Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá các dòng TGMS (lai 2 dòng)và chọn tạo giống cho miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.48 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, trong đó cây lúa được
coi là cây trồng chủ đạo. Ngày nay, đứng trước sức ép của vấn đề dân số tăng
nhanh, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến diện
tích trồng lúa bị thu hẹp đáng kể. Song sản lượng lúa gạo nước ta vẫn không
ngừng tăng trong những năm qua, góp phần đảm bảo an ninh lương thực đồng
thời đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên
thế giới. Đạt được kết quả này là nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật,
đặc biệt là việc áp dụng các giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao trong sản
xuất.
Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu chọn tạo và
đưa ra được nhiều vật liệu bố mẹ và nhiều tổ hợp lai mới phục vụ sản xuất lúa
trong nước.
Để khai thác triệt để ưu thế lai, người ta đã tiến hành lai trên cả các
loài phụ Javanica, Japonica với loài phụ Indica. Theo những nghiên cứu ban
đầu của Y.L.Ping, khi lai xa giữa các loài phụ thì con lai F1 biểu hiện ưu thế
lai cao hơn ưu thế lai trong cùng một loài phụ. Tuy nhiên, trở ngại khi lai xa
giữa Indica và Japonica là con lai bán bất dục và tỉ lệ đậu hạt thấp.
Để khai thác ưu thế này, người ta đã tìm ra một gen tương hợp rộng
(Wide Compatibility Genes) là cầu nối giữa các loài phụ để tạo con lai F1 đậu
hạt tốt, khắc phục hiện tương F1 bán bất dục và kết hợp vào con lai F1 có
những tính trạng mong muốn trong hệ thống lúa lai hai dòng. Song vấn đề đặt
ra là sự ảnh hưởng của gen tương hợp rộng (WCG) đến khả năng phối hợp
các tính trạng như thế nào ở bố , mẹ và con lai?
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá các
dòng TGMS (lai 2 dòng)và chọn tạo giống cho miền bắc”.
B.NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY TRỒNG –ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Viện Nghiên cứu lúa - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội được thành lập theo
Quyết định số 905/QĐ-NN1 ngày 07/10/2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học


Nông nghiệp I (nay là Đại học Nông nghiệp Hà Nội).
Tháng 09/2012, Viện Nghiên cứu lúa đổi tên thành Viện Nghiên cứu và Phát
triển cây trồng theo Quyết định số 2032/QĐ-NNH ngày 18/09/2012 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tên tiếng Việt: Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng
Tên tiếng Anh: Crops Research and Development Institute
Tên tiếng Anh viết tắt: CRDI
Trụ sở chính: Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 043.6761279 Fax: 043.6761280
1. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng:
a) Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong nông nghiệp.
b) Tham gia đào tạo các chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây trồng,
kỹ thuật trồng trọt.
c) Tham gia đấu thầu các chương trình, nhiệm vụ, đề tài, dự án trong và
ngoài nước.
d) Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ với các tổ chức
trong và ngoài nước.
e) Dịch vụ cung ứng sản phẩm cây trồng, vật tư nông nghiệp và tư vấn kỹ
thuật sản xuất.
Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống cây trồng.
b) Nghiên cứu phát triển kỹ thuật canh tác cho các giống cây trồng mới.
c) Biên soạn sách phổ biến kỹ thuật về giống cây trồng.
d) Hướng dẫn đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây
trồng, kỹ thuật trồng trọt ở các bậc cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu
sinh.
e) Xây dựng định hướng nghiên cứu, viết thuyết minh và đấu thầu các các
chương trình, nhiệm vụ, đề tài, dự án trong và ngoài nước.
f) Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ với các tổ chức

trong và ngoài nước
g) Dịch vụ cung ứng sản phẩm cây trồng và vật tư nông nghiệp.
h) Tư vấn, tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất và phát triển
giống cây trồng.
2. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị
Trâm
- Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. Vũ Văn Liết - Phó chủ tịch
PGS. TS. Nguyễn Văn
Hoan
- Uỷ viên
TS. GV. Trần Văn
Quang
- Uỷ viên
TS. Vũ Hồng Quảng - Uỷ viên
Ths. Phạm Thị Ngọc Yến - Uỷ viên
Ths. Vũ Thị Bích Hạnh - Uỷ viên
Ban điều hành:
PGS. TS. Vũ Văn Liết - Giám đốc
TS. GV. Trần Văn
Quang
- Phó giám đốc phụ trách khoa học, kế hoạch, tài
chính.
TS. Vũ Hồng Quảng - Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh, hành
chính.
CN. Đỗ Thị Thi - Kế toán trưởng
Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp

b) Phòng Công nghệ lúa lai
c) Phòng Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ
d) Phòng Nghiên cứu cây trồng cạn
e) Phòng Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật Nông nghiệp
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trụ sở của Viện được xây dựng khang trang hiện đại; có nhiều phòng làm
việc, phòng thí nghiệm và được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị đến từng phòng.
Xây dựng các hệ thống nhà lưới với quy mô lớn nhằm phục vụ cho công
tác chọn tạo giống, nghiên cứu khoa học.
Trang bị các hệ thống kho lạnh, dàn sấy, xưởng sản xuất và chế biến… tốt
nhất hiện nay để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm sau thu hoạch.
Đầu tư hàng loạt các máy hiện đại, có độ chính xác cao phục vụ cho việc
nghiên cứu khoa học, các loại máy nông nghiệp nhằm giảm thiểu sức lao động
của con người và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cơ cấu tổ chức
PGS. TS. Vũ Văn Liết: Giám đốc
TS. Trần Văn Quang: Phó giám đốc phụ trách khoa học, kế hoạch, tài
chính
TS. Vũ Hồng Quảng: Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh,
hành chính
PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm: Chủ tịch Hội đồng khoa học
Ths. Phạm Thị Ngọc Yến: Chủ tịch Công đoàn

TT Tên phòng Số
CBVC
Phụ trách
1 Phòng Công nghệ lúa lai 13
Trưởng phòng: Ths. Phạm Thị
Yến
Phó phòng: Ths. Nguyễn Văn

Mười
2
Phòng Ứng dụng và
Chuyển giao công nghệ
04
Trưởng phòng: TS. Vũ Hồng
Quảng
Phó phòng: Ths. Nguyễn Thị
Thu
3
Phòng Nghiên cứu và
Phát triển Kỹ thuật nông
nghiệp
05
Trưởng phòng: Th.S Đàm Văn
Hưng
Phó phòng: Th.S Nguyễn Thị
Hảo
4 Nghiên cứu cây trồng cạn 05
Trưởng phòng: Ths. Vũ Thị Bích
Hạnh
5 Hành chính – Tổng hợp 03
Trưởng phòng: CN. Đào Thị Hải
Yến

Họ đệm tên Bộ phận
1 Vũ Quốc Đại
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
2

Trần Thị
Thanh
Hà Nghiên cứu Cây trồng cạn
3 Nguyễn Văn Hà Nghiên cứu Cây trồng cạn
4 Vũ Bình Hải Công nghệ lúa lai
5 Vũ Thị Bích Hạnh Nghiên cứu Cây trồng cạn
6 Nguyễn Thị Hảo
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
7 Đàm Ngọc Hiên Lái xe
8 Nguyễn Giao Hổ
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
9 Phùng Danh Huân Công nghệ lúa lai
10 Nguyễn Thị Huế Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
11 Đàm Văn Hưng
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
12 Trần Thị Huyền Công nghệ lúa lai
13 Nguyễn Thị Lệ Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
14 Vũ Văn Liết Giám đốc
15 Phạm Mỹ Linh
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
16 Dương Thị Loan Nghiên cứu Cây trồng cạn
17 Nguyễn Văn Mười Công nghệ lúa lai
18 Vũ Hằng Nga Công nghệ lúa lai
19 Vũ Thị Bích Ngọc Công nghệ lúa lai
20 Trần Thị MinhNgọc Công nghệ lúa lai
21 Trần Văn Quang Phó giám đốc

22 Vũ Văn Quang Công nghệ lúa lai
23 Vũ Hồng Quảng Phó giám đốc
24 Lê Văn Thành A Công nghệ lúa lai
25 Lê Văn Thành B Công nghệ lúa lai
26 Đỗ Thị Thi Kế toán trưởng
27 Phan Đức Thịnh Nghiên cứu Cây trồng cạn
28 Nguyễn Thị Thu Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
29 Nguyễn Thị Trâm Công nghệ lúa lai
30 Nguyễn TrọngTú Công nghệ lúa lai
31 Phạm Quang Tuân Nghiên cứu Cây trồng cạn
32 Nhâm Xuân Tùng
Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông
nghiệp
33 Đào Thị Hải Yến Hành chính – Tổng hợp
34
Phạm Thị
Ngọc
Yến Công nghệ lúa lai

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Số đề tài, dự án và kinh phí thực hiện
Bảng 1. Số đề tài, dự án và kinh phí thực hiện từ năm 2006 đến nay
TT Đề tài, dự án Thời gian
Tổng kinh phí
(tr.đồng)
Ghi chú
I Đề tài cấp nhà nước 7.850,0
1 Khai thác nguồn gen ngô 2011-2014 2.900,0
2 Chọn tạo giống lúa lai thơm 2012-2016 4.950,0

II Đề tài cấp Bộ 2.950,0
1 Bảo tồn nguồn gen 2008-2012 650,0
2 Chọn tạo lúa lai thơm 2010-2011 500,0
3 Hợp tác song phương 2012-2014 1.800,0
III Dự án SXTN cấp Bộ 4.070,0
1 Giống lúa lai TH3-5 2010-2011 800,0Thu hồi
60%
2 Giống lúa lai TH7-2 2011-2012 900,0Thu hồi
60%
3 Giống lúa lai CT16 2011-2012 1.100,0Thu hồi
60%
4 Giống lúa lai TH8-3 2012-2013 820,0
5 Giống lúa lai Việt Lai 50 2012-2013 450,0
IV Đề tài cấp tỉnh 4.464,0
1 Hải Dương 2012-2013 600,0
2 Gia Lai 2011-2013 600,0
3 Đắk Lắk 2010-2012 750,0
4 Hưng Yên 2011-2012 510,0
5 Nam Định và Quảng Nam 2011-2013 1.689,0
6 Quảng Ngãi 2011-2013 315,0
V Đề tài cấp Trường 477,0
1 Đề tài cấp Trường năm 2008 2008 27,0
2 Đề tài cấp Trường năm 2009 2009 41,0
3 Đề tài cấp Trường năm 2010 2010 49,0
4 Đề tài cấp Trường năm 2012 2012 80,0
5 Bảo tồn và sử dụng nguồn gen lúa,
ngô (Dự án Việt-Bỉ)
2010-2012 280,0
VI Dự án giống cây trồng 13.200,0
1 Dự án sản xuất bố mẹ lúa lai 2006-2010 9.600,0 Thu hồi

60%
2 Dự án lúa thuần 2011-2012 3.600,0 Thu hồi
60%
.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới
2.1. Nghiên cứu chọn tạo dòng mẹ lúa lai hệ “hai dòng”
Bảng 2. Đặc điểm của các dòng EGMS được chọn tạo tại ĐHNNHN
TT Tên dòng Nguồn gốc
Từ gieo-trỗ (ngày) Số lá/thân chính
Xuân Mùa Xuân Mùa
1 T47S Chọn từ PA64S 110-115 72-75 13 13
2 T1S-96 T24S/Japonica5 110-115 83-84 12 15
3 103S T1S/ĐH60 105-110 82-83 12 15
4 T7S * T1S-96/H125S
*
110-115 80-82 13 16
5 T70S T1S-96/PA64S 90-95 62-64 12 13
6 135S 103S/PA64S 110-115 78-80 14 15
7 T23S * T2S
*
/H125S
*
115-120 75-76 14 16
8 P5S T1S-96/PA64S 80-85 65-68 13 13
9 T8S T1S-96/H125S
*
105-110 76-80 13 15
10 T9S Đột biến T23S 95-100 62-65 13 13
11 T10S Đột biến T70S 100-105 65-70 13 14
Ghi chú: * TGMS thơm
2.2. Nghiên cứu duy trì và cải tiến dòng mẹ lúa lai hệ “ba dòng”

Bảng 3. Đặc điểm một số dòng A và B duy trì và sử dụng tại ĐHNNHN
TT Tên dòng
Từ gieo đến
trỗ (ngày)
Số lá/thân
chính
Tỷ lệ bất dục
(%)
Kiểu bất
dục
Nguồn gốc
1 Kim 23A 58-60 11 100 WA
Nhập nội
Kim 23B 56-58 11 3-5
2 BoA 63-65 12 100 WA
Nhập nội
BoB 61-63 12 5-6
3 IR58025A 83-85 16 100 WA
Nhập nội
IR58025B 80-83 16
4 II-32A 80-85 14 99,5 DI
Nhập nội
II-32A 78-82 14
5 11A 80-83 14 99,5 DI
Cải tiến
11B 76-80 14
2.3. Chọn tạo dòng bố phục hồi của lúa lai
Bảng 4. Một số dòng phục hồi mới chọn tạo có giá trị sử dụng tại Việt Nam
TT
Tên

dòng
Nguồn gốc
Từ gieo đến
trỗ (ngày)
Tiềm năng năng suất
Con lai
đang dùng
1 R1 Chọn cá thể từ giống
nhập nội
85-87 Bông hạt to dài,
NS.cao
TH7-1
2 R2 * Chọn cá thể từ
H125S/MR365//
TX93///Maogô ////
R9311
84-86 Bông hạt to dài,
thơm, râu
TH7-2,
TH3-2
3 R3 Chọn cá thể
từindica/japonica
75-76 Bông to, hạt nhỏ dài,
trong
TH3-3
4 R4 Chọn từ giống nhập
nội
76-78 Bông to, hạt sít nhỏ, TH3-4
5 R5 Chọn cá thể từ đột 80-82 Bông to, hạt dài, TH3-5
biến Quế 99 NS.cao

6 R6 Chọn cá thể từ:
9311/IRBB21
85-87 Bông hạt to, sít
NS.cao
TH3-6
7 R7 * Chọn cá thể từ Hương
cốm/R3
80-82 Bông to dài, NS cao,
thơm
TH3-7
8 R8 Chọn cá thể từ
PK838/R50
80-82 Bông hạt to dài, NS
cao
TH3-8
9 R9 R16/RVTThơm 72-75 Bông TB sít Lai thử
10 R10 R527/IRBB21 75-77 Bông TB sít ‘’
11 R11 R253/IRBB21 77-80 Bông TB sít ‘’
12 R12 HC/Hoa sữa 70-75 Bông dài, thơm ‘’
13 R15 Chọn từ giống nhập
nội
70-75 Bông to, hạt nhỏ sít
nhiều
‘’
14 R16 Chọn cá thể từ giống
nhập nội
76-78 Bông hạt to dài, NS
cao
CT16
15 R17 Chọn cá thể từ giống

nhập nôi
75-77 Bông to hạt dài, NS
cao
TH17
16 R18 Chọn cá thể từ giống
nhập nội
85-86 Bông TB hạt dài mỏ
tím
TH18
17 R20 Chọn cá thể từ giống
nhập nội
74-76 Bông hạt to dài, NS
cao
Việt lai 20
18 R24 Chọn cá thể từ giống
nhập nội
70-74 Bông nhỏ, hạt dài,
kháng bạc lá
Việt lai 24
19 R50 Chọn cá thể từ
Daikoku/đa phôi
75-76 Bông to, hạt nhỏ sít,
NS cao
Việt lai 50
20 R75 9311/IRBB21 85-87 Bông hạt to dài,
NS.cao
Việt lai 75
Ghi chú: * Các dòng này đã được khảo nghiệm và công nhận là giống lúa thuần
mới


2.4. Chọn tạo giống lúa lai mới
Bảng 5. Các giống lúa lai mới chọn tạo, công nhận và triển vọng
TT Tên Tổ hợp
Diện tích thương
phẩm cộng dồn (ha)
Công nhận
Mức Năm
1 VL20 103S/R20 350.000 Giống Quốc gia 2004
2 VL24 103S/R24 80.000 Giống Quốc gia 2008
3 TH3-3 T1S-96/R3 650.000 Giống Quốc gia 2005
4 TH3-4 T1S-96/R4 205.000 Giống Quốc gia 2006
5 TH3-5 T1S-96/R5 30.500 Giống Quốc gia 2009
6 CT16 II-32A/R16 3.000 Giống Quốc gia 2011
7 TH7-2 T7S/R2 3.000 Giống Quốc gia 2012
8 TH5-1 P5S/R1 1.500 Giống SX thử 2006
9 TH8-3 T7S/R3 150 Giống SX thử 2010
10 VL50 135S/R50 150 Giống SX thử 2010
11 TH7-5 T7S/R5 100 Giống SX thử 2011
12 TH17 11A/R17 100 Giống SX thử 2012
13 TH3-7 T1S-96/R7 Khảo nghiệm VCU 3 vụ có triển vọng
14 TH18 11A/R18 Khảo nghiệm VCU 2 vụ có triển vọng
2.5. Chọn giống lúa thuần mới
Bảng 6. Các giống lúa thuần mới chọn tạo, công nhận và triển vọng
TT Tên giống
Diện tích thương phẩm
cộng dồn (ha)
Công nhận
Mức Năm
1 Hương cốm 10.000 Giống Quốc gia 2010
2 Bắc thơm 7 KBL 5.000 Giống SX thử 2012

3 Hương cốm 3 200 Giống SX thử 2012
4 Hương Việt 3 Khảo nghiệm VCU 2 vụ có triển vọng
5 Hương cốm 4 Khảo nghiệm VCU 2 vụ có triển vọng
6 Nếp cẩm ĐH6 Khảo nghiệm VCU 2 vụ có triển vọng
Nguồn: Số liệu điều tra đến tháng 12 năm 2012 của nhóm tác giả
2.6. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô
Bảng 7. Kết quả chọn tạo giống mới, bảo tồn nguồn gen và duy trì dòng của
ngô
TT Nội dung nghiên cứu Số lượng
1 Giống ngô nếp lai triển vọng gửi khảo nghiệm quốc gia 04 giống
2 Bảo tồn mẫu giống ngô địa phương 270 mẫu
3 Bảo tồn mẫu giống ngô nhập nội 50 mẫu
4 Dòng tự phối ngô nếp (đời 6 trở lên, độ thuần ổn định) 300 dòng
5 Dòng tự phối ngô tẻ (đời 5 trở lên, độ thuần ổn định) 100 dòng
6 Dòng tự phối (đời 1- 4) 1000 dòng
3. Các công trình đã được công bố từ năm 2006-2012
Bảng 8. Các công trình đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài
nước
TT Tên tạp chí Số lượng
1 Tạp chí Nông nghiệp và PTNT 12
2 Tạp chí Khoa học và Phát triển 19
3 Hội thảo khoa học 09
4 Tạp chí quốc tế 01
Tổng cộng 41
* Viện đã tổ chức thành công 02 hội thảo khoa học với tổng số báo cáo tham gia
Hội thảo là 43 báo cáo.
4. Kết quả tham gia đào tạo giai đoạn 2006-2012
Bảng 9. Kết quả tham gia đào tạo giai đoạn 2006-2012
TT Cấp tham gia đào tạo Số lượng
1 Hướng dẫn thực tập môn học chuyên ngành chọn giống cây

trồng
145
2 Hướng dẫn thực tập môn học chuyên ngành khoa học cây
trồng
260
3 Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp đại học 64
4 Hướng dẫn thực tập Cao học 18
5 Hướng dẫn Nghiên cứu sinh 04
* ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN
2013-2016
· Tiếp tục duy trì, phát triển công tác nghiên cứu khoa học theo đúng chức
năng và nhiệm vụ được Nhà trường giao, thực hiện tốt các đề tài, dự án các
cấp.
· Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị nói riêng và Nhà trường nói chung;
· Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng (lúa, ngô và một số
cây trồng khác) có năng suất, chất lượng cao và các giống cây trồng chống
chịu với biến đổi khí hậu;
· Hình thành các phòng nghiên cứu chuyên sâu về chọn giống lúa, ngô, rau
như: đột biến, công nghệ sinh học.
· Kết hợp với Khoa Nông học, tham gia đào tạo đại học, cao học và nghiên
cứu sinh các chuyên ngành Khoa học cây trồng, Di truyền và chọn giống cây
trồng.
· Cử 2-3 cán bộ đào tạo Tiến sĩ, 4-5 cán bộ đào tạo Thạc sĩ trong và ngoài
nước.
· Phấn đấu đến 2015 có thêm 01 đề tài cấp nhà nước, mỗi năm đấu thầu 1-2
đề tài cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nông nghiệp &PTNT; mỗi năm có
3-4 đề tài cấp tỉnh.
· Đến 2015, Viện có ít nhất 03 giống cây trồng mới được công nhận quốc
gia.

· Mỗi năm công bố 5-6 bài báo khoa học, phấn đấu đến 2015 có 02 bài
báo công bố quốc tế.
II.MỤC TIÊU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG PHỤC VỤ
CHO MIỀN BẮC
*Mục tiêu
Dòng TGMS-( thermo sensitive Genic Male Sterrility) là dòng bất dục đực
nhân cảm ứng với nhiệt độ. Dòng bất dục này được sử dụng trong công tác chọn
tạo giống tổ hợp lúa lai 2 dòng
*Vật liệu và phương pháp
1.Vật liệu
Đánh giá ít nhất 10 cá thể của 1 dòng TGMS trên tất cả các chỉ tiêu về
tính bất dục và hữu dục cùng các đặc điểm nông sinh học và hình thái.
2. Phương pháp
2.1. đánh giá tình trạng bất dục, hữu dục của hạt phấn qua khả năng bắt
màu IKI 1%.
- Lấy mẫu trên các hoa lúa đã thành thục ,chưa nở( có bao phấn cao hơn ½
chiều dài vỏ trấu) ở 3 nhóm bông: mới trỗ, trỗ 50% và chỗ 75% tính theo
chiều dài bông,mỗi vị trí lấy 1 hoa.
- Nhuộm màu hạt phấn bằng dung dịch IKI 1%, mỗi hoa lúa lấy 2 bao phấn
làm thành một mẫu,nhỏ dung dịch IKI 1% , dầm nát 2 bao phấn , bỏ vỏ, giàn
đều tới mật độ khoảng 30-40 hạt phấn/ 1 quang trường của kính hiển vi.
- Soi hạt phấn, trên 3 trường đại diện, đếm số hạt bất dục( không bắt
màu,tròn). Tỷ lệ hạt phấn bất dục được tính như sau:
Số hạt phấn bất dục × 100
Tổng số hạt phấn
Điểm Mô tả hạt phấn bất dục (%)
1 bất dục hoàn toàn 100
3 bất dục cao 99-99.9
5 bất dục 95.0- 98.9
7 bất dục từng phần 70- 94.9

9 hữu dục- hữu dục từng phần <70
I.2 đánh giá tình trạng hữu dục bất dục qua tỉ lệ đậu hạt.
Chọn 10 cá thể đã trổ xong bước vào giai đoạn chín sáp để đánh giá.
-
Tình trạng đậu hạt: mỗi bông đều phả quan sát và đánh giá vị trí có hạt
chắc, đầu bông, giữa bông và cuối bông.
+ số bông có hạt đậu
+ số bông không có hạt đậu
+ số hoa của mỗi bông trong đó: số hoa không đậu( hạt lép), số hoa đậu( hạt
chắc).
+ xác định tỷ lệ đậu hạt ở mỗi bông và toàn bộ cá thể.
2.3. đánh giá đặc điểm hình thái:
* Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Khi đánh giá kết quả cho các tính trạng đặc thù, sử dụng chỉ số này để biểu
diễn các giai đoạn sinh trưởng mà tại đó quan sát được ghi nhận.
1- Nảy mầm
2- Cây con
3- Đẻ nhánh
4- Kéo dài thân
5- Bông phình to trong bẹ lá đòng
6- Cây trỗ
7- Chín sữa
8- Chín sáp
9- Chín hoàn toàn
*Chiều cao cây:
Đo từ mặt đất đến mút đầu bông (không kể dâu)
*Chiều dài thân:
Đo từ mặt đất đến gốc cổ bông(cm).giai đoạn đánh giá 7-9
*Góc đẻ nhánh: xòe, trung bình, hẹp
Đo và giai đoạn 7-9

Điểm
1 đứng (<30)
3 trung bình (~45)
5 mở(~60)
7 rộng (>60)
9 bò( thân hoặc phần thấp của thân nằm sát mặt đất)
* Góc lá đòng:
Đo góc tạo bởi trục lá đòng và cổ bông( dòng TGMS không trỗ thoát đo
góc tạo bởi gân chính phiến lá đòng với trục bẹ lá đòng)
Chú ý : đo vào giai đoạn 4-5
Điểm
1 thắng đứng(<15
0
)
3 trung bình(15-30
0
)
5 nằm ngang
7 dốc xuống
* Chiều dài lá đòng: đo từ gối lá đến mút đầu lá
*Số lá sống sót/ bông: đếm toàn bộ lá có khả năng quang hợp trên cây chia cho
số bông trỗ hoàn toàn. Giai đoạn đánh giá 6-7.
*Số nhánh đã trỗ / tổng số nhánh: đánh giá vào giai đoạn 7-8.chỉ tiêu này cho
biết mức độ trỗ của dòng / giống.
*Độ trỗ thoát
Tính trạng này đánh giá giai đoạn 6, thông qua tỉ lệ (%) phần bông bị lá
đòng bao bọc
Điểm tỷ lệ(%) bông bị bao bọc bởi lá đòng
1 0
3 1-10

5 11-25
7 26-40
9 >40
* Tỷ lệ thò vòi nhụy
Tính trạng này được đánh giá ở giai đoạn 6-7. Đếm số lượng hoa nở trong
một ngày và số lượng hoa thò vòi nhụy ra 1 hoặc 2 phía và tính tỉ lệ % hoa thò
vòi nhụy. Trước ngày đánh giá,cắt các hoa đã nở, đánh giá trên các hoa đã nở
trong một ngày vào buổi chiều hôm sau.
Điểm tỷ lệ thò vòi nhụy (%)
1 >70
3 41-70
5 21-40
7 11-20
9 0-10
* Mật độ hạt trên bông:
Mật độ hạt/ bông của 1 khóm là trung bình mật độ hạt/ bông của các bông
trong khóm(hạt/cm)
*Kiểu bông(đánh giá cảm quan)
Bông được phân loại theo kiểu phân gié,góc của gié cấp 1 và mật độ hoa
con.đánh giá ở giai đoạn 8
1 chụm
2 trung bình
3 mở
*Số bông hữu hiệu / khóm:
Đánh giá vòa giai đoạn 8, trong điều kiện phục hồi hữu dục của dòng
TGMS – vụ xuân. Đếm toàn bộ số bông có hạt chắc.
*Tổng số hạt / bông:
Tổng số hạt trên bông của 1 khóm là trung bình số hạt chắc và lép/bông
của các bông trong khóm.
PHẦN III. KẾT LUẬN

Mục đích của nghiên cứu chọn tạo lúa lai 2 dòng:
-
Giúp sinh viên nắm được quy trình sản xuất cơ bản của một số dòng mẹ
phổ biến hiện đang nghiên cứu trong viện như dòng mẹ :103
s
,135
s
, 103
sbb
-
Giúp nắm và hiểu được một số vấn đề về công nghệ sản xuất F1,mùa vụ
sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
-
Giúp nắm vững và biết được các đặc điểm hình thái cơ bản của dòng
mẹ,hạt lai F1.
-
Từ đó đánh giá được những ưu thế của hạt lai so với bố mẹ.

×