Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bai ruoc den ong sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.75 KB, 16 trang )

Tập đọc: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO.
I. Mục đích, yêu cầu
1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ : Nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy với Miền Bắc
Mâm cỗ, quả bưởi, nải chuối, bập bùng trống ếch, trong suốt, thỉnh thoảng với Miền
Nam
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nội dung bài : trẻ em việt Nam rất thích cổ trung thu và đêm hội rước đèn .
trong cuộc vui đón tết trung thu , các thêm yêu quý và gắn bó nhau .
II . Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc traong SGK nếu có
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A.Bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng đọc 1 đoạn truyện
mà em yêu thích và trả lời câu hỏi : tìm
những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử
Đồng Tử rất nghèo khó.
- GV nhận xét cho điểm
- HS đọc và trả lời câu hỏi
B Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong
SGK và hỏi: Các bạn trong tranh đang
làm gì ?
- Gv treo tranh và hỏi : Các bạn trong
tranh đang làm gì? Đó là ngày tết gì?
- Tết trung thu được tổ chức vào ngày
nào trong năm?
- GV : Ai cũng biết về Tết Trung thu.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng trao


đổi về ngày Tết đầy niềm vui này để biết
được Tết Trung thu của bạn Tâm và các
bạn thiếu nhi trong xóm có giống với
chúng ta không nhé.
2 Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài : Giọng vui tươi,
thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của
hai bạn nhỏ trong đêm rước đèn.
b. Gv hướng dẫn HS luyện đọc, kết
hợp giải nghĩa các từ:
- Gv yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu
- HS quan sát tranh và trả lời theo yêu cầu
- Các bạn trong tranh đang rước đèn trong
Tết Trung thu.
- Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15
-8 âm lịch hằng năm.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp
lần 1
- Theo em từ nào khó đọc
- Gv yêu cầu HS đọc từng câu lần 2.
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải
nghĩa từ
- Gv: Bài chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vui mắt.nội
dung :Tả mâm cỗ của Tâm
+ Đoạn 2: Còn lại tả chiếc đèn ông
sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và
Hà rước đèn rất vui.

- GV yêu cầu : Học sinh đọc nối tiếp
từng đoạn
- Khi HS đọc hết đoạn một lần 2. Gv
hỏi :
+ Theo em câu nào cần chú ý trong
bài?
- GV giảng : Đó là sự chuẩn bị kĩ càng
của mẹ cho mâm cỗ của Tâm nhưng
khi thấy mâm cỗ của bạn Hà Tâm lạ
thích mâm cỗ của bạn hơn.
- Yêu cầu 1 Hs đọc câu Gv đưa ra.
- GV hỏi : Trong câu văn cần chú ý
ngắt nghỉ chỗ nào? nhấn giọng những
từ ngữ nào?
- GV gọi 1 HS đọc câu
- Gv đọc mẫu câu
- Gv gọi 1 Hs khác đọc lại
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng đoạn
như trên.
- GV hỏi chuối ngự là gì?
- GV yêu cầu HS cả lớp luyện đọc theo
cặp(đọc thầm)
- GV gọi 2 nhóm thi đọc
- GV gọi 1 HS đọc cả bài
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả
lời câu hỏi 1:
+ Mâm cỗ trung thu của bạn Tâm được
- Từ khó đọc trong bài là từ : bập bùng,
trống ếch, tua giấy

- HS đọc
+ TL: Câu cần chú ý trong bài, cách ngắt
nghỉ : Mẹ Tâm rất bận / nhưng vẫn sắm
cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: // một quả bưởi
có khía thành tám cánh hoa, / mỗi cánh
hoa cài một quả ổi chín, / để bên cạnh một
nải chuối ngự / và bó mía tím.
Hà cũng biết là bạn thích / nên thỉnh
thoảng lại đưa cho Tâm cầm chung cái
đèn, / reo : // “tùng tùng tùng, dinh
dinh ! //”
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc lại
- HS đọc
-HS hiểu nghĩa các từ: Nải chuối ngự
Phần chú giải
- HS luyện đọc thầm theo cặp
-Các nhóm thi đọc: 2 nhóm.
-Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS đọc cả bài
- HS đọc thầm và trả lời
+ Mâm cỗ được trình bày rất vui mắt : Một
trình bày như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả
lời câu hỏi 2:
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì
đẹp?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối từ
“Tâm thích cái đèn này quá đến hết”

trả lời câu hỏi 3:
+ Những chi tiết nào cho thấy Tâm và
Hà rước đèn rất vui?
- Qua bài đọc em thấy tình cảm của các
bạn nỏ đối với tết trung thu như thế
nào?
- Em có thích tết trung thu không? Vì
sao?
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số
câu văn đoạn văn với câu hỏi như :
Cách nhấn giọng và đọc với giọng như
thế nào của đoạn văn sau:
Chiều rồi đêm xuống. Trẻ con bên
hàng xóm bập bùng trống ếch rước
đèn Tâm thích nhất cái đèn của bạn
Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng
giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao
được gắn vào giữa vòng tròn có những
tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi
sao cắm ba lá cờ con.
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu một vài HS thi đọc đoạn văn
- GV gọi 2 HS thi đọc cả bài
C . Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu nội dung của bài
- Liên hệ : răm tháng tám các em có
được rước đèn không? cảm nghĩ của
các em thế nào?
- GV tuyên dương HS học tốt nhắc nhở

quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi
cánh hoa. Xung quanh mâm cỗ còn bày
mấy thứ đồ chơi của Tâm , nom rất vui mắt.
- HS đọc thầm và trả lời
+ Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ
trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa
vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.
Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.
- HS đọc thầm và trả lời
+ Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái
đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, reo “tùng
tùng tùng, dinh dinh”.
- Các bạn nhỏ rất thích tết trung thu
- HS trả lời
- Hs lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV
- Cách ngắt nhịp và nhấn giọng như sau:
Chiều rồi đêm xuống. / Trẻ con bên hàng
xóm/ bập bùng trống ếch rước đèn // Tâm
thích nhất/ cái đèn của bạn Hà bên hàng
xóm.// Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ
trong suốt, / ngôi sao được gắn vào giữa
vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. //
Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.//
- HS lắng nghe
- HS thi đọc
- 2 HS thi đọc cả bài
- HS nêu nội dung bài
- Hs lên hệ bản thân
HS chưa chú ý.
- GV nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài và

chuẩn bị cho tiết học sau
Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2011
Toán: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU.
YCCĐ: Bước đầu làm quen với dãy số liệu . Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu
( ở mức độ đơn giản )
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn kiến thức đã học
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
(1
/
)
Hoạt động 1: (13
/
)
Tìm hiểu ví dụ
MT: Bước đầu làm quen
với dãy số liệu.
Biết xử lý số liệu ở mức
đơn giản và tập xử lý số
liệu.
PP: Thực hành, Quan sát,
thuyết trình
ĐD: -Bức tranh minh hoạ
như SGK.

Bảng phụ
Trong giờ học hôm nay, các em sẽ được làm quen với
các bài toán về thống kê số liệu.
Hình thành dãy số liệu: GV treo tranh.
-HS quan sát hình minh hoạ và TLCH:
+Bức tranh này nói về điều gì ?
-HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn theo nhóm
2
-GV gọi các nhóm đọc tên và chiều cao của từng bạn
trước lớp, GV ghi bảng: 122cm; 130cm; 127cm;
118cm.
Giới thiệu: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:
-GV hỏi: Số 122cm là số thứ mấy trong dãy ?
-Tương tự như vậy đới với các số còn lại.
H: Dãy số trên có mấy số ?
-HS ghi vào vở nháp tên của 4 bạn theo thứ tự chiều
cao trên để được danh sách: Anh, Phong, Ngân, Minh.
-HS đọc danh sách và dãy số liệu: 5-7 em,
Hoạt động 2:
Thực hành (18
/
)
MT: Vận dụng kiến thức
đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành,
động não
ĐD: Vở toán, thước
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, / 134, 135 SGK -HS
tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ đối với những em còn

lúng túng.
Lưu ý bài 1: HS làm, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi.
Chẳng hạn: Hãy sắp xếp tên các bạn HS trong dãy số
liệu theo chiều cao từ cao đến thấp, hoặc từ thấp đến
cao.
Bài 3: Yêu cầu HS tự làm bài
a/ theo thứ tự từ bé đến lớn : 35 kg , 40kg , 45kg , 50kg
60kg .
b/ Viết ngược lại
-HS nào làm xong, GV chấm.
-Nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: -GV nhận xét tiết học.
Tổng kết (3
/
) -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 47 vào VBT.
Toán : ( NC )
NÂNG CAO
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (20
/
)HS làm
bài
MT: củng cố cho HS giải
các bài toán liên quan đến

việc rút về đơn vị, về tính
giá trị của biểu thức.
+Bồi dưỡng HS giỏi.
+Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau.
a. 432 : 2 x 3 b. 48 + 32 :8
c. (26 + 14 ) : 5 d. 342 - 21 x 5
Bài 2: Mua 5 gói kẹo hết 450 đồng. Hỏi mua 2
gói kẹo như thế thì hết bao nhiêu tiền?
Bài 3: Một người đi xe đạp mỗi giờ đi được 8km
hỏi. Hỏi nếu đi trong 3 giờ thì đi được bao nhiêu
km?
Bài 4*: Dũng có có 32 viên bi, Dũng mua thêm 16
viên bi. Hùng có 28 viên bi, Hùng cho bạn cùng lớp
hết 12 viên bi. Hỏi sau cùng Dũng có nhiều hơn
Hùng bao nhiêu viên bi?
Bài 5 : Hình vẽ sau có bao nhiêu tam giác
Hoạt động 2: (16
/
)GV
chấm chữa
MT: Giúp HS tìm ra cách
gải các bài toán
PP: Đàm thoại
ĐD: Bài tập.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét và chữa

bài nếu HS làm sai
-HS làm vở
-GV quan sát giúp đỡ.
Gợi ý bài 3 Dũng có nhiều Hùng 32 viên
Bài 6 : Có 6 hình tam giác
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Tập viết: ÔN CHỮ HOA: T
YCCĐ: Viết đúng và tương tưng đối nhanh chữ hoa T ( 1dòng ) D , Nh ( 1dòng ).Viết
đúng tên riêng Tân Trào ( 1dòng ) và câu ứng dụng : Dù ai …bằng chữ cở nhỏ
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV kiểm tra bài viết ở nhà của cả lớp, nhận xét.
-3-4 HS đọc từ và câu ứng dụng ở bài viết trước.
-Cả lớp viết bảng con: Sầm Sơn.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
(1
/
)
Hoạt động 1: (11
/
)
Hướng dẫn HS viết trên

bảng con
MT: Củng cố cách viết
chữ hoa T thông qua bài
tập ứng dụng: 1. Viết tên
riêng Tân Trào bằng chữ
cỡ nhỏ.
2. Viết câu ứng dụng bằng
chữ cỡ nhỏ.
PP: Thực hành, Quan sát
ĐD: -Mẫu chữ viết hoa
T.
-Tên riêng Tân Trào và
câu ca dao viết trên dòng
kẻ ô li. Bảng con
a,Luyện viết chữ hoa:
-HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, Nh.
-GV gắn chữ hoa T lên bảng; HS nêu cách viết, GV nhận
xét và nhắc lại cách viết từng chữ.
-GV viết mẫu:
-HS tập viết chữ trên bảng con, GV theo dõi nhận xét,
chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
b,Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
-HS đọc từ ứng dụng: Tân Trào.
-GV giới thiệu: Tân Trào là một xã thuộc huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự
kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: thành lập Quân
đội Nhân Dân Việt Nam (22 - 12 - 1944), họp Quấc dân
Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập (16 đến 17
tháng 8 - 1945).
-HS tập viết trên bảng con, GV uốn nắn cách viết cho HS

c,Luyện viết câu ứng dụng:
-HS đọc câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
-HS hiểu: nói về ngày giổ tổ Hùng Vương mồng mười
tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng
(tỉnh Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các
vua Hùng có công dựng nước.
-HS tập viết trên bảng con các chữ: Tân Trào, giỗ Tổ.
Hoạt động 2: (20
/
)
HS viết vào vở TV
MT: Giúp HS viết đúng
và trình bày đẹp
PP:Thựchành,Luyện
ĐD: VTV
-HS viết vào vở. GV chú ý hướng dẫn cho những em viết
chưa đúng .
-GV chấm nhanh 5-7 bài.
-Nêu nhận xét, cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đúng,
đẹp.
-GV giao bài về nhà:
+HTL câu ứng dụng.
+Luyện viết thêm phần ở nhà.
Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011

Toán: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp theo).
YCCĐ: Biết những khái niệm cơ bản về dãy số liệu thống kê hàng, cột .Biết cách độc
số liệu của một bảng . Biết cách phân tích các số liệu của bảng .
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn lại kiến thức đã
học
-HS kiểm tra vở BT ở nhà của nhau.
-GV chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm.
-Chữa bài nào HS làm sai.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
(1
/
)
Hoạt động 1: (13
/
)
Tìm hiểu ví dụ
MT: Nắm được khái
niềm cơ bản của bảng số
liệu thống kê.
-Biết cách đọc số liệu
của một bảng.
-Biết cách phân tích số
liệu của một bảng.
PP: Thực hành, Quan
sát, thuyết trình

ĐD:-Bảng thống kê số
con của 3 gia đình.Bảng
phụ
GV ghi đề bài lên bảng.
Hình thành bảng số liệu:
-HS đọc số liệu của mình để cả lớp nghe.
-GV cho HS quan sát bảng ở SGK / 136. Hỏi:
+Nội dung của bảng nói về điều gì ?
+Cấu tạo của bảng gồm mấy hàng và mấy cột?
+Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? (Hàng thứ
nhất của bảng ghi tên của các gia đình).
+Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? (Hàng thứ
hai của bảng ghi số con của các gia đình có tên trong
hàng thứ nhất).
GV giới thiệu: Đây là bảng thống kê số con của 3 gia
đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất
nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu
số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
Đọc bảng số liệu: HS hoạt động theo nhóm 2, nói cho
nhau nghe những câu hỏi sau:
-Bảng thống kê số con của mấy gia đình?
-Gia đình cô Mai có mấy người con?
-Gia đình cô Lan có mấy người con?
-Gia đình cô Hồng có mấy người con?
-Gia đình nào có ít con nhất?
-Những gia đình nào có số con bằng nhau?
-HS nhìn vào bảng để đọc số liệu: 4-5 em. Cả lớp đọc
thầm.
Hoạt động 2: Thực hành
(18

/
)
MT: Vận dụng kiến thức
đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, / 136, 137 SGK
Bài 1: HS đọc bảng số liệu của bài tập và trả lời câu hỏi:
+Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
+Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng.
-2HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK cho nhau nghe
Bài 2: Tương tự với bài 1
-HS nào làm xong, GV chấm, chữa, nhận xét và ghi điểm
Hoạt động 3:
Tổng kết (3
/
)
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 48 vào VBT.
Chính tả (N-V): SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ.
PHÂN BIỆT R/D/GI, ÊN/ÊNH.
YCCĐ: Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúnghình thức bài văn xuôi .làm đúng
bài tập 2 a hoặc b .
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành

ĐD: Bảng con, phấn
-Cả lớp viết bảng con 4 từ có vần ưt / ưc.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương
những em viết đúng, đẹp.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (18
/
)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT: + Nghe viết chính xác,
trình bày đúng và đẹp đoạn
văn Sự tích lễ hội Chử
Đồng Tử.
PP: Hỏi đáp, thuyết trình
ĐD: Bảng con
Trong tiết chính tả hôm nay, Các em sẽ trình bày
đúng đoạn văn Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
*GV đọc 1 lần bài viết.
-Gọi 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-HS nắm nội dung bài viết:
+Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chữ Đồng Tử
-HS nhận xét chính tả:
+Bài viết có mấy câu? (3 câu).
+Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (Các
chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng: Chữ Đồng Tử, sông
Hồng).
-HS tập viết các từ khó dễ lẫn và phân tích chính tả

một số từ. VD:
+Chữ Đồng Tử, sông Hồng, suốt
+suốt = s + uôt + thanh sắc
*GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, soát lỗi.
*GV chấm, chữa bài.
Hoạt động2: (13
/
)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập
điền các âm, dấu thanh dễ
lẫn:
PP: Thực hành, động não
ĐD: -Bảng phụ viết nội
dung BT2b.
Bảng con
Bài tập 2: Lựa chọn
-2 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp chú ý theo dõi
bạn đọc.
-GV cho HS làm bài 2b. HS đọc kĩ yêu cầu của bài.
-Cả lớp tự làm bài vào vở.
-GV gắn 3 băng giấy lên bảng, 3 HS thi đua nhau điền
kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu b: lệnh - dập dềnh - lao lên
Bên - công kênh - trên - mênh mông
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết
chữ đẹp, đúng.
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.
+Chuẩn bị bài sau: Rước đèn ông sao.
Phân biệt r/d/gi, ên/ênh.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LỄ HỘI.
DẤU PHẨY.
YCCĐ: Hiểu nghĩa các từ lễ , hội , lễ hội ( bt1 ) . Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ
điểm lễ hội ( bt2 ) .Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 3a,b,c)
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-Gọi 2 HS làm lại BT1 và BT3, mỗi em làm 1 bài.
-GV kiểm tra vở của cả lớp và nhận xét.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
Bài tập 1 & 2
MT: Mở rộng vốn từ
thuộc chủ điểm lễ hội
(hiểu nghĩa các từ lễ, hội,
lễ hội; biết tên một số lễ

hội, hội, tên một số hoạt
động trong lễ hội và hội.)
PP: Thực hành, động não,
hỏi đáp
ĐD: Bảng phụ ghi bài tập
1
Hôm nay chúng ta học bài “Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu
phẩy.”GV ghi đề bài lên bảng.
a,Bài tập 1:1 HS đọc nội dung của bài. Cả lớp theo dõi
-HS thảo luận theo nhóm 2.
-GV: BT này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: Lễ, hội
và lễ hội. Các em cần đọc kĩ nội dung để nối nghĩa thích
hợp ở cột B với mỗi từ ở cột A.
-Mời 3 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Cả lớp và GV
nhận xét, chốt lời giải đúng.
b,Bài tập 2: -HS đọc nội dung của bài tập: 2 em.
-HS làm việc theo nhóm 4, viết nhanh tên một số lễ hội,
hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào vở nháp. GV
theo dõi.
-Đại diện nhóm dán kết quả bài trên lớp, cả lớp và GV
nhận xét.
Tên một số
lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa
Hương, Tháp bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ
Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa,
Tên một số
hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu,
lùng tùng, đua voi,

Tên một số
hoạt động
trong lễ hội
và hội
Cúng phật, lễ phật, thắp hương, tưởng
niệm, đua thuyền, đua ngựa,
Lưu ý: một số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội.
Hoạt động 2: (15
/
)
Bài 3
MT: Ôn luyện về dấu
phẩy
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: Bảng ghi các câu ở
bài tập 3 & 4
Bài tập 3:
-1 em đọc nội dung của bài, cả lớp lắng nghe.
-GV nhắc HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: Mỗi
câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các
từ vì, tại, nhờ).
-HS làm bài vào vở. Gọi HS lên chữa bài, cả lớp và GV
nhận xét.
Hoạt động 3: (4
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ về nhà: Xem lại các bài tập đã làm.
+Chuẩn bị bài sau: Ôn tập chuẩn bị thi HKII

Chính tả (N-V): RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO.
PHÂN BIỆT R/D/GI, ÊN/ÊNH.
YCCĐ: Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .Làm
đúng BT2 a/ b
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-Cả lớp viết bảng con từ: cao lênh khênh, bện dây, bập
bênh.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương những
em viết đúng, đẹp.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (20
/
)
Hướng dẫn HS nghe viết:
MT:+Nhớ và viết lại
chính xác, trình bày đúng
đẹp một đoạn bài rước đèn
ông sao.
+Làm đúng bài tập điền
âm đầu hoặc thanh dễ lẫn:

r/d/gi; ên/ênh
PP: Hỏi đáp, động não,
đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng con
-GV ghi đề bài lên bảng. HS đọc lại đề
*GV đọc 1 lần bài viết.
-Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-HS nắm nội dung bài viết:
+Đoạn văn tả gì? (Mâm cỗ đón Tết Trung thu của
Tâm).
-HS nhận xét chính tả:
+Bài viết có mấy câu? (4 câu).
+Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (Các
chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Tết Trung thu, Tâm).
-HS tập tự viết các từ khó dễ sai vào vở nháp; GV theo
dõi, nhắc nhở.
*GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò
và ghi lỗi ra lề vở.
*GV chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: (11
/
)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài
tập
PP: Thực hành, động
não, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
a,Bài tập 2: Lựa chọn

-2 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp chú ý theo dõi
-GV cho HS làm bài 3a. HS đọc kĩ yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS chú ý: Tìm đúng tên các đồ vật, con vật bắt
đầu bằng r / d / gi.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-GV gắn 3 băng giấy , mời 3 dãy HS thi đua nhau điền
kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a:
R Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,
D Dao, dây, dê, dế,
gi Giường, giá sách, giáo mác, (áo) giáp, giày da,
Hoạt động 3: (3
/
)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét . Tuyên dương những em viết chữ đẹp,
đúng.
-Chuẩn bị bài sau: Cuộc chạy đua trong rừng.
Phân biệt l/n, dấu hỏi/ dấu ngã.
Tập làm văn: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI.
YCCĐ: bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước ( Bt1) .Viết nhứng
điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5
/
)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người
tham gia lễ hội của bài trước.

-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
Tổ chức, hướng dẫn HS
làm bài tập:
MT: Rèn kĩ năng nói: Biết
kể về một ngày hội theo các
gợi ý - Lời kể rõ ràng tự
niên giúp người nghe hình
dung được quang cảnh và
hoạt động trong ngày hội.
PP: Thảo luận, hỏi đáp,
đàm thoại
ĐD: -Bảng phụ viết sẵn
những câu hỏi gợi ý của
BT1.
Vở nháp
Trong tiết TLV tuần 25, các em đã tập một lê hội theo
ảnh. Trong tiết học này, các em sẽ kể về một ngày hội
mà em biết.GV ghi đề bài lên bảng.
a,Bài tập 1: (kể miệng)
-HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp
đọc thầm theo bạn.
-HS TLCH: Em chọn kể về ngày hội nào?
-GV nhắc HS:

+Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em
có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
+Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia,
chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim
+Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện
của mình. Tuy nhiên vẫn có thể kể theo cách trả lời
từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung
được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
-1 HS kể mẫu. GV nhận xét.
-5 HS tiếp nối nhau thi kể. Cả lớp và GV bình chọn bạn
kể hay, hấp dẫn người nghe.
Hoạt động 2: (16
/
)
MT: Rèn kĩ năng viết:
Viết được những điều vừa
kể thành một đoạn văn
ngắn gọn mạch lạc.
PP: Thực hành, đàm thoại,
quan sát
ĐD: VBT
b,Bài tập 2: (kể viết)
-HS đọc nội dung: 1 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
GV nhắc HS: chỉ viết những điều các em vừa kể về
những trò vui trong ngày hội. Viết thành một đoạn văn
liền mạch khoảng 5 câu.
-HS viết bài. GV giúp đỡ những em kém.
-GV chấm những bài làm tốt, tuyên dương.
Tiếng việt : ( tự học )
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

YCCĐ: Biết làm được các bài tập về nhân hoá . Trả lời câu hỏi vì sao .
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4
/
)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
Điền tiếp từ ngữ chỉ nguyên nhân thích hợp vào chỗ
trống:
a. Bạn lan hôm nay nghỉ học
b. Hôm nay, Lớp em không đi lao động
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1
/
)
Hoạt động 1: (15
/
)
MT:+Tiếp tục rèn luyện
cho HS về phép nhân hoá:
-Nhận biết hiện tượng nhân
hoá
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các
BT.
Bài 1: Tìm từ ngữ trong mỗi đoạn thơ sau để điền vào
chõ trống cho thích hợp:

a. Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
b.Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Từ ngữ chỉ sự vật
được nhân hoá
Từ ngữ nói về người được
dùng để nói về sự vật
a. a.
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở nháp.
-HS nêu kết quả, lớp nhận xét
-GV chốt kết quả đúng
Hoạt động 2: (15
/
)
MT: Củng cố về câu hỏi vì
sao đã học ở lớp 2, tìm
được bộ phận trả lời câu
hỏi vì sao?
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi vì sao? trong
mỗi câu sau.
a. Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ.
b. Trong những ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần
thứ 22 Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ
khắp nơi đến.
c.Thủ môn đội bóng đá 5A không ra sân vì bị đau chân

Bài 3: Dùng câu hỏi Vì sao? hoặc Do đâu? Tại sao để
hỏi cho những bộ phận câu gạch dưới . Chép các câu
hỏi đã đặt vào chỗ trống.
a. Bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau chỉ vì một chuyện
nhỏ.
b. Các bạn nhỏ ở vùng sâu phải đi học bằng thuyền vì
lũ lớn.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: (5
/
)
Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×