thủy Hoàng chủ trương chỉ
sử dụng pháp luật để cai trị mà không dùng đến lễ giáo phong kiến. Do đó lễ trong thời
kì này rất mờ nhạt.
Sau khi nhà Tần suy vong, nhà Hán lên thay, Nho giáo được phục hồi. Kể từ đó trở
đi, Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với hình nhằm
mục đích xây dựng và thực thi pháp luật.Trong mối quan hệ giữa lễ và hình, lễ là yếu
tố quyết định, chỉ đạo trong khn phép của việc lập pháp,hành pháp;… lễ mượn sự
cưỡng chế của hình để duy trì sự tồn tại của mình.
Nói tóm lại, việc kết hợp giữa Lễ và Hình trong luật pháp phong kiến Trung Quốc
có nguồn gốc từ đường lối chính trị Nho giáo. Tuy thủy tổ học thuyết Nho giáo khơng
chủ trương dùng hình, nhưng trong q trình xây dựng và bảo vệ pháp luật, Hình tất
yếu phải được áp dụng để bảo vệ sự tồn tại của Lễ.



Mối quan hệ giữa Lễ Và Hình.

Trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật phong kiến Trung Quốc, giữa Lễ và
Hình có mối quan hệ biện chứng như sau:
- Lễ là yếu tố quyết định, chỉ đạo, mang tính khuôn phép của việc lập pháp, hành
pháp cũng như giải thích pháp luật.
- Hình giữ vai trị cưỡng chế, thi hành. Hình pháp phong kiến Trung Quốc rất nặng
nề và hà khắc.
- Lễ đã "mượn" Hình làm cơng cụ để duy trì sự tồn tại của mình bằng cách hợp
pháp hố và hợp lý hố tính cưỡng chế của Hình.


Nhận xét, đánh giá.

Việc kết hợp giữa Lễ và Hình đã tạo nên một khung pháp lý vững chắc cho hệ
thống pháp luật Trung Quốc. Hình bảo vệ Lễ và Lễ lại bảo vệ chế độ quân chủ chuyên
chế phong kiến phụ quyền. Trong đó Lễ giữ vai trị quyết định vì Lễ bảo vệ quyền lợi
giai cấp thống trị và hợp lý hố Hình, biến Hình thành cơng cụ bảo vệ sự tồn tại của
mình. Vì vậy tất cả luật pháp từ thời Hán đến Thanh đều tuân theo một quy tắc: "Nhất
chuẩn hồ lễ”


19

Pháp luật phong kiến Trung Quốc có sự phối hợp giữa đức trị và pháp trị
Đức trị là đường lối cai tri của nho giáo, là tư tưởng chính trị cơ sở của Nho
19


giáo

• Pháp trị là tư tưởng chính trị quan trọng của phái pháp gia
Học thuyết này được tóm gọn ở hai điều:
- Mọi người dân bình đẳng trước pháp luật
- Lấy thưởng phạt làm nguyên lý trị nước, không cần giáo dục.
Có thể thấy đường lối: 'khơng cần giáo dục' của pháp gia có nguồn gốc từ học
thuyết "vơ vi" của Lão Tử và đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt học thuyết
Pháp gia với Nho gia
Ngay từ buổi đầu của nhà nước phong kiến, các triều đình đã sử dụng pháp luật để
cai trị đất nước. Kể từ thời nhà Hán, đức trị được bổ sung bằng lễ trị và là biện pháp
chặt chẽ nhất để thực hiện đức trị. Đây là giá trị chủ đạo của pháp luật phong kiến
Trung Quốc. Trong các triều đại sau đó, đức trị được hỗ trợ thêm bởi Nhân trị được mô
phỏng theo giáo ý Phật giáo.
Pháp trị là thể chế chính trị chủ yếu ở thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ và buổi đầu
nhà nước phong kiến cịn đức trị lại là thể chế chính trị quan trong trong suốt lịch sử
nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Hai thể chế này đều là phương pháp cai trị của giai cấp thống trị các triều đại
phong kiến Trung Quốc. Đức trị và pháp trị phối hợp với nhau một cách tuần tự, nhuần
nhuyễn giúp việc cai trị nhà nước trở nên quy củ và triệt để hơn.


Mối quan hệ giữa Đức trị và Pháp trị.

- Ta thấy, Đức trị đóng vai trị là hình thức cai trị chủ chốt, theo đúng chủ trương
học thuyết Nho gia. Từ thời Hán Vũ đế, nhà Hán đã bãi truất bách gia, độc tơn nho
học. Tuy nhiên, thực chất, những điểm tích cực của Đức trị được vận dụng rất hạn chế.
Các vua thời phong kiến rất kém tự giác tu thân, nhiều người cịn sa đọa, tàn ác nên
chắc chắn khơng thể có Đức hơn người dân được. Ngồi ra, chính sách giáo dục tuy có
được thi hành nhưng khơng được coi là quốc sách, trong xã hội chỉ có một bộ phận có
tiền của là được học hành nghiêm chỉnh cịn đa phần là mê muội, mù chữ. Đức trị chỉ
là một phương tiện để mị dân của giai cấp thống trị.

- Pháp trị tuy khơng phải là hình thức cai trị chính thống nhưng lại được vận dụng
để nhằm giữ trật tự xã hội. Khi Đức trị không thể thi hành lý tưởng giáo hố dân thì
Pháp trị phải được sử dụng để giữ ổn định trật tự xã hội.
=> Đức trị chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, được phô trương ra nhằm lừa phỉnh dân
rằng giai cấp thống trị làm mọi việc đều vì lợi ích chung của dân chúng, thế nên mới
20

20


có cụm từ "quan phụ mẫu".
Cịn Pháp trị là phương pháp được thực hiện khi Đức trị không thể bảo đảm xã hội
trong vịng trật tự theo ý chí của giai cấp thống trị.


Hệ quả.

Việc cai trị người dân bằng Đức trị một cách lừa bịp và dối trá đã khiến dân tộc
Trung Hoa suốt thời phong kiến chìm trong vòng mê muội. Người dân coi quan như
cha mẹ, phục tùng ngay cả khi biết việc quan làm là sai trái. Nếu có bất cứ sự phản
kháng từ dân chúng, nhà cầm quyền không ngại sử dụng những phương thức Pháp trị
với chủ trương: "phạt khơng gì bằng cương quyết để cho dân sợ"(7); bất chấp điều đó
có hợp với đạo đức và pháp luật hay không. Đức trị đề cao lễ và đạo đức. Vì thế, một
số quy phạm đạo đức đã được pháp điển hoá thành quy phạm pháp luật và một số quy
phạm pháp luật (chủ yếu là liên quan tới lợi ích của giai cấp thống trị) cũng được đạo
đức hoá thành những quy tắc đạo đức của người dân. Đó chính là sự hồ đồng giữa
quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức.


Đánh giá, nhận xét.


Cả Đức trị và Pháp trị đều là hai thủ đoạn cai trị của giai cấp thống trị. Tách riêng
ra, chúng có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng khi kết hợp lại chúng lại trở thành công
cụ cai trị hữu hiệu. Khi đó, pháp luật vừa có sức mê hoặc, lừa bịp của Đức trị, vừa có
sức mạnh trấn áp của Pháp trị. Đạo đức và pháp luật có sự trộn lẫn vào nhau, khi vi
phạm một trong hai thì hậu quả đều là sự lên án của xã hội và sự trừng phạt của nhà
nước.


Kết Luận

. Hai đặc trưng đã phân tích ở trên đã cho ta thấy, pháp luật phong kiến Trung Quốc
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng của Nho gia. Tuy nhiên, trong quá trình vận động
của lịch sử, nhiều chủ trương chính trị Nho giáo trở nên khó thực hiện và đã được bổ
sung bằng các học thuyết khác. Vì thế nội hàm của cả hai đặc trưng đều có "sự kết
hợp" và đó là đặc điểm rất cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Do khn
khổ bài tập có hạn trong khi vấn đề nghị luận lại rất phức tạp, bài làm chưa thể đề cập
và phân tích sâu sắc vấn đề. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những đánh giá của
thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn.
Câu 5: So sánh cách thức thiết lập, chức năng, quyền hạn của Nghị viện Anh và
21

21


Nghị viện Mỹ thời cận đại.
1. So sánh cách thức thiết lập
- Giống nhau: đều dựa trên thuyết tam quyền phânlập, chế độ 2 viện với mục

đích kiềm chế đối trọng lẫn nhau tạo nên sự cạnh tranh, hạn chế quyền lực mỗi

bên trong nghị viện nhằm quản lý và điều hành tốt hơn bộ máy nhà nước của
mình.
- Khác nhau:
• Tuy cả 2 đều thiết lập chế độ lưỡng quyền song mỗi nước có sự khác nhau về số
lượng đại biểu.Ở Anh, thượng nghị viện có 1885 người , hạ viện có 635 đại
biểu, Mĩ có 435 đại biểu ở nghị viện.
• Anh: cách thức thành lập thượng nghị viện, đại quý tộc mới. Thượng sĩ là
những quý tộc có phần hàm từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối, các
thủ tướng Anh hết nhiệm kỳ, một số hồng thân quốc thích được bổ nhiệm,
hoặc các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm.Cách thức thành lập hạ nghị viện do
dân bầu ra , gần một nửa được bầu ra ở thị trấn hoang tàn. Chế độ đa đảng ở
Anh là chế độ 2 đảng, thay nhau khống chế nghị viện.
• Mĩ: thượng nghị viện là cơ quan đại diện cho các bang, 6 năm, 2 năm bầu lại
1/3. Thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ do dân bầu ra.Các nghị sĩ có văn phịng, được
hưởng lương và có người giúp việc
2. So sánh chức năng
- Giống nhau: có chức năng lập pháp
- Khác nhau:
• Anh:
+ Nghị viện: nghiên cứu xem xét các dự thảo luật của hạ viện, là tịa phúc thẩm
cao nhất.
+ Hạ viện: thơng qua các đạo luật, chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội,
chính trị , đối nội, đối ngoại, giám sát hoạt động của chính phủ.


Mĩ: chức năng lập pháp, việc chấp nhận của cả hạ viện và thượng viện là bắt
buộc đối với bất cứ dự thảo luật nào, bao gồm dự thảo về thu thuế để chúng trở
thành luật hiến pháp cho thượng viện một số chức năng kiểm tra và cân bằng
quyền lực cho các thành phần khác trong bang. Hạ viện Hoa Kì luận tội các
viên chức lien quan, thượng viện được quyền xử lý các vụ luận tội như vậy.


3. So sánh về quyền hạn
- Giống nhau : nghị viện có quyền lớn, thực sự có ưu thế hơn hẳn các cơ quan
22

22


nhà nước khác và có quyền lập pháp.
- Khác nhau:
• Anh theo chế độ quân chủ nghị viện là hình thức qn chủ hạn chế, nhà vua trị
vì nhưng khơng cai trị. Áp dụng học thuyết phân quyền nhưng mềm dẻo, khiến
nghị viện có quyền hạn vơ cùng to lớn, làm cho ngai vàng trở thành hư vị
• Mĩ đưa ra một cuộc cách mạng triệt để, cứng rắn học thuyết tam quyền, quyền
lực ở nghị viện Mĩ không lớn bằng Anh
• Anh có quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách và thuế, giám sát hoạt


động của các nội các, bầu và bãi nhiệm thành viên của nội các
Mĩ có quyền thơng qua các đạo luật, sửa đổi và bổ sung dự án luật, dự án ngân

sách của tổng thống bổ nhiệm, phê chuẩn, bãi bỏ các điều ước đã kí kết
• Anh: thượng nghị viện lúc đầu có quyền hạn hơn nghị viện nhưng sau đó đại
diện của thế lực bảo thủ, lỗi thời đã hết vai trò lịch sử, hình thức hoạt động chỉ
là nhân dân và kiềm chế. Sau đó hạ viện có quyền hạn hơ.
• Mĩ: thượng nghị viện là đại diện của các bang do cơ quan lập pháp của bang
bầu ra, và hạ viện và nghị viện có quyền tương đương nhau.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, trang 232


PGS.TS Nguyễn Văn Động
NXB Giáo dục, Hà Nội - 2009
2. Quyền lực nhà nước và quyền công dân.

PGS.TS Đinh Văn Mậu
NXB Tư pháp, Hà Nội - 2003
3. Các hệ thống pháp luật cơ bản

NXB Tư pháp, Hà Nội - 2006
4.

Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại lí luận và thực tiễn, trang 135 đến trang
139
NXB Thế giới

23

23


5. tailieuso.vn

24

24




×