Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyên đề tháng 2-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.82 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ THÁNG 2
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRƯỚC THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM VÀ KHAI
THÁC CÁC MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỂ KHẮC PHỤC HỌC
SINH YẾU KÉM VÀ BỎ HỌC.
I. Thực trạng học sinh yếu kém trong nhà trường hiện nay:
- Qua tổng kết học kì I vừa qua tỉ lệ học sinh yếu của nhà trường còn đang ở
con số báo động. So với tỉ lệ khảo sát chất lượng đầu năm thì số học sinh yếu
kém vẫn chưa giảm.
- Học sinh yếu kém thường duy trì từ lớp dưới lên, thường rơi vào các đối
tượng ham chơi, lười biếng, quậy phá, không chịu học, còn thêm một số đối
tượng nghiện Games…
- Dẫn đến kết quả học tập yếu kém cụ thể ở các môn, các khối:
Toán 9: 47em; anh văn 9: 37em; địa 8: 55 em; văn 7: 45 em; văn 6: 42 em.
- Từ kết quả học yếu dẫn đến học sinh càng không muốn học, đã lười càng
thêm lười và nguy cơ bỏ học ngày càng caoảơ học kì I vừa qua có 6 học sinh
bỏ học đều là học sinh yếu kém.
- Trước thực trạng đó, giáo viên cần biết những nguyên nhân nào đưa đến kết
quả học sinh yếu kém. Đó chính là:
- Học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những trò chơi điện tử bên ngoài nhà
trường lôi kéo học sinh bỏ học.
- Học sinh mất kiến thức cơ bản từ bước khởi đầu nên chán học.
- Nhiều học sinh chỉ muốn đến trường để vui chơi cùng bạn bè mà thiếu ý thức
học tập.
- Một số khác có thái độ chỉ cần học tốt những môn chính mà không chú ý đến
môn phụ.
 Tất cả những yếu tố trên đều là những nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan đã dẫn đến số học sinh yếu toàn trường được thống kê như sau:
- Khối 6: 43/182 học sinh.
- khối 7: 33/227 học sinh.
- khối 8: 30/234 học sinh.


- khối 9: 19/211 học sinh.
II. Những giải pháp khai thác các mối quan hệ trong nhà trường để khắc phục
tình trạng học sinh yếu kém:
- Các tổ chức tăng cường khâu kiểm tra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn về tình hình học sinh lớp
mình để kịp thời giáo dục, nhắc nhở và động viên học sinh trong học tập…
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với phụ huynh, kiểm soát chặt chẽ
giờ giấc học tập và bài vở ghi chép của học sinh.
- Nhà trường tổ chức cho giáo viên bộ môn dạy phụ đạo học sinh yếu kém.( tuy
nhiên bằng nhiều hình thức để làm cho học sinh yếu chịu đi học và chịu học
để bổ sung kiến thức bị hổng của mình)
- Động viên, khuyến khích các em học tập, giúp học sinh ổn định tư tưởng thêm
mến trường, mến lớp.
- Cần tổ chức họp phụ huynh riêng cho các đối tượng học sinh yếu kém.
- Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn kinh phí của phụ huynh
học sinh và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Luôn luôn tạo cho học sinh có môi trường học tập thân thiện, dễ gần gũi với
bạn bè và thầy cô giáo. tạo môi trường cho học sinh muốn đến, muốn học…
- Ban gián hiệu cần có chiến lược lâu dài, tạo điều kiện cho các lớp phụ đạo học
sinh yếu kém.
- Khen thưởng kịp thời những tiến bộ của học sinh để khích lệ học sinh trong
học tập; khích lệ tinh thần cầu tiến của học sinh.
III. Kết luận:
Với những biện pháp, giải pháp trên, và với tinh thần đầy tâm huyết của đội
ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ của trường THCS Phổ Cường, tôi tin rằng chất
lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. hạn chế đến mức thấp nhất tỉ
lệ học sinh yếu kém và tình trạng học sinh bỏ học, xứng đáng với danh hiệu trường
chuẩn quốc gia.
Phổ Vinh, ngày 16/02/2011
Người viết:

Đỗ Tiến Lynh Hòa
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 3-2011
NHIỆM VỤ CỦA GV-CBCNV NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC
I. Đặc vấn đề:
Năm học 2008-2009 là năm học đầu tiên BGD &ĐT triển khai mô hình xây dựng
“ Trường học thân thiện- học sinh tích cực” nhằm làm cho các hoạt động giáo dục
ngày càng vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Đứng về góc độ của một giáo viên, chúng ta đã, đang, sẽ làm gì để thực hiện
được nhiệm vụ trên; trước hết ta phải nhìn nhận một thực trạng ở trường ta.
II. Thực trạng:
1. Về học sinh:
- Chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Vẫn còn xuất hiện tình trạng bạo lực học đường.
- Một số học sinh còn đua đòi, se sua, ăn mặc chưa chuẩn với tác phong quy định.
- Học sinh vẫn chưa thân thiện với giáo viên mà còn vô lễ, coi thường giáo viên.
- Tình hình học tập, hoạt động của học sinh vẫn còn thụ động, ít ham học hỏi.
2. Về phía giáo viên, công nhân viên:
- Hội đồng nhà trường chưa đồng bộ trong phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực.
- Một số giáo viên nam chưa chuẩn mực: Còn hút thuốc, uống rượu trước khi lên lớp,
để xe chưa đúng nơi qui định.
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp,
chưa phát huy hết vai trò của người giáo viên chủ nhiệm.
III. Biện pháp, giải pháp:
Để xác định được nhiệm vụ thực hiện phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực thì mỗi giáo viên cần nắm rõ các nội dung sau:
1. Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn:
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở lớp giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ
cây xanh trong trường học, bảo vệ tài sản công cộng.

- Động viên và hướng dẫn học sinh biết cách giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh cá nhân.
- Hướng dẫn học sinh những trò chơi dân gian lành mạnh, vui khoẻ, an toàn, nhắc nhở
học sinh tránh các trò chơi bạo lực, có thể gây tai nạn thương tích…
2. Xây dựng môi trường học tập tiến bộ, tích cực giúp học sinh tự tin trong học tập:
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và cùng phối hợp với phụ huynh
học sinh để quản lí giờ giấc học tập của học sinh và nghiêm khắc tránh tình trạng học
sinh bỏ tiết, bỏ buổi.
- Giáo viên thương xuyên trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm củng cố
lòng tin cho học sinh.
- Giáo viên luôn tạo được không khí ấm áp thân thiện, chan hoà giữa thầy và trò, giữa
trò và trò, để học sinh yêu mến và luôn muốn được đến trường để học tập và rèn
luyện.
- Từng tổ chuyên môn thành lập các câu lạc bộ để động viên, khuyến khích tinh thần,
thái độ học tập của học sinh.
3. Rèn luyện kĩ năng sống:
- Đây là việc rất thiết thực, có kĩ năng sống sẽ giúp các em linh hoạt trong mọi tình
huống giao tiếp. Có kĩ năng sống thì học sinh ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách,
biết sống đoàn kết, chan hoà, chân thành, trung thực.
- Thông qua các giờ dạy, giáo viên chú trọng lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh chủ
yếu ở các môn: Ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
ngoài ra các môn học khác giáo viên cũng nên linh hoạt trong việc giáo dục ứng xử
cho học sinh…
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
- Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh có kĩ năng tham gia vào các hoạt
đông tập thể, nhận thấy được lợi ích của sinh hoạt cộng đồng, thêm yêu thích hoạt
động tập thể, từ đó giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh thần năng động sáng tạo trong bất
cứ mọi hoạt động.
- Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường để tổ chức những qui mô hoạt động
tập thể lớn hơn: hát dân ca, trò chơi dân gian…
5. Phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương:

- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, khích lệ, giáo dục truyền thống anh hùng của địa
phương Phổ Cường- Đức Phổ, Quảng Ngãi để từ đó các em thấy tự hào về quê hương,
tự biết nhiệm vụ của mình trong công tácphát huy giá trị di tích lịnh sử ở địa phương.
- Thực hiện tốt sự phân công của tổng phụ trách Đội về việc chăm sóc bia tưởng
niệm, nghĩa trang liệt sĩ.
IV. Kết luận
Với các biện pháp giải pháp đã nêu trên, với tâm huyết nghề nghiệp của mỗi
giáo viên trong nhà trường tôi tin chắc rằng phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực sẽ ngày càng hoàn thiện phát triển và đạt hiệu quả cao.
Cùng với kết quả đạt được, nhà trường sẽ góp phần quan trọng trong công tác
giáo dục nước nhà.
Phổ Vinh, ngày 10/3/2011
Người viết
Đỗ Tiến Lynh Hòa
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ
TRƯỜNG THCS PHỔ VINH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC II
MÔN: ÂM NHẠC 6,7,8 Và Mĩ THUẬT 9



Giáo viên : Đỗ Tiến Lynh Hòa
Trường THCS Phổ Vinh

Năm học: 2010-2011

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×