Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “chiếc lược ngà” của nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.25 KB, 4 trang )

Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua
truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Bài làm:
I- MB:
“ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng
thời chống Mỹ. Truyện được viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con
trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đó không chỉ là một tình cảm
muôn thuở, bền vững mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt
nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng
và đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời
sống bình thường của mọi người.
II-TB:
1-Tóm tắt đoạn trích:
Ông sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông
mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết
sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp
chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận
ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc
ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu
quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để
tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc
nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con.
2-Tình cha con:
a/ Tình cha đối với con (nhân vật anh Sáu):
Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới một hai tuổi. Mãi khi
con gái tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà thăm con. Cái khao
khát của một người lính sau những năm xa cách được trở lại quê
hương , được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một
tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay
để ra đi , ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con


gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thét lên “Ba Ba!”. Bom đạn
chiến tranh làm thay đổi hình hài của ông. Vết thẹo dài trên má vết
thương chiến tranh- đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé nhỏ
không nhận ra bóng dáng người cha nữa!
Anh đã ra đi ,mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho
con chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con”
cứ giày vò ông mãi . Những ngày ở rừngvô cùng thiếu thốn, gian khổ
, nguy hiểm, anh Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Khi kiếm được
khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào
làm một cây lược. Chiếc lược ngà đã trở hành báu vật đối với ông.
Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu
mến, nhớ thương, mong đợi của người cha trong những ngày xa
cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu.
Ông Sáu hy sinh khi chưa gặp lại con. Chiếc lược chưa tới được tay
bé Thu. Chiếc lược ngà trở thành vật ký thác thiêng liêng của người
lính về tình cha con sâu nặng trong bom đạn quân thù không thể nào
tàn phá được Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với
một vật kỉ niệm chưa kịp trao.
b/ Tình con đối với cha (nhân vật bé Thu):
Gặp lại con sau bao ngày xa cách với nỗi nhớ thương nên anh Sáu
vồ vập nôn nóng , ngược lại bé Thu lại ngỡ ngàng, xa lạ . Ba ngày
phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha
ngày càng xấu đi, nó nhất định không gọi ba, không nhận sự chăm
sóc của anh Sáu. Sự phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, từ chỗ
ngấm ngầm đến rõ ràng, mạnh mẽ . Nó phản ứng vì anh Sáu có vết
sẹo trên má ,không giống với hình mà “ba” nó chụp chung với má nó
mà nó được biết. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh
mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim
ngây thơ đầy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có
sẹo là cha.Sự ngang ngạnh của bé Thu hoàn toàn “có lý” và không

đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó
còn quá bé nhỏ để hiểu được những tính khắc nghiệt, éo le của đời
sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận
những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó.
Nhưng vào thời điểm không ai ngờ, vào phút cuối của cuộc chia tay,
thái độ và hành động của bé Thu hoàn toàn thay đổi. Thật lạ lùng,
đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc
không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba a a ba!
Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Từ ngờ
vực xa cách, nó đã đi tới niềm tin thực sự và tình cảm được bộc lộ
thật mãnh liệt và chân thành.Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và
chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu.
Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động
mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc.
3 /Về tình cảm cha con trong chiến tranh:
-Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình
cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong những tình
huống:Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ
trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình
cảm thì ông Sáu phải ra đi .Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và
chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Ở
khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm
một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi
chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm
cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. Nếu tình huống thứ
nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ
hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra
trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành
một mối tình có qua có lại: tình cha con

Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương
thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con người chiến sĩ mà còn
gợi cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà chiến
tranh mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất
hạnh đáng thương. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát do quân
giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em
thơ trên khắp đất nước ta có bao giờ nguôi.Anh Sáu cũng như hàng
triệu chiến sĩ, đồng bào hy sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì
tình vợ chồng, tình cha con
Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mang
theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng ;
mãi mãi là kỷ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và
nước mắt để lại nhiều ám ảnh đau thương trong lòng ta.
III –KL
Truyện “Chiếc lược ngà” tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở
đây tình cha con của anh Sáu và bé Thu đã không mất đi sau khi anh
Sáu hy sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái anh, trong
lòng người bạn của anh là bác Ba và các đồng chí. Tình cha con
được nối dài trong tình cảm cách mạng, tình cảm của những người
đồng chí. .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng
trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thiêng
liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp
trong những hoàn cảnh khó khăn.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là
bài thơ về tình cha con.

×