Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

luận văn khoa thương mại quốc tế Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.21 KB, 50 trang )

Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHỊNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA
CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG
TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.s TRƯƠNG QUANG MINH

MAI THỊ THẢO
Lớp: K47E1
Mã sinh viên : 11D130041

HÀ NÔI – 2015

Sinh viên Mai Thị Thảo

1

MSV 11D130041




Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH cơ điện Hải Phát, mặc dù
là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo
cũng như các phịng ban trong cơng ty đã giúp em hồn thành tốt cơng việc được giao.
Đồng thời, thơng qua q trình thâm nhập thực tế, em đã có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu
về cơng ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh của
công ty. Nhờ vậy em đã có góc nhìn tổng qt về những thuận lợi và khó khăn cơng ty
đối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương Mại, các thầy,
cô trong khoa Thương Mại Quốc Tế, và đặc biệt là Ths Trương Quang Minh đã tận tình
hướng dẫn giúp em có thể hồn thành tốt bài khóa luận này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, các phịng ban trong
Cơng ty TNHH cơ điện Hải Phát. Chúc quý công ty gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động
kinh doanh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Mai Thị Thảo

Sinh viên Mai Thị Thảo

2

MSV 11D130041



Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Mục lục
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ I
MỤC LỤC.................................................................................................................... II

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sinh viên Mai Thị Thảo

3

MSV 11D130041


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

STT

Ths Trương Quang Minh

Số hiệu

Tên bảng biểu, sơ đồ

Trang


Sơ đồ
1

Sơ đồ 2.1

2

Sơ đồ 3.1

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 4.1

7

Hình 3.1

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ Điện Hải
Phát
Bảng
Bảng đánh giá khái quát kết quả kinh doanh (2011- 6
tháng đầu năm 2014)
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty (2011– 6
tháng đầu năm 2014)
Bảng liệt kê các rủi ro, tổn thất công ty gặp phải
Bảng liệt kê cảnh báo rủi ro và tổn thất trong nhập
khẩu hàng hóa
Hình vẽ
Hình ảnh máy bơm chữa cháy của công ty

6
18

20
22
25
35
21

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Từ viết tắt tiếng Việt
ĐKKD

HĐNK
NH CPTM

Sinh viên Mai Thị Thảo

Nghĩa đầy đủ
Đăng ký kinh doanh
Hợp đồng nhập khẩu
Ngân hàng cổ phần thương mại

4

MSV 11D130041


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

4
5
6
7
8
9

PCCC
TK
TMQT
TNHH
VNĐ
XNK


STT Từ viết tắt tiếng Anh
1
USD
2
L/C

Ths Trương Quang Minh

Phòng cháy chữa cháy
Tài khoản
Thương mại quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam đồng
Xuất nhập khẩu
Nghĩa tiếng Anh
United States Dollar
Letter of Credit

3

C/O

Cetificate of Origin

4

T/T

Telegraphic Transfer


5

TTR

6
7

D/P
Co,.Ltd

Sinh viên Mai Thị Thảo

Nghĩa tiếng Việt
Đơ la Mỹ
Thư tín dụng
Giấy chúng nhận
nguồn gốc xuất xứ
Chuyển tiền bằng

Telegraphic Transfer

điện
Chuyển tiền bằng

Reimbursement
Document Against Payment
Company Limited

điện có bồi hồn

Nhờ thu có bồi hồn
Cơng ty TNHH

5

MSV 11D130041


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA, HẠN
CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM
CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con
người. Do vậy, con người ln quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro. Trong suốt lịch
sử phát triển của mình, con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một
rủi ro này được kiềm chế lại xuất hiện rủi ro mới. Cùng với sự phát triển của xã hội, rủi
ro xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp.
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết định trong
kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành cơng có được một phần
không nhỏ nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Biết vậy song ít có doanh nghiệp có đầy
đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm ra các biện pháp phịng
ngừa, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. Rủi ro trong kinh doanh xảy ra một cách
thường xuyên và rất khó kiểm sốt và nó trở thành mối quan tâm của nhiều doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Mơi trường
kinh doanh càng mở rộng thì thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là với môi

trường kinh doanh quốc tế. Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trước
nhiều rủi ro mới. Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinh doanh quố tế đã trở
thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi va vấp phải. Đó là các rủi ro
pháp lý (điển hình là vụ kiện cá ba sa), rủi ro giao dịch, rủi ro tài chính,..
Những vấn đề lý luận và thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có những chuẩn
bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro từ môi trường kinh doanh
mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên đó, em tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài
“Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy
từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát”.
1


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Khóa luận này trình bày khái quát những lý luận về rủi ro, tổn thất và các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Từ những dữ liệu thu thập được, em tiến hành phân
tích thực trạng của cơng ty, từ đó thấy được những nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết
và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua tham khảo các nghiên cứu của các sinh viên khóa trước, em thấy rất nhiều
đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện HĐNK, nhưng hầu hết các đề tài về hồn thiện
quy trình thực hiện HĐNK và một số đề tài liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát rủi
ro như:
 “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK thiết bị báo cháy từ
Singapore của công ty TNHH thiết bị PCCC Hà Nội” sinh viên Trương Thị
Thanh Huyền, GVHD Lê Thị Việt Nga. Đề tài nghiên cứu tổng quan về các biện

pháp kiểm sốt rủi ro trong q trình thực hiện HĐNK như: Né tránh rủi ro,
ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, quản trị thông tin,..
 “ Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐNK dây thép từ thị trường Trung Quốc của
công ty TNHH Cúp Vàng” sinh viên Trần Văn Nam, GVHD Nguyễn Quốc
Thịnh. Đề tài nghiên cứu về các hoạt động trong quản trị rủi ro bao gồm: Nhận
dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro trong vấn
đề nghiên cứu.
 “ Hạn chế rủi ro trong thực hiện HĐNK mặt hàng thiết bị mô phỏng của công ty
cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên Trần Bích Phương,
GVHD Nguyễn Quốc Thịnh. Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực
hiện HĐNK và các biện pháp hạn chế rủi ro ấy.
 “Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thang máy từ Italia của công ty
cổ phần Gama Việt Nam” sinh viên Nguyễn Thị Thanh Xuân, GVHD Lê Thị
Thuần. Đề tài này nghiên cứu dựa vào các kết quả điều tra trắc nghiệm và đánh
giá của các chuyên gia trong công ty về quản trị rủi ro trong q trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu, từ đó tìm ra các tồn tại, nguyên nhân và biện pháp quản trị
rủi ro.
2


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Từ các cơng trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất là
trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì việc
phịng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hết sức
cần thiết. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực
hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty
TNHH cơ điện Hải Phát”. Đề tài khơng phải là mới nhưng nội dung nghiên cứu mang

tính chất tiếp cận thực tế hiện nay, từ đó đề xuất cho cơng ty những biện pháp phịng
ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy bơm chữa cháy
từ thị trường Nhật Bản.
1.3. Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng nhập
khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của cơng ty.
• Đánh giá các rủi ro, tổn thất và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong
thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty
trong các năm qua 2011- 6 tháng đầu năm 2014.
• Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng
nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
• Doanh nghiệp nghiên cứu: cơng ty TNHH cơ điện Hải Phát
• Sản phẩm kinh doanh: máy bơm chữa cháy
• Thị trường nhập khẩu: Nhật Bản
1.5. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi thời gian: lấy số liệu kinh doanh nhập khẩu từ năm 2011- 6 tháng đầu
năm 2014
• Phạm vi không gian: công ty TNHH cơ điện Hải Phát
1.6. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013,

3


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

2014; báo cáo số liệu nhập khẩu máy bơm chữa cháy, hợp đồng thương mại, vận đơn

đường biển,.các tài liệu về TMQT như giáo trình, báo và tạp chí chun ngành, một số
website về ngoại thương, chính sách pháp luật có liên quan, luận văn khóa trước.
• Phương pháp thu thập dưc liệu sơ cấp: phỏng vấn chuyên sâu (phỏng vấn trực
tiếp giám đốc, phó giám đốc, các chun viên phịng XNK,..)
• Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
phương pháp tư duy logic.
1.7. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong
thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty
TNHH cơ điện Hải Phát
Chương 2: Cơ sở lý luận về phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng
nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát
Chương 3: Phân tích thực trạng phịng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu máy bơm chữa chấy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ
điện Hải Phát
Chương 4: Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ
điện Hải Phát

4


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1. Một số lý luận về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán của thương nhân nước ngồi, thực
hiện q trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh tốn tiền hàng. (Nguồn: PGS.TS
Dỗn Kế Bơn, 2010). Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu:
• Chủ thể hợp đồng: là các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
• Đồng tiền thanh tốn: phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một trong quan hệ hợp
đồng.
• Hàng hóa- đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển giao ra khỏi đất nước
người bán trong q trình thực hiện hợp đồng.
• Nội dung của hợp đồng gồm: các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển
giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau.
• Luật điều chỉnh hợp đồng: là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán
quốc tế khác nhau với thương mại và hàng hải.
2.1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Xin giấy
phép nhập
khẩu
(nếu cần)

Mở L/C
(nếu
cần)

Giải quyết các
tranh chấp,
khiếu nại
( nếu có)

Thuê
phương tiện

vận tải (nếu
cần)

Mua bảo
hiểm hàng
hóa (nếu
cần)

Làm thủ
tục hải
quan

Thanh
tốn

Nhận bộ
chứng từ

Chuẩn bị
nhận
hàng

Hình 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

5


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh


Nguồn: Trần Bích Phương (2011)
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu
Tùy từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp có thể có hoặc không phải xin giấy
phép nhập khẩu. Với các mặt hàng thuộc danh mục cấm thì khi doanh nghiệp muốn
nhập khẩu thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng.
Bước 2: Mở L/C
Liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp về mặt thanh tốn:
• Vay tiền ngân hàng để ký quỹ, đặt cọc.
• Mở L/C.
Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Tùy từng loại hàng hóa khác nhau mà nhà nhập khẩu sẽ sử dụng các loại
phương tiện khác nhau bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ,..
Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
• Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế
• Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa
• Căn cứ vào điều kiện vận tải
Hiện nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển qua đường biển nên nghiệp vụ thuê
tàu đã trở nên phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các phương thức thuê tàu
như:
• Phương thức thuê tàu chợ: là tàu chạy theo một hành trình và thời gian xác định.
Hiện nay, hệ thống tàu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần tàu chợ là tàu
chở container rất thuận tiện cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất là
chở các lô hàng nhỏ (doanh nghiệp chỉ thuê một phần con tàu)
• Phương thức thuê tàu chuyến: là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ tàu để
chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tàu do hai bên
thỏa thuận.
Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hóa
Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP người bán phải chịu phí tổn
mua bảo hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng với mức bảo hiểm tối thiểu

6


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

theo điều kiện C của điều kiện bảo hiểm hàng háo của Viện những người bảo hiểm
Luân Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự. Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá hàng
quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và được mua bằng đồng tiền của hợp
đồng. Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ phụ thuộc váo các thông tin mà người mua
cung cấp theo yêu cầu của người bán, mua bảo hiểm bổ sung, bằng chi phí của người
mua, nếu có thể như điều kiện A hoặc B.
Bước 5: Nhận bộ chứng từ
Liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng để nhận bộ chứng từ.
Cần kiểm tra đối chiếu lại toàn bộ nội dung trong bộ chứng từ với nội dung
trong hợp đồng và L/C. Nếu có sai xót xảy ra cần liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngân
hàng để kịp thời điiều chỉnh.
Bước 6: Chuẩn bị nhận hàng
Đại lý hãng tàu sẽ gửi thông báo tàu đến cho nhà nhập khẩu khi tàu sắp đến
cảng. Khi công ty nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu và nhận được giấy báo hàng
đến, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ mở tờ khai hải quan điện tử để làm thủ tục thơng quan
hàng hóa. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa đăng ký hình thức khai hải quan điện tử
thì nhân viên phải chuẩn bị hồ sơ để khai theo phương pháp thủ công và công việc đòi
hỏi mất rất nhiều thời gian. Nhà nhập khẩu sẽ cầm theo giấy thơng báo tàu đến, B/L có
ký hậu, giấy giới thiệu đến hãng tàu để nhận D/O, hãng tàu sẽ giao cho nhà nhập khẩu
D/O để làm thủ tục hải quan và nhân hàng.
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hồ sơ hải quan để làm
thủ tục thông quan nhập khẩu. Bộ hồ sơ gồm: Commercial Invoice, Packing List, D/O,

Bill of Loading, C/O, contract, giấy giới thiệu,..
Hiện nay dịch vụ khai thuê hải quan cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bước 8: Thanh tốn
Các hình thức thanh tốn có thể bằng L/C, T/T, TTR, D/P. Sau khi nhận được thông
báo hàng đến và kiểm tra tồn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì nên nhập khẩu chấp
nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.
7


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính
hợp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
2.2. Khái quát về rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1. Khái niệm về rủi ro và tổn thất
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về rủi ro, theo những tiếp cận khá nhau lại có
những định nghĩa khác nhau:
Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1998). Theo đó,
các loại bất trắc khơng thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, cịn loại bất trắc có
thể đo lường được gọi là rủi ro.
Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett trong cuốn “Risk and
Insurance”. Mc Graw Hill, 1995 có quan điểm rằng: rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan
đến một biến cố không mông đợi. Như vậy, theo ông rủi ro liên quan đến con người.
Có thể định nghĩa “Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn
thất cho con người” (Nguyễn Anh Tuấn, 2006, trang 16).
Như vậy, khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng: rủi ro

là sự kiện bất ngờ đã xảy ra, là những sự cố gây ra tổn thất và rủi ro là sự kiện ngoài
mong đợi.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra rằng: Rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu là những
sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra ngồi mong đợi và có thể gây ra tổn thất cho các doanh
nghiệp nhập khẩu.
Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng; về con người,
tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra.
(PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2010).
2.2.2. Đặc điểm của rủi ro vả tổn thất trong thương mại quốc tế nói chung và hợp
đồng nhập khẩu nói riêng
Nói tới rủi ro, tổn thất là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gây
thiệt hại về lợi ích cho con người. Ba vấn đề được coi là điều kiện của rủi ro là:
8


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

• Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể lường trước
được một các chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai
và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ, còn những sự kiện bất ngờ phải đã xảy ra thì
mới được coi là rủi ro.
• Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậu
quả (có thể hậu quả nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hay gián tiếp).
• Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và

thế nó là điều khơng mong đợi của con người trong bất cứ mọi hoạt động.
Việc nghiên cứu rủi ro thực chất là nhằm đạt được mục đích hạn chế những tổn
thất cho các đối tượng liên quan. Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau cùng

phản ánh một sự kiện khơng may xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo đó, rủi
ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả. Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện, bao
gồm nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy hiểm còn tổn thất phản ánh về mặt lượng
của sự kiện, nghĩa là phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần có
ngun nhân từ rủi ro gây ra. Vì vậy. việc nghiên cứu rủi ro không thể tác rời với
nghiên cứu tổn thất.
2.2.3. Một số rủi ro và tổn thất thường gặp trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.3.1. Một số rủi ro thường gặp và nguyên nhân
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các khâu của quá trình thức hiện
HĐNK như: làm thủ tục hải quan, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, giao nhận
hàng hóa, thanh tốn,..Với đối tác khơng đủ uy tín hay khơng đủ năng lực để thực hiện
hợp đồng thì rủi rỏ có thể xảy ra: khơng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng,
không thực hiện được hợp đồng hay không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng quy định.
Trong nhiều trường hợp, rủi ro doanh nghiệp gặp phải do sự biến động của giá cả hàng
hóa, sự biến động của tỷ giá,..
Rủi ro trong lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng

9


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Rủi ro do mạo danh là việc một cá nhân hay tổ chức sử dụng trái phép danh
nghĩa của một cá nhân hay tổ chức khác (cố ý sử dụng trái phép hoặc sử dụng khơng
chính danh) trong giao dịch với khách hàng.
Rủi ro do đối tác không đủ năng lực thực hiện hợp đồng và do hợp đồng soạn
thảo thiếu chặt chẽ, có nhiều sơ hở. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đã không tiến
hành điều tra kỹ về đối tác nên khơng có khả năng đánh giá được về năng lực thực hiện

hợp đồng của đối tác
Rủi ro do các hành vi lừa đảo khác của các đối tác như: đánh tráo hợp đồng, lừa
mua để bán hoặc lừa đảo bán để mua (lừa ký hợp đồng với giá cao các lơ hàng họ đang
bị ế, sau đó tìm cách bán chính lơ hàng đó cho đối tác của mình hoặc lừa trong các
quan hệ bn bán đối lưu,..)
Rủi ro trong q trình giao nhận hàng hóa
Rủi ro do người bán không giao đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa.
Ngun nhân là:
• Có thể do sự chủ quan của người bán trong khâu chuẩn bị hàng.
• Người xuất khẩu kiếm được hợp đồng khác có lợi hơn.
• Sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong q trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
• Các hạn chế xuất khẩu của chính phủ.
• Sự thỏa thuận khơng rõ ràng trong hợp đồng: số lượng, chất lượng và chủng loại
Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng. Nguyên nhân có thể do cả ý muốn
chủ quan của người bán hoặc do các nguyên nhân khách quan (do sự biến động về
nguồn cung: giá cả tăng nhanh, khơng cịn nguồn hàng do thiên tai, hiểm họa tự nhiên).
Rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu khơng đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải. Nguyên nhân
của rủi ro này là:
• Th phải tàu khơng đủ khả năng đi biển.
• Thuê tàu của nhữngchủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn để chun chở hàng
hóa khơng có năng lực tài chính.

10


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh


• Th phải những con tàu ma.
Các rủi ro do xếp hàng khơng đúng quy cách, chun chở khơng đúng lịch trình,
chuyển tải hàng hóa. Ngun nhân của rủi ro này là:
• Có thể là do chủ hàng đã khơng cung cấp một cách đầy đủ thơng tin về hàng hóa
và những yêu cầu đối với việc chất xếp hàng hóa trên tàu, hoặc do sơ suất, chủ quan,
sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng trong q trình xếp
hàng lên tàu.
• Chiến tranh, bạo động, thiên tai, cấm vận,..khiến tàu phải thay đổi lịch trình và
tuyến đường để đảm bảo an toàn.
Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển. Nguyên nhân là:
• Cháy hoặc nổ
• Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
• Tàu đâm va nhau, tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đam phải bất kỳ
vật thể bên ngồi khơng kể nước hoặc bị mất tích.
• Những hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu để đảm bảo an toàn cho toàn
bộ hành trình đi biển.
Các rủi ro do bị mất cắp hàng hóa, trục lợi bảo hiểm, cướp biển. Nguyên nhân là
hàng hóa bị mất cắp do chính người vận chuyển hoặc người khác, hoặc do cướp biển.
Rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng:
Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực. Nguyên
nhân của những rủi ro này là:
• Những kẻ trục lợi, gian lận có thể lợi dụng cung cấp các bộ chứng từ thanh tốn
giả mạo, khơng trung thực.
• Khả năng kiểm tra tính xác thực các bộ chứng từ của cả người nhập khẩu và
ngân hàng còn chưa cao, nhất là trong các trường hợp thanh toán bằng điện chuyển
tiền, hoặc các phương thức nhờ thu.
Rủi ro từ ngân hàng mở L/C. Nguyên nhân do ngân hàng mở L/C mất khả năng
tài chính hoặc cố ý khơng thanh tốn. Trong q trình nhập khẩu hàng hóa những rủi ro

11



Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

này có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Điều này có thể là
cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc cũng có thể làm mất uy tín của doang
nghiệp với đối tác trong và ngồi nước.
Rủi ro do bộ chứng từ thanh tốn không phù hợp quy định của L/C. Nguyên
nhân do sai xót về đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá trị
lô hàng, ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất vầ tên, địa chỉ các bên trong chứng từ,
chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C,..Nói chung, mọi sai xót dù là nhỏ giữa
chứng từ và các yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh tốn.
2.2.3.2. Một số tổn thất thường gặp
Dựa vào mức độ của tổn thất, chia ra:
• Tổn thất tồn bộ: tổn thất hồn tồn đối tượng như: mất kiện hàng, hư hỏng
hoặc bị phá hủy tất cả hàng hóa,..
• Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần của đối tượng như đổ vỡ một số lượng
nhất định hàng hóa, hàng hóa ẩm mốc một phần,..trong đó có thể chia ra thành tổn thất
về số lượng và tổn thất về phẩm chất.
Dựa vào tích chất của tổn thất chia ra:
• Tổn thất riêng là những tổn thất của đối tượng bảo hiểm của từng tham gia bảo
hiểm như tổn thất của chủ hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về cước phí
của người vận chuyển , tổn thất vầ con tàu của chủ tàu
• Tổn thất chung là những tổn thất hoặc những chi phí do hành động cố ý của
người chuyên chở, thuyền trưởng,..gây ra nhằm mục đích an tồn chung cho tồn bộ
hành trình vận chuyển trước những đe dọa bất ngờ.
Dựa vào đối tượng bị thiệt hại chia ra:
• Tổn thất hữu hình: những thiệt hại về tài sản, hàng hóa, tiền bạc,..

• Tổn thất vơ hình: những tổn thất về tinh thần, uy tín trong kinh doanh.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định mức độ thiệt hại,
tổn thất trong kinh doanh cũng không cố định theo một tiêu chí nào.
2.3. Khái quát về phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện hợp đồng nhập khẩu
12


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

2.3.1. Thế nào là phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất
Hạn chế rủi ro, tổn thất là tổng thể các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, né
tránh, khắc phục, chia sẻ rủi ro, tổn thất. Do đó, hạn chế rủi ro, tổn thất trong quá trình
thực hiện HĐNK được hiểu theo các nội dung cơ bản sau:


Phịng ngừa rủi ro, tổn thất là đề ra các biện pháp tác động vào nguy cơ, mối

hiểm họa để giảm khả năng rủi ro, tổn thất hoặc nếu có xảy ra thì bớt đi mức đọ
nghiêm trọng.


Né tránh rủi ro, tổn thất là đề ra các biện pháp tập trung vào nghiên cứu từ bỏ

những hoạt động chứa đựng nguy cơ rủi ro, hiểm họa cao để không phải gánh chịu rủi
ro, tổn thất.



Khắc phục rủi ro, tổn thất là những biện pháp nhằm khoanh vùng rủi ỏ, tổn thất

không để rủi ro, tổn thất trở thành nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất tiếp theo, tránh tạo
ra rủi ro, tổn thất dây chuyền hoặc là những biện pháp giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
có thể và khơi phục lại nhanh chóng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Chia sẻ rủi ro, tổn thất là biện pháp đề ra nhằm chia nhỏ rủi ro, tổn thất cho mọi

người thông qua các quỹ hỗ trợ rủi ro hoặc thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2.3.2. Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn
thất
2.3.2.1. Sự cần thiết
Hạn chế rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là việc
làm hết sức cần thiết đối vơi an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện
pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất không những đảm bảo hiệu quả kinh doanh
của một thương vụ mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự cần
thiết phải thiết lập các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất được thể hiện ở
các mặt sau:
Thứ nhất, mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện HĐNK là nhằm thu
được lợi nhuận tố ưu, tức là mức lợi nhuận cao nhất đạt được khi đảm bảo các mụ tiêu
khác. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời hai biện pháp:
tăng doanh thu và giảm chi phí. Tăng doanh thu thường địi hỏi phải tăng quy mô của
13


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh


hợp đồng hoặc nhờ vào biến động của tỷ giá song doanh nghiệp thường bị động trong
tình huống này; việc tăng quy mô lại hàm chứa những nguy cơ rủi ro lớn hơn cho q
trình thực hiện hợp đồng. Do đó, cách thứ hai là giảm chi phí, trong đó các chi phí xử
lý rủi ro, tổn thất tỏ ra chủ động và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, tất
yếu phải có có biện pháp hạn chế rủi ro.
Thứ hai, an toàn trong kinh doanh là yêu cầu thiết thực cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp trong thị trường đầy nguy cơ rủi ro và bất trắc. Muốn an toàn
cần phải giảm thiểu rủi ro, tổn thất có thể tác động tới doanh nghiệp. Để làm được điều
nayd, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp hạn chế cho từng nhóm rủi ro tùy thuộc
vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Thứ ba, rủi ro, tổn thất gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đơi khi
doanh nghiệp cịn phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm đối với khách hàng mà
nhiều khi trách nhiệm pháp lý còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về tài sản.
2.3.2.2. Lợi ích
Hạn chế rủi ro, tổn thất là biện pháp nhằm làm cho rủi ro, tổn thất ít xảy ra và
nếu xảy ra thì cũng ít nghiêm trọng. Hạn chế rủi ro, tỏn thất cũng góp phần tăng uy tín
doanh nghiệp trên thị trường. Thơng qua đó, cơng việc kinh doanh của doanh nghiệp
cũng diễn ra trơi chảy, dễ dàng hơn. Ngồi ra, hạn chế rủi ro, tổn thất còn là cơ sở để
các doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn trong một số lĩnh vực
kinh doanh có nguy cơ rủi ro, tổn thất cao.
Như vậy, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất góp phần biến cơ
hội kinh doanh thành kết quả hiện thực, giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ trong
kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn an tồn.
2.3.2. Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất trong q trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu
Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện HĐNK, vì vậy
việc thiết lập các biện pháp phịng ngừa, hạn chế rủi ro cũng khơng thể tiến hành chung
cho mọi trường hợp mà cần phải thiết lập cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào đối

14



Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

tác lựa chọn, từng khu vực thị trường,..Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng
phải được thực hiện chặt chẽ trong các khâu của quá trình thực hiện HĐNK.
Lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng:
• Điều tra kỹ đối tác


Nhờ ngân hàng thẩm tra năng lực của đối tác

• Cảnh giác trước những lợi ích lớn được đưa ra từ phía đối tác
Q trình nhận hàng:


Tìm hiểu bạn hàng thật kỹ cả về uy tín thương mại và khả năng cung cấp hàng

để đảm bảo giao đúng, đủ hàng.


Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính tốn các yếu tố tác

động


Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt, trong đó quy định phạt bên nào


khơng thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.


Sử dụng các cơng cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng, bảo lãnh ngân

hàng, đảm bảo thực hiện hợp đồng.


Yêu cầu hai bên cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:


Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, tối ưu nhất là chỉ định th tàu của các hãng có văn

phịng giao dịch tại nước nhập khẩu để dễ dàng theo dõi lịch trình và giải quyết sự cố.


Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp với thời

gian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính của hàng hóa.


Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu



Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết cho phù hợp với thực tế vận chuyển.




Thường xun giám sát lịch trình tàu chạy để có thể đưa ra những biện pháp

hợp lý hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro trong hành trình.
Q trình thanh tốn tiền hàng:
• u cầu tồn bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp như: đối với
vận đơn đường biển với những lơ hàng có giá trị lớn cần u cầu nhà xuất khẩu cung
cấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập, giấy chứng nhận số lượng phải có sự giám sát
15


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước người nhập khẩu tại
nước ngồi cấp,..


Bố trí nhân viên giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh tốn để hạn chế

tối đa sự rủi ro.


Đọc và nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh tốn.

Chương 3: THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT
3.1. Giới thiệu về cơng ty

3.1.1. Q trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH cơ điện Hải Phát được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD
số 0104190034 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu
vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, đăng ký thay đổi lần 1: ngày 05 tháng 12 năm 2014.
Tên gọi: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT
Địa chỉ: Tổ dân phố Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 66722674
Email:
Mã số thuế: 0104190034
Vốn điều lệ: 2.700.000.000 đồng (Hai tỷ bẩy trăm triệu đồng)
Cho đến nay, Công ty TNHH Cơ Điện Hải Phát là một doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất, sửa chữa và kinh doanh các sản phẩm máy móc, thiết bị và phụ
tùng khác. Là đối tác kinh doanh của các hãng nổi tiếng mà từ lâu đã có uy tín ở thị
trường Việt Nam như: Pentax, Hyundai, Mitsuky, Iveco, Teco, Tohatsu, Rabbit,..
Cùng với sự phát triển của Công ty và sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo công
ty, các nhân viên công ty luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc,
các chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực. Những điều này giúp nhân viên yên tâm
công tác và cống hiến cho công ty, cũng như thu hút được ngày càng nhiều nguồn nhân
lực có chất lượng cao về làm việc lâu dài tại công ty.
16


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động chính:
• Bn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

• Sản xuất mơ tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
• Sản xuất máy bơm, máy nén, vịi và van khác
• Sửa chữa thiết bị điện, máy móc, thiết bị
• Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, lị sưởi và điều hịa khơng khí
• Cơng ty chun nhập khẩu trực tiếp các máy móc, thiết bị của các thương hiệu
nổi tiếng
Cơng ty có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về các sản phẩm máy móc, thiết bị và
phụ tùng khác có chất lượng tốt do công ty sản xuất cũng như nhập khẩu từ các nước
có cơng nghệ cao.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơng ty tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình trực tuyến, chức năng. Giám đốc
là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiếp đến là phó giám đốc
các bộ phận, các phòng ban.
Trong bộ máy quản lý của công ty, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năng
nhiệm vụ khác nhau và được tổ chức theo mô hình sau:

17


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc
kinh doanh

Phịng
hành

chính

Phịng
kinh
doanh

Phịng
xuất
nhập
khẩu

Phó giám đốc
kỹ thuật

Phịng
kế tốn

Bộ phận
lắp đặt

Bộ phận
sản xuất

Bộ phận
cơ khí

+ bảo hành

Phó giám đốc
cơng trình


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ Điện Hải Phát
( Nguồn: Phịng hành chính- nhân sự)
Mỗi phịng ban, bộ phận trong cơng ty đều có chức năng và nhiệm vụ riêng
nhưng giữa các bộ phận vẫn có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của Ban giám
đốc nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.
3.2. Khái quát về kết quả kinh doanh
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
 Hoạt động sản xuất:
Từ năm 2009, công ty bắt đầu chế tạo, sản xuất các thiết bị, phụ tùng đơn giản,
đồng thời thực hiện việc nhập các linh kiện và tiến hành lắp ráp các loại máy móc. Tiếp
tục từ đó đến nay, cơng ty khơng ngừng nâng cao trình độ sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
nâng cấp sản phẩm để đạt hiệu quả cao hơn.
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất chiếm 45% tổng doanh thu tính đến tháng 11
năm 2014. Nguồn thu này chủ yếu từ hoạt động sản xuất thiết bị máy bơm, mô tơ, máy
biến thế,..

18


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh

Để tiêu thụ được sản phẩm ra, cơng ty đã tìm kiếm kỹ thị trường trong nước. Bộ
phận kinh doanh đã nghiên cứu thị trường, làm tốt vai trị tìm kiếm được nhiều hợp
đồng cho công ty.
 Hoạt động kinh doanh:
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy khác, vì vậy bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm do chính cơng ty tự chế tạo,

Hải Phát còn nhập khẩu các thiết bị máy móc, phụ tùng từ thị trường nước ngồi, cung
cấp các sản phẩm nhập ngoại. Công ty chủ yếu nhập khẩu các loại máy bơm chữa cháy
như Tohatsu, Ebara, Pentax, Rabbit,.., cung cấp cho bạn hàng hoặc thực hiện lắp đặt
các cơng trình phịng cháy chữa cháy ở Hà Nội và các tỉnh thành phố lân cận.

Bảng 3.1: Bảng đánh giá khái quát kết quả kinh doanh năm 2011- 6 tháng đầu năm
2014
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

6 tháng đầu

năm 2014
12.100
• Doanh thu
15.865
16.268
18.325
11.580
15.130
15.471
17.430
• Chi phí
520

735
797
895
• Lợi nhuận
4,650
3,500
3,750
4,300
• Thu nhập bình qn
Nhân viên văn phịng
3,200
3,500
4,000
4,200
Nhân viên kỹ thuật
3,800
4,000
4,600
5,100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng thanh toán lương 2011- 6
tháng đầu năm 2014)
Qua bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây của
công ty thấy:
19


Khóa luận thực tập tốt nghiệp

Ths Trương Quang Minh


 Doanh thu, lợi nhuận và chi phí đều tăng, cụ thể:
• Doanh thu năm 2012 tăng 403 triệu VNĐ so với năm 2011; doanh thu năm
2013 so với năm 2012 tăng tương đối cao, tăng 2.057 triệu VNĐ tương ứng với tỷ lệ
tăng 11,13 %.
• Chí phí bỏ ra năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011, tăng 341 triệu
VNĐ. Chi phí năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.959 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ
10,98 %.
• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2012 so với năm 2011 tăng
62 triệu VNĐ tương ứng 8,44%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 98 triệu VNĐ tương
ứng với tỷ lệ tăng 12,3 %
• 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu và chi phí tăng đáng kể so với năm 2013,
doanh thu đạt 12.100 triệu VNĐ.
 Mức thu thập bình quân của người lao động cũng tăng qua các năm.
Nhân viên công ty đã được tăng lương, đời sống đã được cải thiện, cho thấy sự
quan tâm của ban lãnh đạo cơng ty đến người lao động
Nhìn chung kết quả kinh doanh của cơng ty là tốt, có xu hướng tăng nhẹ qua các
năm. Chi phí tăng trong khi doanh thu cũng tăng là điều có thể chấp nhận được. Cơng
ty cần tìm hiểu kỹ hơn về các khoản mục chi phí tăng xem có hợp lý và cần thiết hay
khơng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời từ đó gia tăng lợi nhuận cho cơng ty.
3.2.2. Mặt hàng máy bơm chữa cháy và kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty
Máy bơm chữa cháy là một trong các loại bơm công nghiệp, là các loại máy
bơm được thiết kế để chuyển hoá nguồn điện mà động cơ máy nhận được và thông qua
sức mạnh của khả năng kết nối đem chuyển hoá nguồn điện năng đó thành các hoạt
động cơ học phục vụ cho các chức năng thực được thiết kế để thực hiện theo nhu cầu,
và thời gian sử dụng của các loại máy này phải đảm bảo lâu dài.
Hình ảnh máy bơm chữa cháy của công ty:

20



×