Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bài tiểu luận chủ đề nước ngọt và sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.46 KB, 26 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÀI TIỂU
LUẬN
CHỦ ĐỀ:
“NƯỚC
NGỌT VÀ
SỨC KHOẺ”
HỌC PHẦN: DINH DƯỠNG HỌC
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
SVTH: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ
MSSV: 5313 0919
LỚP: 53 TP2
Nha Trang tháng 11, 2013
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN NƯỚC GIẢI KHÁT 4
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN
TOÀN THẾ GIỚI 5
II.1. Tại Việt Nam 5
II.2. Trên thế giới 8
III. NƯỚC NGỌT VÀ SỨC KHOẺ 11
III.1. Các thành phần chính trong sản xuất nước ngọt 11
III.1.1. Nước 11
III.1.2. Thành phần khoáng 11
III.1.2.1. Magie 12
III.1.2.2. Canxi 12
III.1.2.3. Natri 13


III.1.3. Đường 15
III.1.4. Các chất phụ gia 15
III.1.4.1. Caffein 15
III.1.4.2. Các acid thực phẩm 16
III.1.4.3. Hương liệu 18
III.1.4.4. Các chất tạo màu 18
III.1.4.5. Các chất bảo quản 19
III.1.5. Khí CO
2
20
III.2. Một số loại nước ép trái cây và tác dụng của chúng đối với sức khoẻ 21
III.3. Nước ngọt có nguồn gốc thảo dược và tác dụng của chúng đối với sức khoẻ
22
IV. NĂNG LƯỢNG CUNG CẤP TỪ NƯỚC NGỌT 22
V. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NƯỚC NGỌT TỚI SỨC KHOẺ 23
V.1. Béo phì 23
V.2. Sâu răng 23
V.3. Bệnh tim 23
V.4. Sỏi thận 24
V.5. Gan nhiễm mỡ 24
VI. GIẢI PHÁP TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT HỢP LÝ 24
VII. KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
DANH MỤC CÁC HÌNH 26
DANH MỤC CÁC BẢNG 26
3
LỜI MỞ ĐẦU
Nước chiếm khoảng 65-70% khối lượng cơ thể, là môi trường trong quá trình trao
đổi chất giữa trong và ngoài tế bào. Ta có thể nhịn ăn được lâu, nhưng không thể
nào nhịn uống được. Khi mất 20-25% nước trong cơ thể, ta sẽ cảm thấy trong

người khó chịu, sinh ảo giác, tình trạng trên không thể kéo dài lâu được.
Tuỳ vào yêu cầu từng cơ thể mỗi người mà lượng nước cung cấp có thể từ 2,5-4 lít
trong một ngày và cao hơn nữa. Đối với trẻ em thì lượng nước cần sử dụng còn
cao hơn. Ngoài ra, khi cơ thể mất nước, nó sẽ kéo theo tổn thất các muối khoáng
và từ đó sẽ dẫn tới việc mất cân bằng muối trong cơ thể. Vì vậy trong nhiều
trường hợp người ta cần bổ sung khoảng 1% muối ăn vào nước uống hoặc nước
khoáng để có thể đảm bảo cho cơ thể ổn định lượng muối trong cơ thể. Và từ đó
để cải thiện và nâng cao chất lượng nước uống, người ta đã cho vào nước uống
nhiều thành phần khác như: đường, muối, các chất tạo hương vị và các chát bảo
quản. Trong vài trường hợp, người ta cho thêm vào một lượng nhỏ chất gây hưng
phấn (caffein), chất an thần, chất lợi tiểu, bồi bổ sức khoẻ (như trong nước ngọt
dược thảo), chất trợ tiêu hoá, Các thành phần này đã thay đổi tuỳ theo phong
tục, tập quán của từng vùng, từng địa phương. Nước uống đã được cải thiện, ngày
càng phát triển, từ đó ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát ra đời.
Có thể có nhiều cách phân loại nước giải khát, nhưng tôi xin chọn cách phân loại
nước giải khát thành hai loại, đó là nước giải khát có cồn và nước giải khát
không có cồn. Trong nhóm nước giải khát không có cồn, ta có thể kể đến các loại
nước quen thuộc như nước ngọt (gồm hai loại, nước ngọt có ga và không có ga,
nước trái cây, chúng là những mặt hàng gần như thiết yếu và không thể không có
mặt trong đời sống hằng ngày.
Hiện nay, nhu cầu nước uống đã ngày một tăng theo tiến bộ xã hội, vì thế mặt
hàng nước giải khát nói chung và nước ngọt nói riêng đang ở thế cạnh tranh trên
thị trường cả nước. Nhiều nhà máy sản xuất nước ngọt hình thành, lần lượt tung
ra thị trường ngày càng nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
nếu sử dụng không đúng cách thì chính điều này lại gây hại trầm trọng cho bản
thân người sử dụng. Vì vậy, tôi chọn mảng đề tài về “nước ngọt và sức khoẻ” để
có thể đưa ra những mối nguy mà nước ngọt có thể mang lại cho con người, từ đó
chúng ta có cách sử dụng và đề phòng những mối nguy từ món thức uống phổ
biến hằng ngày, đó là nước ngọt.
4

I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN NƯỚC GIẢI KHÁT
Lịch sử của nước giải khát có thể bắt nguồn từ loại nước khoáng được tìm thấy
trong các dòng suối tự nhiên. Từ lâu, việc ngâm mình trong suối nước khoáng
được xem là tốt cho sức khỏe do tác dụng trị bệnh của khoáng chất có trong nước
suối. Các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra carbon dioxide (CO
2
) có
trong các bọt nước khoáng thiên nhiên.
Loại nước giải khát không ga (không CO
2
) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 17 với
thành phần pha chế gồm nước lọc, chanh và một chút mật ong. Năm 1676, Công
ty Compagnie de Limonadiers tại Paris (Pháp) độc quyền bán các loại nước chanh
giải khát. Hồi đó, người bán mang các thùng đựng nước chanh trên lưng và đi bán
dọc đường phố Paris. Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley - một nhà hóa học
người Anh - đã pha chế thành công loại nước giải khát có ga. 3 năm sau, nhà hóa
học Thụy Điển Torbern Bergman phát minh loại máy có thể chế tạo nước có ga từ
đá vôi bằng cách sử dụng acid sulfuric. Máy của Bergman cho phép sản xuất loại
nước khoáng nhân tạo với số lượng lớn. Năm 1810, bằng sáng chế Mỹ đầu tiên
dành cho các loại máy sản xuất hàng loạt nước khoáng nhân tạo được trao cho
Simons và Rundell ở Charleston thuộc Nam Carolina (Mỹ). Tuy nhiên, mãi đến
năm 1832 loại nước khoáng có ga mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời hàng loạt
của loại máy sản xuất nước có ga trên thị trường.
5
Hình I.1. Nước ngọt có ga và không ga
Theo các chuyên gia y tế, thức uống bằng nước khoáng tự nhiên hay nhân tạo đều
tốt cho sức khỏe. Các dược sĩ Mỹ bắt đầu bào chế thêm một số loại dược thảo với
các hương vị khác nhau cho vào thức uống này. Thời xa xưa, tại các tiệm thuốc ở
Mỹ đều có quầy bán nước giải khát và đây là nét đặc trưng trong văn hóa của
nước này. Do khách hàng thích đem thức uống về nhà nên ngành công nghiệp sản

xuất nước đóng chai cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của họ. Khoảng
1.500 bằng sáng chế Mỹ đã được cấp phát cho các nhà phát minh ra loại nút bần
hay nắp đóng chai nước có ga. Tuy nhiên các loại nút chai trên không mấy hiệu
quả vì ga bị nén trong chai vẫn có thể thoát được ra ngoài. Mãi đến năm 1892,
6
William Painter - ông chủ cửa hàng bán máy móc tại Baltimore (Mỹ) - nhận bằng
sáng chế ra loại nắp chai ngăn chặn bọt ga hữu hiệu nhất có tên gọi "Crown Cork
Bottle Seal".
Năm 1899, ý tưởng về loại máy thổi thủy tinh sản xuất tự động chai thủy tinh đã
được cấp bằng sáng chế. 4 năm sau đó, máy thổi thủy tinh đi vào hoạt động.
Michael J.Owens - một nhân viên của Công ty Thủy tinh Libby - đã vận hành loại
máy này. Trong vòng vài năm, sản lượng chai thủy tinh của Libby đã tăng từ
1.500 chai/ngày lên 57.000 chai/ngày. Khoảng đầu những năm 1920, máy bán
nước giải khát tự động bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ. Năm 1923, những lốc
nước ngọt gồm 6 hộp carton được gọi là Hom Paks đầu tiên ra đời. Từ đây, nước
giải khát trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống người dân Mỹ.
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
II.1. Tại Việt Nam
Có nhiều loại nước giải khát từ nước uống đóng chai, nước ngọt có ga, cà phê hay
trà pha sẵn, nước ép trái cây các loại không kể các loại nước uống có cồn, với
rất nhiều nhãn hàng khác nhau đang cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Bình
quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm. Đời sống được nâng
cao đã giúp thị trường nước giải khát phát triển khá nhanh ở Việt Nam và mức tiêu
thụ còn tiếp tục tăng vì khoảng cách còn khá xa so với nhiều nước trên thế giới.
Dù có khá nhiều thương hiệu và chủng loại, nhưng thị trường nước giải khát có ga
chiếm phần lớn tỷ trọng trong các loại nước giải khát và cơ bản vẫn là sân chơi
của hai công ty lớn Coca Cola và PepsiCo. Tuy nhiên, một phần thị trường nước
giải khát có ga sẽ dần được thay thế bằng các loại thức uống không ga. Điều thú vị
là các công ty Việt Nam vẫn chiếm được thị trường không nhỏ cho riêng mình như

sữa, nước ép trái cây của Vinamilk, trà pha sẵn của Tân Hiệp Phát, cà phê của
Trung Nguyên, xá xị của Chương Dương,… Trà và cà phê không chỉ là loại thức
uống ưa thích mà còn là thói quen của nhiều người, lượng bán ra tăng đều mỗi
năm.
Nguồn: BMI (Business
Monitor International Ltd),
VietNam Food & Drink Q1
2013
Hình II.2. Đồ thị biểu diễn lượng nước ngọt bán ra ở Việt Nam
7
Bảng II.1. Thị trường nước ngọt có ga tại Việt Nam
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sản xuất (triệu
lít)
871,07 931,37 975,51 1.053,65 1.139,2 1.230,24 1.325,59 1.422,36
Tăng trưởng sản
xuất hằng năm
(%)
8,66 6,92 4,74 8,01 8,12 7,99 7,75 7,30
Tiêu thụ (triệu
lít)
846,38 905,34 948,96 1.026,3 1.111,06 1.201,28 1.295,74 1.391,62
Tiêu thụ tính trên
đầu người
(lít/người)
9,63 10,20 10,58 11,32 12,13 12,99 13,89 14,79
Xuất khẩu (triệu
lít)
39,17 40,59 41,30 42,25 43,20 44,19 45,22 46,27
8

Hình II.3. Đồ thị biểu diễn
lượng cà phê và trà bán ra ở
Việt Nam
Xu hướng nổi lên trong vài năm gần đây là sử dụng các loại nước ép trái cây và
nước ép trái cây chứa sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Trên kệ các siêu thị
xuất hiện ngày càng nhiều các loại nước ép. Theo khảo sát của Công ty nghiên
cứu thị trường W&S từ 402 mẫu có tổng thu nhập gia đình trên 7 triệu đồng/tháng,
về nhu cầu và thói quen sử dụng các loại nước ép trái cây đóng gói, kết quả có
62% người tiêu dùng lựa chọn nước ép trái cây, trong khi nước giải khát có ga chỉ
có 60%. Đáng lưu ý là có hơn một nữa số người được khảo sát có thói quen uống
nước ép trái cây mỗi ngày.
Nước cam ép được nhiều người lựa chọn hơn các loại nước ép khác. Các loại
nước ép trái cây nhãn hiệu Vfresh của Công ty Vinamilk được ưa chuộng nhiều
nhất, chiếm 69,3%, kế đến là nước ép trái cây của Công ty Tân Hiệp Phát. Nhà
máy Chương Dương, ngoài những sản phẩm truyền thống được biết đến nhiều
như sá xị, soda, cam còn cho ra dòng sản phẩm nước giải khát nha đam, dứa, cà
rốt…
Hình II.4. Đồ thị biểu diễn
lý do người tiêu dùng lựa
chọn nước trái cây
Hình II.5. Đồ thị biểu diễn
tỷ lệ về thói quen uống nước
trái cây
II.2. Trên thế giới
Bởi sự tiện dụng: “khát là có ngay để uống”, các loại thức uống chế biến sẵn
không những phát bùng phát ở các nước phát triển, nay đã lan nhanh đến cả những
nước chưa phát triển. Mỹ là quốc gia có lượng bình quân tiêu thụ nước giải khát
trên đầu người đứng hàng đầu trên thế giới: 216 lít/người/năm, kế đến là Ireland
và Na Uy. Tính riêng việc tiêu thụ nước ép trái cây, xếp hạng tiêu thụ hàng đầu là
dân Canada: 52,5 lít/người/năm, kế đến là Mỹ và Đức.

9
Ở từng khu vực, tiêu thụ các loại nước giải khát có sự khác biệt tùy thuộc vào tập
quán và mức độ phát triển. Dân châu Mỹ giải khát phần nhiều bằng các loại nước
ngọt, khu vực Trung Đông, châu Phi và châu Âu sử dụng nhiều trà và cà phê.
Bảng II.2. Các nước có
lượng tiêu thụ nước giải
khát nhiều trên thế giới
Bảng II.3. Các nước có
lượng tiêu thụ nước ép trái
cây nhiều trên thế giới
10
Hình II.6. Đồ thị biểu diễn
tỷ lệ sử dụng các loại nước
giải khát theo khu vực, năm
2012
Năm 2012, các loại nước giải khát được tiêu thụ trên toàn cầu là 638 tỷ lít, trong
đó nhiều nhất là nước uống đóng chai: 242 tỷ lít, rồi đến nước ngọt có ga: 220 tỷ
lít, nước ép trái cây: 71 tỷ lít.
Bảng II.4. Các loại nước
giải khát chính tiêu thụ trên
toàn cầu năm 2012
11
Doanh số thị trường nước giải khát toàn cầu năm 2012 trên 800 tỷ USD, trung vào
một số nước. 10 thị trường dẫn đầu là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Brazil, Đức,
Mexico, Anh, Ý, Tây Ban Nha và Pháp chiếm 2/3 doanh số toàn cầu tuy dân số
chỉ ở mức 1/3.

Bảng II.5. Phát triển thị
trường nước giải khát trên
toàn cầu-10 thị trường lớn

của nước giải khát, năm 2012
III. NƯỚC NGỌT VÀ SỨC KHOẺ
III.1. Các thành phần chính trong sản xuất nước ngọt
III.1.1. Nước
Cơ thể con người được cấu tạo chủ yếu từ nước, nước tham gia tạo thành đến 90%
huyết tương, 80% tế bào cơ, 60% tế bào hồng cầu, và hơn 50% các mô khác.
Nước là một thành phần cực kì quan trọng cho cơ thể. Nước phụ trách các chức
năng khác nhau, từ điều tiết nhiệt độ cơ thể đến bài tiết chất thải. Đó là lý do xã
hội ngày nay rất đề cao tầm quan trọng của nước đối với sức khoẻ con người.
Trước đây, người tiêu dùng không nắm nhiều thông tin về chất lượng nước đóng
chai, lúc đó, chất lượng nước đóng chai được đánh giá ngang tầm với nước máy.
Vì những tiện lợi của nó, nước ngọt đóng chai đã trở thành một thói quen không
thể thiếu của người tiêu dùng.
III.1.2. Thành phần khoáng
Về thành phần khoáng, ba nguyên tố khoáng chủ yếu có trong nước ngọt là
magie , canxi và Natri. canxi và magie là hai thành phần tốt cho cơ thể, tuy nhiên
natri lại là thành phần không có lợi. Trong một cuộc khảo sát về 30 loại nước uống
đóng chai tại Bắc Mỹ, hàm lượng magie dao động từ 0-126mg/l, hàm lượng canxi
dao động từ 0-546mg/l và hàm lượng natri dao động từ 0-1200mg/l. Cũng tại Bắc
Mỹ, hàm lượng trung bình của các khoáng này trong nước ngọt đóng chai lần lượt
là 2,5mg/l, 8mg/l và 5mg/l. Tại châu Âu, hàm lượng các khoáng này có giá trị lần
lượt là 23,5mg/l, 15mg/l, 20mg/l. Nước ngọt đóng chai tại Mỹ thường có hàm
lượng các thành phần khoáng thấp hơn so với châu Âu.
Như đã đề cập ở trên, magie , canxi và natri là ba thành phần khoáng chiếm hàm
lượng cao nhất trong nước ngọt, vì vậy hàm lượng các chất này được xem là một
cơ sở để đánh giá chất lượng của nước ngọt. Người tiêu dùng khi lựa chọn thức
uống cho mình nên chọn các loại có hàm lượng magie và canxi cao, thành phần
natri hoặc không có hoặc chiếm hàm lượng rất thấp.
Các khoáng chất được bổ sung vào các loại nước uống đóng chai, các loại nước
ngọt còn có tác dụng cải thiện điều kiện y tế tại địa phương tiêu thụ. Các thành

phần khoáng như magie, canxi, florua, đồng và selen, tất cả đều có vai trò trong
12
việc hỗ trợ chữa bệnh như các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, loãn xương, sâu
răng hay viêm khớp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hàm lượng của các
thành phần khoáng này, một số loại nước ngọt không được không được phép sử
dụng cho những người có điều kiện sức khoẻ nhất định, chẳng hạn như những
bệnh nhân rối loạn thận nên hạn chế thức uống loại này.
Hai thành phần khoáng magie và canxi có thể được bổ sung bằng cách uống các
loại nước giàu chất khoáng. Điều này rất có lợi cho trẻ em và người cao tuổi. Nếu
thiếu hụt magie sẽ có nguy cơ đột tử cao, thiếu canxi liên quan mật thiết đến
chứng loãng xương, dư thừa natri lại gây ra chứng tăng huyết áp. Nước ngọt có
hàm lượng magie và canxi cao, hàm lượng natri thấp sẽ giúp con người thoát khỏi
RDAs (Recommended Dietary Allowances-Chế độ phụ cấp ăn uống được đề
nghị).
III.1.2.1. Magie
Khoảng 60% tổng số magie trong cơ thể được tìm thấy trong xương, 26% trong
các bắp cơ, và phần còn lại ở các mô mềm và dịch trong cơ thể. Hàm lượng magie
được tìm thấy cao nhất ở não, tim, gan và thận. Magie chịu trách nhiệm cho một
số quá trình sinh học có ảnh hưởng đến màng tế bào và hoàn thiện ty thể, chẳng
hạn như chức năng riêng của Adenosine triophosphate (ATP). Nguyên tố này cũng
rất cần thiết cho sự tổng hợp và ổn định nhân DNA và khoáng hoá xương.
Tỷ lệ hấp thu magie từ dung dịch cao hơn 30% so với magie từ trong thực phẩm.
Theo ước tính, nhu cầu magie hằng ngày của cơ thể là 220-410 mg. Cơ thể chỉ có
thể hấp thụ khoảng 50% magie từ thực phẩm. Ở một số khu vực, nước uống có thể
cung cấp 20-40% lượng magie hấp thụ. Tỷ lệ magie và canxi trong cơ thể càng
cao, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch càng thấp. Các nghiên cứu cho thấy, magie có vai
trò bảo vệ tim mạch. Nó hỗ trợ việc giảm huyết áp, giảm nguy cơ cao huyết áp và
các chứng khác của bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, đột tử,
nhồi máu cơ tim. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng magie có tác dụng tích
cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, hen suyễn, đột quỵ, đau bụng

kinh
III.1.2.2. Canxi
canxi là khoáng chất chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể, cơ thể con người trung
bình chứa khoảng 1150mg Canxi. Tỷ lệ canxi trong xương và răng chiếm 99%
trong toàn bộ cơ thể. Thành phần khoáng này rất quan trọng trong cuộc sống. Đầu
tiên, nó là một phần của cấu trúc xương, tạo nên một bộ khung xương vững chắc
để giữ cân bằng cho cơ thể và giúp cơ thể di chuyển. Ngoài ra, canxi còn là thành
phần chính của các mô khoáng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể
và cả sự phát triển của bộ xương và răng. Thứ hai, lượng canxi trong cơ thể đóng
vai trò như một nguồn năng lượng dự trữ, cung cấp một nguồn khoáng đáng kể
cho cơ thể. Thành phần này cũng có tác dụng hỗ trợ trong điều hoà co cơ, dẫn
13
truyền xung động thần kinh, điều tiết trao đổi ion qua màng tế bào. canxi còn có
vai trò trong việc kích thích cơ thể tiết ra các kích thích tố, các enzyme tiêu hoá,
bao gồm cả serotonin, acetylcholine và norepinephrine. Bên cạnh đó, canxi còn là
một đồng yếu tố trong calmodulin, một loại protein giúp truyền tải các tín hiệu từ
bên ngoài vào bên trong tế bào. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì
huyết áp ổn định. Chế độ ăn uống thiếu canxi sẽ tăng nguy cơ loãng xương hay
giảm mật độ xương. Ở trẻ em, thiếu hụt canxi gây ra chứng còi xương, lâu dài sẽ
để lại di chứng dị tật xương và chậm phát triển. Tuy nhiên lượng canxi trong cơ
thể quá nhiều lại là nguyên nhân gây ra chứng sỏi thận.
III.1.2.3. Natri
natri là một khoáng chất cần thiết trong mọi tế bào và chủ yếu được tìm thấy trong
dịch ngoại bào, dịch trong mạch máu và dịch xung quanh tế bào đường ruột.
Khoảng 50% natri được tìm thấy trong dịch cơ thể, còn lại là trong xương. Nồng
độ natri trong máu bình thường được duy trì bình thường ở mức 310-
333mg/100ml. Natri giúp cơ thể đảm bảo thực hiện chức năng cân bằng acid-base
và truyền các xung thần kinh một cách hoàn thiện. Trong thực phẩm và đồ uống,
natri được bổ sung dưới dạng muối clorua để tăng hương vị và kích thích cảm giác
khát nước. Nước ngọt có chứa hàm lượng natri cao không tốt cho sức khoẻ, làm

tăng nguy cơ bị chứng cao huyết áp. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng,
nguy cơ cao huyết áp có thể gia tăng khi chúng ta tăng hàm lượng natri trong cơ
thể, ngược lại, ta có thể hạn chế khả năng mắc chứng bệnh này bằng cách hạ thấp
nồng độ Natri.
Hình III.1. Mối
quan hệ giữa
lượng natri hấp
thụ trong ngày với
mức độ mắc bệnh
cao huyết áp
Hiệp hội Nghiên
cứu quốc gia đề
nghị khống chế
lượng natri hấp thụ vào cơ thể dưới 2400mg (tương ứng 6g muối), và Hiệp hội tim
mạch Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế lượng natri ở mức 3000mg/ngày. Nước ngọt
đóng chai chứa các khoáng chất khác cũng như các nguyên tố vi lượng có vai trò
quan trọng trọng cơ thể, nhưng hàm lượng của chúng so với magie , canxi và natri
là rất thấp. Ngoài ra, chế độ ăn uống bình thường hằng ngày đã đủ để đáp ứng nhu
cầu cho chúng.
14
Thành phần
khoáng
Triệu chứng khi thiếu hụt Triệu chứng khi ngộ độc
Crom
Làm giảm khả năng trao
đổi chất
Rất hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc
crom, trừ khi sử dụng ở liều rất cao,
thành phần này đóng vai trò như chất
kích thích dạ dày và làm giảm khả năng

kiểm soát lượng đường trong máu
Đồng
- Xơ vữa động mạch
- Thiếu máu
- Suy giảm hô hấp
Rất hiêm khi xảy ra trường hợp ngộ độc
đồng, trừ khi sử dụng ở liều rất cao,
thành phần này đóng vai trò như chất
kích thích dạ dày
Flo Tăng nguy cơ sâu răng Dị tật cho răng, xương
Kích thích dạ dày
Sắt Thiếu máu, mệt mỏi, suy
nhược, đau đầu, lãnh cảm
Có thể gây ra các bệnh liên quan đến
động mạch cũng như phổi và tim mạch
Mangan
Trường hợp này rất hiếm
khi xảy ra, gây chậm lớn,
loãng xương, ảnh hưởng
đến sự trao đổi chất
Ngộ độc khi sử dụng quá liều
Gây ra chứng ảo giác và các triệu
chứng tâm thần khác
Tổn thương thần kinh
Kali Trường hợp này rất hiếm
khi xảy ra
Tim đập nhanh
Kẽm
Chậm tăng trưởng
Kéo dài khả năng phục

hồi vết thương
Có thể gây hại cho thai
nhi
Hiếm khi xảy ra, có thể gây ra tình
trạng thiếu đồng trong máu
Làm giảm chức năng miễn dịch
Kích thích dạ dày

Bảng III.1. Triệu chứng khi thiếu hoặc ngộ độc một số thành phần khoáng
15
III.1.3. Đường
Nước ngọt cung cấp cho con người một lượng đường và calo tương đối lớn. Thức
uống có ga là nguồn cung cấp lượng đường lớn nhất trong chế độ ăn uống của
người Mỹ. Theo khảo sát, nước ngọt có ga cung cấp cho người Mỹ trung bình 7
trong tổng số 20 muỗng cà phê các loại đường trong ngày. Đối với nam thiếu niên,
lượng đường hấp thụ hằng ngày trung bình khoảng 34 muỗng cà phê thì lượng
đường từ nước ngọt chiếm tới 44%, nữ giới tiêu thụ lượng đường từ nước ngọt
chiếm 40% trong tổng số 24 muỗng cà phê đường.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (US Department of Agriculture-USDA) khuyến cáo rằng
những người tiêu thụ 1600 calo/ngày không nên tiêu thụ nhiều hơn 6 muỗng cà
phê đường tinh chế, 12 muỗng cho những người tiêu thụ 2200 calo/ngày và 18
muỗng cà phê cho những người tiêu thụ 2800 calo/ngày.
III.1.4. Các chất phụ gia
III.1.4.1. Caffein
Tác dụng của một số phụ trong nước ngọt hiện đang là vấn đề đáng quan tâm cho
sức khoẻ. Caffein, một chất kích thích có mặt trong hầu hết các loại nước ngọt.
Tuy nhiên tác dụng của chất này lại là nguyên nhân tại sao 6 trong 7 loại nước giải
khát phổ biến nhất có chứa caffein.
Trong nước ngọt, caffein được bổ sung với vai trò như một chất tăng hương vị.
Tuy nhiên, hầu hết tất cả người tiêu thụ nước ngọt không phát hiện ra vị của

caffein trong nước ngọt. Trong các năm từ 1994-1996, các thiếu niên ở độ tuổi từ
13-18 tiêu thụ trung bình 1 lon ngọt/ngày. Caffein làm gia tăng sự bài tiết canxi
trong nước tiểu. Uống 12oz nước ngọt chứa caffein sẽ làm mất khoảng 20mg
Canxi, làm tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, caffein cũng là nguyên nhân của
các chứng căng thẳng, khó chịu, hay cáu gắt, mất ngủ và tim đập nhanh. Caffein
có thể khiến con người “nghiện” nước ngọt. Trẻ em từ 6-12 tuổi tiêu thụ nước
ngọt rất nhiều, nếu ngưng không tiêu thụ nước ngọt nữa sẽ rất dễ bị mất tập trung
và giảm hiệu quả công việc.
Cơ quan thực phẩm Australia Newzealand đã kết luận rằng hàm lượng caffein có
trong 1 hoặc 2 lon nước ngọt có tác động mạnh đến tâm trạng của trẻ, làm tăng
khả năng mất ngủ.
16
Bảng III.2.
Hàm lượng
caffein trong
một số loại
nước ngọt
III.1.4.2. Các
acid thực
phẩm
Acid thực
phẩm là một
thành phần
không thể
thiếu của
nước ngọt.
Các acid thực
phẩm được bổ
sung vào
nước ngọt để

tăng hương vị
và để giải
khát. Các acid
này sẽ làm
giảm độ pH
của nước ngọt
nên còn có tác
dụng bảo
quản, hạn chế
hoạt động của
các loài vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò như một chất chống
oxy hoá (như BHA (butylated hydroxyanisole), BHT (butylated hydroxytoluene),
vitamin C ), các acid thực phẩm này góp phần ngăn chặn sự đổi màu của nước
ngọt.
17
Bảng III.3. Các acid thực phẩm được sử dụng trong sản xuất nước ngọt
- Acid citric tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, khan, có nhiều trong trái cây họ
citrus. Ngày nay, các loại nước ngọt sử dụng acid citric ở dạng này.
- Acid tartaric là một tinh thể màu trắng, nóng chảy ở 171-174
0
C. Acid này có vị
chua mạnh, để bổ sung vào nước ngọt, acid phải hoàn toàn tinh khiết và đảm bảo
an toàn thực phẩm. Các muối canxi, magie của acid tartaric hoà tan kém hơn các
muối tương ứng của acid citric.
- Acid photphoric là axit vô cơ chỉ được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực
phẩm. Trong sản xuất nước ngọt, acid này dùng để tăng hương vị cho các loại
nước có ga. Acid photphoric có vị mạnh hơn cả hai acid trên, ở dạng tinh khiết nó
là tinh thể màu trắng, nóng chảy ở 42,35
0
C, tan nhiều trong nước.

- Acid lactic, acid acetic rất hạn chế sử dụng trong nước ngọt.
- Acid malic là tinh thể màu trắng, nóng chảy ở 100
0
C, tan nhiều trong nước.
- Châu Âu không cho phép sử dụng trực tiếp acid fumaric trong nước ngọt. Acid
này được sử dụng ở mức độ thấp hơn so với acid citric.
- Acid ascorbic, còn được biết đến là vitamin C, được sử dụng như một chất tạo
chua, và còn là một chất ổn định trong sản xuất nước ngọt. Tuy nhiên tác dụng của
acid này bị hạn chế ở nhiệt độ cao.
18
III.1.4.3. Hương liệu
Bổ sung các chất tạo hương thơm vào nước ngọt nhằm mục đích tăng giá trị cảm
quan cho sản phẩm. Các hương liệu sử dụng trong nước ngọt có hai dạng, tan
trong nước và không tan trong nước. Khi hương liệu tan được trong nước thì liều
lượng khi dùng là 0,1%, thành phần chủ yếu là các hợp chất oxy hoá. Các hương
liệu không tan trong nước thường được sử dụng ở dạng nhũ tương, tạo điều kiện
cho chúng phát huy hết tác dụng trong nước ngọt. Ngoài ra, các hương liệu được
sử dụng cũng có thể là chiết xuất của các loài thực vật (vỏ vani, rễ gừng ).
Bảng III.4. Các
thành phần tạo
nên hương liệu
hương đào
III.1.4.4. Các
chất tạo màu
Màu sắc đóng
vai trò quan
trọng trong việc
đánh giá cảm
quan sản phẩm.
Cả về chất

lượng lẫn số
lượng màu sắc
được sử dụng
đều rất quan
trọng, mỗi màu
đều đặc trưng cho một hương vị rất khác nhau của nước ngọt. Khi sản xuất nước
ép trái cây, màu tự nhiên của nó rất khó được bảo toàn do tác dụng của nhiệt, nên
việc bổ sung chất tạo màu vào nước trái cây và trong tất cả các loại nước ngọt
cũng không nằm ngoài mục đích tạo giá trị cảm quan cho sản phẩm. Ngoài ra,
màu sắc của sản phẩm cũng nói lên sự biến đổi chất lượng của sản phẩm trong quá
trình chế biến và bảo quản.
Trong sản xuất nước ngọt, một vấn đề quan trọng cần phải chú ý đó là phải lựa
chọn các chất tạo màu tích hợp để chúng có hiệu quả cao trong môi trường gồm
các acid xác định, hương liệu, các chất chống oxy hoá và các chất bảo quản.
19
Bảng III.5. Các chất màu tự nhiên được phép sử dụng theo quy định của châu Âu
III.1.4.5. Các chất bảo quản
Chât bảo quản là các chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có trong
sản phẩm thực phẩm.
Đa số nấm men phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 đến 27
0
C, một số có thể tồn tại
ở nhiệt độ trên 70
0
C, nhiệt độ tối thích của vi khuẩn là 37
0
C. Nước ngọt cung cấp
một môi trường sống lý tưởng cho rất nhiều các vi sinh vật với đầy đủ các dưỡng
chất cần thiết, bao gồm nguồn carbon, nitơ, phốt pho, kali, canxi và các khoáng
chất khác.

20
Bảng III.6. Quy
định 95/2/EC của
châu Âu về sử
dụng các chất bảo
quản.
III.1.5. Khí CO
2
CO
2
là một khí không màu, không vị, là một thành phần không thể thiếu của nước
ngọt có ga, nó hoà tan được trong nước, độ hoà tan tăng khi nhiệt độ của nước
giảm, khí CO
2
có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí. Khi hòa tan trong nước nó
tạo thành axit cacbonic. Khí CO
2
nặng hơn không khí khoảng 1,5 lần, có mật độ
1,98 kg/m3 ở 298 K
Bảng III.7. Đặc điểm kỹ thuật của khí CO
2
sử dụng trong chế biến thực phẩm và
sản xuất đồ uống

21
III.2. Một số loại nước ép trái cây và tác dụng của chúng đối với sức khoẻ
Nước cam là loại nước trái cây giàu dinh dưỡng nhất được tiêu thụ tại Mỹ. Trong
8oz nước cam có chứa 110 calo và 72mg vitamin C (chiếm 120% tổng giá trị hằng
ngày). Trong nước cam còn chứa các chất dinh dưỡng khác như thiamine, vitamin
B6, niacin, riboflavin, các khoáng magie , Kali Ngoài các chất dinh dưỡng,

trong nước cam có chứa hơn 60 loại hoá chất thực vật, đặc biệt là flavonoid có
chức năng chống oxy hoá, các chất chống viêm và các chất có các tác động sinh lý
khác. Flavonoid chính có trong nước cam là hesperidin. Việc uống nước cam đã
cải thiện đáng kể chế độ dinh dưỡng cho người dân Mỹ. Các loại nước uống từ
quả có múi chứa hàm lượng rất lớn vitamin C, có tác dụng chống oxy hoá rất tốt.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Khoa học, mỗi ngày nam giới nên tiêu thụ
90mg Vitamin C và nữ giới nên tiêu thụ 75mg vitamin C. Uống nước cam có khả
năng giảm nguy cơ về ung thư, bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp và đục thuỷ tinh
thể.
Hàm lượng dinh dưỡng của nước bưởi ép không giống như nước cam. Trong 8oz
nước ép bưởi chứa không tới 100 calo, tuy nhiên lại chứa cùng một lượng 72mg
vitamin C như trong 8oz nước cam. Hàm lượng của vitamin B, thiamin, niacin
trong nước bưởi ép thấp hơn trong nước cam. Nhiều hợp chất có lợi có trong nước
bưởi bao gồm cả flavonoid (naringenin và naringin) và nonflavonoid (6 ' , 7' -
dihydroxybergamottin). Thành phần flavonoid chính có trong nước bưởi là
naringin flavanone glycoside. Bưởi đỏ chứa một lượng nhỏ lycopene carotenoid,
lycopene là hợp chất có tác dụng chống oxy cực kì tốt cho con người.
Các loại nước ép trái cây từ các loại quả họ citrus là nguồn cung cấp dinh dưỡng
rất quan trọng cho trẻ. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong hai thập kỉ
qua, mức tiêu thụ nước ép từ cam, quýt giảm mạnh, trong khi mức tiêu thụ nước
ngọt có ga lại tăng lên. Ước tính tỷ lệ trẻ rm Mỹ đạt mức tiêu thụ trái cây cũng
như nước ép trái cây chỉ đạt khoảng 30%. Nước trái cây có bổ sung canxi đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Các loại nước ép này cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ và cả
người lớn. Chúng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và đục thuỷ tinh thể,
cải thiện khả năng nhận thức.
Trong nước ép cà chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Có
thể kể tới các thành phần khoáng trong loại nước ép này như magie, kali, canxi,
đồng, sắt, mangan,các khoáng vi lượng, selen, kẽm Trong cà chua có chứa một
lượng nhỏ vitamin E và một lượng đáng kể các chất folate, vitamin C Ngoài các

chất dinh dưỡng quan trọng, cà chua là một cung cấp carotenoid rất phong phú.
Các carotenoid phổ biến nhất trong cà chua là neurosporene , lycopene , β-
carotene , γ -carotene Lycopene chiếm 31-77mg/kg cà chua tươi, là thành phần
rất có ảnh hưởng trong việc chống oxy hoá và các tác dụng khác cho cơ thể. Trong
một cuộc nghiên cứu của các chuyên gia, nước ép cà chua có chứa nhiều các hợp
22
chất phenolic, bao gồm axit chlorogenic, axit caffeic, axit p-coumaric,
naringenin, và rutin. Các chất này có tác dụng rất tích cực trong việc chẩn đoán
một số bệnh ở người.
III.3. Nước ngọt có nguồn gốc thảo dược và tác dụng của chúng đối với sức
khoẻ
Các loại đồ uống có nguồn gốc thảo dược thường chứa một hàm lượng calo thấp,
chứa chiết xuất từ vỏ, rễ, hạt, hoa, lá hoặc các loại trái cây. Qua các nghiên cứu,
các chuyên gia đã tìm ra được sự tương tác giữa các loại thảo mộc và các chất
dinh dưỡng. Nhiều loại trà rất giàu tanin, có thể liên kết với rất nhiều các khoáng
chất được bổ sung trong quá trình sản xuất. Do đó, tác dụng của các khoáng chất
như sắt và canxi bị giảm đáng kể.
Trong thời kì mang thai, phụ nữ hoàn toàn có thể dùng các loại thức uống có
nguồn gốc thảo dược để hạn chế việc tiêu thụ các thức uống có chứa caffein. Tuy
nhiên, một số thành phần trong các loại thức uống này có thể gây quái thai và các
dị tật cho thai nhi nên các phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của chuyên gia
trước khi lựa chọn thức uống phù hợp cho mình.
Tuy nhiên một số loại thức uống nguồn gốc thảo dược này lại chứa một hàm
lượng các chất kích thíc như caffein rất đáng kể. Mỗi cốc trà xanh chứa khoảng
35-65mg caffein, trà lipton hương chanh chứa 15mg caffein trong mỗi cốc dung
tích 12oz. Một số loại nước ngọt nguồn gốc thảo dược có thể chữa các chứng mất
ngủ nhưng người tiêu dùng vẫn phải cân nhắc trước khi tiêu thụ các loại nước
ngọt dạng này.
IV. NĂNG LƯỢNG CUNG CẤP TỪ NƯỚC NGỌT
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước ngọt và các thực phẩm nghèo dinh

dưỡng nhưng giàu calo khác rất phù hợp với một chế độ ăn kiêng tốt. Về lý
thuyết, đây là một nhận định đúng, nhưng thực tế thì không như vậy. Một nghiên
cứu của chính phủ cho thấy rằng, chỉ 2% trong tổng số các thanh thiếu niên ở độ
tuổi 19 hoặc thấp hơn của 5 Bang của Mỹ là đưa ra được một chế độ ăn phù hợp.
Trong thang điểm từ 0-100 về ăn uống lành mạnh của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA), thanh thiếu niên có điểm số rất thấp vì tiêu thụ quá nhiều nước ngọt.
Từ năm 1965-1996, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga ở thanh thiếu niên tăng, từ 19-
50 oz/ngày và ở trường hợp các bạn nữ vị thành niên, con số này là 16-35 oz/ngày.
Trong những năm 1977-1978, nam thiếu niên và trẻ em gái thường xuyên uống
nước ngọt, lượng canxi tiêu thụ thấp hơn khoảng 20% so với người không uống.
Đến giai đoạn 1994-1996, lượng canxi tiếp tục giảm là một vấn đề đáng quan tâm
cho người tiêu dùng, đạc biệt là các bạn nữ. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng,
việc tiêu thụ nhiều nước ngọt có ga có ảnh hưởng tiêu cực đến hàm lượng vitamin
A của trẻ, hàm lượng canxi của trẻ em dưới 12 tuổi, hàm lượng magie của trẻ em
23
từ 6 tuổi trở đi. Nếu thay một ly nước ngọt có ga bằng một ly sữa hoặc một ly
nước ép trái cây có thể có tác động tốt đến hàm lượng các chất dinh dưỡng hấp thu
hằng ngày của trẻ.
V. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NƯỚC NGỌT TỚI SỨC KHOẺ
V.1. Béo phì
Tiêu thụ nhiều nước ngọt đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều calo làm tăng trọng
lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
và các bệnh liên quan đến tim mạch, gây ra các vấn đề xã hội và tâm lý cho hàng
triệu người Mỹ. Giữa năm 1971, 1974, 1999 và năm 2000, tỷ lệ thừa cân ở độ tuổi
thiếu niên đã tăng từ 6% đến 15,5%. Ở người lớn, từ năm 1976-1980 và từ 1999-
2000, tỷ lệ béo phì tăng gấp đôi, từ 15% đến 31%. Hiện nay, các quốc gia đều đã
có mối quan tâm lớn về tác động của nước ngọt đối với sức khoẻ. Các tác động đó
bao gồm béo phì, sâu răng, loãng xương và các vấn đề sức khoẻ khác.
Theo nghiên cứu các nhà khoa học trường đại học Texas Mỹ, sử dụng nước ngọt đóng lon chính là
“thủ phạm” khiến người tiêu dùng tăng 32,8% nguy cơ mắc chứng bệnh béo phì. Đặc biệt với với đồ

uống là nước giải khát không có đường (như soda) thì con số này tăng lên đến 54,5%. Vậy nên nước
ngọt nói chung và nước ngọt không có đường không bao giờ có lợi cho sức khỏe nói chung. Do vậy,
theo khuyến cáo, nên hạn chế dùng nước ngọt sẽ giúp ích trong kiểm soát cân nặng.
V.2. Sâu răng
Đường tinh luyện trong nước ngọt là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình
sâu răng. Một phân tích dữ liệu trong giai đoạn 1971-1974 đã tìm thấy mối tương
quan mạnh mẽ giữa tần số tiêu thụ nước ngọt và khả năng sâu răng của người tiêu
dùng.
V.3. Bệnh tim
Bệnh tim là kẻ giết người của mọi thời đại. Các nguyên nhân gây ra bệnh tim có
thể kể đến như hút thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn uống có nhiều chất bé bão
hoà và cholesterol. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ cung cấp cho cơ thể một
lượng đường khá cao, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim cho con người.
Theo ước tính, 1/4 người trưởng thành có mức tryglycerid trong máu cao nhưng
mức lipoprotein (pprotein mật độ cao-HDL) lại thấp. Chế độ ăn nhiều
carbohydrate sẽ làm cho hàm lượng tryglyceride và insulin tăng cao. Ảnh hưởng
của đường đối với cơ thể mạnh hơn tất cả các loại carbohydrate khác, sự tăng hàm
lượng tryglyceride trong máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy, các
chuyên gia đưa ra lời khuyên chỉ nên tiêu thụ ở mức độ thấp các loại nước ngọt và
các thực phẩm có đường khác.
24
V.4. Sỏi thận
Sỏi thận là một trong những chứng bệnh mang lại nhiều đau đớn nhất cho con
người và đây cũng là chứng bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu. Theo Viện
Y tế Quốc gia, hơn một triệu trường hợp sỏi thận được chẩn đoán vào năm 1996.
Nam giới trong độ tuổi từ 20-40 có tỷ lệ mắc chứng sỏi thận cao hơn phụ nữ.
Thanh niên là tầng lớp tiêu thụ rất nhiều nước ngọt.
V.5. Gan nhiễm mỡ
Thường thì gan bị tổn thương hay liên quan đến việc lạm dụng chất cồn hoặc uống rượu quá nhiều.
Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những thức uống có nồng độ đường cao cũng là

nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, và mức độ nguy hiểm còn hơn cả việc lạm dụng chất
cồn.Theo các nhà khoa học, những người uống 1 lít nước ngọt có gas hay nước ép hoa quả tươi mỗi
ngày thì nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ cao gấp 5 lần. Do vậy, các nhà khoa học cũng khuyến
cáo phụ huynh nên hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt có ga hay nước hoa quả quá nhiều, có thể dùng
một ly hay một hộp mỗi ngày là đủ. Hoặc thay vì cho con dùng nước hoa quả uống kèm trong bữa ăn
trưa ở trường thì chỉ cần khuyên con nên mang theo nước lọc.
VI. GIẢI PHÁP TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT HỢP LÝ
- Cá nhân và gia đình nên xem xét về liều lượng nước ngọt tiêu thụ hằng ngày và
cần phải giảm tiêu thụ khi mức tiêu thụ trong ngày quá cao.
- Các bác sĩ, chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng nên thường xuyên hỏi
bệnh nhân của mình về mức tiêu thụ, về các loại nước ngọt mà họ đang thường
xuyên tiêu thụ để có phương án tư vấn phù hợp.
- Cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm soát việc ghi nhãn cho các sản
phẩm nước ngọt khi sản xuất. Yêu cầu về hàm lượng đường tinh chế, về tỷ lệ nên
tiêu thụ hằng ngày phải được các nhà sản xuất chỉ định rõ trên nhãn sản phẩm.
- Các tổ chức liên quan về sức khoẻ của trẻ em và phụ nữ, về các vấn đề về
xương, nha khoa và các bệnh liên quan đến tim mạch cần phối hợp để đưa ra
phương án giảm mức tiêu thụ nước ngọt cho mọi người.
- Các chính quyền địa phương nên có phương án trong vấn đề xây dựng hoặc đặt
các vòi nước cung cấp nước uống cho mọi người tại các nơi công cộng thay vì các
máy bán hàng tự động chỉ cung cấp nước ngọt.
- Các chính quyền địa phương có thể yêu cầu các nhà hàng công bố lượng calo
hấp thụ của từng thức uống trên menu, các máy bán hàng tự động cũng nên được
áp dụng điều này.
- Hệ thống trường học và các tổ chức phục vụ trẻ em nên ngừng việc bán nước
ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm tương tự trong các hành lang và nhà ăn.
- Hệ thống trường học và các tổ chức thanh thiếu niên không nên tham gia vào
vấn đề tiếp thị nước giải khát độc quyền. Những giao dịch này có lợi cho trường
học và các công ty giao dịch nhưng lại rất ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh.
- Các ngành khoa học nên có những nghiên cứu mới về vai trò của nước ngọt

(cũng như vai trò của đường tinh luyện) trong các chế độ ăn uống, khẩu phần dinh
dưỡng và trong các bệnh liên quan đến béo phì, sâu răng, sỏi thận, loãng xương và
tim mạch.
25
VII. KẾT LUẬN
Nhu cầu của chúng ta về nước ngọt là không thể thiếu, nước ngọt giúp chúng ta
thoả mãn cơn khát mọi lúc, mọi nơi. Với đặc tính gọn nhe, 1 lon nước trong túi
hoặc giỏ xách sẽ sẵn sàng theo chân chúng ta đến bất cứ đâu. Tuy nhiên tiêu thụ
nước nước ngọt nhiều lại rất có hại cho sức khoẻ. Vì vậy mỗi cá nhân khi lựa chọn
cho mình những thức uống là nước ngọt, có thể là nước không ga hoặc có ga đều
phải cân nhắc thật kĩ. Điều quan trọng là phải biết xây dựng cho việc tiêu thụ nước
ngọt của bản thân một chế độ hợp lý, cả về liều lượng lẫn chất lượng của nước
ngọt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beverages in Nutrition and Health, edited by Ted Wilson and Norman
J.Temple, 2004, Humana Press Ltd.
2. Carbonated Soft Drinks: Formulation and Manufacture, edited by David P.
Steen and Philip R. Ashurst, 2006, Blackwell Publishing Ltd.
3.
t-nam.html
4.
5.
6.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình I.1. Nước ngọt có ga và không ga 4
Hình II.2. Đồ thị biểu diễn lượng nước ngọt bán ra ở Việt Nam 6
Hình II.3. Đồ thị biểu diễn lượng cà phê và trà bán ra ở Việt Nam 7
Hình II.4. Đồ thị biểu diễn lý do người tiêu dùng lựa chọn nước trái cây 8
Hình II.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ về thói quen uống nước trái cây 8
Hình II.6. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sử dụng các loại nước giải khát theo khu vực, năm

2012 10
Hình III.1. Mối quan hệ giữa lượng natri hấp thụ trong ngày với mức độ mắc bệnh
cao huyết áp 13
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng II.1. Thị trường nước ngọt có ga tại Việt Nam 6

×