Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 172 trang )

TÀI LIỆU

Hướng dẫn thực hành
lớp huấn luyện đồng ruộng
Farmer Field School - FFS

1


2


GIỚI THIỆU
Trong sản xuất lúa ở vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc,
việc sử dụng phân đạm quá mức và cấy dày vẫn rất phổ biến. Đây là
nguyên nhân chính làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa, từ đó dễ
bị sâu bệnh tấn cơng, gây hại, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
kinh tế. Sử dụng hóa chất nhiều (phân hóa học, thuốc trừ sâu) cịn gây
ơ nhiễm mơi trường. Nhằm góp phần tìm ra giải pháp khắc phục tình
trạng trên, từ năm 2003 Cục Bảo vệ Thực vật đã tìm hiểu và giới thiệu
hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI để nông dân thử nghiệm.
Trong 2 năm 2003 và 2004, SRI đã được áp dụng thử nghiệm tại
Hịa Bình, Hà Nội, Quảng Nam. Kết quả cho thấy nơng dân hồn tồn có
khả năng ứng dụng SRI và việc ứng dụng có thể khắc phục được một số
hạn chế trong tập quán canh tác lúa nước của nông dân hiện nay.
Năm 2004, Cục Bảo vệ Thực vật đã xây dựng quy trình kỹ thuật áp
dụng SRI cho những điều kiện canh tác khác nhau và phổ biến cho các
tỉnh áp dụng.
Từ năm 2005 - 2006, với sự hỗ trợ của Hợp phần IPM, thuộc Chương
trình Hỗ trợ ngành nơng nghiệp Việt Nam ASPS của DANIDA, SRI đã
được áp dụng trên quy mô 2-5 ha. Kết quả thực hiện trên ở 12 tỉnh (Hà


Nội, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên,
Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam) cho thấy, SRI có
hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác thơng thường: Lượng
thóc giống giảm từ 70 đến 90%, phân đạm giảm 20 đến 25%, tăng năng
suất bình quân 9 đến 15%. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái
đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, ốc bươu
vàng, bệnh nghẹt rễ..., đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh
của cây lúa.
Năm 2007, với sự hỗ trợ của Oxfam, Việt Nam đã xây dựng và áp
dụng thành công mô hình “Cộng đồng ứng dụng SRI” trên quy mơ tồn
xã (170 ha) tại xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (Hà Nội). Kết
quả của mơ hình là cơ sở quan trọng để Bộ Nông nghiệp và PTNT ra
Quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 công nhận SRI

3


là tiến bộ kỹ thuật. Cũng từ kết quả của mơ hình này, bộ tài liệu “Hướng
dẫn thực hành đồng ruộng ứng dụng SRI” đã được xây dựng để hướng
dẫn cộng đồng ứng dụng SRI và để đào tạo giảng viên và tập huấn cho
nông dân.
Nhằm giúp Việt Nam phát triển bền vững SRI, từ tháng 9 năm 2007,
Oxfam đã hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện Chương trình “SRI vì sự tiến
bộ của nơng dân sản xuất nhỏ tiểu vùng sông Mê Kông”, nay là “Nông
nghiệp sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu - FLAIR”. Tính tới vụ
Đơng Xn năm 2011 đã có 1.070.384 nơng dân (69% nữ) của 22 tỉnh
ứng dụng SRI (Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên
Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Điện Biên, Hà Nam, Hải Phịng, Hịa Bình,
Hưng Yên, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái
Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn), với diện tích là 185.065 ha.

Trong khn khổ của chương trình này, năm 2011 các mơ hình nâng
cao năng lực cộng đồng về “Sáng tạo trong nơng nghiệp và thích ứng với
biến đổi khí hậu” dựa trên giải pháp SRI đã được thử nghiệm làm cơ sở
để xây dựng chiến lược phát triển lâu dài nhằm hỗ trợ tốt hơn cho nông
dân trồng lúa quy mô nhỏ.
Ngày 16 tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
ban hành quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN về việc Phê duyệt “Đề án
giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp, nơng thơn đến năm
2020”. Trong đó SRI là một trong những giải pháp kỹ thuật canh tác lúa để
tiết kiệm tưới và chi phí đầu vào và để giảm mức độ phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, ngày 14/11/2012, Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã nhận
được giải thưởng Bông lúa vàng do Bộ Nông nghiệp và PTNT trao tặng.
Trong những năm qua ngoài sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, Việt Nam
cũng đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều chương trình, dự
án quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu trong và
ngồi nước để phát triển SRI, điển hình như:
Các chương trình: Chương trình Bảo tồn và Ứng dụng đa dạng sinh
học châu Á (BUCAP), Hợp phần Hỗ trợ IPM thuộc Chương trình Hỗ trợ

4


ngành nơng nghiệp (ASPS) của DANIDA, Chương trình IPM rau của
FAO ở châu Á.
Các viện nghiên cứu, trường đại học: Đại học Cornell, Viện Công
nghệ châu Á (AIT), Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế: GIZ, Oxfam
Quebec, Oxfam Bỉ, ICERD, SNV, JVC, World Vision.
Để đáp ứng yêu cầu tăng cường nguồn lực địa phương, năm 2012

Chương trình IPM Quốc gia phối hợp với Oxfam tiến hành bổ sung sửa
đổi tài liệu “Hướng dẫn thực hành đồng ruộng ứng dụng SRI” và phát
hành cuốn tài liệu này nhằm mục đích phục vụ cho chiến lược đào tạo
cán bộ kỹ thuật và nguồn nơng dân nịng cốt cho cộng đồng.

5


6


MỤC LỤC
Giới thiệu

3

Nội dung lớp FFS - SRI

11

Phần thứ nhất: Nghiên cứu ứng dụng SRI

15

4 Nghiên cứu chính

15

Nghiên cứu 1: Xác định mật độ cấy thích hợp


16

Sơ đồ thí nghiệm

19

Câu hỏi thảo luận

25

Sơ đồ thí nghiệm

28

Câu hỏi thảo luận

31

Nghiên cứu 2: Quản lý rầy theo IPM
(không phun thuốc đầu vụ)

32

Sơ đồ thí nghiệm

34

Câu hỏi thảo luận

37


Nghiên cứu 3: Quản lý sâu ăn lá theo IPM
(không phun thuốc đầu vụ)

38

Sơ đồ thí nghiệm

40

Câu hỏi thảo luận

43

Nghiên cứu 4: Xác định liều lượng phân
bón thích hợp theo ngun tắc SRI
Câu hỏi thảo luận
Phần thứ hai: Sinh lý cây lúa các giai đoạn
các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu dinh dưỡng

44
48
49

Sinh lý cây lúa giai đoạn mạ

50

Bài tập 1: Nghiên cứu về rễ mạ


50

Câu hỏi thảo luận

52

Bài tập 2: Sự phát triển của rễ ở cây lúa

53

7


Bài tập 3: Sự phát triển của rễ ở giai đoạn sinh dưỡng

56

Câu hỏi thảo luận

58

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn đẻ nhánh

60

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn tượng khối sơ khởi

63

(Giai đoạn cuối của phân hóa địng)

Cấu tạo của khối sơ khởi

65

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn ơm địng

67

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn trổ bông - phơi màu

68

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn ngậm sữa

69

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn chín sáp

70

Sinh lý cây lúa: Giai đoạn chín hoàn toàn

72

Phần thứ ba: Sinh thái ruộng lúa

75

Hệ sinh thái đồng ruộng
Chức năng sinh thái của các sinh vật


76

Hệ sinh thái

78

Phần thứ tư: Một số chuyên đề bổ trợ

81

Côn trùng và thiên địch

82

Thu thập cơn trùng

82

Vườn cơn trùng

84

Nhện

89

Vịng đời và mạng lưới thức ăn

90


Ăn mồi là gì?

93

Ký sinh là gì?

94

Giảm thiểu rủi ro của thuốc bảo vệ thực vật

96

Ảnh hưởng của thuốc sâu tới thiên địch

97

Chất độc trong nông nghiệp khía cạnh sức khỏe

98

Trình diễn về ngộ độc thuốc
Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật

8

103
104



Bài tập 1
Hướng dẫn tìm hiểu thơng tin trên nhãn thuốc

106

Bài tập 2:
Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

109

Bài tập 3:
Sự hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật của cây trồng

111

Bài tập 4:
Sự vận chuyển nước và các chất trong cây

113

Nhận thức về biến đổi khí hậu

115

Phân hữu cơ
Bài tập hướng dẫn ủ phân hữu cơ

118

Phần thứ năm: Quản lý dịch hại


123

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

124

Quản lý sâu hại

127

Sâu đục thân bướm 2 chấm

127

Quản lý bệnh hại

131

Sưu tập bệnh cây

131

Quản lý bệnh

133

Quản lý ốc bươu vàng

136


Bài tập 1:
Lập bản đồ về tác hại của ốc bươu vàng

137

Bài tập 2:
Quản lý tổng hợp ốc bươu vàng

139

Quản lý tổng hợp ốc bươu vàng ở vùng ngập úng

140

Chuột

142

Bài tập:
Sự phát triển quần thể của chuột

143

Biện pháp quản lý chuột

146

9



Làm gì đối với chuột
Phần thứ sáu: Đánh giá nhận thức, nhu cầu và kết
quả học tập

148
151

Bài tập 1:
Kiểm tra đầu khóa và xác định mục tiêu học tập

152

Bài tập 2:
Đánh giá kỹ thuật ứng dụng SRI

153

Bài tập 3:
Kiểm tra cuối khóa và đánh giá kết quả học tập

156

Hội thảo đầu bờ

157

Phụ lục 1: Hướng dẫn nông dân về nguyên tắc và kỹ
thuật SRI (áp dụng với lúa cấy)
Phụ lục 2: Một số nội dung liên quan đến quản lý ốc

bươu vàng để tham khảo

10

159
163


NỘI DUNG LỚP FFS - SRI
Gợi ý thiết kế nội dung lớp FFS - SRI

Buổi

Nội dung


Hướng dẫn kỹ thuật làm mạ theo
SRI và tiến hành gieo mạ
Điều tra cơ bản (phát phiếu, hướng dẫn
cách ghi chép... theo mẫu kèm)
Hướng dẫn phương pháp thí nghiệm



Thiết kế thí nghiệm



Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng




Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng (tiếp tục)



Kiểm tra thí nghiệm



Giới thiệu: Các ngun tắc của SRI; Sự
hình thành và phát triển SRI ở Việt Nam



Buổi 3




Buổi 2

Kiểm tra đầu khóa



Buổi 1

Khai giảng




Sinh lý cây lúa giai đoạn mạ - Cấu
tạo cây mạ; Nghiên cứu về rễ mạ,
chăm sóc mạ (vẽ, thảo luận)



Hướng dẫn ni cơn trùng. Giới
thiệu về thiên địch: Nhện; Thiên địch
săn mồi là gì?; Ký sinh là gì?



Thời
gian

Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trò chơi.

Buổi 4

11




Thành phần chức năng sinh thái sinh vật




Giới thiệu phương pháp làm phân ủ.
Ni cơn trùng



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.



Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Tác động của biến đổi khí hậu



Sinh lý cây lúa giai đoạn đẻ nhánh Khả năng đẻ nhánh (vẽ, thảo luận)



Ni cơn trùng



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.




Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Sự phát triển của rễ ở giai đoạn
sinh dưỡng (vẽ, thảo luận)



Sự hấp thụ thuốc BVTV của cây trồng



Ni cơn trùng



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.



Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Sinh lý cây lúa giai đoạn tượng
khối sơ khởi (vẽ, thảo luận)




Ni cơn trùng



Buổi 6




Buổi 5

Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ

Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trò chơi.

Buổi 7

Buổi 8

12





Nuôi côn trùng
Sâu hại : Sưu tập sâu hại; Quản lý một số

sâu hại chính (Sâu ăn lá, rầy, sâu đục thân)
Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.



Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con
người - Triệu chứng ngộ độc



Ốc bươu vàng (Phát sinh phát
triển, Biện pháp quản lý)



Cỏ dại : Sưu tập mẫu cỏ dại; Quản lý cỏ dại



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.



Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Buổi 11





Buổi 10

Sinh lý cây lúa giai đoạn ơm địng



Buổi 9

Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ

Sinh lý cây lúa giai đoạn trỗ và
phơi màu (vẽ, thảo luận)



Ni cơn trùng



Ảnh hưởng của thuốc BVTV
đến sâu hại và thiên địch




Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.

13




Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Sinh lý cây lúa giai đoạn ngậm sữa (vẽ, thảo luận)



Sự phát triển của quần thể chuột, Ngừa
chuột, Phải làm gì đối với chuột



Ni cơn trùng



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.




Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Sinh lý cây lúa giai đoạn chin sáp - chín hồn tồn



Ni cơn trùng



Bệnh lúa: Sưu tập mẫu bệnh;
Quản lý một số bệnh chính



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.



Điều tra thí nghiệm, cập nhật số
liệu vào bảng, biểu đồ



Vịng đời và mạng thức ăn




Thuốc BVTV : Sử dụng thuốc 4 đúng; Thời
gian cách ly của thuốc; Nhãn thuốc



Kiểm tra cuối khóa



Hoạt động nhóm - Văn nghệ - Trị chơi.

Buổi 15



Hội nghị đầu bờ

Buổi 16



Thu hoạch thí nghiệm

Buổi 17




Đánh giá thí nghiệm, báo cáo thí nghiệm

Buổi 12

Buổi 13

Buổi 14

14


PHẦN THỨ NHẤT
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SRI

4 nghiên cứu chính
1- Xác định mật độ cấy thích hợp theo nguyên tắc SRI
2- Quản lý rầy theo IPM
3- Quản lý sâu ăn lá theo IPM
4- Liều lượng phân bón thích hợp theo nguyên tắc SRI

15


Nghiên cứu 1:
XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CẤY THÍCH HỢP
Đặt vấn đề
Cấy mạ non, mạ khỏe; mỗi khóm chỉ cấy 1 cây mạ; cấy thưa, cấy
vuông mắt sàng là 3 trong số 5 nguyên tắc cơ bản của SRI. Tuy nhiên,
mật độ cấy cụ thể cho mỗi một giống lúa khác nhau cũng khác nhau, các
giống đẻ nhiều thì cấy thưa hơn giống đẻ ít; chân đất tốt, có thể cấy thưa

hơn cùng giống được cấy trên chân đất nghèo dinh dưỡng...
Thí nghiệm này giúp nơng dân lựa chọn những mật độ cấy thích hợp,
cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong điều kiện cụ thể của mình.
Mục đích
- Để thử nghiệm áp dụng 5 nguyên tắc của SRI so với phương pháp
cấy truyền thống.
- Để xác định mật độ cấy thích hợp cho loại giống cụ thể, trong điều
kiện canh tác của địa phương, như chân đất, độ phì, mùa vụ.
Nghiên cứu này gồm 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Xác định mật độ cấy thích hợp, áp dụng đầy đủ các
nguyên tắc SRI
Thí nghiệm 2: Xác định mật độ cấy thích hợp, áp dụng từng phần
các nguyên tắc SRI

Thí nghiệm 1: XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CẤY THÍCH HỢP
Áp dụng đầy đủ nguyên tắc SRI

16


Vật liệu
Diện tích thí nghiệm: 200 m2.
Giống: Dùng giống lúa thuần hoặc lúa lai được trồng phổ biến ở địa
phương.
Vật liệu cho thí nghiệm: Dây cấy, cọc tiêu, thúng, xẻng, cuốc, thước
1m, thước 50 m, cân 10kg...
Phân bón: Phân chuồng, phân đạm, kali...
Thuốc bảo vệ thực vật.
Yêu cầu (Chi tiết yêu cầu kỹ thuật xem phần phụ lục 1)
- Biện pháp canh tác theo hướng dẫn của SRI.

- Chia ruộng thành các luống, mỗi luống cấy được 5 - 10 hàng lúa.
Rãnh thoát nước giữa các luống: (rộng 25cm, sâu 10 - 20 cm).
- Khoảng cách, mật độ cấy: Căn cứ vào độ phì của đất và khả năng
đẻ nhánh của giống để chọn 4 mật độ, khoảng cách hướng dẫn trong 2
bảng dưới đây để thử nghiệm.
- Phân bón: Phân chuồng, N, P, K cùng nền phân giữa các cơng thức
thí nghiệm.
- Bảo vệ thực vật: Áp dụng như nhau ở cả 4 ơ thí nghiệm SRI. Cụ thể:
+ Không phun thuốc trừ sâu ăn lá giai đoạn sau cấy đến đứng cái.
+ Không phun thuốc trừ rầy từ sau cấy đến làm đòng.
Trong trường hợp đặc biệt mật độ sâu rầy quá cao, chỉ phun 1/2 diện
tích mỗi ơ, đối với 1/2 diện tích ơ cịn lại khơng được phun thuốc để đánh
giá hiệu quả của biện pháp xử lý. Các giai đoạn sau của lúa áp dụng
theo IPM.

17


Hướng dẫn mật độ, khoảng cách cấy thích hợp
theo nguyên tắc SRI
Cơng thức

Mật độ

Khoảng cách (cm)

Làm mạ

Ơ 1 (SRI)


16 cây mạ/m2
Cấy 1 cây mạ/khóm

25 x 25

Theo phương
pháp SRI

Ơ 2 (SRI)

21 cây mạ/m2
Cấy 1 cây mạ/khóm

25 x 20

Theo phương
pháp SRI

Ơ 3 (SRI)

25 cây mạ/m2
Cấy 1 cây mạ/khóm

25 x 16

Theo phương
pháp SRI

Ơ 4 (SRI)


30 cây mạ/m2
Cấy 1 cây mạ/khóm

25 x 13

Theo phương
pháp SRI

Điều tra thực tế

Điều tra thực tế

Ghi nhận thực tế

3 ruộng đối chứng
của nông dân

(Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương)
Hướng dẫn mật độ, khoảng cách cấy thích hợp
theo nguyên tắc SRI
Số cây
mạ/m2

Khoảng
cách (cm)
(Cách 1)

Khoảng
cách (cm)
(Cách 2)


Đất tốt, thâm canh cao (lúa lai)

16

25 x 25

25 x 25

Đất tốt, thâm canh cao (lúa thuần)

21
25

22 x 22
20 x 20

25 x 20
25 x 16

Khá tốt, thâm canh khá - tốt
(lúa thuần, lúa lai)

25
30

20 x 20
18 x 18

25 x 16

25 x 13

Đất trung bình thâm canh trung bình - khá

30
39

18 x 18
16 x 16

25 x 13
25 x 10

Đất rất tốt

9

40 x 40

40 x 40

Đất khá tốt

11

30 x 30

30 x 30

Đất trung bình


16

25 x 25

25 x 25

Chân đất, giống

Lúa nếp

18


SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM
CÁNH ĐỒNG LÚA CỦA HTX
Ruộng thí nghiệm
Xác định mật độ cấy thích hợp theo ngun tắc SRI
Ơ1

Ơ2

Ơ3

Ơ4

Khoảng cách
(cm) 25 x 25
Mật độ tương
đương

(16 cây mạ/m2)

Khoảng cách
(cm) 25 x 20
Mật độ tương
đương
(21 cây mạ/m2)

Khoảng cách
(cm) 25 x 16
Mật độ tương
đương
(25 cây mạ/m2)

Khoảng cách
(cm) 25 x 13
Mật độ tương
đương
(30 cây mạ/m2)

Đường đi/Lối đi
Chú ý: Không cấy hàng bảo vệ xung quanh ruộng thí nghiệm để dễ quan sát.

Chọn ruộng nông dân đối chứng
Chọn từ đầu vụ khoảng 3 ruộng đại diện cho điều kiện canh tác của
nông dân xung quanh khu ruộng ứng dụng SRI (cùng chân đất, giống,
thời vụ...) trong cùng cánh đồng.
Thu thập số liệu đầu tư của nông dân vào “Phiếu điều tra tập quán
canh tác của nông dân” để cuối vụ đánh giá, so sánh với công thức SRI.
Các chỉ tiêu so sánh được tập hợp vào Bảng tổng hợp đánh giá so

sánh 2 hệ thống canh tác SRI và tập quán nông dân.
Điều tra lấy mẫu
Thời gian: 7 ngày một lần
Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi:
- Đối với phân bón và chăm sóc: Ghi
chi tiết các biện pháp chủ hộ áp dụng
trong thí nghiệm và đối chứng. Ghi lại
lượng phân và cách bón.
- Các đầu tư, chi phí khác (nếu có).

19


- Thời tiết: Các yếu tố thời tiết chính (nhiệt độ, lượng mưa, giờ nắng,
ẩm độ...) của cả vụ.
- Một số chỉ tiêu về sinh trưởng:
+ Khả năng đẻ nhánh (Số dảnh/khóm): Mỗi ơ điều tra 3 điểm cố
định, mỗi điểm điều tra 3 khóm cố định liên tiếp.
+ Số bơng/khóm: Mỗi ơ điều tra 3 điểm cố định mỗi điểm điều tra 3
khóm cố định liên tiếp (các khóm đã điều tra khả năng đẻ nhánh).
- Đối với sâu, rầy, bệnh, thiên địch chính và chuột: Mỗi ơ điều tra
10 khóm phân bố đều trong ơ, điểm điều tra phải cách hàng phân cách
cuối cùng ít nhất là 3 hàng. Đếm tồn bộ số sâu, rầy, thiên địch chính,
dảnh héo, dảnh bị chuột cắn... đếm toàn bộ số dảnh có trong khóm lúa.
+ Thời gian phát sinh, cao điểm gây hại.
+ Mật độ con/m2, tỷ lệ hại (%).
+ Tỷ lệ (%)
BẢNG 1: TỔNG HỢP DIỄN BIẾN
(tên sâu hại hoặc thiên địch, hoặc số dảnh, số bông)


Tổ:..........................
Chú ý: Mỗi loại dịch hại, thiên địch ghi số liệu điều tra trên một bảng
Khoảng cách (cm),
mật độ
25 x 25 (16 cây mạ)
25 x 20 (21 cây mạ)
25 x 16 (25 cây mạ)
25 x 13 (30 cây mạ)
Ruộng đối chứng 1
Ruộng đối chứng 2
Ruộng đối chứng 3

20

Ngày điều tra
...

...

...

...

...

...

...

...


...


- Một số yếu tố cấu thành năng suất:
+ Số bông/m2 ; số hạt/bông; số hạt chắc; tỷ lệ lép.
Trước khi gặt mỗi ơ lấy 3 khóm lúa ngẫu nhiên theo đường chéo góc
của ơ thí nghiệm để đếm tổng số hạt/bông, tỷ lệ lép (%).
+ Tỷ lệ bông hữu hiệu (%) =

Số bơng/ khóm
Số dảnh tối đa/khóm

x 100

- Năng suất: Gặt năng suất (năng suất thực thu):
Ruộng SRI: Mỗi ô gặt 3 điểm phân bố đều trong ô, mỗi điểm gặt
10m2, tính năng suất khơ của mỗi mật độ.
Đối với ruộng đối chứng: Mỗi ruộng gặt 3 điểm ngẫu nhiên theo
đường chéo góc, mỗi điểm gặt 10 m2, tính năng suất khơ (năng suất
thực thu bình qn của 3 ruộng).

Tổng hợp gặt năng suất (tên thí nghiệm ............)

Khoảng cách (cm)

Diện tích gặt năng suất

25 x 25 (16 cây mạ)


30 m2

25 x 20 (21 cây mạ)

30 m2

25 x 16 (25 cây mạ)

30 m2

25 x 13 (30 cây mạ)

30 m2

Ruộng đối chứng 1

30 m2

Ruộng đối chứng 2

30 m2

Ruộng đối chứng 3

Năng suất (tấn/
ha) hoặc kg/sào

30 m2

21



Kết quả
1. Vẽ đồ thị so sánh số dảnh ở từng mật độ cấy, ruộng đối chứng, và
nêu kết luận. Theo mẫu đồ thị 1.
2. Vẽ đồ thị so sánh sự khác nhau về diễn biến của dịch hại chính
(rầy, sâu cuốn lá nhỏ) và thiên địch ăn mồi qua các kỳ điều tra giữa các
mật độ cấy và ruộng đối chứng. Mỗi loại sâu vẽ trên một đồ thị, và nêu
nhận xét, kết luận. Theo mẫu đồ thị 1.
3. Vẽ đồ thị so sánh sự khác nhau về diễn biến tỷ lệ bệnh hại chính
qua các kỳ điều tra giữa các mật độ cấy và ruộng đối chứng. Mỗi loại
bệnh vẽ trên một đồ thị, và nêu nhận xét, kết luận. Theo mẫu đồ thị 1.
4. Vẽ biểu đồ so sánh sự khác nhau về năng suất giữa các mật độ
cấy và ruộng đối chứng, và nêu nhận xét, kết luận. Theo mẫu biểu đồ 2.
5. Phân tích hiệu quả kinh tế của từng mật độ cấy và ruộng đối
chứng. Nêu nhận xét, kết luận. Theo mẫu bảng 3 và biểu đồ 2.
6. Tổng hợp các biện pháp quản lý đã thực hiện.

Hướng dẫn lập bảng, biểu đồ và cập nhật số liệu
theo dõi hàng tuần
- Kẻ sẵn trên giấy lớn ngay từ đầu vụ đồ thị diễn biến về số dảnh,
mật độ sâu hại, thiên địch, tỷ lệ bệnh. Sau mỗi kỳ điều tra, điền số liệu
và vẽ nối tiếp đường diễn biến của đồ thị, và như vậy cuối vụ ta có đồ
thị hồn chỉnh.
- Đối với các chỉ tiêu về năng suất, hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nước,
giảm thuốc: Lập biểu đồ vào cuối vụ.
- Mỗi nhóm sử dụng biểu đồ/đồ thị đã cập nhật số liệu điều tra để
trình bày kết quả thí nghiệm hàng tuần cho cả lớp và thảo luận chung.

22



BẢNG 2: TỔNG HỢP DIỄN BIẾN SÂU .........................................

Tổ:..........................
Chú ý: Mỗi đối tượng dịch hại biểu hiện trên một bảng

Khoảng cách (cm),
mật độ

Tuần điều tra (T1.....T12....)
T1

T2

T3

...

...

T11 T12 T13 T14

25 x 25 (16 cây mạ)
25 x 20 (21 cây mạ)
25 x 16 (25 cây mạ)
25 x 13 (30 cây mạ)
Ruộng đối chứng 1
Ruộng đối chứng 2
Ruộng đối chứng 3


ĐỒ THỊ 1.

Các chỉ tiêu về diễn biến số dảnh, mật độ sâu hại, thiên địch,
tỷ lệ bệnh, lập đồ thị theo mẫu này

35
30
25

Mật độ…

20

Mật độ…
Mật độ…

15

Mật độ…
Đối chứng

10
5
0
Tuần...

Tuần...

Tuần...


Tuần...

Tuần...

Tuần...

Tuần...

23


BIỂU ĐỒ 2

Chỉ tiêu về năng suất, hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nước, giảm thuốc
lập biểu đồ theo mẫu này
Năng suất (Kg/sào)
350
300
250
200

Năng suất (Kg/sào)

150
100
50
0
Mật độ…


Mật độ…

Mật độ…

Mật độ…

Đối chứng

BẢNG 3: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ 2 HỆ THỐNG CANH TÁC SRI
VÀ TẬP QUÁN NÔNG DÂN
(Áp dụng đầy đủ nguyên tắc SRI)

Các chỉ tiêu
Tuổi mạ
Số lá
Số ngày
Số cây mạ/khóm
Tổng số cây mạ/m2
So sánh lượng
nước sử dụng
Số bông/m2
Số hạt chắc/bông
P. 1000 hạt (nếu có)

24

25 x 25
(16 cây
mạ/m2)


25 x 20
(21 cây
mạ/m2)

25 x 16
(25 cây
mạ/m2)

25 x 13
(30 cây
mạ/m2)

Ruộng
tập quán
nông dân


Năng suất (tấn/ha)
Chi phí thuốc
BVTV (đồng/ha)
Hoạch tốn kinh
tế (đồng/sào)
Sâu bệnh
Bệnh đạo ơn
Bệnh bạc lá
Bệnh......
Sâu cuốn lá nhỏ
Rầy nâu
Sâu/rầy.........
Phân chuồng

Phân hóa học

Ghi chú: Đánh giá mức độ sâu: Ước tính và thể hiện theo 4 mức:
Hại nhẹ:
+
Hại trung bình : + +
Hại nặng:
+++
Hại rất nặng: + + + +

Câu hỏi thảo luận
1. Ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, mật độ (khoảng cách) cấy nào có số
dảnh/khóm nhiều nhất, có số dảnh/m2 nhiều nhất?
2. Ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, cấy theo SRI có số dảnh/khóm, có số
dảnh/m2 nhiều hơn hay ít hơn so với ruộng đối chứng? Tại sao?

25


×