Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả dành cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.23 KB, 3 trang )

Thuyết trình hiệu quả – kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Đã bao giờ bạn được giao một về chuẩn bị một bài thuyết trình để báo cáo trước lớp
hay chưa?
Đã bao giờ khi bạn thuyết trình mà cả phòng đều ngáp ngắn, ngáp dài hay chưa?
Và bây giờ hãy thử nhớ về buổi thuyết trình đầu tiên của bạn, hãy thử nhớ xem bạn đã
nói gì trong ngày hôm đó, và bạn hãy nhớ lại xem những người nghe họ nhớ được gì
từ bài thuyết trình của bạn.
Bạn không thế nhớ được gì? Bài thuyết trình của bạn rơi vào lãng quên, không đọng lại
điều gì trong người nghe. Vậy là bài thuyết trình của bạn đã hoàn toàn thất bại.
Và để không nằm trong số những người thất bại khi thuyết trình bạn cần nhớ những
nguyên tắc sau đây.
+ Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
+ Hãy chuẩn bị cho việc nói trước ở nhà.
+ Thông điệp truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm.
+ Trình bày nội dung sinh động, cuốn hút.
1. Hiểu mục đích của buổi thuyết trình.
Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình bạn cần, hiểu rõ điều mình muốn
nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình của bạn, lí do họ nghe bài thuyết trình của bạn.
Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi
nào? Ở đâu? Tại sao?
Ai? Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào, trình độ
của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp
cho bài thuyết trình của mình.
Ví dụ:
+ Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận logic.
+ Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình ảnh, dí
dỏm.
Cái gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết trình về
cái gì? Bạn không thể diễn thuyết một vấn đề mà không ai quan tâm đến nó cả.
Như thế nào? Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành công của buổi thuyết trình
phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe


như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối
thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả
của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết
trình quá dài của bạn.
Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số thứ cho
tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho
mình một vị trí thích hợp.
Tại sao? Tại sao họ phải nghe bài thuyết trình của bạn, họ được cái gì khi nghe bạn
nói?
2. Chuẩn bị trước.
Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ Power point cho đến các hình ảnh,
video minh họa khác. Nhưng chưa chắc bạn khi đứng trước đám đông bạn sẽ nói tốt.
Trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập thuyết trình thử xem.
Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều
3. Truyền tải ngắn gọn súc tích.
Họ đi nghe bạn thuyết trình chứ không phải đi nghe bạn kể một câu truyện, hãy nói làm
sao cho họ tiếp nhận được thông tin càng nhiều càng tốt thay vì kể một câu truyện dài
lê thê.
4. Trình bày nội dung sinh động.
Hãy dùng mọi thứ bạn có thể để làm cho bài thuyết trình của mình nên sinh động hơn.
+ Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn.
+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể ( cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…)
+ Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả.
+ Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh.
“Thuyết trình cũng như các kĩ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người
nghe, làm thế nào để truyền đặt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một
nghệ thuật.”

×