Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

RIỂN KHAI HỆ THỐNG MẠNG TRONG CÔNG TY VPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.57 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự ứng dụng rộng rãi của máy tính vào các hoạt động
của con người là sự ra đời và hoàn thiện của máy tính. Từ những chiếc máy
tính cá nhân người ta đã sáng tạo ra những hệ thống liên kết các máy tính cá
nhân lại với nhau để trở thành một mạng máy tính. Mạng máy tính đã nhanh
chóng phát triển vì những ứng dụng rất thuận tiện và giải quyết nhiều vấn đề
trong cuộc sống, nó đã mở rộng tầm hoạt động của con người không những
trong một lĩnh vực, một quốc gia mà còn trong phạm vi toàn cầu. Mạng đã tạo
ra sự chuyển biến có ích chất cách mạng trong vấn đề tổ chức, khai thác và sử
dụng các hệ thống máy tính.
Mạng máy tính có thể giúp con người gần nhau hơn vì nhờ có mạng máy
tính mà những người cách xa nhau hàng ngàn km mà vẫn có thể liên kết thuận
tiện với nhau được. Mạng máy tính giúp cho ngành viễn thông nói riêng và
ngành công nghiệp nói chung trên thế giới chuyển sang một bước ngoặt mới.
Mạng máy tính không còn là một thuật ngữ thuần túy khoa học mà đang
trở thành một đối tượng nghiên cứu và ứng dụng của nhiều người có phạm vi
hoạt động khác nhau. Nhu cầu hiểu biết về mạng máy tính ngày càng cao mà
không chỉ dựng ở mức người sử dụng mà còn đi sâu hơn để làm chủ hệ thống
với tư cách một kĩ sư về mạng máy tính. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế
vì vậy báo cáo của em còn nhiều thiếu sót mong thầy chỉ bảo cho em thêm
hiểu biết một cách sâu hơn về mạng máy tính.
1
PHẦN I
KHẢO SÁT CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực I
Trung tâm Khai thác Vận chuyển Bưu chính là đơn vị thành viên của
Bưu điện Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNP). Từ
năm 1976 trở về trước, Trung tâm có tên gọi là “Chi cục vận chuyển thư báo”
với nhiệm vụ khai thác vận chuyển thư báo trên toàn miền Bắc và đơn vị chủ
quản là Tổng cục Bưu điện.


Trong giai đoạn 1976-1986, “Chi cục vận chuyển thư báo” được đổi tên
thành “ Trung tâm vận chuyển thư báo” đồng thời mở rộng thêm lĩnh vực hoạt
động. Ngoài các nhiệm vụ trước đây, Trung tâm còn nhận khai thác vận chuyển
bưu phẩm, bưu kiện từ thủ đô Hà Nội đi các tỉnh miền Bắc và ngược lại. Đến
thời điểm này, Trung tâm hạch toán phụ thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội.
Trong giai đoạn 1986-1990,”Trung tâm vận chuyển thư báo” đổi tên
thành “ Công ty bưu chính liên tỉnh Hà Nội” với nhiệm vụ phát triển thêm và
khai thác vận chuyển công văn trong nước và thư báo từ quốc tế chuyển về
bên cạnh các nhiệm vụ cũ.
Từ 1990 đến nay, Trung tâm chính thức mang tên “ Trung tâm bưu chính
liên tỉnh và quốc tế khu vực I” đồng thời các dịch vụ bưu chính mới lần lượt
xuất hiện. Cho đến lúc này, Trung tâm hạch toán hoàn toàn ọh thuộc Công ty
bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế trực thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông
Việt Nam.
Địa chỉ: Đường Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
Tel: (84-4) 768 1791 / 768 1781
Fax: (84-4) 768 1801
Webside: www.vps.com.v
2
E-mail:
Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
Căn cứ vào quyết định số B21/QD_TCCB về nhiệm vụ quyền hạn của
trung tâm, Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau
+ Trung tâm là dầu mối giao dịch, khai thác, đúng mở, chia chọn, trao
đổi túi gói bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế từ các tỉnh, thành phố
phía Bắc theo phân công của Giám đốc công ty
+ Tổ chức,xây dựng, quản lý vận hành, khai thác và phát triển mạng lưới
bưu chính các tỉnh phía Bắc và quốc tế, tổ chức kinh doanh các dịch vụ khác
+ Kinh doanh vận chuyển ngành bưu chính và các dịch vụ vận chuyển
liên quan trên mạng liên tỉnh và quốc tế

+ Tư vấn, kiểm soát, thiết kế, lắp đặt,. bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị
khai thác bưu chính và phương tiện vận tả
+ Thực hiện việc sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành về
bưu chính và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật và
được công ty cho phép.
+ Kiểm tra và giải quyết các sự cố xảy ra trên mạng đường thư,xử lí
những thông tin phản hồi từ khách hàng.
Là doanh nghiệp khai thác bưu chính, Công ty VPS là đầu mối duy nhất
của Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, quản lý khâu khai thác, vận
chuyển và giao nhận túi gói bưu chính trên mạng liên tỉnh và quốc tế từ các
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Quy Nhơn tới Bưu điện
3
trung tâm các tỉnh, thành phố trong cả nước và tới các nước trên thế giới.
Ngoài những nhiệm vụ đề ra, Trung tâm còn chủ động quản lý về mặt
lao động, tư liệu sản xuất, vốn phân cấp của Giám đốc.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động vì
mục tiêu kinh doanh. Riêng đối với nghiên cứu ngành thuộc kết cấu hạ tầng
và đặc điểm là bưu chính thì hoạt động của nó theo hai mục tiêu là kinh doanh
và phục vụ. Quan hệ giữa kinh doanh và phục vụ có xu hướng thống nhất và
đối lập nhau. Xu hướng thống nhất có động lực ở chỗ muốn bán được nhiều
sản phẩm, có được nhiều doanh thu thì người sản xuất dịch vụ bưu chính phải
cố gắng sáng tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Như vậy, nếu phục vụ tốt thì kinh doanh tốt. Mặt khác, để mở rộng sản xuất,
có tiền đổi mới kỹ thuật, năng cao chất lượng sản phẩm dich vụ thì phải kinh
doanh tốt để có tích lũy cao. Do vậy kinh doanh tốt để phục vụ tốt.
1.2. Mô hình tổ chức và lao động
Tính đến ngày 31/12/2008 thì tổng số cán bộ công nhân viên của Công
ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế được thống kê như sau:
Bảng: Số lượng lao động và cơ cấu lao động tại 31/08/2008
Loại lao động Số

lượng
Tỷ lệ %
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học 86 7.22
2. Đại học 928 78
3. Cao đẳng,Trung cấp 85 7.14
4. Công nhân Kỹ thuật 15 1.26
5. Lao động phổ thông 76 6.38
Tổng số 1.190 100
Phân theo tính chất hợp đồng lao động
1. Hợp đồng không xác định thời hạn 407 34
2. Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm 758 64
3. Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm 25 2
Tổng số 1.190 100
4
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Trung tâm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm dực trên hai loại hình dịch
vụ chính: dịch vụ cơ bản ( dịch vụ truyền thống ) và dịch vụ gia tăng giá trị.
+ Dịch vụ cơ bản: được mở ra trong cả nước. Trung tâm bưu chính Liên
tỉnh và Quốc tế khu vực I có nhiệm vụ trên toàn miền Bắc, đầu mối với các
miền và quốc tế. Dịch vụ này không mang tính thương mại và kinh doanh mà
mà phục vụ là chính, phục vụ Đảng và Nhà nước, quốc phòng, an ninh, ngoại
giao và phục vụ toàn xã hội đến từng địc phương.
+ Dịch vụ gia tăng giá trị: Ngoài các dịch vụ cơ bản, Trung tâm còn phát
triển các dịch vụ khác mang tính thương mại, kinh doanh lấy lợi nhuận làm
mục tiêu. Hoạt động của dịch vụ này được lai ghép với dịch vu cơ bản nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội, doanh thu được thu qua hoạt động thu cước. Mục
tiêu là lấy kết quả kinh doanh để nâng cao hiệu quả phục vụ.
Khai thác bưu gửi
Với hệ thống thiết bị chia chon tự động hiện đại nhất Việt Nam, bưu

phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế sẽ được chia chọn, phân hướng và
chuyển phát đến tay người nhận nhanh chóng và chính xác.
+ Hệ thống máy chia thư: Đây là hệ thống chia chọn thư tự động tiên tiến
đang được bưu chính các nước Châu Âu, Châu Asuwr dụng, có thể chia
41.000 thư/giờ. Với dung lượng 128 hướng chia và khả năng thiết lập các
chương trình chia mềm dẻo, thích hợp, hệ thống có thể cung cấp các khả năng
chia thư rất thuận tiện: chia thư quốc tế, liên tỉnh hoặc theo các tuyến phát
theo nội thành…
+ Hệ thống máy chia bưu kiện: là hệ thống máy tự động có khả năng
chia 7.000 bưu kiện/giờ và chia tới 45 hướng chia bưu kiện. Hệ thống có khả
năng thiết lập các chương trình chia rất linh hoạt, phù hợp với các yêu cầu
ngiệp vụ khai thác khác nhau như chia bưu kiện quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh…
Toàn bộ hệ thống chia bưu phẩm, bưu kiện được điều khiển bởi hệ thống
mạng máy tính và các thiết bị điều khiển công nghiệp.
5
Vận chuyển bưu chính trong nước và quốc tế
Mạng vận chuyển Bưu chính trong nước
Công ty VPS sử dụng đường bay, đường sắt, đường ô tô chuyên ngành
để vận chuyển thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, EMS, hành hóa, báo chí đi 64 tỉnh,
thành phố trong cả nước.
+ Đường bay: Sử dụng 8 tuyến đường bay của hàng không Việt Nam với
tần suất nhiều nhất là 3 chuyến/ngày/tuyến.
+ Đường sắt: Sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt Bắc Nam của liên hiệp
đường sắt Việt Nam tuyến Hà Nội – TP HCM và ngược lại 1 chuyến/ngày.
+ Đường ô tô: Sử dụng tuyến đường thư xe ô tô chuyên ngành để vận
chuyển bưu gửi đi các tỉnh, thành phố trong đó có 30 tuyến đường thư có 2
chuyến/ngày
Mạng vận chuyển Bưu chính Quốc tế
+ Đường bay: Công ty VPS ký hợp đồng vận chuyển hàng bưu chính với
6 hãng hàng không quốc tế hiện đang có mặt tai Việt Nam như hang hàng

không Singapor, Hongkong, Thailand, France, Japan, Phương Nam Trung
Quốc và hàng không VIệt Nam để vận chuyển bưu gửi đi tất cả các nước trên
thế giới.
+ Đường thủy: Công ty hợp đồng vận chuyển với các hang tàu biển để
vận chuyển bưu gửi từ TP HCM quá giang sang Singapor đến nhiều nước trên
thế giới với tần suất 2 chuyến/tháng.
+ Đường ô tô: Sử dụng ô tô chuyên ngành để vận chuyển bưu gửi đi các
nước Bắc Á và Đông Âu quá giang qua cửa khẩu Hữu Nghị - Trung Quốc và
đi Campuchia quá giang qua cửa khẩu Mộc Bài.
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm bưu chính
Dịch vụ bưu chính
Ngoài chức năng chính là khai thác và vận chuyển bưu gửi trong nước và
quốc tế, Công ty VPS cón được giao nhiệm vụ kinh doanh các dịch vụ bưu
6
chính tại ghi sê giao dịch:
+ Dịch vụ Bưu phẩm, Bưu kiện
+ Dịch vụ Chuyển phát nhanh (EMS)
+ Dịch vụ Phát trong ngày (PNT)
+ Dịch vụ Bưu chính ủy thác (BCUT)
+ Dịch vụ Tài chính Bưu chính ( Dịch vụ Cuyển tiền, dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện)
+ Dịch vụ Datapost
+ Dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ
Các sản phẩm và dịch vụ khác
+ Sản xuất và cung cấp các loại phong bì: Bằng hệ thống máy móc hiện
đại của Hoa Kỳ với công suất tối đa là 48.000 phong bì/giờ, cung cấp cho
khách hàng các loại phong bì với nhiều hình thức phong phú, đa dạng kích cỡ,
logo, in tiêu đề mặt ngoài, in chống đọc mặt trong, có ô kính và không có ô
kính tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch với đối tác
trong và ngoài nước bằng thư tín.

+ Cung cấp các loại ô chìa, giá treo túi, túi bưu chính, và in các loại ấn phẩm.
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cung ứng các loại phụ tùng vật tư cho
các loại xe ô tô.
+ Cung cấp các sản phẩm phần mềm phục vụ cho khai thác, vận chuyển
bưu chính…
7
Phần 2
Cơ sở lý thuyết
2.1. Tổng quan mạng máy tính
2.1.1. định nghĩa mạng
Định nghĩa mạng máy tính
Sự kết hợp của máy tính với hệ thống truyền thông (communication) đặc
biệt là hệ thống viễn thông (telecommunication) đã tạo ra sự chuyển biến sâu
sắc có tính chất cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác máy tính. Mô hình
tập trung dựa trên các máy tính lớn hơn phương thức khai thác theo lối (back
procesing) đã được thay thế bởi mô hình tổ chức sử dụng mới, trong các máy
tính đơn lẻ được kết nối lại để thực hiện một công việc nào đó, một môi
trường làm việc nhiều người sử dụng phân tán cho phép nâng cao hiệu quả
khai thác tài nguyên chung từ những vị trí địa lý khác nhau. Các hệ thống như
vậy gọi là mạng máy tính (computer network). Ngày nay mạng máy tính đã
trở thành một lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cốt lõi của công
nghệ thông tin.
Từ đây có thể định nghĩa về mạng và nối mạng như sau: Tập hợp các
máy tính được nối ghép với nhau bởi kiến trúc nào đó thông qua mạng máy
tính, các mạng máy tính có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách nhiều chiều
và phục vụ các dịch vụ trên mạng gọi là mạng máy tính. Còn các máy tính nối
với nhau dùng chung tài nguyên được gọi là nối mạng.
Một mạng máy tính đơn giản chỉ cần hai máy tính kết nối với nhau và
chóng trao đổi thông tin cho nhau. Công việc này chỉ đơn giản là kết nối các
máy tính đến một sợi dây đặc biệt.

Một hệ thống mạng là một tập hợp của các loại máy tính và các thiết bị
phần cứng khác như máy in, máy Scaner… được kết nối với mục đích cơ bản
8
là giao tiếp và trao đổi giữ liệu. Nối mạng cũng đồng nghĩa với chia xẻ, vì nó
cho phép các máy tính nối mạng có thể nói chuyện, giao tiếp với nhau và
cùng chia xẻ các nguồn tài nguyên như máy in hay các dile dữ liệu.
Lợi ích của việc nối mạng:
Sử dụng chung tài nguyên (resource sharing): Chương trình kho dữ liệu,
phần mềm hệ thống, thiết bị có thể được dùng chung bởi người dùng từ các
máy tính trên mạng. Nhờ nối mạng người ta có thể giảm bớt số lượng máy in,
số lượng đĩa, cấu hình máy… Như vậy rất kinh tế cho việc đầu tư trang thiết
bị cho hệ thống. Việc sử dụng các tài nguyên phần mềm cũng như các kho
thông tin, các cơ sở dữ liệu… rất kinh tế. Tiết kiệm được sức lực, thời gian để
thu thập, cập nhật dữ liệu.
- Tăng độ tin cậy của hệ thống thông tin (reliability): Nhờ khả năng thay
thế khi sảy ra sự cố đối với máy tính nào đó. Nếu một máy tính hay một đơn vị
dữ liệu nào đó bị hỏng thì luôn có thể sử dụng một máy tính khác hay một bản
sao khác của dữ liệu, nhờ đó khả năng mạng bị ngừng sử dụng được giả thiểu.
- Tạo ra môi trưởng truyền thông mạnh giữa nhiều người sử dụng trên
phạm vi địa lý rộng: Mục tiêu này ngày càng trở nên quan trọng nhất là khi
mạng máy tính đã phát triển trên phạm vi toàn cầu như ngày nay. Thu thập
lưu trữ thông tin trên diện rộng. Tổ chức và triển khai các đề án lớn một cách
thuận lợi và dễ dàng.
- Tiết kiệm chi phí: Do tài nguyên được dùng chung, hệ thống tin cậy
hơn nên chi phí thiết bị và bảo dưỡng của mạng máy tính thấp hơn so với
trường hợp máy tính đơn lẻ.
- Bảo vệ dữ liệu: Mạng máy tính cung cấp một môi trường bảo mật cho
toàn mạng. Với các máy tính độc lập, khi truy cập vào máy tính đó có nghĩa là
truy cập được vào tất cả các thông tin có trên máy. Mạng máy tính cung cấp
cơ chế bảo mật (security) bằng mật khẩu (passwword). Bạn có thể cung cấp

cho mỗi máy chủ mạng phân biệt quyền sử dụng của từng người dùng.
9
- Duy trì dữ liệu: Một mạng máy tính cho phép các dữ liệu được tự động
lưu trữ dự phòng tới một trung tâm nào đó. Các dữ liệu sao lưu trên từng máy
độc lập và một công việc hết sức khó khăn và tốn nhiều thời gian. Khi sử
dụng một trung tâm lưu trữ các dữ liệu dự phòng (thường là lưu vào băng từ
trên một máy chủ mạng) bạn chỉ có một nơi để lấy dữ liệu đã mất.
Nhược điểm:
- Vấn đề bảo mật các dữ liệu và an toàn trên mạng không cao, nhất là đối
với một mạng có kỹ thuật không cao.
- Chi phí xây dựng, lắp đặt và đào tạo người sử dụng mạng tương đối
cao, đặc biệt phải đào tạo những người quản trị mạng.
- Khi sử dụng tài nguyên chung trên mạng phải mất thời gian chờ nếu tài
nguyên đó đang có người trên mạng sử dụng.
2.1.2. Phân loại mạng máy tính
Phân loại theo khoảng cách
Có nhiều cách phân loại mạng máy tính khác nhau tuỳ thuộc vào các
yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại. Cách đầu tiên chúng ta phân
loại các hệ thống mạng là khoảng cách mà chóng trải qua. Người ta thường
dùng 3 thể loại chính.
Có nhiều cách phân loại mạng máy tính khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu
tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại. Cách đầu tiên chúng ta phân
loại các hệ thống mạng là khoảng cách mà chúng ta trải qua. Người ta thường
dùng 3 thể loại chính.
Mạng cục bộ (LAN - Local area network)
Mạng vùng trung tâm (MAN - Metr«plitan area network)
Mạng diện rộng (WAN - Wide area network)
Mạng toàn cầu (GAN - Global Area Network)
Mạng cục bộ
Mạng cục bộ LAN: là mạng nhỏ nhất, trong vùng vài trăm mét đến vài

10
km, mạng LAN có tốc độ truyền lớn, độ trễ nhỏ. Thông thường mạng LAN
được xây dựng và cài đặt trong cơ quan, xí nghiệp, trong một toà nhà… trong
phạm vi tương đối hẹp.
Mặc dù mạng LAN chỉ giới hạn vài Km, nhưng mọi thứ đều tốt đối với
nó. Công nghệ LAN cho phép kết nối từ một số đến vài ngàn máy tính cùng
trong một LAN. Chi phí càng tăng lên khi kết nối nhiều máy tính, bởi vì nó
đòi hỏi dung lượng đường truyền cũng phải tăng.
Mô hình: Đa số mạng LAN sử dụng một dây cáp kết nối các máy tính để
truyền tín hiệu, và điều này bắt buộc chỉ có một máy tính được truyền tại một
thời điểm. Nếu hai máy tính gửi tín hiệu sẽ gây xung đột trên mạng.
Một máy tính truyền tín hiệu tại một thời điểm trên một thiết bị truyền.
Máy tính trong mạng LAN sử dụng kû thuật gọi là "Carrier Sense
Multiple Access/Collision Detect", nghĩa của nó là: không gửi khi máy tính
khác đang gửi (Carrier sense) và kiểm tra những gì gửi đi có xung đột với
máy tính khác (collision detect).
Thay vì được nối với một sợi cáp không có vòng, máy tính trong tocken-
ing kết nối với một sợi cáp tạo thành một vòng đi qua các máy tính. Thay vì
sự yên lặng trên mạng, máy tính trong tocken-ring chỉ được phép truyền khi
11
giữ một thông điệp đặc biệt gọi là tocken.
Dạng kết nối của dây cáp giữa các máy tính quyết định mô hình của
mạng. Cáp trong Ethernet LAN không có vòng tròn, trong khi tocken LAN
phải có một vòng tròn.
Chỉ có một máy có tocken được phép truyền
Tốc độ truyền dữ liệu: Các mạng còn được phân biệt bởi tốc độ truyền
dữ liệu mà nó có thể đáp ứng. Tốc độ truyền dữ liệu trên mạng được đo bằng
số bit trên một giây, nếu mạng đủ nhanh các đơn vị lớn hơn được sử dụng.
Với một tốc độ truyền dữ liệu này, 1Mbps đến 1gbps, là những tốc độ
truyền tín hiệu, là số bit thực sự truyền trên dây cáp mạng. Tốc độ thực sự mà

bạn nhận được khi di chuyển các tập tin hay các thông điệp qua mạng LAN sẽ
chậm hơn bởi vì thời gian kiểm tra cáp có rảnh hay không và thời gian khắc
phục xung đột. Trong đa số các trường hợp tốc độ truyền thực dự chỉ đạt 80%
của tốc độ truyền tín hiệu.
Tốc độ truyền thực sự đạt được phụ thuộc rất lớn vào tốc độ của máy
tính, số lượng các máy tính, và lưu thông giữa các máy tính. Tốc độ cao nhất
có thể đạt được giữa các máy tính mạnh và truyền những thông điệp dài, và
12
tốc độ chậm nhất giữa các máy và các thông điệp cực ngắn.
Các công nghệ điển hình: kỹ thuật đi dây phổ biến là dùng cáp xoắn đôi
(các dây đồng được xoắn lại với nhau và nằm trong một vỏ bọc) giống như
dây điện thoại. Các cầu nối cũng tương tự như đầu nối của điện thoại nhưng
lớn hơn. Các đầu nối trong hình được gắn nhãn từ 1 đến 8 là những cổng cắm
cáp mạng. Các dây cắm được gắn các đầu nối giống như đầu điện thoại và
gắn vào các æ cắm trên tường.
Các cáp cụ thể dùng trong mạng LAN giới hạn 100m (bao gồm giây từ
máy đến tường), và sẽ hoạt động không tốt khi thường xuyên di chuyển. Khi
muốn có những kết nối xa hơn, sẽ chuyển qua dùng kỹ thuật mạng không dây.
(cáp quang cũng gia tăng khoảng cách kết nối mạng).
Mạng tập trung
Mạng MAN là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc trong
một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng 100km trở lại.
Mô hình: Sự khác nhau chủ yếu giữa LAN và mạng MAN là sử dụng các
kết nối điểm đến điểm với chỉ một máy tính tại cuối mỗi liên kết. Các máy
tính tại mỗi cuối liên kết của MAN cũng có thể kết nối với các mạng LAN,
thông qua các máy tính này, thông điệp từ bất cứ máy tính trên mạng LAN có
thể gửi đến bất kỳ máy tính nào trong mạng LAN khác.
Người ta mong muốn mạng của họ luôn luôn có độ tin cậy cao. Bởi vì
thỊ, máy tính kết nối mạng MAN hay WAN với mạng LAN hiếm khi là máy
tính cá nhân. Thay vào đó họ dùng các máy tính đặc biệt gọi là router, dành

cho các công việc truyền thông. Ngay khi không có riêng cho mình một
router, bạn có thể dùng router khi bạn kết nối với Internet thông qua nhà cung
cấp dịch vụ (ISP).
Tốc độ truyền dữ liệu:
Các mạng WAN sử dụng các tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, phụ thuộc
vào bạn sẽ trả tiền cho công nghệ nào.
Mạng diện rộng
Mạng diện rộng WAN phạm vi hoạt động của mạng có thể vượt biên
13
giới tới một quốc gia và thậm chí có thể liên quốc gia.
Bất cứ ai kết nối vào Internet đều dùng kết nối WAN ở đâu đó. Kết nối
này có thể là tại ISP hay ra khỏi mạng q LAN. Trong cả hai trường hợp,
người sử dụng hiếm khi kết nối trực tiếp vào mạng WAN.
Mô hình: WAN dùng các kết nối vật lý điểm - đến - điểm, giống như đa
số mạng MAN, nhưng dùng cáp xoắn. Công nghệ WAN thường có nguồn gốc
từ các hệ thống được xe cho các công ty điện thoại hay được xây dựng bởi các
công ty này.
Tốc độ truyền dữ liệu: Các công ty điện thoại sử dụng để gửi 24 đường
gọi riêng biệt trên tất cả các dây. Một đường gọi điện thoại yêu cầu tốc độ
64Kbps. Ghép 24 đường lại với nhau tạo ra một đường truyền tổng hợp hơn
1,5Mbps, 45Mbps, 155Mbps, 622Mnps, 2,4Gbps và cao hơn.
Liên kết vệ tinh cũng rất phổ biến cho các liên kết WAN rộng. Một liên
kết vÔ tinh điển hình truyền được hàng chục megabit trong một giây, và một
số khác nhanh hơn.
Các công nghệ điển hình: Có thể tìm thấy dây đồng và cáp quang trong
tất cả các liên kết WAN bắt gặp, cùng với các liên kết vệ tinh dùng sóng
radio. Sóng radio thường dùng để liên kết các vị trí trên mặt đất, không thể
nhận trực tiếp sóng radio từ nhà cung cấp dịch vụ.
Các thuật ngữ và công nghệ khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Công
nghệ cáp quang WAN phổ biến nhất là SONET. Tốc độ phổ biến của SONET

là OC - 192 (gần 20Gbps) đã tồn tại và đang được sử dụng.
Có hai công nghệ ghép kênh phổ biến chạy trên SONET. Một là ATM và
Frame Relay.
Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch
Mạng chuyển mạnh kênh, mạng chuyển mạch thông báo, và mạng
chuyển mạch gói.
Phân loại theo kiến trúc (topology) của mạng:
Kiến trúc mạng máy tính (network ¶chitectare) thể hiện cách nối các
14
máy tính với nhau ra sao và cách tập hợp các quy tắc, quy ước mà tất cả các
thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo. Để đảm bảo cho
mạng hoạt động tốt. Cách nối các máy tính với nhau được gọi là hình trạng
của mạng (topology).
- Mạng điểm - điểm (point-to-pointnetwork)
Các đường truyền nối từng cấp nút với nhau, mỗi nút có trách nhiệm lưu
trữ tạm thời sau đó chuyển tiếp dữ liệu tới đích. (store-and-forward).
- Mạng quảng bá (broadcast network/point to multipoint).
Tất cả các nút phân chia chung một đương truyền vật lý. Dữ liệu được
tiếp nhận bởi tất cả các máy tính, nếu máy tính nào kiểm tra thấy gói tin được
gửi cho mình, nó sẽ giữ lại và xử lý. Các mạng quảng bá thường cho phép sử
dụng địa chỉ broadcasting để gửi thông báo tới toàn mạng.
Công nghệ và kỹ thuật
Một điều nữa để phân mạng là công nghệ truyền dữ liệu và kiểu dây
được sử dụng.
Điều đầu tiên bạn sẽ làm là lập kế hoạch và xây dựng mạng. Chúng ta bắt
đầu với một mạng cực kỳ đơn giản, nối hai máy dùng một sợi cáp, để giải thích
những khái niệm. Sau khi chúng ta hiểu những ý tưởng và những thuật ngữ cơ
sở, chúng ta sẽ chuyển qua công nghệ amgnj thông thường nhất, Ethernet.
Những đặc tính mà ta quan tâm là giao tiếp máy tính, các đầu nối, mắc
nối tiếp và những công cụ, khoảng cách có thể đáp ứng, tốc độ truyền dữ liệu,

độ tin cậy và giá tiền.
Kết nối trực tiếp
Mạng đơn giản gồm hai máy tính nối lại với nhau. Kết nối đơn giản nhất
của hai máy tính là nối bằng cáp qua cổng tuần tự (Serial port), kỹ thuật này
gọi là kết nối trực tiếp (direct connection).
Giao tiếp máy tính, các kết nối, các đầu nối, và các công cụ
15
Dây truyền của
(máy A)
Serial
Port
Serial
Port
Bộ
tru
yề
n
B

nh
ận
Serial
Port
Serial
Port
Bộ
tru
yề
n
B


nh
ận
Cáp kết nèi
trùc tiếp
Dây nối đất
Dây nhận
của
máy A
Máy tính B
Máy tính A
Mô hình kết nối trực tiếp
Ethernet
Một công nghệ nối mạng có năng lực hơn, được sử dụng hầu hết trong
mạng LAN, là Ethernet. Bạn sẽ phải tốn chi phí rất nhiều hơn để xây dựng
một mạng Ethernet, và bạn sẽ có mạng truyền dữ liệu tốt hơn và nhanh hơn
qua những khoảng cách lớn.
Giao tiếp máy tính, các mắc nối, các đấu nối, và các công cụ
Có hai loại cáp được sử dụng cho mạng Ethernet. Một là sử dụng cáp
đồng trục, tương tự như cáp truyền tín hiệu tivi, và loại kia dùng cáp xoắn đôi
như cáp điện thoại.
16
Cáp đồng Trục
Ethernet
Card mạng LAN
Card mạng LAN
Bộ
truy
ền
Nhậ

n
Bộ
Vào I/O Bus
Nối mạng Ethernet bằng cáp đồng trục
Không vấn đề gì khi chọn công nghệ Ethernet, bạn cần có một Card
mạng (network adapter), là bo mạch gắn vào cổng PCI của máy tính giúp máy
tính giao tiếp với mạng.
Khi một máy tính truyền trên cáp đồng trục, tín hiệu truyền ra cả bên trái
và bên phải, do đó nó có thể được nghe bởi các máy tính khác dọc theo dây
cáp (bao gồm cả máy truyền). Chỉ có một dây cáp do đó chỉ một máy tính
được truyền vào một điểm. Khi hai máy tính truyền cùng một lúc sẽ gây ra
xung đột.
Bảng: Dây cáp xoắn đôi cho mạng Ethernet
Loại dây Tốc độ truyền
Chủng loại 3 UTP 10Mbps
Chủng loại 5 UTP0 10 - 100Mbps
Chủng loại 5 STP 10 - 1000Mbps
Khoảng cách: IEEE (Instite of Electrical and Electronics Engineers)
802.3 định nghĩa co mạng 10Base-T, và bao gồm cả các giới hạn về dây cáp,
dây cáp không thể dài hơn 100m. Do đó các dây đi trên tường nên khoảng
cách thực sự giữa máy và cáp ngắn hơn.
Chuẩn bo mạng 100Base-T là IEEE 802.3u. Khoảng cách tối đa cũng
giới hạn 100m. Mạng 10Base-2 có thể lên tới 185m.
Có thể mở rộng một mạng 10Base-2 hay 100Base-T bằng khoảng cách
nối các hub lại với nhau. Có thể nối tới 4 Hub với nhau, và khoảng cách cho
cáp tối đa là 500m. Cách khác hay hơn mở rộng mạng bằng Hub, dùng các
thiết bị chuyển đổi và dùng cáp quang có thể đạt tới khoảng cách 1600m.
Tốc độ truyền dữ liệu: Các mạng Ethernet thường chạy cả tốc độ
10Mbps hay 100Mbps. Tốc độ chỉ đạt ở 10Mbps cho mạng dùng cáp đồng
17

trục, tốc độ 10Mbps hay 100Mbps cho mạng dùng cáp xoắn đôi. Và tốc độ
truyền dữ liệu thực tế tương ứng là 8Mbps và 80Mbps.
Cả công nghệ 10Mbps và 100 Mbps đều rất phổ biến hiện nay, do đó rất
cần thiết phải biết cách phối hợp hai tốc độ truyền này để đạt được tốc độ cần
thiết. Có ba kiểu thiết bị:
Chỉ cho 10 Baste-T: Cũ hơn và rẻ hơn cho thiết bị chạy ở tốc độ
10Mbps. Có thể kết nối cho các thiết bị 100 Mbps với các thiết bị cũ nhưng
nó bị giới hạn ở tốc độ 100 Mbps.
Chỉ cho 100Mbps-T: Các thiết bị loại này chỉ hoạt động ở tốc độ cao
hơn. Các thiết bị này chỉ kết nối với các thiết bị 100 Mbps, nối với các thiết bị
100 Mbps sẽ không hoạt động được.
Chỉ cả hai 10/100Mbps-T: Hầu hết các thiết bị 100 Mbps ngày nay đều
có khả năng tự động cảm nhận tốc độ của thiết bị gắn ở đầu bên kia của cáp,
và chạy ở cả hai tốc độ 10 hay 100 Mbps. Thiết bị tự động cảm nhận
(autosense) luôn chọn tốc độ cao nhất nếu có thể.
Độ tin cậy: Độ tin cậy của cáp xoắn đôi cao hơn cáp đồng trục và được
dùng hầu hết các mạng công nghệ LAN có độ tin cậy.
Sự bất lợi chính của mạng 100 Base - 2 (cáp đồng trục) bất kỳ sự cố gì
xảy ra dọc theo dây cáp đều làm ảnh hưởng đến toàn mạng, khắc phục sự cố
cũng khó khăn. Khó khăn nữa sống chung với mạng Ethernet 100 Base - 2.
Mạng Ethernet dùng cáp xoắn đôi thì không mắc phải những vấn đề của
mạng 100 Base - 2. Sự cố xảy ra trên cáp chỉ ảnh hưởng đến máy tính nối vào
sợi cáp đó, giải quyết sự cố cũng dễ dàng hơn. Các đèn LED tại mỗi cổng
cắm cáp, gọi là "Link light", giúp phát hiện sự cố bởi vì nó sẽ tắt khi có sự cố
trên kết nối cắm vào cổng đó.
2.1.3. Mạng không dây
Mạng không dây Wi-Fi
Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thỊ hiện đại, thời
18
thượng bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất

lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là
những yếu tố chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn dàng đáp ứng mọi nhu cầu từ
sản xuất kinh doanh đến giải trí…
Xây dựng mạng không dây Wi-Fi.
Công nghệ mạng không dây do tổ chức IEEE xây dựng và tổ chức Wi-Fi
Alliance chính thức đưa vào sử dụng thống nhất trên toàn thế giới. Có 3 tiêu
chuẩn:
- Chuẩn 802.11b, tốc độ truyền dẫn tối đa 11Bbps
- Chuẩn 802.11g, tốc độ truyền dẫn tối đa 54Mbps
- ChÈun 802.11a, tốc độ truyền dẫn tối đa 54Mbps
Đặc tính chung của từng chuẩn như sau:
- Chuẩn 802.11b, tốc độ truyền dẫn tối đa thấp nhất (11Bbps) nhưng lại
được dùng phổ biến do chi phí mua sắm thiết bị thấp, tốc độ truyền dẫn đủ
đáp ứng các nhu cầu trao đổi thông tin trên internet như duyệt web, e-mail,
chát, nhắn tin…
- Chuẩn 802.11g, tốc độ truyền dẫn cao (54Mbps), thích hợp cho hệ
thống mạng có lưu lượng trao đổi dữ liệu lớn, dữ liệu luân chuyển trong hệ
thống là những tập tin đồ hoạ, âm thanh, hình ảnh. Tần số phát song của
chuẩn 802.11g cùng tần số với chuẩn 802.11b (2,4GHZ) nên hệ thống mạng
chuẩn 802.11g giao tiếp tốt với các mạng đang sử dụng chuẩn 802.11b.
- Chuẩn 802.11a, có cùng tốc độ truyền dẫn như chuẩn 802.11g
(54Mbps) nhưng tần số hoạt động cao nhất, 5GHZ, băng thông lớn nên chứa
được nhiều kênh thông tin và ít bị ảnh hưởng do nhiễu sóng.
Thiết bị và cách mạng không dây Wi-Fi
Thiết bị cho mạng Wi-Fi gồm 2 loại: Card mạng không dây và bộ tiếp
sóng/điểm truy cập (Access Point-AP). Card mạng không dây có 2 loại: Loại
lắp ngoài (USB) và loại lắp trong (PCI).
19
Lắp đặt và thiết lập mạng:
Để lắp đặt mạng không dây trước hết ta cần xác định các yếu tố cần thiết

cho mạng, phác hoạ ý tưởng và công việc. Có bao nhiêu cổng mạng Ethernet
cần sử dụng, sử dụng router chuẩn nào cho phù hợp.
Băng thông của chuẩn 802.11b và 802.11g cho phép xây dựng 14 kênh
khác nhau để truyền dẫn thông tin, nhưng hiện nay người ta thường dùng một
trong các kênh đánh số từ 1 đến 11 và tránh dùng lẫn lộn các kênh 1, 6 và 11
để nâng chất lượng sóng tín hiệu.
Tiếp đến ta cài đặt và cấu hình phần mềm điều khiển card mạng không dây.
Có 2 chế đô cài đặt:
- Chế độ Infrastructure nếu dùng bị tiếp sóng Access Point, bộ dẫn
đường router, cần khai báo SSID và kênh thông tin.
- Chế độ Ad học dành cho chế độ mạng ngang hàng.
Sau khi bổ sung phần mềm điều khiển nếu máy tính chạy hệ điều hành
Windows XP thì chức năng quản trị mạng không dây có tên Wireless Zero
Configuration (WZC) sẽ được kích hoạt, thông qua chức năng này chúng ta
biết được danh sách các mạng không dây đang hiện diện xung quanh máy tính
(có card mạng không dây). Muốn chọn mạng không dây nào ta chi việc nhÂn
chuột vào mạng đó để thực hiện thủ tục kết nối.
Danh sách các mạng không dây hiện diện xung quanh máy tính sẽ được
phân thành 2 loại: Available networks chứa danh sách tất cả các mạng không
dây máy tính có thể kết nối được; Preferred chứa danh sách tất cả các mạng
không dây máy tính có thể kết nối được, Preferred netword là danh sách tất cả
các mạng không dây mà WZC của Windows XP, xếp thứ tự ưu tiên từ cao
xuống thấp, sẽ tự động thực hiện thủ tục kết nối mạng.
Mạng không dây WiMax
Khái niệm về mạng WiMax
WiMax là từ viết tắt của Worldwide Interoperability for Micowave
20
Access - Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba. Thế hệ mạng
không dây WiMax chính là phiên bản phí sóng diện rộng của Wi-Fi với thông
lượng tối đa có thể lên đến 70Mb/giây và tầm xa lên tới 50km, so với 50m

của Wi-Fi hiện nay. Ngoài ra, trong khi Wi-Fi chỉ cho phép truy cập ở những
nơi cố định có thiết bị hotsop thì WiMax có thể bao trùm cả một thành phố
hoặc nhiều tỉnh thành giống như mạng điện thoại di động.
Xây dựng mạng WiMax
MiMax là một công nghệ dựa trên các chuẩn, cho phép truy cập băng
thông rộng vô tuyến đến đầu cuối (lasl mile) như một phương thức thay thế
cho cáp và DSL. Wi Mã cho phép kết nối băng thông rộng vô tuyến cố định,
Nomadic (người sử dụng có thể di chuyển nhưng cố định trong lúc kết nối),
mang xách được (người sử dụng có thể di chuyển với tốc độ đi bộ) và cuối
cùng là di động mà không cần thiết ở trong tầm nhì thẳng (Line-of-Sing) trực
tiếp với một trạm gốc. Trong bán kính một cell điển hình là từ 3 đến 10km,
các hệ thống đã được diễn đàn WiMax (WiMax Forum) chứng nhận sẽ có
công suất lên tới 40Mbit/giây mỗi kênh cho các ứng dụng truy cập cố định và
mang xách được.
WiMax cho triển khai các ứng dụng vô tuyến cố định và di động cho các máy
xách tay và PDA với chuẩn tương thích 802.16 của IEEE và HiperMAN của ETSI.
Chính sự thành công của Wi-Fi mà công nghệ WiMax được phát triển,
một chuẩn không dễ tiếp cận đối với người tiêu dùng. WiMax và Wi-Fi cùng
tồn tại WiMax bổ sung cho Wi-Fi bằng cách mở rộng phạm vi của Wi-Fi.
Công nghệ Wi-Fi được thiết kế và tối ưu cho các mạng nội bộ (LAN), trong
khi WiMax được thiết kế và tối ưu cho các mạng thành phố (MAN). Công
nghệ WiMax là giải pháp cho nhiều loại ứng dụng bưng thông rộng tốc độ cao
cùng đồng thời với khoảng cách xa.
Bảo mật mạng không dây
Đây là bước quan trọng trong tất cả, để bảo mật mạng không dây ta thiết
21
lập các bước sau:
- Thay đổi số SSID cho router.
- Ngắt thiết lập "SSID Broadcast setting" cho router không dây.
- Thiết lập cơ chế mã hóa 128 bit WEP hoặc WPA của Windows.

- Đặt ché độ cho phép sử dụng tường ưa trên router không dây. Đây là
bước quan trọng nhất trong tiến trình.
2.2. Tìm hiểu mạng và xây dựng mạng
2.2.1. Phần mềm mạng và chồng nghi thức các ứng dụng
Mô hình tham chiếu OSI
Kiến trúc phân tằng và việc chuẩn hóa mạng:
Nhằm giảm độ phức tạp khi thiết kế, các mạng được tổ chức thành một
cấu trúc đa tầng, mỗi tầng ®wojc xây dựng trên tầng trước nó và sẽ cung cấp
một số dịch vụ cho tầng cao hơn.
Kiến trúc mạng (network A rchitecture)
- ở mỗi tầng có hai quan hệ: Quan hệ chiều ngang và quan hệ chiều dọc:
22
Máy A
Máy A
Máy B
Máy B
Logic
Tầng N
Tầng N
Tầng N
Tầng N
Đường truyền ảo
Tầng i
Tầng i
Tầng i
Tầng i
Giao thức tầng thứ n
Tầng - 1
Tầng - 1
Tầng I - 1

Tầng I - 1
Giao thức tầng thứ i
Tầng 1
Tầng 1
Tầng 1
Tầng 1
Giao thức tầng thứ i - 1
Đường truyền vật lý
Các máy cùng tầng phải hội thoại được với nhau. Muốn như vậy phải có
quy tắc, quy ước để hội thoại ta gọi là giao thức hay thủ tục (Protocol).
Ta có tầng I của máy A muốn hội thoại với tầng I của máy B cần có giao
thức tầng i.
Quan hệ chiều dọc là quan hệ giữa các tầng kÌ nhau trong cùng một máy
giữa hai tầng kÌ nhau tồn tại một giao diện phép nối, nó xác định các thao tác
nguyên thủy và dịch vụ mà tầng dưới cung cấp cho tầng trên.
Mô hình tham chiếu OSI 7 tầng với tên gọi chức năng như nhau:
Mô hình tham chiếu OSI bản thân nó không phải là một tiêu chuẩn lập
mạng theo cùng nghĩa Ethernet và Token ring. Đúng hơn mô hình tham chiếu
OSI là một khung mà các tiêu chuẩn lập mạng khác nhau có thể khớp vào. Mô
hình OSI định rõ các mặt hoạt động của mạng có thể nhằm đến bởi các tiêu
chuẩn mạng khác nhau. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, mô hình tham chiếu
OSI một tiêu chuẩn của dạng tiêu chuẩn.
Sử dụng OSI làm cho sự liên kết các loại hệ thống khác nhau được dễ
dàng bởi vậy việc xây dựng các hệ thống mà sử dụng các thiết bị của nhà
cung cấp cũng dễ dàng hơn.
- Vai trò của OSI.
Khi xây dựng một mạng máy tính bao gồm các hệ thống xác định, việc
sử dụng một giao thức tiêu chuẩn hóa làm cho phát triển hệ thống một cách có
hiệu quả và lưu thông.
Kho OSI được đưa vào sử dụng dần dần trong một kiến trúc mạng sẵn

có, nó được thực hiện phù hợp với một kiến trúc mạng thông thường của kết
nối hệ thống sẵn có. Tuy nhiên để kết nối mạng hệ thống thuộc nhiều loại
khác nhau cần thực hiÑn việc tương thích bằng OSI.
23
Ưu điểm của việc sử dụng OSI:
Có thể xây dựng các phần cứng và phần mềm tiêu chuẩn mà có chứa
OSI nhằm cải thiện việc liên kết các hệ thống lại với nhau.
Chức năng liên lạc được tiêu chuẩn hóa theo phân cấp, điều này làm tăng
tốc độ và làm giảm lượng công việc phát triển cần thiết cho việc xây dựng mạng.
Việc sử dụng chung các tài nguyên trên mạng được mở rộng, điều này
đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả hơn của nhiều loại phần cứng và phần
mềm.
* Mô hình tham chiếu OSI có các loại phân tầng như sau:
- Tầng vật lý (Physical layer): Tầng vật lý cung cấp phương tiện điện,
cơ, chức năng, thủ tục để kích hoạt, duy trì và đình chỉ liên kết vật lý giữa các
hệ thống. Nhiệm vụ truyền dòng bít không có cấu trúc qua đường truyền vật
lý, truy cập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện cơ, điện, hàm, thủ tục.
- Tầng liên kết dữ liệu (D©t Link layer). Cung cấp phương tiện để truyền
thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy, gửi các khối dữ liệu (frame) với
các cơ chế đồng bộ hóa, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết.
- Tầng mạng (Network layer). Thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp
thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp, thực hiện kiểm soát luồng dữ
liệu và cắt/ hợp dữ liệu nếu cần.
- Tầng giao vận (Transport layer). Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai
đầu mót (end-to-end), thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ
liệu 2 đầu mót. Cũng có thể thực hiện việc ghép kênh (multiplexing), cắt/hợp
dữ liệu nếu cần.
- Tầng phiên (Session layer). Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông
giữa các ứng dụng, thiết lập duy trì đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền
24

×