Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Kinh tế học về quản lý môi trường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.1 MB, 253 trang )

CHƯƠNG TRÌNH KINH T ÍV À MÔI TRƯƠNG ĐÔNG NAM Á (EEPSEA)
tÊ Ê Ê Ê Ê Ê Ê Ê Ê Ê lÊÊ Ê iÊ Ê iÊ m iÊ iÊ iÊ tiÊ K Ê Ê Ê Ê m Ê im u u a m v
KINH Tế HỌC ■
Vlê QUẢN LÝ n ô l TRƯỞNG
ỏ VJlêT NAH
Biên soạn
Bùi Dũng Thể và Herminia Francisco
mn NHÀ XUẤT BẢN KINH TẾ TP. Hổ CHÍ MINH
PUBLIS H IN G HOUS E
CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á (EEPSEA)
KINH Tế HỌC
Mê QUẢN LV NÔI TRƯỞNG
ỏ MHẼT NAN
Biên soạn
Bùi Dũng Thể và Herminia Francisco
Biên dịch
Trần Thị Kim Chi
Hiệu đính
Phạm Khánh Nam
m n NHÀ XUẤT BẢN KINH TẾ T P . H ồ C H Í MINH
KINH TÊ HỌC VÈ ỌUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
3
MỤC LỤC
DANH MỤC TÁC GIA 5
LỜI T ự A 7
CHƯƠNG 1:
TỐNG QUAN NGHIÊN cứu KINH TẾ VÈ CÁC VÁN ĐÈ MỎI TRƯỜNG Ỏ
VIỆT NAM 8
Bùi Dũng Thế và Hermenia Francisco
CHƯƠNG 2:
CHI PHÍ XÓI MÒN ĐÁT TẠI CHỎ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC BẢƠ TÒN ĐÁT


TẠI CÁC VÙNG NÚI PHÍA BẢC VIỆT NAM

.

22
Trần Dinh Thảo
CHƯƠNG 3:
CHI PHÍ XÓI MÒN ĐÁT TẠI CHỎ VÀ VIỆC CHỌN LỤ A CÁC HỆ THỐNG
SƯ DỤNG ĐÁT CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG CAƠ MIÈN TRUNG VIỆT NAM

45
Bùi Dũng Thể
CHƯƠNG 4:
HẬU QUẢ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN KIÊM SƠÁT
Ò NHIẺM TRƠNG SẢN XUẤT CÁ TRA NUÔI Aơ Ỏ ĐÒNG BÀNG
SÔNG CƯU LƠNG - TÌNH HUÓNG NGHIÊN cưu Ỏ
HUYỆN THÓT NÓT, THÀNH PHÓ CÀN THƠ

63
Vò Thị Lang, Kỷ Quang Vinh, và Ngô Thị Thanh Trúc
CHƯƠNG 5:
PHÁT TRIÊN CHẢN NUÔI BÒ SƯA: CÁC HỆ LỤY MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC
PHƯƠNG ÁN KIẾM SOÁT Ồ NHIẺM Ở HÀ NỘI, MIỀN BẤC VIỆT NAM 88
Nguyễn Quốc Chinh
CHƯƠNG 6:
CÁC ĐỘNG C ơ KHUYÊN KHÍCH QUẢN LÝ NƯỚC THAI TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 107
Lê Quang Thông và Nguyễn Anh Ngọc
CHƯƠNG 7:
CÁC PHƯƠNG ÁN KIÊM SOÁT Ô NHIẺM CHƠ CÁC LÀNG NGHÈ

TRUYỀN THÓNG: TÌNH HUÓNG LÀNG DƯƠNG LIÈU
Ở ĐÒNG BÀNG SÔNG HÒNG, VIỆT NAM 128
Nguyễn Mậu Dũng và Trần Tlìị Thu Hà
4
KINH TẾ HỌC VỀ ỌUÁN LÝ MỒI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
CHƯƠNG 8:
TUÂN THỦ QUI ĐỊNH MÔI TRƯỜNG Ó CÁC XƯỞNG SẢN XUÁT GIÁY
Ỏ TỈNH BẨC NINH VIỆT NAM 150
Nguyễn Mậu Dũng
CHƯƠNG 9:
TÁC ĐỘNG CỦA TỤ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐÓI VỚI Ô NHIỄM
CỎNG NGHIỆP: BANG CHỬNG THỤC NGHIỆM TỪ VIỆT NAM

172
Phạm Thải Hung, Bùi Anh Tuấn vờ Nguyễn Thế Chinh
CHƯƠNG 10:
NHU CÀU CẢI THIỆN DỊCH vụ CÁP NƯỚC CỦA CÁC Hộ GIA ĐÌNH
Ỏ THÀNH PHỐ Hố CHÍ MINH ! 199
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Son
CHƯƠNG 11
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KINH TÉ CỦA VIỆC BẢO TÒN DI SẢN VĂN HÓA:
THÁNH DỊA MỶ SƠN DI SẢN THẾ GIỚI Ó VIỆT NAM 224
Trần Hữu Tuấn
KINH TẾ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
5
DANH MỤC TÁC GIẢ
❖ Tiến sĩ Herminia A. Francisco, giám đốc Chương trình Kinh tế và Môi
trường Dông Nam Á, IDRC Singapore. Email:

♦> Tiến sĩ Bùi Dũng Thể, trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, Hợp tác

Quốc tế và Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Huế, Việt Nam.
Email:
❖ Tiến sĩ Trần Đình Thảo, Phó trường khoa, Khoa Kinh tê Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam.
Email:

❖ Thạc sĩ Võ Thị Lang, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học
Cần Thơ, Việt Nam. Email:

❖ Ồng Ký Quang Vinh, Trung tâm Giám sát Môi trường cần Thơ, thành
phố Cân Thơ, Việt Nam.
Email: ;
❖ Bà Ngô Thị Thanh Trúc. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học
Can Thơ, thành phố cần Thơ, Việt Nam. Email:
❖ Tiến sĩ Nguyền Quốc Chinh, trưởng bộ môn Quan trị Kinh doanh, khoa
Ke toán và Quản trị Kinh doanh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt
Nam. Email: ;
❖ Tiến sĩ Lê Quang Thông, Đại học Nông lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam. Email:

❖ Ông Nguyễn Anh Ngọc, phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại
và Đầu tư thành phổ Hồ Chí Minh. Email:
❖ Tien sĩ Nguyễn Mậu Dũng, phó trưởng bộ môn Kinh tế Môi trường và
Tài nguyên Thiên nhiên, khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triên Nông
thôn, Đại học Nôntí nghiệp Hà Nội, Việt Nam.
Email:
❖ Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. Email:
,
6

KINH TÉ HỌC VÈ QUAN LÝ MÔI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
Tiến sĩ Phạm Thái Hưng, khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. Email:
Giáo sư Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. Email:

Phó giáo sư Tiên sĩ Nguyễn Thế Chinh, phó viện trưởng, viện Chiến
lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên
thiên nhiên và môi trường (MONRE), Hà Nội, Việt Nam. Email:

Ong Phạm Khánh Nam, bộ môn Kinh tế Môi trường, trường Kinh
doanh, Kinh tế và Luật, Đại học Goteborg, Thụy Điền. Email:

Ông Trần Võ Hùng Son, khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Email:
❖ Tiến sĩ Trần Hữu Tuấn, khoa Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế
Huế, Việt Nam. Email:

KINH TẾ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ờ VIỆT NAM 7
LỜI TựA
Tôi rất vinh dự giới thiệu quyển sách “Kinh tể học về Quàn lý Môi trường
ở Việt Nam” đến bạn đọc, nhũng bạn là sinh viên kinh tế, học giả, nhà hoạch
định chính sách, hay nhà làm luật đang tham gia vào công cuộc bảo vệ môi
trường ờ Việt Nam. Quyển sách này là một ấn bàn đúng lúc cùa Chương trình
Kinh tế và Môi trưòng Đông nam Á (EEPSEA), phù hợp với định hướng chính
sách của nhà nước Việt Nam sắp tới đưa kinh tế học vào việc quản lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Việc bảo vệ và
bảo tồn nguồn tài nguyên này là vô cùng quan trọng nhằm đem lại phúc lợi
cho thế hệ hiện tại và các thế hệ tuông lai.

Án bản này sẽ là một đóng góp quan trọng cho nỗ lực của Chính phù
nhàm cải thiện việc quàn lý môi trường, cân đối giừa tăng trường kinh tế và
bảo vệ môi trường cũng như xây dựng năng lực quản lý môi trưòng. Tôi kỳ
vọng các nhà hoạch định chính sách môi trường và các nhà quản lý sẽ nhận
thấy quyền sách này có thể phục vụ đánh giá tốt hon các dự án môi trường,
xây dựng các chính sách và qui định bảo vệ môi trưòng và quàn lý việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hữu hiệu hon.
Tôi cũng tin rằng sinh viên và nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực
kinh tế học môi trường như một chuyên ngành sẽ nhận thấy các phương pháp
luận nghiên cứu được mô tả trong quvên sách nàv có thê giúp phân tích và đê
ra các giải pháp vững chắc cho các vấn đề môi trường cũa đất nước.
Thay mặt cho Bộ Tài nguyên và Môi trưòng, tôi biêu dưong sáng kiến,
năng lực, và sự cống hiến cúa các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện các
nghiên cứu trong cuốn sách này. Tôi cũng đánh giá cao EEPSEA đã hỗ trợ xây
dựng năng lực cho các nhà nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế môi
trường.
Tôi hy vọng độc giả sẽ sử dụng hiệu quả những tư liệu này góp phần
đóng góp cải thiện tình hình môi trường đất nước chúng ta.
PHẠM KHÔI NGUYÊN
Bộ trương bộ Tài nguyên và Môi trường
8
KINH TẾ HỌC VÈ QUÁN LÝ MỎI TRƯỜNG Ó VIỆT NAM
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN cứu KINH TẾ
VỂ CÁC VẤN ĐỂ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Bùi và Francisco
1.0 GIỚI THIỆU
Trong suốt hon một thập niên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưỏng với tỷ
lệ cao 6-8 phần trăm một năm. Cũng như các nước đang phát triên khác, sự
tăng trưởng này phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các nguồn tài nguvẻn thiên

nhiên. Tăng trưởng liên tục đạt được nhò' hội nhập thị trường toàn câu cùng
với đô thị hóa nhanh chóng khiến cho tài nguyên thiên nhiên cúa Việt Nam
chịu sức ép đáng ke. Những vấn đề môi trường đất nước đang phải đương đầu
là ô nhiễm nước và không khí, suy thoái đất, suy thoái tài nguvên rừng, tổn
thất đa dạng sinh học, và sử dụng nhiên liệu sinh khối cao (MONRE 2004).
Nhũng vấn đề này đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong nỗ lực giải quyết các thử thách môi trường của đất nước, chính
phủ Việt Nam đã xằy dựng một khung pháp lý vê tính bên vững môi trường,
và hiện đang cho thấy những kết quả ban đâu tích cực. Năm 2003, chính phú
thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và thông qua Chiên lược
Bảo vệ môi trường quôc gia (NSEP). Một sô luật lệ và qui định vê bảo vệ môi
trường dược sửa đổi haỵ ban hành mới và đã có hiệu lực thi hành. Luật Bảo vệ
môi trường được sửa đôi và thông qua năm 2005, Luật Tài nguyên nước được
thông qua năm 1998, Luật Đất đai được thông qua năm 2003, và Luật Đa
dạng sinh học được thông qua năm 2008. Các văn bản này là nên tảng pháp lý
để cái cách các chính sách bảo vệ môi trường, thúc đấy sử dụng các công cụ
kinh tể hay các công cụ dựa vào thị trường và 4xã hội hóa’1 các nỗ lực bảo vệ
môi trưÒTầg.
Trong thập niên vừa qưa, cơ quan bảo vệ môi trường của MONRE đâ
dây mạnh sư dụng các công cụ dựa vào thị trường song hành với các biện pháp
hành chính truyền thống. Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia Việt Nam ra dời
răm 2002 và các quỹ tương tự được thành lập ở cấp tinh và khu vực. Một số
loại thuế và phí liên quan đến môi trưòng đà được ban hành gần đây, đồng thời
trợ càp phàn hóa học và thuốc trừ sâu được bãi bỏ. Các loại phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải được ban hành từ tháng 1-2004. Luật mới vê không
khí sạch và các nghị định chú trọng đến phí ô nhiễm đối với các ngành công
nghiệp và giao thông cũng như các công cụ khuyên khích kinh tê đê khuyến
1 Việt Nam đà phát động một chính sách liên quan đến mọi thành phần kinh tế trong nồ lực háo
vệ môi trường. Quá trình này dược gọi là ‘xã hội hóa’ quàn lý môi trườna và được sử dụng phố
biến trong các vãn bản của chính phú.

KINH TẾ HỌC VÈ QUẢN LÝ MỒI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
9
khích tuân thủ luật môi trường chẳng bao lâu cũng sẽ có hiệu lực.
Ọuyên sách này tập hợp các báo cáo nghiên cứu do các nhà kinh tế Việt
Nam thực hiện trong mười năm qua về các vấn đề môi trường căng thẳng nhất
ờ Việt Nam. Tất cà các nghiên cứu đều được Chưong trình Kinh tế và Môi
trường Đông nam A (EEPSEA) hỗ trợ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các
vấn đề môi trường cụ thể thông qua ước lượng chi phí gây ra cho xã hội và
một số nghiên cứu cũng đánh giá các giải pháp thông qua sử dụng phân tích
chi phí-lợi ích hay phân tích hiệu quà về mặt chi phí. Một vài nưhiên cứu cũng
xem xét hành vi của các chù thể kinh tế như nông dân, doanh nghiệp, và người
tiêu dùng nhàm tìm hiểu những động cơ quyết định hành động sử dụng tài
nguyên môi trường của họ.
Chúng tôi đã làm rõ phưong pháp luận sử dụng trong các phân tích khác
nhau với hy vọng rằng các phương pháp luận này sẽ bô ích đối với các sinh
viên kinh tế quan tâm đến chuyên ngành kinh tế học môi trường. Chúng tôi
cũng kỳ vọng rằng phát hiện của các nghiên cứu này sẽ có giá trị đối với các
nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên và các nhà hoạch định chính sách.
Chương mở đầu này được chia thành ba phân. Phần thứ nhất trình bàv
tóm tất các vấn đề môi trường ở Việt Nam. Phần thứ 2 tổng hợp các nghiên
cứu khác nhau và phần thứ 3 kết luận.
2.0 CÁC VÁN ĐÈ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1 Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nưóc mặt và nưóc ngầm ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt
Nam. Ngày càng có nhiều ao hô, sông suôi và kênh rạch được sử dụng làm nơi
chứa nước thải của hệ thông thoát nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Ớ
nội ô các thành phố lón như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng,
người ta nhận thấy các nguồn nưóc này có mức ô nhiễm cao gấp năm đến mười
lần tiêu chuân quốc gia đối với nước mặt (nhóm B-TCVN 5942-1995). Theo
báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2005), hầu hết các ao hồ ở các thành phố Việt

Nam dang ô nhiêm vì hiện tượng phú dưỡng và tái nhiễm bân hữu cơ. Báo cáo
này cũng cho thây nồng độ chất hữu cơ xác định theo nhu cầu ô xy sinh học
trong năm ngày2 (BOD5) và ammonium (N-NH4+) trong các con sông lớn của
đất nước vuợt quá tiêu chuẩn gấp 1,5-3 lần và tổng chất rắn huyền phù (TSS)
trong sông hồ và hệ thống kênh rạch vượt quá mức cho phép gấp 1,5-2,5 lần.
Nguôn gốc chính gây ô nhiễm nước là hoạt động trong công nghiệp,
nông nghiệp, hoạt động của dân cư đô thị và cùa các làng nghề truyền thống.
Gần như toàn bộ nước thải đô thị đều được xả ra môi trường không qua xử lý.
Theo thống kê sơ bộ, chi có 4,26 phần trăm tông nước thải công nghiệp được
xử lý đáp ứng các tiêu chuân môi trường Việt Nam (MONRE 2004 MONRE
2 BOD5 (nhu cầu ô xy sinh hóa trong năm ngày) là một đại lượng đo lường hàm lượng hừu cơ
trong nước thải. Đó là mức ô xy hòa tan được tiêu thụ trong năm ngày thông qua quá trình sinh học
làm phân húy chất liìru cơ trong nước thải. Đơn vị cũa đại lượng này là milligram trên liter (mg/ỉ).
10 KINH TẾ HỌC VÈ QUÁN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
và Ngân hàng Thế giới 2005). Nước thải công nghiệp và sinh hoạt không qua
xử lý, nước rỉ từ các bãi rác là nguyên nhân nghiêm trọng gây ô nhiễm nước
mặt và nước ngầm do sự hiện diện các chất ô nhiễm như kim loại nặng, các
nitrat và arsenic ở mức độ cao. Hiện nay, chỉ một vài bãi rác có vận hành hệ
thống xử lý nước thải.
Ở vùng nông thôn, nguồn gốc chính gây ô nhiễm nước là nước thải từ
các hoạt động nông nghiệp và các làng nghề truyền thống.3 Dư lượng thuốc trừ
sâu và phân tổng hợp cũng như nước thải từ hoạt động chăn nuôi ẸÌa súc (như
nuôi bò sữa và nuôi lợn) gây ra tình trạng phú dưỡng và nhiễm bẩn nước. Có
hơn 1.450 làng nghề trên cả nước. Các làng này nếu có các phương tiện kiểm
soát ô nhiễm đi chăng nữa thi cũng rất hạn chế và do đó xả một lượng nước thải
khổng lồ ra môi trườnẹ (MONRE và Ngân hàng Thế giói 2005). Ờ nhiều nơi,
nhất là các làng sản xuất giấy, giết mổ gia súc, dệt và nhuộm, ô nhiễm nước trở
thành mối quan ngại lón đối với người dân địa phương và chính quyền.
Một cách cụ thể, ô nhiễm nước tác động trực tiếp và bất lợi lên sức khỏe
con người, là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn kiết lỵ

hình que, dịch tà, thương hàn, viêm gan A, và các bệnh ký sinh trùng, cùng
nhũng bênh khác. Những căn bệnh này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu
máu, thiêu săt, kém phát triển ờ trẻ em và tử vong, nhât là đôi với trẻ em.
2.2 Ô nhiễm không khí
Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị và vùng công nghiệp đều
chịu ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm khác nhau như các vi hạt, chì và
nitrous oxide, sulfur dioxide và carbon monoxide thải ra từ phương tiện giao
thông, nhà máy sản xuất, nhà máy điện, các hộ gia đình, cùng những nguồn ô
nhiễm khác. 0 nhiễm bụi có ờ phần lớn các vùng đô thị trên cả nước; nhiều
nơi ô nhiễm lên đến mức báo động. Ví dụ, nồng độ bụi trong không khí ờ
nhừng thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nang cao
gấp hai đến ba lần tiêu chuấn cho phép (MONRE 2004; MONRE và Ngân
hàng Thế giới 2005).
Các hoạt động sản xuât công nghiệp vân ỉà một trong những nguôn
chính gây ô nhiễm không khí. Gần như không một cơ sở công nghiệp lâu đời
nào cùng như các doanh nghiệp vừa và nhò có thiết bị lọc bụi hay xử lý khí
độc. Các cơ sờ công nghiệp cũ kỹ phân bố rải rác với nhiều cơ sở nam ngay
trong các khu nội ô của thành phố. Nhiên liệu dầu và than thường được sử
dụng cho các nhà máy cũ, xả chất ô nhiễm vào không khí. Hơn nữa, nhiều nhà
máy lớn, như các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy xi măng và vật liệu xây
dựnu cũng nam bòn ngoài các khu công nghiệp, vì thế không phụ thuộc vào
các biện pháp kiêm soát ô nhiễm nghiêm ngặt. Ô nhiễm từ ngành giao thônạ
cũng là một vân nạn chính ở các thành phô lớn. Sô lượng xe ô tô ở thành phô
Hồ ( hí Minh gia tâng nhanh chóng dẫn đến hàm lượng chì gia tăng trong môi
ác i nghe truyền ống’ là thuật ngừ được sử dụng phố biến ở Việt Nam nói đến nhừng
làn s hoạt dộng n ồ thù công truyền thống.
KINH TẾ HỌC VỀ ỌUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ớ VIÊT NAM
11
trường không khí (báo Khoa học 2007).
Tuy nhiên, chất lưọTìg không khí ờ nông thôn nhìn chung vẫn còn tốt,

ngoại trù’ ỏ' một sô làng nghê truyên thông và những vùng tập trung nuôi lợn và
các trang trại bò sữa. Ví dụ, nhiều dân cư huyện Gia Lâm ờ Hà Nội nhận thấy
mùi hôi từ các trại nuôi lọn và bò sừa (Nguyen 2001). Không khí ở các làng
nghề bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ các lò nung sử dụng nhiên liệu than cùi, xà
bụi và khí độc hại như carbon monoxide, carbon dioxide và sulfur dioxide vào
không khí. o nhiễm không khí ờ một số nơi nghiêm trọng đến mức người dân
địa phưong cảm thấy khó thở. Cũng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí cũng
gắn liền với tác động về sức khỏe. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tể Thế giới
vào năm 2001 báo cáo rằng có đến 35,7 phần trăm các ca nhiễm bệnh hệ hô hấp
và 22 phần trăm các ca bệnh phổi mãn tính là do ô nhiễm không khí trong nhà
(MONRE và Ngân hàng Thế giới 2005). Chi phí hay thiệt hại do ô nhiễm không
khí ỏ’ Hà Nội ước lượng khoảng một tỷ đồng một ngày (Kieu 2005).
2.3 Suy thoái đất và ô nhiễm đất
Việt Nam có gần 25 triệu hecta đât dôc. Người ta ước lượng rằng 12,5
phẩn trãm đất dốc của Việt Nam khô căn, bị suy thoái trâm trọng, dễ bị xói
mòn nghiêm trọng, và có tầng đất mặt rất mỏng. Khoảng 60 phần trăm diện
tích vùng núi này liên tục bị suy thoái với 1,5 cm bề dày tầng đất mặt canh tác
nông nghiệp bị mất đi mỗi năm (Vo 2002).
Xói mòn đất và suy thoái ở các vùng núi cao là do cá các yếu tố con
ngưòi cũng như các yếu tô sinh địa lý. Các hoạt động canh tác gây xói mòn
như phát quang và đốt với các thòi kỳ bò hoang ngắn và độc canh cũng được
xem là nhũng nguyên nhân chính gây xói mòn đất. Khí hậu khắc nghiệt với
cường độ mưa lớn và địa hình dốc cũng làm cho đất vùng cao dễ bị xói mòn.
Mất đất do xói mòn làm giảm năng suất nông nghiệp. Tổn thất đất cũng làm
suy kiệt thảm thực vật và tàn phá đa dạng sinh học; tạo thành vòng xoáy xói
mòn và suy thoái đất trầm trọng hơn.
Suy thoái đất không chỉ liên quan đến tôn thất lớp đất mặt. ơ Việt Nam,
phân hóa học dùng trong canh tác là một nguôn chính gây ô nhiêm đât. Sử dụng
phân hóa học ở Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chùng loại. It ra
cũng phải có đến 1.420 loại phân hóa học đuợc tỉm thấy trên thị trường. Lượng

nhập khâu hàng năm của Việt Nam vào khoảng 1-1,4 triệu tấn phân urê, chi đáp
ứng một phần ba nhu cầu nội địa (MONRL và World Bank 2005). Cho dù mức
sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp tương đối thấp, tông lưọng phân sử
dụng vẫn là nguồn đáng kể gây ô nhiễm do chất lưọng phân bón thấp, cách sử
dụng không đúng và không cân đối (Le 2001). Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuôc
diệt nấm và thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp cũng là một nguôn đóng góp quan
trọng khác cho ô nhiêm đât ở Việt Nam. Từ năm 1997, tông lượng thuôc trừ sâu
nhập khấu được giới hạn trong phạm vi 2.500 tấn tương đương thành phẩm,
nhưng tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng (chủ yếu trong trồng lúa) tăng thêm 1,2-
1,5 lần môi năm tính từ mức năm 1990 (MONRE và Ngân hàng Thế giới 2005).
Nồng độ cao của các chất độc hại và kim loại nặng trong đất làm tăng
12
KINH TẺ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
hàm lượng chất độc hại động thực vật hấp thu, dẫn đến tác động tiêu cực lên
sức khỏe con người. Việc sử dụng tràn lan hóa chất trong nông nghiệp dẫn đến
tăng số ca nhiễm độc. Năm 2004 có 145 ca - trong đó có 23 phần trăm nhiễm
độc thực phâm và 13 phân trăm nhiễm độc hóa chất - ảnh hường đen 3.59
người và gây ra 41 trường họp tử vong (MONRE và Ngân hàng Thế giới 2005).
3.0 ỬNG DỤNG KINH TẾ HỌC TRONG PHÂN TÍCH CÁC
VÁN ĐÈ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: TỎNG QUAN
Các tình huống nghiên cứu trong quyển sách này giúp chúng ta thấu hiểu
những thử thách Việt Nam đang phải đương đầu trong việc quán lý tài nguyên
môi trường. Các nuhiên cún bao trùm ba chủ đề chính: ô nhiễm nông nghiệp và
thủy sản; ô nhiêm công nghiệp; và nghiên cứu nhu câu cải thiện và bảo vệ môi
trường. Các nghiên cứu trình bày các ví dụ cụ thể về cách thức sử dụng các
công cụ và kỹ thuật kinh tế môi trường giải quyết các vấn đề môi trường.
3.1 Ỏ nhiễm trong nông nghiệp và thủy sản
3.1.1 Xói mòn đất và bảo tồn đất
Xói mòn đất do nước mưa chảy tràn và thấm vào lòng đất là vấn đề kinh
tế xã hội và môi trường lớn ở các vùng cao đất dốc của Việt Nam. Lượng đất

tôn thất cũng phụ thuộc vào cách sử dụng đất cúa người dân. Tổn thất đất tạo
ra mối quan ngại lớn vì điều đó có nghĩa là tốn thất chất hữu cơ và dinh dưỡng,
giảm công suât giữ nước của đất và giảm độ sâu đất canh tác. Suy cho cùng,
những điều này dẫn đến giám năng suất và thu nhập nông nghiệp, khiến cho
đói nghèo càng thêm trâm trọng ỏ' vùng cao.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Thảo đo lường chi phí xói mòn đất tại chỗ và
ước lượng lợi ích của việc thực hiện các biện pháp bảo tồn đất đối với người
dân các vùng núi phía bắc Việt Nam (chương 2). Trong khoáng thời gian báy
năm, tốn thất đất ở nhũng vùng không có các biện pháp bảo tồn đất cao gấp
hai lân so với ờ những nơi có các biện pháp bảo tồn đất. Theo giá trị bằng tiền,
điêu này tương đương với mức tôn thât 1.832 nghìn đông (109,43 USD) một
hecta theo giá năm 1998.
Nghiên cứu cho thấy rằng xói mòn đất làm giảm đáng kể sàn lượng hoa
màu. So sánh những trang trại có và không có các biện pháp bào tồn đất, tác
gia ước lượng rằng khi nhà nông áp dụng các biện pháp bảo tồn đất, sản lượng
ngô giảm chậm hon so với mức tôn thất sản lượng 17,4 phần trăm khi không
cỏ hoạt động bảo tồn đất. Nghiên cứu cũng so sánh lợi ích ròng của ba kỹ thuật
bảo tôn đât thông qua sử dụng phân tích chi phí-lợi ích. Ba kỹ thuật này là: a)
trông cây chè làm hàng giậu; b) trồng cây Tephrosia candida (cây cốt khí) làm
hàng giậu, và c) sử dụng cỏ và cây chè làm hàng giậu. Nghiên cứu phát hiện
thây việc sử dụng cây Tephrosia candida (cây côt khí) làm hàng giậu là
phương án hiệu quả kinh tế nhất trong ba kỹ thuật này.
Nghiên cứu này cũng phân tích sâu xa hơn hành vi của người dân trong
hoạt động đâu tư bảo tồn đất. Nghiên cứu phát hiện ra rằng chi tiêu bảo tồn đất
chịu ảnh hường của các đặc diêm nông hộ, thu nhập gia đình, nguồn lực lao
KINĩI TÉ HỌC VÈ QUÁN LÝ MÒI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM 15
động, và trình độ học vấn của chủ hộ cũng như sự sẵn có tín dụng nông thôn.
Đẻ đây mạnh các hoạt động báo tôn đảt trong khu vực, chính sách nên ưu tiên
tliiêt kế một qui hoạch tổng thể vê sử dụng đât, cấp quyền sử dụng đất cho
người dân, tô chức đào tạo vê sản xuất hoa màu và các kỹ thuật bảo tồn đất, hỗ

trợ kỹ thuật cho người dân, cũng như phát trien các hoạt động kinh tế đa dạng
trong khu vực.
Cũng có một nghiên cứu tương tự về xói mòn đất ở các vùng núi cao
nguyên miên trung Việt Nam được trình bày trong chương 3, trong đó nhà
nghiên cứu Bùi Dũng Thể thực hiện phân tích kinh tế xói mòn đất trong bốn hệ
thống sử dụng đất tiêu biểu: a) hệ thống trồng lúa cao nguyên, b) hệ thống
trồng mía cao nguyên, c) hệ nông lâm dựa vào cây ăn quả, và d) hệ thống
trông bạch đàn. Sử dụng mô hình xói mòn-năng suất, nghiên cứu phát hiện ra
rằng hệ thông trồng lúa cao nguyên gây xói mòn nhiều nhất, với tổn thất đất
lên đên 80 tấn/ha một năm. Cho dù đõ’ gây xói mòn hon so vói hệ thống trồng
lúa cao nguyên, hệ trồng mía cũng dẫn đến tốn thất đất hàng năm 53 tấn/ha
một năm, vẫn còn cao. Hệ nông lâm cây ăn quả ít gây xói mòn nhất, với tốn
thất đất là 40 tấn/ha một năm. Đo lường theo giá trị tôn thất thu nhập hàng
năm, chi phí cơ hội tại chỗ của xói mòn đất trong mỗi hệ thống sử dụng đất
trên một hecta một năm so sánh với hệ nông lâm cây ăn quả là như sau (theo
thứ tự tăng dần); 635.000 đồng (37,57 USD) đối với hệ trồng mía; 1.019.000
đồng (60,29 USD) đối với hệ thống bạch đàn; và 1.022.000 đông (60,47 USD)
đối với hệ thống lúa cao nguyên.
Đê xem xét các yếu tô quyết định việc chọn hệ thống su dụng đất, tác
giả thực hiện một phân tích logit đa thức. Ong nhận thấy việc chọn hệ thống sử
dụng đất chịu cánh hường của các đặc điếm của nông hộ như trình độ học vấn,
tuôi, việc chiếm hữu đất và thu nhập; chịu ảnh hưởng cùa các đặc điểm lô đất
như diện tích, độ dôc và khoảng cách đên nhà người dân; và cũng chịu ảnh
hưởng của các biên sô chính sách như các chính sách khuvên khích sử dụng
đất, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng. Cụ thể, tập hợp biến số chính sách
hết sức quan trọng khi giải thích sự chọn lựa phưong án sử dụng đất của ngưòi
dân cao nguyên. Ong khám phá thêm răng các chính sách can thiệp trong quá
khứ thiên lệch theo hướng khuyên khích trông rừng và trông mía. Hệ canh tác
nông lâm đã không được chú ý đầy đù. Hơn nữa, việc thuyết phục người dân
vùng cao hực hiện các hoạt động sứ dụng đất bền vững như hệ thống nông lâm

sẽ gặp nhiêu thử thách vỉ diêu đó đòi hòi các chi phí tlìiêt lập ban đâu cao cộng
với việc quản lý hệ thống phức tạp về sinh học và kinh te. Thêm vào đó, người
dân vùng cao thì nghèo, trình độ học vấn thấp, và sống trong một môi trường
tương đối cô lập. BỊ ràng buộc bởi đói nghèo, người dân, nhất là người dân tộc
thiêu số, khai thác đât bang các hệ thống sử dụng đất gây xói mòn đê đáp ứng
các nhu cầu bức bách của họ.
3.1.2 Ỏ nhiễm nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
Sản xuất thủy sán là một ngành dang phát triên ở vùng đồng bang sông
Cửu Long và tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập niên vừa qua. Cá tra
14
KINH TÉ HỌC VÈ ỌƯAN LÝ MỎI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
(Pcmgasius hypoththalmus) là một trong những loài cá da trơn được nuôi ở đồng
bằng sông Cửu Long. Chương 4 trình bày nghiên círu của Võ Thị Lang, Kỳ
Quang Vinh và Ngô Thị Thanh Trúc về ô nhiễm do nước thài từ các ao cá tra vào
kênh rạch và sông ngòi ỏ’ huyện Thốt Nốt thành phố cần Thơ.
Nghiên cứu này xem xét các hệ lụy môi trường phát sinh từ việc nuôi cá
tra ao và tìm hiểu các phương án xử lý nước thải khả thi về mặt kỹ thuật và
kinh tế nhằm giảm ô nhiễm nước xuống mức có thề chấp nhận, phù hợp các
tiêu chuân môi trưcmg Việt Nam. Nghiên cún cho thấy nồng độ nhu cầu ô xy
hóa học (COD) trong nước thải từ các ao cá tra là 34 mg/l, vuợt quá giới hạn
COD cho phép trong nước mặt (dưới 10 mg/l) căn cứ theo tiêu chuân chất
lượng nước mặt của Việt Nam (TCVN5942-1995, nhóm A). Tải suất ô nhiễm
(PLR) trong sản xuât cá tra là 0,098 kg COD trên một kilogram cá sán xuất ra.
Tác giả cũng so sánh hiệu quả vê mặt chi phí của ba phương án kỹ thuật
săn có đối với những người nuôi cá tra để xử lý nước thải từ ao nuôi cá. Ba
phương án này là: a) Hệ thống sục khí, b) hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, và c)
sử dụng hệ thống đầm lầv nhân tạo. Hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt được phát
hiện là phương án hiệu quả nhất về mặt chi phí veri chi phí xử lý ước lượng
1,51 nghìn đồng (0,09 USD) một kilogram COD. Tuy nhiên, chi phí này cao
hơn nhiều so với phí bảo vệ môi trường theo qui định là 0,3 nghìn đông một

kilogram COD.
Khả năng chấp nhận ba phưong án này về mặt xã hội được đánh giá
thông qua thảo luận nhóm chuvên đê. Phản đối chính của người nuôi cá xoay
quanh sự kiện là cả ba phưong án đều cần thêm đất, cung ứng điện đầy đù, và
vốn đâu tư đáng kể; tất cả đều là những điều kiện ràng buộc quan trọng đối với
người nuôi cá. Khi được vêu cầu xếp hạng ba phương án với điều kiện là chính
phủ sẽ thực thi nghiêm ngặt các qui định môi trường, có 50 phân trăm người
dân chọn sử dụng hệ thống lọc sinh học nho giọt và 36 phần trăm chọn hệ
thống sục khí.
Một số người tham dự khảo sát (14 phần trăm) từ chổi xểp hạng các
phương án, cho thấy họ phan đối bất kỳ đề xuất hoạt động phù hợp với các tiêu
chuân môi trường nào. Tất cá đều đề nghị rằng nhà nước nên láp đặt các công
nghệ dưới dạng thí điểm trước tiên để chứng minh kết quả vận hành.
3.1.3 Chăn nuồi bò sữa
Ngành nuôi bò sữa ờ Việt Nam phát triền nhanh chóng trong nhừng năm
gân đây, dặc biệt là ỏ’ các vùng ngoại ô miền bấc. Bò sừa chủ yếu được nuôi
bói các hộ gia đình nông dân nhỏ không có đủ nguồn lực đê báo vệ môi
trường. Do đó, nghề chăn nuôi bò sừa gây ra một số vấn đề ô nhiễm, nhất là ô
nhiễm không khí và nước, o nhiễm không khí do phân bò là một vấn đề
nghiêm trọng vì các chuồng bò ở gần hoặc gan liền với nhà dân. Nước thài từ
các trại chăn nuôi thường không được xử lý và được xả trực tiếp ra vườn, ao,
và sông ngòi, làm ô nhiễm các nguồn nước này. Điều này gây ra chi phí y tế to
lớn cho người dân sống trong khu vực.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Chinh đánh giá các công nghệ kiêm soát ô
KINH TẾ HỌC VÈ ỌUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
15
nhiễm săn có đối với người chăn nuôi bò sữa ờ huyện Gia Lâm ngoại ô Hà Nội,
Việt Nam (chương 5). Các phương án được đánh giá bao gồm: a) Phương án
truyền thống cho phân vào hố hay nơi chứa ổn định trong vườn gần chuồng bò,
b) Lẳp đặt các hệ thống biogas mái vòm cố định qui mô lớn hay nhò, và c) thu

dọn chất thải qua người trung gian. Thông qua quá trình xếp hạng bằng cách
kết hợp các chỉ báo khả thi về kinh tế, môi trường và thực tế, hệ thống biogas
xem ra là phương án kiểm soát ô nhiễm tốt nhất cho các vùng ngoại ô Hà Nội.
Tuy nhiên, việc xúc tiến công nghệ này vẫn bị ràng buộc bỏ’i những yếu tố như
thiết kế kỹ thuật, chi phí đầu tư ban đầu cao, kỹ năng xây dựng bất cập của
người lao động nông thôn, và hoạt động nấu ăn truyền thống sử dụng các dạng
nhiên liệu khác. Nghiên cứu kiến nghị răng chính phú Việt Nam nên hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính, được yềm trợ bằng các chiến dịch đào tạo giáo dục ý thức,
nhăm khuyến khích áp dụng hệ thống biogas.
3.2 Ô nhiễm công nghỉệp
3.2.1 Ô nhiễm nước và khu công nghiệp
Sự ra đời của các khu công nghiệp ở Việt Nam là một bước tiến quan
trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Vô số khu công nghiệp được xây dựng
từ năm 1993 trên khắp đất nước. Điều này ngụ ý nhu cầu ngày càng tăng vê
đảm bảo hoạt động công nghiệp phù hợp với các qui định quán lý nước thải.
Cho dù các cơ quan hừu quan đã cải thiện hoạt động quàn lý khu công nghiệp
trong những năm gần đây, các biện pháp kiếm soát ô nhiễm hừu hiệu vẫn còn
hạn chế. Nhiều khu công nghiệp không xây dựng các nhà máy xử lý nước thải
tập trung và là mối đe dọa to lớn đối với chất lượng nước trong môi trường.
Tinh trạng thiếu các nhà máy xử lý nước thái, nhất là các nhà máy xử lý nước
thải chung (WWT), cùng với các qui trinh kiêm soát không phù hợp, đã dân
đến tình trạng có lượng nước thải không lồ chưa qua xử lý xả ra sông ngòi, o
nhiễm nước nghiêm trọng đang xảy ra ở sông Đồng Nai (tính Đồng Nai), sông
Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) và sông Thị Vải (tính Bà Rịa Vũng Tàu).
Điều này làm phát sinh câu hỏi về nhừng yếu tố nào gây ra tinh trạng này và
phương pháp phù họp đê giải quvết vấn đề này là gì. Điêu này cũng cho thây
nhu cầu cần có qui định kiếm soát, cường chế thi hành, và các dịch vụ hỗ trợ
hừu hiệu hơn.
Nghiên cứu của Lê Ọuang Thông và Nguyễn Anh Ngọc (chương 6)
phân tích hoạt động quản lý nước thái trong các khu công nghiệp chính ở

thành phố Hồ Chí Minh và các tinh Binh Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng
Tàu. Nghiên cứu cho thấy rang mức độ xử lý nước thải trong nhiều khu công
nghiệp còn thấp; nhiều khu công nghiệp và các nhà máy hoạt động bên trong
khu công nghiệp không đầu tư vào các nhà máy xử lý nước thải chung, và
nhiêu công ty (ngay cả nhũng công ty có kêt nối với các nhà máy xử lý nước
thài chung) cung quyết dịnh không tuân thủ quy định xử lý nước thải. Nguyên
nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, hoạt động cường chế thi hành
luật yếu kém, mức phạt thấp đối với hành vi không tuân thủ, và cơ cấu lệ phí
xử lv nước thải không phù hợp.
16 KỈNH TẾ HỌC VỀ QUAN LÝ MỎI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
Nghiên cím này phát hiện một số điều kiện ràng buộc hay yếu tố cản trờ
việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải chung trong một khu công nghiệp.
Đó là tình trạng thiếu nguồn lực tài chính, diện tích đât hạn chế, hay tỷ lệ doanh
nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp thấp. Neu không có sức ép từ chính
phủ, các khu công nghiệp này có thể sẽ không đặt mức ưu tiên cao cho việc xảy
dựng các nhà máy xử lý nước thải chung. Nghiên cứu cũng cho thây có những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong các
khu công nghiệp, bao gồm cách thức thực hiện kinh doanh của các công ty cơ sỏ
hạ tầng, loại hình ngành nghề hoạt động trong khu công nghiệp, và loại nhà đầu
tư. Các khu công nghiệp ỏ' bốn địa điểm nghiên cứu phải đương đầu với các vấn
đê trong kiếm soát ô nhiễm nước do các nhà máy xử lý nước thải không hiệu
quả cũng như khó khăn trong việc định lượng phí xử lý phù họp và giám sát sự
tuân thủ của các nhà đầu tư. Thêm vào đó, chính quyền một vài nơi ưu tiên thu
hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp hon là ràng buộc họ với các qui định
kiểm soát ô nhiễm nuớc. Nghiên cứu này kết luận rằng các chính sách kiểm soát
ô nhiêm nước đôi với khu công nghiệp ỏ- Việt Nam dứt khoát cần được cải tô.
3.2.2 Các làng nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống là một nét văn hóa điển hình của nông thôn
Việt Nam. Các làng nghề thường tập trung nhiều hộ gia đình (thưÒTầg là hơn
30 phân trăm hộ gia đình trong làng) tham gia vào một loại hình hoạt động

kinh doanh. Từ khi đôi mới năm 1986, phát triển làng nghê truyền thống được
nhà nước khuyến khích. Từ đó các làng nghề truyền thống được tái thiết và
phát triển, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Hồng vốn có diện tích dât canh
tác trên đầu người tương đối nhỏ so với các vùng khác ở Việt Nam. Không có
phương tiện kiềm soát ô nhiễm, các làng nghề truyền thống xả lượng nước thải
không lô ra môi truờng.
Trong chương 7, các nhà nghiên cứu Nguyền Mậu Dũng và Trần Thị
Thu Hà phân tích hệ lụy môi trường cúa hoạt động chế biến sắn và hiệu quá về
mặt chi phí của các phương án kiếm soát ô nhiễm tại làng nghê Dương Liều ở
đồng bằng sông Hồng. Trong nghiên cứu này, họ nhận thây nước thải từ hoạt
dộng che bien sắn gây ô nhiễm nghiêm trọng trong làng, dan đến tỷ lệ mãe
bệnh cao những căn bệnh như đau đầu, đau lưng, bệnh hô hấp, kích ứng da,
đau dạ dày, đau mắt, và ung thư.
Đê giảm ô nhiễm môi trường ở làng Dưong Liễu, ba phương án kiêm soát
ô nhiễm đuợc thiết kế và đánh giá: a) một nhà máy xử lý nhỏ cho mỗi hộ gia
đình chế biến sắn (phương án 1); b) một nhà máy xử lý cho một nhóm hộ chế
biến sắn (phưoTìg án 2); và c) một nhà máy xử lý cho cả làng (phương án 3).
Phân tích hiệu quả về mặt chi phí cho thấy phương án I hiệu quả nhất về
mặt chi phí, tiếp theo là phương án 3 và phương án 2. Các phương án này khá
nhciy cám với chi phí xây dựng gia tăng. Khi chi phí xây dựng tăng thêm 10
phần trăm, phương án 3 trở nên hiệu quả nhất về mặt chi phí. Neu chi phí thiết
bị haỵ chi phí thuốc thử gia tãng, sẽ không có thay đổi gì về thứ tự xếp hạng
ban đầu theo chi phí xử lý bình quân cùa các hệ thống. Vì thế, nếu chỉ xem xét
KỈNH TÉ HỌC VÈ QUÁN LÝ MỎI TRƯỜNG Ớ VIỆT NAM
17
chi phí xử lý, phương án xử lý nước thải ở câp độ hộ cá thẻ sẽ được chọn,
nhưng nếu chi phí xây dựng gia tăng, thì xây dựng hệ thống xử lý cho cả làng
sẽ là phương án hiệu quả nhất về mặt chi phí.
Nghiên cứu cũng thực hiện phân tích khâ năng chấp nhận của xã hội đối
với ba phương án thông qua thào luận nhóm chuyên đề. Phương án I, xây

dựng một bề chứa ngầm dung tích 45 nv ờ mỗi hộ gia đình, là tương đối khó
khăn với hầu hết các hộ do hạn chế về không gian. Phương án 3 được chấp
nhận rộng rãi nhất; phương án này có chi phí xử lý thấp nhất trên một mét khối
nước thải và có đủ chỗ đê xây dựng phương tiện xử lý. Phương án này cũng
được xem là dễ nhận được sự hỗ trợ tài chính và giải quyết thỏa đáng vấn đề ô
nhiễm nước trong làng.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Mậu Dũng (chưong 8) tìm hiêu lý do
khiên các nhà máy giấy ờ xã Phong Khê tinh Bắc Ninh không tuân thủ các qui
định môi trường. Nghiên cứu cho thấy do mức độ tuân thủ luật môi trường
thấp, nên chi phí tuân thủ thực tế của các nhà máy giấy trong xã thấp hơn
nhiêu so với chi phí tuân thủ hoàn toàn. Chỉ có một vài nhà máy vi phạm chấp
hành nộp phạt vi phạm qui định môi trường. Những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc tuân thú luật môi trường bao gồm loại nhà máy, vị trí nhà máy,
và trình độ học vấn của chủ nhà máv. Nhừna nhà máy nằm trong khu công
nghiệp tuân thủ qui định môi trường tôt hơn so vói những nhà máy bên ngoài
khu công nghiệp. Lý do chính khiến các nhà máy không tuân thu qui định là
chú nhà máy không am hiểu đầy đủ vẽ qui định môi trường, thiếu nguôn lực
tài chính, không gian lắp đặt hệ thống xử lý hạn hẹp, mức tiền phạt thấp, và
năng lực cưỡng chế thi hành hạn chế của chính quvền địa phương.
Nghiên cứu cũng phân tích khả năng châp nhận của xã hội đôi với hai
phương án xứ lv nước thải: a) thiết lập một hệ thống xử lý cá nhân (phương án
1) \ à b) thiết lập một hệ thống xứ lý cho một nhóm nhà máy ở gần nhau
(phương án 2). Phân tích đuợc thực hiện thông qua thào luận nhóm với một số
tiêu chí như tính khả thi về địa diêm, tính kha thi tài chính, hiệu quả kinh tế,
khả năng chấp nhận về mặt văn hóa, và khả năng thực hiện về mặt hành chính,
về hiệu quả kinh tế, phương án 2 có hiệu quả về mặt chi phí hơn so với
phương án I (chi phí xử lý lần lượt là 2,64 nghìn đồng/m và 3,14 nghìn
đông/m3). Các ưu diêm khác của phương án 2 bao gôm có đủ chô đê xây dựng
hệ thống, có thể chấp nhận về mặt văn hóa, dễ được hỗ trợ và dễ quản lý tài
chính hơn. Vì thế, đa số người trả lời khảo sát (91,67 phần trăm) thích phương

án 2 hơn. Tuy nhiên, thực hiện phương án này cần có hành động tập thể của
nhiêu thành phần liên đới, bao gồm đơn vị quản lý môi trường địa phương, ủy
ban nhân dân xã, và chính các chủ nhà máy giấy.
3.2.3 Tự do hóa thương mại
Cải cách chính sách thương mại như một thành phần cốt vếu của gói cải
cách từ đầu thập niên 90 đã chuyến hóa đất nước Việt Nam từ một nên kinh tê
thay thế nhập khẩu thành một nền kinh tế tự do hóa cao. Nen kinh tế Việt Nam
trỏ nên ngày càng mở cửa trước các áp lực thị trường quốc tế với sự tăng
18
KINH TẾ HỌC VÈ QUÁN LÝ MÒI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
trường hoạt động xuất nhập khẩu ấn tượng trong hai thập niên vừa qua. Tăng
trưởng xuất khẩu trong nửa đầu thập niên 90 chù yếu từ các mặt hàng nông
sản, chiếm bình quân 45 phần trăm tổng kim ngạch xuất khâu. Từ 1997-2004,
kim ngạch xuất khẩu công nghiệp nhẹ đă vượt lẻn trên kim ngạch xuất khâu
nông sản do sự tăng trường nhanh chóng của các ngành may mặc, giày dép và
thủy sản, cùng với sự suy giảm giá thế giói đôi với các mặt hàng nông sán mà
Việt Nam xuất khau chủ yếu (Ngân hàng The giới 2006). Cùng với tăng
trường xuất khau cao, nhập khâu cũng mờ rộng binh quân 21 phần trãm một
năm trong giai đoạn 1990-2004. Nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị và máy
móc cho sản xuất nội địa chiếm đa số trong các giao dịch nhập khâu, bình
quân lên đến 90 phân trăm tong kim ngạch nhập khâu.
Nghiên cứu cùa Phạm Thái Hùng và cộng sự (chương 9) phát hiện ra
rằng tự do hóa thương mại làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm công
nghiệp ờ cấp độ doanh nghiệp và cấp độ ngành. Ô nhiễm công nghiệp tập
trung nhiều ỏ' miền Đông nam bộ và Đồng băng sông Hồng ỏ’ miên băc. Các
sản phấm giấy, hóa chất, phân bón, sất thép, hàng dệt may, thực phẩm và nước
giải khát nằm trong số những ngành ô nhiễm nhiêu nhất. Các doanh nghiệp
nhà nưóc trung ương được xác định là thành phân chính góp phân gây ô nhiêm
công nghiệp. Neu các yếu tố khác không đoi, thì cứ giảm 10 phân trăm thuế
quan bình quân trọng số sè dẫn đến tăng mức ô nhiễm thêm 0,21%-0,33%.

Ảnh hướng của thương mại xem ra mạnh nhất đối với ô nhiễm không khí
nhưng ít hơn trong trường hợp ô nhiễm chất độc.
Sự đánh đổi giữa tự do hóa thương mại và ô nhiễm công nghiệp thật đáng
lo ngại khi Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các
biện pháp dẩy mạnh tự do hóa thưong mại sắp dược tiên hành. Nghiên cửu này
cho thấy cần có một nhận thức công khai hon về sự đánh đối giữa tự do hóa
thương mại và ô nhiễm, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ đánh giá môi trường
chiến lược mới được ban hành gần đây ớ cấp độ ngành, cần xem xét việc đây
mạnh cải cách thưorìg mại trong một bôi cảnh bao quát và cân giải quvêt các ánh
hưởng tiêu cực tiềm năng đối với môi trường bằng các biện pháp chính sách phù
họp. Cưởng chê thi hành các qui định môi trường và báo đảm sao cho việc ứng
dụng công nghệ thông tin là thân thiện với môi trường cũng hết sức quan trọng.
3.3 Giá trị của cải thiện mỏi truÒTig
3.3.1 Cung ứng nước sạch
Ước tính có khoảng 80 phần trăm dân số Việt Nam tiếp cận nước uống
sạch. Dô thị hóa đang diễn ra với nhịp độ nhanh chóng và việc đầu tư đáng kề
vào cơ sở hạ tana dô thị cũng như các dịch vụ môi trường cân phải bắt kịp quá
trình đó. Một tý lệ dân số đô thị đông đúc đang sống trong các khu vực có dịch
vụ, hệ thống nước, vệ sinh, thoát nước và đưòng sá ỵêu kém và bât cập. Chỉ riêng
ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 300.000 người sống trong những khu như the
(Ngân hàng Thế giói 2007). Ò Việt Nam, thất bại thưòưg xuvên cùa các dự án cải
thiện nuớc đô thị là những kinh nghiệm đắt giá do các nhà cung cấp thiếu hiẽu
biết về nhu cầu nước cúa các hộ gia đình, nhân khâu học hộ gia đình, tình trạng
KINH TÉ HỌC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
19
tài chính, và hành vi sử dụng nước của hộ. Hệ quà sau cùng là không đáp ứng
được nhu cầu của dân chủng về dịch vụ nước sinh hoạt đáng tin cậy (WSC 2002).
Các hộ gia đình ờ thành phố Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng nguôn nước máy
chất lượng kém không đáng tin cậy và trả tiền nước hàng tháng tương đối rẻ.
Nhiều hộ cũng sử dụng các nguồn nước khác như nước giếng khoan cho các nhu

câu sinh hoạt hàng ngày.
Nghiên cứu của Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (chương 10)
được thực hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều vấn đê cung ứng nước sinh
hoạt trong thành phố, và đã làm rõ sự cần thiết phải ưu tiên cho nhu cầu người
tiêu dùng trong qui hoạch cung cấp nước. Nghiên cún này ước lượng sở thích
hộ gia đình đối vói các dịch vụ cấp nưóc cải thiện ỏ’ thành phố Hồ Chí Minh
thông qua sử dụng mô hình Đánh giá ngẫu nhiên (CV) và Mô hình chọn lựa
(CM). Nghiên cún cho thây nhiêu hộ gia đỉnh đang chi tiêu nhiều tiên đê đôi
phó trước nguồn cung nưóc chất lượng kém, không đáng tin cậy hiện nay. Tuy
nhiên họ vẫn sẵn lòng chi trả từ 148.000 đồng (9,61 USD) đến 175.000 đồng
(11,36 USD) bình quân một tháng đề cải thiện nguồn cung nước, cao hon
khoảng 35 phần trăm đến gấp đôi so vói chi phí nước hiện nay. Những hộ sử
dụng nưóc máy sẵn lòng chi trả 3,5 phần trăm thu nhập hàng tháng cho dịch vụ
cấp nước cải thiện trong khi tỷ lệ nàv trong những hộ chưa sử dụng nước máy
là từ 4,1 phần trăm đến 4,6 phần trăm, tùy theo việc sử dụng phân tích c v hay
CM. Ước lượng phúc lợi thu được từ hai phưong pháp (CV và CM) thì không
chênh lệch về mặt thống kê.
3.3.2 Bào tồn di sản văn hóa
Các nước đang phát triển có nhiều cảnh quan được công nhận là di sản
văn hóa thế giói của Liên hiệp quốc (WHS). Đáng tiếc thay, nhiều di sản này
hiện đang trong tình trạng xuống cấp và hết sức cần được phục hồi tôn tạo
thông qua các chưong trinh phục chế và bảo tồn. Thánh địa Mv Sơn, một di
sản văn hóa thế giới của UNESCO ỏ’ tỉnh Quàng Nam, Việt Nam đang có nguy
cơ suy thoái nghiêm trọng, vấn đề cần được giải đáp là liệu xã hội có đánh giá
cao các di sàn này hay không, vốn là các hàng hóa công toàn cầu, và liệu lợi
ích các di sản mang lại có du để biện minh cho chi phí báo tồn hay không.
Nghiên cứu của Trần Hữu Tuấn (chưong 1 I) cố gắng trả lời nhũng câu
hỏi này thông qua một tinh huống nghiên cứu tại thánh địa Mỹ Sơn. Tác giả sư
dụng hai cách tiếp cận bô trọ’ lẫn nhau - Đánh giá ngẫu nhiên (CV) và Thực
nghiệm chọn lựa (CE) - đê suy ra giá trị mà khách tham quan trong nước và

nước ngoài đánh giá việc bảo tồn quần thê đền đài này. Mức săn lòng chi trả
trung bình (phí tham quan) đê bào tồn Mỹ Sơn trong nghiên cứu c v lân lượt là
7,97 USD, 1,67 USD, 2,53 USD và 2,11 USD đối vơi du khách nước ngoài
đến Mỹ Sơn, du khách Việt Nam đến Mỹ Sơn, du khách Việt Nam đến khu
vực và người dân địa phương. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu CE cho
thấy một du khách nước ngoài trưởng thành đến Mỹ Sơn sẵn lòng chi tra phí
tham quan 6,21 USD đê thav đôi hiện trạng thông qua thực hiện kẽ hoạch bào
tồn. Nghiên cứu cũng nhận thấy một hộ gia đình địa phương ỏ' tỉnh Quảng
20 KINH TẺ HỌC VỀ QUẢN LÝ MỎI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Nam săn lòng chi trả 2,14 USD cho sự thay đôi tương tự. Hai phương pháp,
cv và CE, cho các kết quả hết sức tương tự như nhau và điều này cho thấy
băng chứng kiểm định hội tụ. Trộn các kết quà lại đề phân tích cho thấy thêm
răng dữ liệu cv và CE có cùng cơ cấu sờ thích cơ bản.
Nghiên cứu cho thấy làm tăng chênh lệch phí tham quan giữa du khách
nước ngoài và du khách Việt Nam đến Mỹ Sơn sẽ làm tăng doanh thu và có
thê đàm bào công bằng xã hội nhiêu hơn. Cơ câu phí tham quan tôi ưu như thê
cung giúp làm giảm tình trạng tac nghẽn ở diêm tham quan và đạt được hai
mục tiêu là tạo doanh thu và bảo tồn di sản. Tuy nhiên, CO’ chế định giá này sê
không làm giảm tình trạng tắc nghẽn gây ra bời du khách Việt Nam. Tác giả
cũng đưa ra ý tưởng áp đặt một cơ câu định giá phân biệt theo mùa đê giảm sô
du khách Việt Nam vào mùa cao điểm. Các kết quả cho thấy nếu việc đầu tư
chỉ dựa trên cơ sờ phí tham quan, thì mức bảo tôn Mỹ Sơn sẽ không tối ưu cho
bản thân di tích và cho xã hội.
4.0 KÉT LUẬN
Việt Nam đã đạt được nhiêu tiến bộ trong việc thực hiện qui hoạch quốc
gia về phát triên bền vững và môi trưòng 1991-2000. Hệ thống bảo vệ môi
trường trong một khung pháp lý khá vững chắc đã được thành lập và những
thành tựu bước dầu khá hứa hẹn. Ví dụ, ô nhiễm và suy thoái môi trường ỏ-
một vài nơi đã được ngăn chặn phân nào, chât lưọng môi trương cải thiện dáng
kể ở những địa phương cụ thê, và những vấn nạn môi trường căng thăng nhu

phá rừng đang dược giải quyết. Bảo vệ môi trường trở nên 'xã hội hóa’ với
nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào việc áp dụng các công nghệ thân thiện
môi trường và xây dựng các phương tiện xử lý chất thái.
Tuy nhiên, như nhìn nhận trong Chiến lược Báo vệ môi trường quốc gia
cho đến năm 2010 và Tầm nhìn đến năm 2020, có những thách thức môi
trường to lớn mà Việt Nam phải đương đầu trong nhũng năm sắp đến, chẳng
hạn như sự dánh dổi giừa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn mỏi trường, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật lỗi thời, và năng lực quản lý môi trường bất cập (MONRE 2004).
Như minh họa qua các nghiên cứu trong ấn bàn này, nghiên cứu kinh tê
môi trường cỏ thể giúp dảm bảo có sự đánh đổi khôn ngoan và cài thiện hiệu
quả sử dụng nguồn lực trong bảo vệ môi trường thông qua việc giúp thấu hiểu
chi phí và lợi ích cùa các hoạt động bảo tôn cũng như hành vi của các doanh
nghiệp và cá nhân trên phương diện đáp ứng trách nhiệm môi trường của họ.
Vai trò quan trọng của kinh tế học môi trường dã được công nhận ở Việt
Nam như thể hiện qua qui định trong Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường
là phải thực hiện các nghiên cứu đổ áp dụng hữu hiệu các cônạ cụ bào vệ môi
trường như thuế và phí; giấp phép phát thài và hạn ngạch chất thải; tín dụng
môi trường, nhượng quyền môi trường và các công cụ khuyến khích hay
không khuyển khích tài chính khác. Chúng ta hy vọnạ rằng quyên sách này sẽ
thúc đẩy nghiên cứu sâu xa hơn trong lĩnh vực kinh tế môi trường đê hô trợ và
mang lại các giải pháp thực tế cho các vấn đê môi trương ỏ' Việt Nam.
KINH TÉ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ờ VIỆT NAM
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Khoa Học. 2007. Thành phố Hồ Chí Minh: Không khí bị ô nhiễm chì.

_TP_HCM_Khong_khi bi o nhiem chi.aspx.
Kiêu, M. 2005. Hà nội: o nhiễm không khí làm thiệt hại khoảng 1 tỷ đông 1
ngày. Báo Khoa học.
/>Lê V. K. 2001. Nông nghiệp và Môi trường. Nhà xuất bán Nông nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới. 2005. Báo cáo hiện
trạng môi trường Việt Nam: tông quan.
/>MONRE (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 2004. Chiến lượng quốc gia bảo vệ
môi trường đen năm 2010 và tầm nhìn đen nãm 2020. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia. Hà nội. Việt Nam.
Nguyễn M. c. 2001. Phát triển chăn nuôi bò sừa làng Phù Đổng. Báo cáo tông
kết hàng năm.Gia Lâm. Hà Nội. Việt Nam.
Võ Q. 2002. ‘Tông quan môi trường miền núi Việt Nam trong 10 năm qua:
Hiện trạng và các vấn đê nảy sinh”. Trong Lê Trọng Cúc và Chu Hữu
Quý (hiệu đính). Phát triên bẻn vững vùng miền núi Việt Nam: Nhìn
lại 10 năm và các vấn đê nảy sinh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội.
World Bank. 2006. Accelerating Vietnam’s Rural Development: Growth.
Equity and Diversifi cation. Volume 1: Overviews. World Bank
Vietnam Office. Hanoi.
World Bank. 2007. Vietnam Environment,
WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIF1CEXT/EXTE
APREGTOPENVIRONMENT/0„contentMDK:2026633 l~menuPK:355
8292~pagePK:34004173~piPK:34003707~theSitePK:502886,00.html
Công ty cap nước. 2002. Định giá nước ờ Thành phố Hồ Chí Minh: Hiện trạng
và giải pháp. Báo cáo của công ty cấp nước. Kỳ yếu hội thảo.
20/9/2002. TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam. 96 trang.
22
KINH TẾ HỌC VẺ QUÁN LÝ MỐI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 2
CHI PHÍ XÓI MÒN ĐẤT TẠI CHỖ VÀ LỢI ÍCH
CỦA VIỆC BẢO TỒN ĐẤT TẠI CÁC VỪNG NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM
Trần Đình Thảo
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tính toán chi phí xói mòn đất tại chỗ và lợi ích của các

hoạt động bảo tồn đất tại các vùng núi phía băc Việt Nam, thông qua sử dụng
các dữ liệu thực nghiệm chuỗi thòi gian và dù* liệu chéo từ kháo sát nông trại.
Ọua nghiên cứu thấy có sự chênh lệch đáng kê về sán lượng cây trông giũa các
hoạt động nông trại có và không có các biện pháp bảo tồn đât. Công nghệ bào
tồn đất bàng cách trồng cây Tephrosia candida (cây cốt khí) làm hàng giậu
đem lại giá trị hiện tại ròng cao, cho thấy đây là một kỹ thuật thích họp đê
ngưòi dân sử dụng. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy các hoạt động
bảo tồn đất giúp tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất câv trồng thâm canh và
cải thiện. Đối với sản xuất ngô (bắp), tăng 1% chi phí nguyên liệu đầu vào và
nhân công để bảo tồn đất sẽ làm tăng sản lượng ngô lần lượt 0,04% và
0,0512%. Đối với sản xuất sấn (khoai mì), sản lượng lần lưọt tăng 0,0035% và
0,0064%. Trong khi đó, chi phí bảo tồn đất chịu ảnh hưởng của đặc điếm nông
trại, thu nhập nông trại, nguồn nhân công, và trình độ học vấn của chú hộ cũng
như sự sẵn có tín dụng nông thôn. Đe thúc đay các hoạt động bảo tôn đât trong
khu vực, các chính sách ưu tiên hàng đâu nên tập trung đào tạo và hô trợ kỹ
thuật nhằm thực hiện các công nghệ bảo tồn đât và cải thiện sán lượng cây
tròng, hỗ trợ tài chính đế người dân có thể đầu tư Vcào các biện pháp bao tồn
đất, và phát triển các hoạt động kinh tế khác trong vùng.
1.0 GIỚI THIỆU
Các vùng núi phía bẳc Việt Nam trải rộng trên 16 tỉnh và bao trùm diện
tích đất 102.961 km2 với dân số hon 12 triệu người. Các vùng này có nhiều núi
đồi và những thung lũng nhỏ. vấn đề xói mòn đất do các hoạt động canh tác
kém trên các vùng đất dốc, không quan tâm bảo tồn đât, được xem là vấn dê
nghiêm trọng tại các vùng núi phía bắc, không chỉ ảnh hưởng đên người dân,
các loài tự nhiên và môi trường sinh học ờ đó, mà còn tác động đến một vùng
rộng lớn ở Đồng bằng sông Hồng.
Xói mòn đất gây tổn thất năng suất trong khu vực. Ở cấp độ nông trại,
sản lượng cây trồng giảm dần do xói mòn đất dẫn đên thu nhập thâp. Điêu này
KỈNH TÉ HỌC VÈ QUẢN LÝ MÓI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
23

đặc biệt ảnh hường đến những người nghèo và làm cho tình trạng di cư ra các
vùng đô thị và các khu vực khác tăng nhanh chóng, không kiêm soát được.
Nhũng hệ lụy gián tiếp của tình trạng xói mòn đât gây áp lực nặng nê lên môi
trường thê hiện qua tình trạng lắng đọng trầm tích và bồi lắng phù sa làm tắc
nghẽn các kênh tưới tiêu và giảm công suất tích trữ của các đập nước. Việt
Nam hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động bảo tồn đất, nhưng người
ta vẫn chưa hiêu nhiều về chi phí kinh tế của tình trạng xói mòn đất và lợi ích
của việc bảo tồn đất.
Vi vậy, nghiên cứu này tính toán chi phí xói mòn đất tại chỗ và năng
suất đạt được từ bảo tồn đất ở cấp độ nông trại tại các vùng núi phía bắc Việt
Nam. Níihiẻn cứu này cũng xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu tư
vào các hoạt động bảo tồn đất của người dân. Tầm quan trọng của nghiên cứu
này là ớ chỗ xác định các cách thức đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn đất và hỗ
trợ các nhà hoạch định chính sách chọn lựa các chiến lược báo tồn đất cho các
vùng núi. Các mục tiêu của nghiên cứu này được trình bày dưới đây.
• Đánh giá chi phí xói mòn đất tại chỗ thông qua phân tích hàm sản xuất.
• Tính toán tác động của các hoạt độim báo tồn đất lên năng suât cây trồng.
• Thực hiện phân tích chi phí-lọi ích cua các bien pháp bảo tồn đất cho
các hệ thống trồng ngô và san.
• Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt dộng bảo tồn đất của ngưòĩ dân và
phân tích các yếu tố quyết định chi phí bảo tồn đất.
• Đe xuất kiến nghị chính sách về các hoạt dộng báo tồn đất tại các vùng
núi phía bắc Việt Nam.
2.0 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1 Tính toán chi phí tại chỗ bằng dữ liệu thực nghiệm
Đe tính toán chi phí xói mòn đất tại chỗ. người ta cần đánh giá giá trị
thiệt hại về hoa màu do xói mòn đất (Barbier 1995). Đê làm điều này. chúng
tôi sử dụng hàm số tương quan giữa tốn thất dất và thiệt hại sàn lượng, và thực
hiện phân tích chi phí-lợi ích (cost-benefit analysis, gọi tat CBA). Phương
pháp CBA đã được sử dụng trong nhiều nghiên cửu gần đây đê phân tích chi

phí xói mòn đất và lợi ích từ việc kiêm soát tình trạng nàv (Enters 1998;
Current và Scherr 1995). Theo phương pháp này, ta so sánh chi phí và lợi ích
trong suôt thời gian dự án và sau đó tính toán giá trị hiện tại của dòng lợi ích
ròng, được chiết khấu bàng tỷ lệ chiết khấu hiện hành (Francisco 1998).
2.1.1 Dữ liệu thực nghiệm
Xói mòn đât là một quá trinh tích tụ lâu dài, và sản lượng cây trông
thường giảm dần theo thòi gian sau khi đất bị tôn thất. Dù' liệu được sử dụng
đe phân tích được lấy từ các thực nghiệm xói mòn đất của Viện Nghiên cứu
đất và phân bón quôc gia trên hai cây trồng (ngô và sắn) tại ba làng (Hòa Sơn,
Đồng Đãng và Ngọc Phái) trong thời gian từ năm 1992 đến năm 1998. Việc
24
KÍNH TÉ HỌC VÈ QUAN LÝ MỎI TRƯỜNG Ờ VIỆT NAM
thực nghiệm bao gồm bốn quy trình xử lý cho mỗi cây trồng như sau:
• Xử lý cơ bản (Tl): Trồng ngô và sắn không có các hoạt động bảo tồn
đất.
• Xử lý xen luống (T2); Ngoài trồng ngô và sắn, trồng thêm cây chè (trà)
làm hàng giậu.
• Xử lý hàng giậu (13): Ngoài trồng ngô và sắn, trồng thêm cây
Tephrosia candida (cây cốt khí) làm hàng giậu xung quanh.
• Xử lý hàng giậu (T4): Ngoài trồng ngô và sẩn, trồng thêm chè và cỏ làm
hàng giậu.
Mỗi biện pháp xử lý được thực hiện ba mô phỏng. Mỗi ô đât thực
nghiệm có kích thước 30m*7m tạo thành diện tích 210 m2. Dừ liệu từ mỗi biện
pháp xử lý bao gồm tồn thất đất, sản lượng cây trồng, nguồn nguyên liệu dâu
vào được sử dụng, và giá thị trường cùa nguôn nguyên liệu đâu vào và sản
lượng trong giai đoạn nghiên cứu. cần lun ý rằng phân bón được sử dụng dế
sản xuất ngô không thay đổi theo thòi gian với N: 60 kg/lia, P2O5: 60 kg/ha, và
K20: 60 kg/ha. Đối với sản xuất sắn, tỷ lệ phân bón được sử dụng cung được
giữ cố định theo thời gian với N: 60 kg/ha, P2O5: 60 kg/ha, và K20: 20 kg/ha.
2.1.2 Phăn tích hồi quy

Phưong pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng đé đánh giá mối tương
quan giữa sản lượng cây trồng và tốn thất đất. Hàm số được ước lượng cho hai
cây trồng, ngô và sắn.
(a) Hàm sản lượng và tồn thất dất lũy kế
Hàm sản lượng theo sự tổn thất đất lũy kế có dạng như sau:
Y = f (X,) (phương trình 1)
Trong đó Y là sản lượng cây trồng (kg/ha) và Xj là tổn thất đất lũy kế
(tấn/ha).
ịb) Hàm so sánh lợi ích năng suất và giảm ton thất đất
Y w - Y n = f (Xiw - Xin) (phương trình 2)
Trong đó:
Yw là sản lượng cây trồng trong các biện pháp xử lý có hoạt động bảo
tồn đất;
Yn là sản lượng c â y trồng trong x ử lý CO’ bản:
X1VV là tồn thất đất lũy kế trong các biện pháp xử lý có hoạt động bao
tồn đất; và
x,n là tồn thất đất lũy kế trong xử lý cơ bản.
Phương trình 2 cho thấy, chênh lệch năng suất giữa các biện pháp xử lý
có và không có bảo tồn đất phụ thuộc vào việc giảm tôn thât đât.
KINH TẾ HỌC VÈ ỌUÁN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
25
2.1.3 Phân tích tài chỉnh
Việc phân tích mức chênh lệch thu nhập ròng giũa các phương pháp
kiểm soát xói mòn đất khác nhau là rất quan trọng khi đi tìm một phương pháp
áp dụng tốt nhất trên thực tế. Trong nghiên cứu này, phân tích tài chính được
tiến hành nhằm so sánh chi phí và lọi ích giữa các cách xử lý khác nhau đe
kiểm soát xói mòn đất.
Có bốn tiêu chí đánh giá được sử dụng phổ biển khi so sánh các phương
án đâu tư hay các hành động khác nhau. Bốn tiêu chí này là tỷ suât hoàn vôn
nội bộ (internal rate of return, gọi tắt IRR), tỷ số lợi ích-chi phí (bebefit-cost

ratio, BCR), má trị hiện tại ròng (net present value, NPV), và tv suất lợi ích-đâu
tư ròng (Gittinger 1982). Troníí nghiên cứu này, NPV và BCR được sử dụng đê
so sánh lợi ích của việc báo tôn đất giữa các biện pháp xử lý khác nhau.
2.2 Phân tích bảo tồn đất bàng dử liệu khảo sát nông trại
2.2.1 Dữ liệu khảo sát nông trại
Mau nghiên cứu bao gồm 297 nông trại cao nguyên từ ba làng; trong đỏ
có 120 nông trại ở Hòa Sơn, 82 nông trại ở Đông Đãng, và 95 nông trại ở
Ngọc Phái. Dữ liệu SO' cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp với người
dân. Các cuộc phóng vấn được tiến hành dưới hình thức bàng câu hỏi đê thu
thập thông tin về đặc điểm nông trại, nguồn tài nguyên nông trại, nguôn
nguyên liệu đầu vào và sản lượng cây trồng, cũng như kiến thức của người dân
và các hoạt động bảo tồn đất.
2.2.2 Đo lường lợi ích năng suất
Trong nghiên cửu này, chúng ta áp dụng biện pháp phân tích hàm sản
xuất đế đo lường xem mức độ đầu tư vào các hoạt động bảo tồn đất sẽ ánh
hướng đến năng suất cây trồng như thế nào. Hàm sản xuất Cobb-Douglas được
chọn vì đó là hàm thích hợp khi ta có nhiều biến số dầu vào. Hàm sản xuất
được sử dụng có dạnti như sau:
Y = A x ,al x 2a2 X,“3 x 4“4 X5“5 x 6“6 x 7“7 e£yt>' M" (phương trình 3)
Trong dó:
Y là sản lượng cây trồng;
A là tung độ gốc;
X| là lượng phân hữu cơ sử dụng trong canh tác (đơn vị tính: tấn);
x 2 là lượng phân đạm sử dụng trong canh tác (đơn vị tính: kg);
x 3 là lượng phân lân sử dụng trong canh tác (đơn vị tính: kg);
x 4 là lượng phân kali sử dụng trong canh tác (đơn vị tính: kg);
x 5 là nhân công sử dụng trong canh tác (người-ngày);
x 6 là chi phí vật tư để bảo tồn đất (đon vị tính: nghìn đồng);
x 7 là nhân công cần cho các hoạt động bào tồn đất (người-ngày); và

×