Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề giáo dục: Kỹ thuật trồng cây đậu bắp, Nguồn dinh dưỡng kỳ diệu và Những công dụng chữa bệnh của cây đậu bắp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.19 KB, 17 trang )

TÀI LIỆU HỌC TẬP.

Chuyên đề giáo dục:
Kỹ thuật trồng cây đậu
bắp, Nguồn dinh dưỡng kỳ
diệu và Những công dụng
chữa bệnh của cây đậu bắp.
NĂM 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông
vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh), tên khoa học
cũ gọi là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus enculentus
Wight et Arn), thuộc họ Đông (Malvaceae). Đậu bắp là
loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng
được nóng bức và khô hạn tốt, được gieo trồng ở những
vùng nhiệt đới hay ôn đới, phổ biến tại miền Nam nước
Mỹ. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập
trung ở các tỉnh phía Nam. Loài này là cây một năm hoặc
nhiều năm, cao tới 2,5 m.
Đậu bắp chứa hàm lượng axít folic khá cao. Đây là
chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể.
Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axít folic cực kỳ
quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và
các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Đối với tiêu hóa, đậu bắp còn có tác dụng nuôi
dưỡng những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, có tác
dụng nhuận tràng, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích
ứng và các rối loạn hệ tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần ăn hằng
ngày có kèm đậu bắp sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và hệ
tiêu hóa nói riêng….
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các


bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải
nghiệm tài liệu:
Chuyên đề giáo dục:
Kỹ thuật trồng cây đậu bắp, Nguồn
dinh dưỡng kỳ diệu và Những công
dụng của cây đậu bắp.

1.Kỹ thuật trồng cây đậu bắp
1. Thời vụ
- Vụ Xuân: Gieo từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ
tháng 5 đến tháng 9. Nếu gieo muộn, cây sớm ra hoa,
nhưng năng suất giảm dần.
- Vụ Thu-Đông: Gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu
hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 1, đầu tháng 2.
2. Giống
Các giống hiện đang được sử dụng là:
+ Giống địa phương do Viện Khoa học nông nghiệp tuyển
chọn (Phân viện miền Nam), giống DB1 do Viện nghiên
cứu Rau - Quả chọn lọc.
+ Giống nhập nội từ Thái Lan và Đài Loan.
Lượng hạt giống cần từ 18-22 kg/ha.
3. Làm đất
Chọn loại đất cát pha, thịt nhẹ, hoặc đất thịt trung bình, pH
từ 5,5-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu nước.
Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.
Lên luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2m, chiều cao
luống 25-30cm.
4.Gieo hạt:
Trồng hai hàng cách nhau 70-80cm theo hướng đông - tây,
cây trên hàng cách nhau 40-50cm, mỗi hố tra 2 hạt, sau để

lại 1 cây khoẻ mạnh; tra hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín
hạt. Mỗi sào cần 3kg hạt giống.
Đậu bắp có thể trồng xen với su hào, cải bắp, củ cải: Xen
vào hai bên mé luống, ở khoảng giữa hai cây, cải bắp
(trồng 2 hốc) hoặc su hào (trồng 1 hốc).
Trước khi gieo nên tưới nước sơ qua trên mặt luống cho
ẩm (sờ mát tay là vừa) sau đó gieo hạt.
5. Mật độ, khoảng cách
Gieo 2 hàng, khoảng cách 70-80cm x 40cm/cây; mật độ từ
3,2-3,5 cạn cây/ha.
6. Phân bón
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc
tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
5.1. Liều lượng phân chuồng: Bón lót 15-20 tấn/ha, cũng
có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến
thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân
chuồng.
5.2. Liều lượng và phương pháp bón phân hoá học
Loại Tổng Bón Bón thúc (%)
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
4
Lần 5
Phân
đạm

100-120 0 20 20 20 20 20
Phân lân 60 100 0 0 0 0 0
Phân
kali
100 30 30 30 10 0 0

- Bón thúc: chia 5 lần.
+ Lần 1: cây có 4-5 lá thật.
+ Lần 2: bắt đầu nở hoa.
+ Lần 3: thu quả đợt 1.
Sau đó, cứ cách 2 lứa hái lại tưới thúc (dùng nước phân
mục để tưới dưỡng cây).
- Làm cỏ, xới vun 2 lần và kết hợp với bón thúc lần 1 và
lần 2.
- Có thể dùng các dạng nitrat amôn hoặc sulfat amon thay
cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc dùng các
dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều
nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có
thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung
lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản
xuất.
- Chỉ được thu hoạch quả sau khi bón phân ít nhất 7-10
ngày.
7. Tưới nước
Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng
khoan). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước thải bị ô
nhiễm, nước thải từ bệnh viện.
Cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80-85% trong suốt quá
trình thu hái quả.
8. Phòng trừ sâu bệnh

* Sâu hại
• Sâu đục quả (Maruca testulalis): Phải phòng trừ sớm
khi sâu chưa đục vào quả hoặc mới chớm đục vào quả, sử
dụng các thuốc Sherpa 20 EC, Cyperan 25 EC, Sumicidin
10 EC.
• Rệp (Aphis sp.): Phòng trừ bằng thuốc Karate 2,5 EC
hoặc Sherpa 20 EC.
* Bệnh hại
• Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.): Phòng trừ bằng
các loại thuốc Benlat 10 WP, Score 250 EC, Ridomil MZ
72 WWP, Derosal 50 SC.
• Bệnh gỉ sắt (Ugomyces sp): Phòng trừ bằng thuốc
Anvil 5 SC, Rovral 50 WWP, Score 250 EC.
Các loại thuốc khi sử dụng phải theo hướng dẫn trên nhãn
bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly ít nhất là 10
ngày.
9. Thu hoạch
- Thu quả đúng tiêu chuẩn thương phẩm: dài 7-10cm (sau
nở hoa 7-8 ngày).
- Trong quá trình thu hoạch, loại bỏ quả nhỏ, quả sâu,
không đạt chất lượng sản phẩm.
Nếu thực hiện đầy đủ quy trình này, năng suất có thể đạt
từ 18,0-26,0 tấn quả tươi/ha.
2.Nguồn dinh dưỡng kỳ diệu và
Những công dụng của Đậu bắp
:
Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì và cả ung
thư.
Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả

non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó,
bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng ăn đậu
bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch, đái tháo đường, béo phì và cả ung thư.
Đậu bắp
Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây,
bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh), có tên
khoa học cũ gọi là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus
enculentus Wight et Arn) thuộc họ Đông (Malvaceae). Là
loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng
được nóng bức và khô hạn tốt, được gieo trồng ở những
vùng nhiệt đới hay ôn đới, thấy phổ biến tại miền Nam
Hoa Kỳ. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng
tập trung ở các tỉnh phía Nam.
Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5m. Lá
dài và rộng khoảng 10 - 20cm, xẻ thùy chân vịt với 5 - 7
thùy. Hoa đường kính 4 - 8cm, với 5 cánh hoa màu trắng
hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi
cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20cm, chứa nhiều
hạt.
Những công dụng
Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic.
Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối
với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng
vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật
bẩm sinh khác ở thai nhi.
Quả đậu bắp
Đối với hệ tiêu hóa, đậu bắp còn có tác dụng nuôi dưỡng
những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, có tác dụng
nhuận tràng, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích ứng

và các rối loạn hệ tiêu hóa. Vì vậy, khẩu phần ăn hằng
ngày có kèm đậu bắp sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và hệ
tiêu hóa nói riêng. Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp
giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự
hấp thu của chúng từ ruột non. Chất xơ của đậu bắp cũng
là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp
sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có lợi, có thể
sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin
nhóm B. Chất xơ có tác dụng hấp thu nước làm thành khối
lớn trong phân, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa táo bón.
Đặc biệt, chất nhầy có tác dụng bôi trơn hệ thống ruột,
ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa cho mẹ
bầu. Mặt khác trong quá trình mang thai cũng như sau
sinh, nhiều bà bầu gặp phải tình trạng bị rụng tóc, da nổi
mụn, kém mịn màng, hồng hào, nếu đưa món đậu bắp vào
khẩu phần dinh dưỡng sẽ giúp đầy lùi chứng bệnh này.
Bởi đậu bắp được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt
tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ
bên trong thân hình “nhỏ con” chứa nhiều vitamin A,
vitamin C, canxi, kali, magne.
Đậu bắp - món ăn giải nhiệt ngày hè
Đậu bắp còn giúp giảm cân sau sinh vì đậu bắp rất dồi dào
chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất
xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc
thúc đẩy giảm cân sau sinh; kiểm soát lượng đường trong
máu. Đậu bắp chứa calories thấp nên là thức ăn lý tưởng
cho những người đang muốn giảm cân. Để hưởng được lợi
ích sức khỏe tối đa của đậu bắp nên nấu nướng ở nhiệt độ
thấp để chất nhầy ít bị thất thoát. Protein và dầu có trong
hạt đậu bắp được xem là một loại protein hạng nhất đồng

thời rất nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như
tryptophan sẽ giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc…
Một số cách dùng đậu bắp trị bệnh
Giúp sáng mắt, đẹp da: đậu bắp có chứa nhiều sinh tố A
nên giúp phòng ngừa các căn mệnh về mắt và da, giúp duy
trì thị lực tốt cũng như mang lại cho cơ thể một làn da tươi
nhuận.
Giúp hạ mỡ máu: ăn đậu bắp thường xuyên góp phần
kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái
đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm
giảm thiểu cholesterol trong máu.
Món ăn từ đậu bắp giúp hạ mỡ máu, làm đẹp da
Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: đậu bắp rất
nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón,
bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên
cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng
nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm
sưng.
Giúp tóc xanh, bóng mượt: cắt đậu bắp thành những
miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu
bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn
hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước
sạch.
Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh
khác ở thai nhi: đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic rất cần
thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với
những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì chất
này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật
bẩm sinh khác ở thai nhi.
Sưu tầm và biên soạn.

Thịt gà xào đậu bắp
Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: một nghiên cứu gần
đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức
polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng
cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng
cho quý ông.
Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn):
dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.
Chữa ho hay viêm họng: lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ
phơi khô. Ngày sắc 10 - 16g, lấy nước uống hoặc hãm
uống thay trà hay súc miệng.
Món canh trị đái tháo đường: nguyên liệu gồm: đậu bắp 2
quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng,
muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi
non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên
bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào,
khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa
miệng, ăn nóng với cơm.
*Cần lưu ý; do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau
bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp
và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải
nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

×