Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thị xã thuận an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.85 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
ĐỀ TÀI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC
THUẾ THỊ XÃ THUẬN AN
GVHD : PGS.TS.Nguyễn Minh Hà
Nhóm 6 :
1. Nguyễn Đặng Hồng Anh
2. Đặng Nguyễn Ngọc Hạnh
3. Lâm Thị Thu Hiền
4. Nguyễn Đắc Tấn
5. Hoàng Hải Yến
NĂM 2015
1
MỤC LỤC
1) Tính cần thiết cua đề tài
1
2) Vấn đề nghiên cứu 2
3) Mục tiêu nghiên cứu 2
4) Câu hỏi nghiên cứu đề tài 3
5) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
6) Phương pháp thu thập số liệu 3
7) Kết cấu đề tài 9
8) Khái niệm tổng quan 9
9) Các nghiên cứu trước 11
10) Mô hình đề xuất 12
11) Mô hình hồi quy 12
12) Thiết kế nghiên cứu 12
13) Mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu 15
14) Xây dựng thang đo 15


15) Tài liệu tham khảo 17
2
1) Tính cần thiết của đề tài
Tạp chí kinh tế - đà nẵng có bài viết Cảm nhận của doanh nghiệp về công tác
thanh tra,kiểm tra của cơ quan thuế:
Theo kết quả khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà
Nẵng 2013 cho thấy các đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đối
với họat động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế là rất tiêu cực khi số giờ làm
việc với cơ quan không giảm mà còn tăng 50%.Có đến 72.2% số doanh nghiệp
trả lời đánh giá rằng thuế là cơ quan nhà nước thường gây khó khăn trong môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các cơ quan thanh
tra, kiểm tra khiến doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí thời gian nhất để thực
hiện các quy định của nhà nước với tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý là 21.2% (tài
liệu tham khảo số 1)
Do đó Công tác kiểm tra thuế là một trong những bốn chức năng quan
trọng nhất của ngành thuế ( kê khai kế toán thuế; tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế) và gặp nhiều
bất cập nhiều trong quá trình tiến hành kiểm tra Vậy làm sao để công tác kiểm
tra tiến hành diễn theo theo đúng quy trình, quy đinh của pháp luật và hạn chế
mức thấp nhất các rũi ro trogn quá trình công tác kiểm tra đó là trách nhiệm của
mỗi cán bộ trong quá trình công tác và sự tuân thủ thực hiện nghĩa vụ của người
dân, sự am hiểu về các chính sách, pháp luật thuế. Điều này đòi hỏi ngành thuế
phải đề ra những biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác thuế, đặc
biệt là công tác kiểm tra thuế. Xuất phát từ nhu cầu trên, bài nghiên cứu “ Các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại
Chi cục Thuế Thị xã Thuận An “ là điều cần thiết để cơ quan thuế có thể xem
xét và đưa ra những giải pháp tích cực làm tăng hiệu quả công tác kiểm tra thuế
trong thực tiễn.
2) Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An nhằm đảm bảo chất lượng trong công
3
tác kiểm tra và hoàn thành tốt kế hoạch thu thuế trong năm được giao, hiệu quả
trong việc quản lý, giảm thiểu việc sai sót gian lận, chống thất thu thuế.
3) Mục tiêu nghiên cứu
 Đưa ra nhận định cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
 Nghiên cứu và xem thực trạng kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận
An thông qua các báo cáo thu thuế hàng năm và nhận xét mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố lên đề tài làm ảnh hưởng kết quả trên báo cáo.
 Làm rõ lý luận về thanh tra kiểm tra .
 Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác
kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An. Từ đó xác định một số
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra.
4) Câu hỏi nghiên cứu đề tài
1) Công tác kiểm tra thuế là gì ?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế ?
3) Mức độ tác động của từng yếu tố như thế nào đến hiệu quả của công tác
kiểm tra thuế ?
4) Các rủi ro thường gặp trong công tác kiểm tra thuế ?
5) Hệ thống chính sách pháp luật có phù hợp với tình hình đất nước hiện nay
không ?
5) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu : đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả
công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An.
 Đối tượng nghiên cứu: các lãnh đạo Chi cục Thuế, các đội trưởng, đội phó
và công chức công tác tại đội kiểm tra, người nộp thuế đang làm việc với cơ
quan thuế trong quá trình kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.
6) Phương pháp thu thập số liệu:
Dữ liệu sơ cấp:
Số liệu lấy từ các các bảng khảo sát từ việc lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi

soạn sẵn của 150 mẫu quan sát là những người đang làm việc tại Chi cục thuế
Thuận An và có am hiểu về công tác kiểm tra thuế,và người nộp thuế đang
trong quá trình kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng câu hỏi một cách khách
quan.
4
Dữ liệu thứ cấp:
 Số liệu thuế thu được, Báo cáo tổng kết công tác thuế hằng năm gửi lên Cục
thuế tỉnh Bình Dương.
 Thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế.
 Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An.
 Số liệu thu thuế qua các năm, tỷ lệ đánh giá thu thuế so với các năm trước.
7) Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan, nội dung chương này là giới thiệu lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, nội dung chương nói về các khái niệm các vấn đề
liên quan đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Phân tích dữ liệu và kết quả kiến nghị
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
8) Khái niệm tổng quan:
Khái niệm về thuế:
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một
định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền,
có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho
nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà
Nước.”.
Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà

nước.”
Trên góc độ kinh tế học :” Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư
sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà
nước.” ( tài liệu tham khảo 2 )
Từ thời kỳ cổ điển cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thuế như :
Theo quan điểm của Nhà nước thời cổ điển đã cho rằng: “Thuế đã gắn bó chặt
5
chẽ với chi tiêu của Nhà nước ( NN )” bởi vì trong thực tế khách quan Nhà nước
đã dùng quyền lực của mình để huy động các khoản thu mà nó gắn liền với sự xuất
hiện, tồn tại và phát triển của NN.
Theo quan điểm của nhà kinh tế cổ điển cho rằng: “Thuế đã gắn bó với nhiệm
vụ kinh tế, nhất là theo quan điểm của Keynes đã cho rằng “ Thuế là một trong
các công cụ cơ bản để can thiệp chu kỳ phát triển và vượt qua khủng hoảng”
trong đó, việc cải cách chính sách
thuế có thể tác động đến các thời hạn sử
dụng mà nó tác động đến việc
tăng trưởng đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng thị
trường lao động.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại cho rằng:
“Thuế đã gắn bó với
việc cung cấp hàng hóa công; theo quan điểm của
Paul A. Sammuelson đã cho
rằng “Thuế cũng có thể gọi là “giá” của hàng hóa công mà chúng ta đã được
hưởng” Ngoài ra còn nhiều quan điểm về thuế như Kokkollhell và Bruy đã có
quan điểm rằng “Thuế là khoản nộp bắt buộc bằng tiền (hay nộp bằng hàng hóa,
dịch vụ) của các công ty và hộ gia đình cho NN, nhưng trong quá trình hoàn lại
chúng ta không nhận trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ nữa, khoản đã nộp cho NN
không phải khoản tiền phạt do các vi phạm pháp luật theo quyết định tòa án.
Theo các quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại đã cho thấy rằng thuế là

một phương pháp có chức năng đặc biệt mà NN đã dùng quyền lực của mình để
chuyển một phần thu nhập tài chính từ lĩnh vực tư nhân sang linh vực NN, bởi
mục đích thực hiện chức năng nhiệm vụ kinh tế - xã hội của NN.
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật thể
nhân và pháp nhân theo mức độ thu nhập nhằm phục vụ cho chi tiêu công.
Đặc trưng của thuế:

Thuế là một khoản thu có tính bắt buộc, bởi vì thuế còn là một phần của thu
nhập mà NN sử dụng quyền lực của mình bắt buộc thu thuế từ người nộp, thu
nhập đó không nhận được từ sự tự nguyện của người nộp thuế, NN là cơ quan có
thẩm quyền trong quản lý NN vậy mới bắt buộc thu thuế nhằm phục vụ cho việc
chi tiêu công của xã hội.
Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp : nghĩa là khoản thu từ thuế không
hoàn trả lợi ích trực tiếp cho người nộp, mặt khác người có nghĩa vụ nộp thuế
không có quyền yêu cầu lợi ích hoàn lại trực tiếp cho mình, vì tiền thuế đã nộp
6
không phải là khoản tiền mua trực tiếp một hàng hóa, dịch vụ nào từ NN. Thuế
thực hiện nhiệm vụ phân phối lại các hàng hóa công (tất cả mọi người đều sử dụng
chung).
Thuế có tính pháp lý cao: nghĩa là thuế sẽ tính và thu theo mức thuế suất đã
quy định trong luật, mà luật đó là thông qua và duyệt do Quốc hội.
Khái niệm về thanh tra
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động
kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường
được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp
luật
quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy
nhân tố tích
cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế
quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các

quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”
Chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp
luật thuế của người nộp
thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục
do pháp luật quy định
nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát
huy nhân tố tích cực,
phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp
phần hoàn thiện cơ chế
quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi
ích hợp pháp của người nộp thuế.
Khái niệm về kiểm tra
Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét
tình hình thực tế của đối tượng được
kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện
pháp luật thuế của người nộp thuế và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán
bộ thuế.
Sự đồng nhất và khác biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra là chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt
động
mang tính chức năng của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính phản
hồi (rà soát, nhiều khi là phản ứng lại) đối với chu trình quản lý nhằm phân tích,
đánh giá, theo dõi mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có sự đồng nhất là về bản chất và đều có
mục đích, yêu cầu chung là xem xét, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành chính sách,
7
pháp luật
thuế (là đối tượng của kiểm tra, thanh tra) từ đó rút ra kết luận đúng,
sai để có biện pháp phát huy hoặc chấn chỉnh.

Tuy nhiên hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế có sự khác biệt:


Khác nhau về nội dung : Nội dung kiểm tra thuế thường dễ dàng nhận
thấy,
ngược lại nội dung thanh tra thuế thường đa dạng, phức tạp hơn .
 Khác nhau về trình độ nghiệp vụ: hoạt động thanh tra thuế đòi hỏi thanh
tra viên thuế phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu rộng về kinh tế xã hội, có khả năng
chuyên sâu vào một lĩnh vực. Hoạt động kiểm tra thuế ít phức tạp và chủ thể lại
gồm đối tượng rộng, có tính quần chúng, phổ biến nên trình độ công chức kiểm
tra thuế không nhất thiết phải đòi hỏi có nghiệp vụ cao.

Khác nhau về phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động kiểm tra thuế
thường
theo bề rộng, mang tính thường xuyên với nhiều hình thức phong phú.
Phạm vi hoạt động của thanh tra thuế thường có sự chọn lọc, đôi khi thông qua
kiểm tra thuế thấy dấu hiệu phức tạp cần chọn ra những vấn đề để thanh tra.
 Khác nhau về thời gian tiến hành: hoạt động thanh tra thuế
thường phải sử dụng dài hơn.
Ý nghĩa của việc kiểm tra thuế
 Nhằm tìm kiếm nguồn doanh thu mà các doanh nghiệp che đậy để làm tăng
thêm số thu thuế
 Kiểm tra quá trình tuân thủ pháp luật và các quy định có đúng hay không
 So sánh số liệu báo cáo tài chính, kế toán doanh nghiệp
8
Quy trình kiểm tra thanh tra từ khâu lập kế hoạch và xử lý kết quả
(nguồn từ Quyết định của Tổng cục thuế số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 Về
việc ban hành quy trình kiểm tra thuế)
9
Lập kế hoạch

Đánh giá phân tích lựa chọn đối tượng lập kế hoạch kiểm tra hàng
tháng , quý, năm
Chuẩn bị kiểm tra
Kiểm tra,phân tích hồ sơ, phân tích nội dung, phạm vi rủi ro
Thành lập đoàn kiểm tra
Ban hành quyết định kiểm tra
Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
Công bố quyết nhật ký kiểm tra
hồ sơ khai thuế và quyết toán
thuế
Xác minh các tài liệu nghi vấn
Xử lý kết quả kiểm tra kết luận kiểm tra
Sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An
10
Đội
Tuyê
n
truyề
n hỗ
trợ-
Nghi
ệp vụ
dự
toán
Đội

khai-
Kế
toán
thuế

&Ti
n
học
Đội
Trướ
c bạ
&
Thu
khác
Đội
Hàn
h
chín
h-
Nhâ
n sự-
Tài
vụ-
Ấn
chỉ
Đội
Kiể
m
tra
thuế
số 2
Đội
Quả
n lý
nợ &

cưỡn
g
chế
nợ
thuế
Đội
Quả
n lý
thuế
thu
nhập

nhân
Đội
Kiể
m
tra
thuế
số 1
Đội
thuế
liên
phườ
ng

số 1
Đội
thuế
liên
phườ

ng
số 2
Đội
thuế
liên
phườ
ng
số 3
CHI CỤC
TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG

9) Các nghiên cứu trước
(1*) Luận văn Phonthilath Maysouk (2011) “ nâng cao hiệu quả công tác kiểm,
thanh tra Thuế tại Cục Thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào” bài luận bố cục
gồm ba chương phân tích tình hình thu thuế hằng năm và so sánh mức độ ảnh
hưởng ,bài văn phân tích và nhận định theo phương thức định tính, bài luận đã nêu
rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra thuế và đưa ra những mặt
hạn chế chung như sau : tính trách nhiệm và tự chủ mỗi cán bộ chưa cao, sự phân
bổ nhân sự chưa hợp lý, hiểu biết về hệ thống pháp luật chưa sâu, bên cạnh đó công
tác tuyên truyền hỗ trợ văn bản cho người nộp thuế còn hạn chế….
(2*) Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai từ nộp tỉnh Phú Yên,
bài luận bố cục gồm ba chương và đã nêu rõ được vai trò quan trọng của thanh
kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp, vấn đề để hiểu và quản lý người nộp thuế nộp
thuế theo cơ chế tự khai tự nộp hiện nay cũng ảnh hưởng đến công tác thanh kiểm
tra trong việc phát hiện những hành vi gian lận, trốn thuế và hoàn thiện bổ sung cho
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bài luận đã nhận xét tính về những mặt còn hạn chế
trong công tác thanh kiểm tra , đưa ra những giải pháp đối với người nộp thuế, về
công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức kiểm tra.

(3*) Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
thành phố Kontum, bài luận bố cục gồm 3 chương, cũng đã nêu khái quát về công
tác kiểm tra thanh tra, phân tích tình hình thu thuế thực tại qua các năm của thành
phố Kontum, bài đã nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh
kiểm tra:
 Yếu tố bên ngoài “ môi trường kinh tê vĩ mô, môi trường pháp lý, môi
trường xã hội, đặc điểm hoạt động doanh nghiệp của người nộp thuế
 Yếu tố bên trong nội bộ cơ quan: năng lực quản lý nội bộ của cơ quan
thuế, nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
Bài luận cũng đã nhận xét hạn chế thực trạng công tác tại Chi cục Thuế thành phố
Kontum, phân tích đưa ra các bảng tổng kết tình hình truy thu thuế, bài luận khái
quát về các nhân tố ảnh hưởng và dựa vào các nhân tố trên để đưa ra các nhận
định hạn chế và kiến nghị các giải pháp trong công tác kiểm tra, không đi sâu vào
từng nhân tố một
11
Tóm lại qua các bài luận văn nêu trên giúp cho tác giả khái quát được công
tác kiểm tra thuế,tham khảo một số lý thuyết từ các đề tài trên và nhận định được
hướng đi của bài luận, và đưa ra đề cương tương đối hoàn chỉnh, xác định được
các nhân tố ảnh hưởng để nêu trong bài.
Việc lựa chọn các nghiên cứu trước đưa vào là có sự chọn lọc vì bài luận muốn
người đọc hiểu được sự hình thành các nhân tố từ đâu, mỗi bài nghiên cứu trước
được nêu trên là một vấn đề riềng lẽ đề cập riêng :
(1*): bài luận đề cấp về hệ thống pháp luật trong phần nhận xét,hạn chế
(2*): bài luận nói về đề cao tinh thần tự giác của người nộp thuế, tính tự khai
tự nộp
(3*): bài luận này tác giả có điểm qua các nhân tố bên ngoài bên trong gây
ảnh hưởng đến công tác kiểm tra
Do đó là người chấp bút đề tài này, bài luận sẽ chọn lọc và đưa ra các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác kiểm tra theo quan điểm cá nhân nhận xét trong quá trình đọc
và nghiên cứu từ các nghiên cứu trước đã nêu trên.

10) Mô hình đề xuất
12
hiệu quả công
tác kiểm tra
Chất lượng cuộc kiểm tra
Chính sách, pháp luật thuế
Sự hỗ trợ thông tin từ các phòng ban
Người nộp thuế
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11) Mô hình hồi quy
Y = β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ Ui
Y : Biến phụ thuộc

X : biến độc lập
Ui : sai số mô hình
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế
X
1
Chính sách pháp Luật
Chính sách pháp luật về thuế hiện tại chưa rõ ràng và thống nhất ,vần còn phức tạp
Hướng dẫn về mặt xử phạt vẫn chưa rõ ràng
X
2
Chất lượng cuộc kiểm tra thanh tra
Kỹ năng của cán bộ
Giao số lượng kiểm tra hằng năm
Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro
Kinh nghiệm trong việc kiểm tra
X
3
Hỗ trợ các phòng ban
Sự phối hợp các cơ quan khác
Công tác xử lý sau khi kiểm tra
 Phòng Kê khai Kế toán thuế - Tin học
Kiểm tra tình hình thu thuế của các đội, nộp thuế của doanh nghiệp, hỗ trợ công
tác kiểm tra thuế khi có yêu cầu xác nhận nghĩa vụ thuế
Hỗ trợ và thông báo tình hình nộp tờ khai của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh
doanh cá thể nộp hàng tháng/quý theo đúng quy định của pháp luật
Cung cấp số thu cho việc đánh giá chất lượng trong quá trình kiểm tra thuế
Công tác về phầm mềm
 Phòng Tài cụ - Ấn chỉ
Hỗ trợ tác kiểm tra thuế về thông báo số lượng hóa đơn phát hành đúng cách hoặc
sai quy cách theo quy định pháp luật

Thông báo hỗ trợ các chính sách liên quan tới hóa đơn và phát hiện hóa đơn bất
hợp pháp
 PhòngTuyên truyền – Hỗ trợ NNT:
Hỗ trợ và tuyên truyền người dân về các chính sách thuế hiện hành
13
Hỗ trợ công tác tuyên truyền cập nhật chính sách mới cho các cán bộ nhân viên
chức
 Các phòng ban khác
Hỗ trợ việc quản lý nợ thuế, thông tin người nộp thuế
X
4
Người nộp thuế
Người nộp thuế chưa tự giác và chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
như thường xuyên, không tự nghiên cứu hay thuê các dịch vụ tư vấn làm hộ
Người nộp thuế ít sử dụng công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề về nộp thuế
hay tìm hiểu các chính sách trên các kênh tư vấn
Người nộp thuế chưa hiểu rõ vẫn luôn có suy nghĩ không tốt về thuế nên việc thực
hiện nghĩa vụ chưa tốt
Tấc cả những điều trên đều ảnh hưởng đến việc kiểm tra thông tin thực hiện
nghĩa vụ của người nộp thuế, tạo áp lực nhiều cho người nộp thuế khi tới hạn quyết
toán kiểm tra thuế
12) Thiết kế nghiên cứu
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
14
Cơ sở lý thuyết
và các nghiên
cứu trước
phỏng vấn

thử
điều chỉnh mô hình
thang đo
Bảng câu hỏi
phỏng vấn
Xử lý và phân
tích dữ liệu
Kết luận và
kiến nghị
Mô hình lý
thuyết và thang
đo
thảo luận,trao đổi
trực tiếp
Bảng :
Dạng Phương pháp Kỹ Thuật
Sơ bộ định tính Thảo luận - phỏng vấn thử
8 đội trưởng các đội và 3
lãnh đạo chi cục
Chính thức định lượng Phỏng vấn chính thức qua
bảng câu hỏi
Giới thiệu các bước tổng quy trình nghiên cứu
 Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước: Khái quát về thuế, Quy trình thanh tra
kiểm tra ….
 Mô hình lý thuyết : nhận định các biến độc lập tác động đến hiệu quả công tác
kiểm tra thuế
 Thảo luận trao đổi: một trong những mục tiêu chính được thực hiên trong thảo
luận là giúp điều chỉnh và bổ sung các thang đo. Sau khi tiến hành điều chỉnh
thang đo sẽ xây dựng được bảng câu hỏi phỏng vấn thử nhằm hoàn thiện bảng
câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.

 Mô hình và thang đo chính thức : giới thiệu mô hình nghiên cứu đề xuất bao
gồm 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
 Bảng câu hỏi phỏng vấn : Dựa trên thang đo các biến độc lập xây dựng bảng
câu hỏi
 Xử lý phân tích số liệu: dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, sàng lọc
những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu. Quá trình phân tích dữ liệu băng
statar nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả công tác
kiểm tra.
 Kiến nghị-kết luận: dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các kết luận và đề
xuất đề nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế Thị xã Thuận An
Nghiên cứu sơ bộ ( sử dụng phương pháp định tính)
Phương pháp được thực hiện là thảo luận, trao đổi ý kiến với ban lãnh đạo
Chi cục, đội trưởng các đội chức năng có liên quan và các cán bộ trực tiếp tham gia
công tác kiểm tra. Việc lấy ý kiến từ ban lãnh đạo Chi cục, đội trưởng các đội nhằm
hỗ trợ cho công tác xây dựng và điều chỉnh thang đo sao cho hợp lý
15
Nội dung trong các cuộc phỏng vấn,tham khảo ý kiến xoay quanh vấn đề về
hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế và vấn đề thảo luận hoặc lấy ý kiến từ các
trưởng phòng mỗi phòng sẽ khác nhau
 Đội kê khai kế toán thuế & tin học : hỗ trợ về vấn đề lưu trữ số liệu thông tin
người nộp thuế
 Đội quản lý nợ : thu nợ sau kiểm tra
 Đội hành hính - ấn chỉ : theo dõi số liệu hóa đơn phục vụ công tác kiểm tra
 Đội kiểm tra 1 và 2 : thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu người nộp thuế
Các nhà lãnh đạo trong chi cục
Sau khi phỏng vấn về trên bài luận sẽ thiết kế các câu hỏi liên quan và sắp xếp
những câu hỏi sao cho phù hợp với từng biến quan sát
Bên cạnh đó bài luận thu thập những báo cáo công tác lậo kế hoạch , kiểm tra
thuế hằng năm ,số lượng và trình độ học vấn của các cán bộ trong chi cục nhằm có
cái nhìn khái quát về công tác thu ,sự tác động của các nhân tố nêu trên đến hiệu

quả công tác kiểm tra tại chi cục thuế
Nghiên cứu chính thức ( nghiên cứu định lượng)
Phỏng vấn chính thức thông qua bảng câu hỏi gửi đi và xử lý chúng bằng starta
Mục tiêu của phương pháp này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra thông
qua lượng hoá và đo lường những thông tin thu thập bằng chứng con số cụ thể.
Bảng câu hỏi thiết kế : câu hỏi đặt ra sẽ xoay quanh vấn đề liên quan đến hiệu
quả công tác kiểm tra thuế, bảng câu hỏi sẽ được phân phát cho các lãnh đạo chi
cục ,các cán bộ nhân viên chức trong Chi cục Thuế Thị xã Thuận An và các chi cục
khác …Phần trả lời về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu liên quan đến
nhận định quan điểm của cá nhân liên quan đến biến quan sát. Vì vậy thang đo
thích hợp nhất mà bài luận sẽ lựa chọn là thang đo likert. Nghiên cứu để sử dụng
thang đo likert 5 khoảng từ 1điểm đến 5 điểm.
14) Mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu
Mẫu nghiên cứu
Theo Gorsuch(1983) phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 50 quan sát ;Hachter
(1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát.Dựa vào vấn đề cần
nghiên cứu của bài cho nên bài luận sẽ tiến hành khảo sát 150 quan sát
Hình thức thu thập số liệu
Gửi bảng khảo sát trực tiếp đến từng thành viên ở các đội
16
Gửi bằng email đối với các thanh viên tại các chi cục khác
15)Xây dựng thang đo
Chính sách pháp luật thuế: tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của việc kiểm tra, sự
ổn định về chính trị, chính sách được xác định là một tỏng những tiền đề quan
trọng, sự thay đổi môi trường chính trị, pháp luật có thể ảnh hưởng đến hiệu quả
côgn tác kiểm tra. Nếu hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ là một trong nhưng yếu tố
khá vững chắc cho xã hội nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng
Với những thay đổi trên chính sách pháp luật qua các năm, ngoài mặc cần sự
thay đổi để giúp hoàn thiện hệ thống luật thuế nhưng nó ảnh hưởng đến thời gian
kiêm tra kéo dài nếu có thông tin thay đổi liên quan trong quá trình diễn ra kiểm tra.

Chất lượng cuộc kiểm tra : công chức làm công tác kiểm tra đầu tiên phải có trình
độ năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt và bên cạnh đó cũng chịu sự tác động về giá
trị đạo đức, công tác kiểm tra được tuân thủ theo một quy trình nhất định. Nếu như
năng lực từng cán bộ trong công tác kiểm tra tốt thì chất lượng công tác kiểm tra sẽ
cao và ngược lại về tính tuân thủ, tính giá trị đạo đức, tính quản lý phân bổ công
việc
Các chức năng hỗ trợ, quản lý : Các chức năng hỗ trợ nội bộ giữa các đội với
nhau, việc hỗ trợ cung cấp thông tin người nộp thuế nhằm đối chiếu thông tin các số
liệu hỗ trợ trong công tác kiểm tra .
Thang đo
17
Không ảnh
hưởng
Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng
trung bình
Ảnh hưởng
mạnh
Ảnh hưởng rất
mạnh
1 2 3 4 5
Không tác
động
Tác động ít Tác động
trung bình
Tác động
mạnh
Tác động rất
mạnh
1 2 3 4 5
Nhận thức người nộp thuế : việc nhận thức người nộp thuế và nắm bắt kịp thời các

luật thuế, nắm bắt kịp thời thực hiện nghĩa vụ của mình, các thủ tục thuế, chuẩn bị sổ
sách, chứng từ thì hỗ trợ cho hịêu quả công tác kiểm tra thuế cao
Thang đo
18
Không hỗ trợ Hỗ trợ ít Hỗ trợ bình
thường
Hỗ trợ tốt Hỗ trợ rất tốt
1 2 3 4 5
16) Tài liệu tham khảo:
1) Tạp chí kinh tế - xã hội Đà Nẵng “ nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua cơ chế quản lý rủi
ro”
Link />2) Khái niệm đặc điểm ngành thuế:
link : />3) Quyết định của Tổng cục thuế số 528/QĐ-TCT ngày
29/5/2008 Về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế
4) Luận văn Phonthilath Maysouk (2011)
5) Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai từ nộp tỉnh
Phú Yên
6) Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố
Komtum
7) Tạp chí kinh tế - kỹ thuật số 4 -2013 – Võ Tiến Dũng ‘ các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục
thuế TPHCM
8) Nguyễn Minh Hà Sách chuyên khảo “ nghiên cứu quyết định mua và sự lựa
chọn của khách hàng (2014)
19
Rất không
đồng ý
không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5


20

×