Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THÙY

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƢỚC BIỂN VEN BỜ THÀNH PHỐ HẠ LONG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chuyên ngành Đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ QUYẾT THẮNG


Hà Nội - 2013


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Quyết Thắng
Đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ở trung tâm nghiên cứu tài nguyên và
môi trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường


Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành
thực nghiêm trong thời gian làm luận văn.





















ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ
thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp" là công trình nghiên cứu của riêng

cá nhân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phƣơng Thùy


















iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ 3
1.1.1 Khái niệm Biển ven bờ 3
1.1.2 Các yếu tố gây ô nhiễm biển ven bờ 3
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam 4
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Hạ Long 8
1.2.2. Biển và đảo 12
1.2.3. Hang động 15
1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo 17
1.3.1. Lịch sử kiến tạo 17
1.3.2. Đặc điểm địa mạo 17
1.4. Đa dạng sinh học 19
1.4.1. Hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới 19
1.4.2. Hệ sinh thái biển và ven bờ 19
1.5. Các tiềm năng của vịnh Hạ Long 21
1.5.1. Tiềm năng du lịch, nghiên cứu 21
1.5.2. Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy 22
1.5.3. Tiềm năng thủy hải sản 22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23


iv
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.1.1.Đặc điểm khu vực vùng biển ven bờ vịnh Hạ Long 23

2.1.2. Đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long 25
2.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Phương pháp luận 25
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 25
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 26
2.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ Long 28
3.1.1. Kết quả quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011 28
3.1.2 Một số chất độc 43
3.1.3. Dầu mỡ khoáng 44
3.1.4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 46
3.1.5. Coliform 49
3.1.6 Đánh giá chất lượng nước và diễn biến chất lượng nước biển ven
bờ thành phố Hạ Long 51
3.1.7 Tác động do ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tới hệ sinh thái
và nguồn lợi kinh tế vùng Vịnh Hạ Long 54
3.2. Các hoạt động tác động đến chất lƣợng nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ
Long 58
3.2.1. Hoạt động lấn biển 58
3.2.2. Hoạt động khai thác, chế biến, bốc rót và vận chuyển than 60
3.2.3. Hoạt động công nghiệp – Dịch vụ ven bờ 63
3.2.4. Các hoạt động du lịch trên Vịnh 66
3.2.6. Dân cư trên Vịnh Hạ Long 68
3.3. Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ
Long. 69


v

3.3.1. Các quy định và biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường vịnh
Hạ Long hiện nay 69
3.3.2 Những bất cấp, tồn tại trong công tác quản lý môi trường nước biển
ven bờ thành phố Hạ Long hiện nay 77
3.3.3 Đề xuất các giải phải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm
nước biển ven bờ thành phố Hạ Long. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93



vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATP
Ađênôsin triphôtphát
BOD
Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi sinh hoá
BQL
Ban quản lý
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
COD
Chemical Oxygen Deman – Nhu cầu ôxi hoá học
CP
Cổ phần
DO
Dissolved Oxygen – Oxi hoà tan.
GHCP

Giới hạn cho phép
ha
hecta
HĐND
Hội đồng nhân dân
JICA
Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật bản
KCN
Khu công nghiệp
MTV
Một thành viên
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
SS
Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng.
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TN-MT
Tài nguyên-Môi trƣờng
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Vinacomin
Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
XN
Xí nghiệp




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Bảng vị trí mạng lƣới quan trắc môi trƣờng ven bờ Vịnh Hạ Long 28
Bảng 3.2:Kết quả đo pH tại các điểm nghiên cứu 32
Bảng 3.3: Kết quả đo nồng độ oxy hòa tan tại các điểm nghiên cứu 34
Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ Amoni tại các điểm nghiên cứu 35
Bảng 3.5: Hàm lƣợng Zn tại các điểm nghiên cứu 38
Bảng 3.6: Hàm lƣợng Mn tại các điểm nghiên cứu 39
Bảng 3.7: Hàm lƣợng Fe tại các điểm nghiên cứu 41
Bảng 3.8: Hàm lƣợng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu 45
Bảng 3.9: Hàm lƣợng TSS tại các điểm nghiên cứu 47
Bảng 3.10: Hàm lƣợng Coliform tại các điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.11: Hệ số rủi ro môi trƣờng (RQ) vùng biển vịnh Hạ Long năm 2011 51
Bảng 3.12: Xu thế diễn biến môi trƣờng qua các năm 53
Bảng 3.13: Bảng thống kế diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long 55
Bảng 3.14: Diện tích lấn biển các dự án TP.Hạ Long 58
Bảng 3.15: Sản lƣợng than khai thác trên địa bàn thành phố Hạ Long 62
Bảng 3.16: Danh sách các trạm xử lý nƣớc thải trên địa bàn thành phố 76



viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tổng thể khu vực nghiên cứu 13
Hình 1.2: Hòn Trống Mái 14
Hình 1.3: Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt 15
Hình 1.4: Kiến tạo đá vôi kiểu Phong Tùng, một trong hai kiểu địa hình 18

Hình 3.1: Vị Trí mạng lƣới các điểm quan trắc 29
Hình 3.2: Biểu diễn độ pH tại các điểm nghiên cứu 33
Hình 3.3: Biểu diễn hàm lƣợng DO tại các điểm nghiên cứu 35
Hình 3.4: Biểu diễn hàm lƣợng Amoni tại các điểm nghiên cứu 36
Hình3.5: Biểu diễn hàm lƣợng Zn tại các điểm nghiên cứu 38
Hình 3.6: Biểu diễn hàm lƣợng Mn tại các điểm nghiên cứu 40
Hình 3.7: Biểu diễn hàm lƣợng Fe tại các điểm nghiên cứu 41
Hình 3.8: Biểu diễn hàm lƣợng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu 45
Hình 3.9: Biểu diễn hàm lƣợng TSS tại các điểm nghiên cứu 47
Hình 3.10: Biểu diễn hàm lƣợng Coliform tại các điểm nghiên cứu 50
Hình 3.11: Diễn biến hàm lƣợng TSS 53
Hình 3.12: Diễn biến hàm lƣợng Amoni 53
Hình 3.13: Diễn biến hàm lƣợng Fe 54
Hình 3.14: Diễn biến hàm lƣợng dầu mỡ khoáng 54
Hình 3.15. Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long
55
Hình 3.16: Hoạt động lấn biển ở Vịnh Hạ Long 60
Hình 3.17: Hoạt động khai thác than TP.Hạ Long 61
Hình 3.18: Khu vực cụm Cảng Nam Cầu Trắng 62
Hình 3.19: Cảng nƣớc sâu Cái Lân: Đây là cảng nƣớc sâu lớn nhất tại khu vực Miền
Bắc 63
Hình 3.20: Âu tàu Tuần Châu (ảnh trái) và bến tàu khách du lịch 64
Bãi Cháy (ảnh phải) 64
Hình 3.21: Khu du lịch Bãi Cháy 65


ix
Hình 3.22: Khu vực sau chợ Hạ Long I - Gồm rất nhiều các phƣơng tiện thuỷ: tàu
đánh cá, tàu bán lẻ xăng dầu trên vịnh, nhà bè v.v… 65
Hình 3.23: Hoạt động du lịch, tham quan Vịnh Hạ Long 67

Hình 3.24: Hoạt động của dân cƣ trên Vịnh Hạ Long 69
Hình 3.25: Sơ đồ tuyến thu gom nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố 74


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong
công tác quản lý môi trƣờng quốc gia, cũng nhƣ quản lý môi trƣờng ở mỗi địa
phƣơng, nhằm mục đích theo dõi kịp thời ô nhiễm môi trƣờng, xác định đúng
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng và đề xuât kịp thời các giải pháp ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
bảo vệ các hệ sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững.
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm
(nguồn thải khí ô nhiễm, nguồn thải nƣớc ô nhiễm, nguồn thải chất rắn, nguồn thải
tiếng ồn, nguồn thải bức xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng các ngành sản xuất
công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng xung quanh ở các khu đô thị, khu kinh
tế, các làng nghề… và kiểm soát ô nhiễm (chất lƣợng) môi trƣờng không khí, môi
trƣờng nƣớc biển, nƣớc mặt và nƣớc biển ven bờ.
Thành phố Hạ Long là khu vực phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế - xã hội,
đặc biệt các ngành du lịch, giao thông vận tải biển (có Vịnh Hạ Long), khai thác
than, các khu công nghiệp, đô thị hoá trên đất liền v.v Các hoạt động này có
những tác động không nhỏ tới vùng Vịnh Hạ Long. Ảnh hƣởng và đe dọa trực tiếp
là ô nhiễm môi trƣờng nƣớc vịnh do những nguồn thải từ trên đất liền và các hoạt
động trên vịnh.
Trong đó Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. Tuy nhiên chất lƣợng nƣớc biển
ven bờ vùng vịnh Hạ Long ngày càng có xu hƣớng bị ô nhiễm, gây ảnh hƣởng đến
sự phát triển của ngành du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển.

Vì vậy, việc nghiên cứu về chất lƣợng nguồn nƣớc và đƣa ra các giải pháp hiệu quả
để giảm thiểu ô nhiễm là một vấn đề cấp thiết.

2
Với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực
trạng và giải pháp” chúng tôi muốn góp phần nào đó để nâng cao chất lƣợng môi
trƣờng cảnh quan thành phố Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng.
1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Cải thiện công tác bảo vệ môi trƣờng liên quan đến thành
phố Hạ Long hiện nay
- Mục tiêu cụ thể:
a) Đánh giá hiện trạng chất lƣợng và nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc biển
ven bờ thành phố Hạ Long.
b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm
nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ Long.
Nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm nƣớc biển ven bờ vịnh Hạ Long và xem
xét, nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm để tìm kiếm giải
pháp phù hợp Đề tài này tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Hiện trạng ô nhiễm nƣớc biển ven bờ vịnh Hạ Long thuộc khu vực thành
phố Hạ Long thông qua các thông số nhƣ dầu mỡ, thuộc hiện trạng môi trƣờng
tỉnh QN
- Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển ven bờ vịnh
của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan nhƣ Sở TNMT, Cánh sát MT
- Đề xuất 1 số giải pháp khả thi để quản lý tốt hơn môi trƣờng nƣớc biển ven
bờ vịnh : kỹ thuật, quản lý
- Điều tra các nguồn chính gây ô nhiễm nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ
Long
- Hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ Long
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc và diễn biến môi trƣờng nƣớc biển ven bờ thành
phố Hạ Long

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản lý và đƣa ra các biện
pháp xử lý, khắc phục môi trƣờng nƣớc biển ven bờ thành phố Hạ Long.
-

3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ
1.1.1 Khái niệm Biển ven bờ
Theo Điều 4, chƣơng II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày
27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân
Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ đƣợc tính từ bờ biển (ngấn
nƣớc khi thuỷ triều thấp nhất) đến đƣờng nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý
(tƣơng đƣơng 44.448,0m), do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết
định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công
trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban,
ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải
trong phạm vi dải ven bờ cách mép nƣớc 500 m trở vào. Do đó, vùng biển ven bờ là
vùng biển từ cách mép nƣớc 500m trở vào.
1.1.2 Các yếu tố gây ô nhiễm biển ven bờ
Theo UNEP (2000), trong những năm của thập kỷ 1990, tổng lƣợng chất thải
độc hại trên toàn thế giới vào đại dƣơng khoảng 400 triệu tấn. Trong đó, chủ yếu
các chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp trong đất liền nhƣ hóa
chất, khai thác mỏ, chế biến, thuộc da, chiếm hơn 70% và hoạt động hàng hải trên
biển. Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại các chất thải nhƣ sau:
- Các chất thải có nguồn gốc từ lục địa nhƣ chất thải công nghiệp và chất thải
trong sinh hoạt tại các đô thị: 37%
- Các chất xuất phát từ các hoạt động hàng hải: 33%
- Các chất thải do sự cố tràn dầu: 12%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%
- Ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu khí: 2%


4
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm nƣớc biển hiện nay đã và đang đƣợc quan tâm trên phạm vi
toàn thế giới do ô nhiễm biển làm mất dần đi hệ sinh thái biển, tác động đến cuộc
sống của con ngƣời thông qua việc làm giảm nguồn lợi thủy sản, và các nguồn tài
nguyên khác từ biển, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời khi tham gia các hoạt động
thể thao, nghiên cứu và các hoạt động khác dƣới nƣớc và đặc biệt gây nguy cơ về
các thiên tai do biển mất đi những khu vực đệm chắn sóng ven bờ nhƣ san hô v.v.v
Các vấn đề về ô nhiễm hữu cơ cũng đặc biệt đƣợc nhiều khu vực, quốc gia quan
tâm trong đó phải kể đến các chất hữu cơ nhƣ Polycyclic aromatic hydrocarbons
(PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), các loại thuốc trừ sâu cơ clo,
polybrominated diphenyl ethers, phthalates and alkylphenols. Nghiên cứu tại khu
vực ven biển Comunidad Valenciana của Tây Ban Nha cũng cho thấy các chất
VOCs, thuốc trừ sâu cơ clo, phtalates và tributyltin (TBT) xuất hiện trong nƣớc biển
và hàm lƣợng octylphenol, pentachlorobenzene, DEHP và TBT vƣợt quá hàm lƣợng
trung bình hàng năm theo tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng (EQS-AAC) và hầu hết
các chất ô nhiễm xác định đƣợc cũng có mặt trong nƣớc thải của các trạm xử lý
[17]. Vùng biển Baltic khu vực Bắc Âu cũng phát hiện thấy các chất ô nhiễm hữu
cơ độc hại bao gồm các chất hữu cơ bay hơi (VOC), các chất halogen hữu cơ bay
hơi (VOX), chlorophenols, phenoxyacids, polychlorinated biphenyls (PCBs) and
polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) trong khoảng thời gian từ 1996 – 2001.
Nồng độ của VOX trong khoảng từ một vài ng/dm3 đến 250 ng/dm3. Nồng độ
trung bình của chlorophenols and phenoxyacids trong khoảng từ 0,1 và 6,0 và 0,05
and 2,2ug/dm3[18].
Nồng độ kim loại (Cr, Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) trong nƣớc biển khu vực bến cảng

Brest Harbour thuộc vùng Tây Bắc Nƣớc Pháp đạt tới nồng độ xấp xỉ 7 mg/l đối với
Mn, 60 mg/l đối với Zn giải phóng ra từ trầm tích do sự ô nhiễm axit trong khu vực.
[16]

5
Vùng ven biển Tỉnh Hà Bắc, phía tây biển Bột Hải, Trung Quốc cũng đã phát
hiện các chất ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền. Thông qua chỉ số ô nhiễm hữu
cơ, chỉ số phú dƣỡng, nồng độ phosphate và nhu cầu oxy hóa để đánh giá các điều
kiện chất lƣợng nƣớc. Kết quả cho thấy rằng ô nhiễm là trong mùa khô nặng hơn
nhiều so với mùa lũ năm 2006. Dựa trên COD và nồng độ phosphate, kết quả cho
thấy vùng biển gần sông Shahe, sông Douhe, sông Yanghe, và Luanhe sông đã bị ô
nhiễm nặng nề. [19]
1.1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam
Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và các
bài báo về vấn đề ô nhiễm biển từ các hoạt động trong bờ đặc biệt là ô nhiễm các
chất hữu cơ.
Dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở các vùng nƣớc ven bờ bởi các tác nhân nhƣ
dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng, NH
4
và PO
4
cũng ở mức đáng
lo ngại. Hàm lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu
sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung
suy giảm rõ rệt. Lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lƣu trong cơ thể các loài thân
mềm hai mảnh vỏ đƣợc xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14-
11.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin,
enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến
đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.[1]

Nƣớc biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong
nƣớc biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2. Nƣớc biển ven bờ có biểu hiện
bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tƣợng
thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất
lƣợng môi trƣờng biển thay đổi dẫn đến nơi cƣ trú tự nhiên của loài bị phá huỷ
gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy
cấp khác nhau và trên 70 loài đã đƣợc đƣa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai

6
thác hải sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngƣ cụ đánh bắt có tính
chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến nhƣ xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công
suất cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có
xu hƣớng giảm dần về trữ lƣợng, sản lƣợng và kích thƣớc cá đánh bắt. [1]
Ở một số vùng biển khác nhƣ khu vực nƣớc biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có
dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu là do nƣớc thải
công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, và các hoạt động của tàu
thuyền trên biển. Đa số nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp thải trực tiếp
ra vịnh Đà Nẵng mà chƣa qua xử lý. Chất lƣợng nƣớc biển ven bờ xuống cấp gây
ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn, phát triển của hệ
sinh thái rạn san hô Đà Nẵng. [3]
Theo Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của
Việt Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động nhƣ phát triển du lịch ven biển, phát
triển công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động hàng hải
và một phần không nhỏ do từ việc gia tăng dân số. Dƣới tác động của các áp lực
này, vùng biển ven bờ của Việt Nam có hàm lƣợng một số chất ô nhiễm đáng
quan tâm nhƣ TSS, COD, NH4
+
, dầu mỡ, CN
-

. Hàm lƣợng TSS trong nƣớc biển
ven bờ cao ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, thấp ở khu vực miền
Trung và có xu thế giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005-
2009. Nhu cầu oxy hoá học có xu hƣớng tăng dần vào các khu vực ven biển phía
nam và hàm lƣợng dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo
đƣợc tại hầu hết các điểm đo đều vƣợt tiêu chuẩn so sánh với QCVN
10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ
(0,2mg/l) cho mọi mục đích sử dụng và cao nhất ở các vùng biển miền Trung.
Hàm lƣợng các kim loại nặng nhƣ Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho
phép.[1]
Cùng với các vùng biển đƣợc đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực
vịnh Hạ Long đã và đang đƣợc các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập

7
trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trƣờng vịnh Hạ Long, bảo
vệ các giá trị di sản thiên nhiên đƣợc thế giới công nhận.
Từ năm 1998, dự án Nghiên cứu môi trƣờng vịnh Hạ Long đã đƣợc cơ
quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện với những kết quả sơ bộ cho thấy tiềm
năng ô nhiễm vịnh Hạ Long theo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh
[6]. Kết quả nghiên cứu từ những năm 2000 và 2006 trong các đề tài luận văn thạc
sĩ của các tác giả Phạm Văn Lƣợng và Đoàn Thị Thu Trà cũng cho thấy các ảnh
hƣởng của hoạt động của con ngƣời từ bờ đến chất lƣợng môi trƣờng ven biển
vịnh Hạ Long thể hiện qua sự biến đổi của hàm lƣợng các kim loại nặng và các
chất hữu cơ. [4, 13]
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nƣớc biển ven
bờ khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể hiện thông qua các thông số nhƣ nhu
cầu oxy hóa học (COD) và nồng độ nitơ amoni vƣợt quá giá trị tiêu chuẩn ven bờ
ở gần nhƣ tất cả các điểm lấy mẫu do ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc
thải công nghiệp. Bên cạnh đó, nƣớc ven bờ dọc theo thành phố Hạ Long có nồng
độ dầu và mỡ tƣơng đối cao do các hoạt động của tàu thuyền ảnh hƣởng đến chất

lƣợng nƣớc trong vùng đệm Vịnh Hạ Long. Tại cửa sông của suối Lộ Phong, quan
sát thấy nồng độ COD và kim loại nặng tƣơng đối cao. Có thể nói rằng hoạt động
khai thác than tại khu vực thƣợng nguồn suối Lộ Phong đã ảnh hƣởng tới chất
lƣợng nƣớc. [7]
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển ven bờ theo mạng điểm
quan trắc của tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012 và 2013 cũng cho thấy dấu hiệu
của ô nhiễm chất hữu cơ khu vực ven biển vịnh Hạ Long do các hoạt động của
khu công nghiệp và đô thị hóa thể hiện trong thông số nhu cầu oxy sinh hóa cao
với khoảng dao động từ 5 đến 32 mg/l tập trung ở các khu vực cảng tàu du lịch
Bãi Cháy, Bãi tắm Bãi Cháy, nƣớc biển ven bờ khu vực sau chợ Hạ Long 1, Sông
Diễn Vọng – khu vực Cầu Bang, nƣớc biển ven bờ khu vực Cột 5 – cột 8 và khu
vực cảng Nam Cầu Trắng. Hàm lƣợng dầu đo đƣợc trong các khu vực này cũng

8
đặc biệt cao và vƣợt quá ngƣỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam về chất lƣợng
nƣớc biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác khu vực bãi tắm và nuôi trồng
thủy sản từ 1,5 đến 2,5 lần với giá trị đo đƣợc trong khoảng từ 0,3 đến 0,5 mg/l,
đặc biệt cao tại khu vực bến chợ Hạ Long 1 và cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Nguồn:
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012,
2013).[14]
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là môi trƣờng nƣớc biển ven bờ vịnh Hạ Long trong
phạm vi thành phố Hạ Long. Theo QCVN số 10:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ [2], trong đó giải thích: nƣớc biển
ven bờ là nƣớc biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý
(khoảng 5,5 km).
Do vậy, trong Luận văn này sẽ nghiên cứu chất lƣợng nƣớc biển ven bờ vịnh
Hạ Long trong khuôn khổ phạm vi thành phố Hạ Long, với chiều dài khu nghiên
cứu khoảng 28km, bắt đầu từ khu vực đảo Tuần Châu qua địa bàn các phƣờng
Hùng Thắng, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà

Tu và Hà Phong.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Hạ Long
1.2.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị
của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long đƣợc
thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị
xã Hồng Gai.
Thành phố Hạ Long nằm ở Trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
271,95 km2, với chiều dài bờ biển gần 50km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố
Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là Vịnh Hạ
Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài 50km, cách Hà Nội
165km về phía Tây Bắc, Hải Phòng 60km về phái Tây, cửa khẩu Móng Cái 184km

9
về phía Đông, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lƣợc về phát
triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vựa quốc gia.
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong
những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao
gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt
gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam
quốc lộ 18A, cuối cùng là vùng hải đảo.
1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa
đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 độ. Lƣợng mƣa trung bình
một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, từ tháng
5 đến tháng 10. Mùa đông, là mùa khô, ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long
có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và
gió Tây Nam về mùa hè. Hạ long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hƣởng của những

cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão là cấp 9, cấp 10.
1.2.1.4. Dân số
Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 ngƣời đến năm 2010 là 234.592 tăng
31.753 ngƣời so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005% đến
năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2012 trung
bình là 1,051%.

10
Kết quả điều tra dân số ở các phường giai đoạn 2006-2012
Đơn vị tính: người
T
T
Đơn vị
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

Thành phố
202.839

218.238
223.474
229.122
234.592
227.868
248.873
1
Hồng Gai
8.590
9.286
8.995
9.215
9.385
8.099
8.285
2
Bạch Đằng
11.840
12.519
11.996
12.829
12.447
9.691
11.437
3
Trần Hƣng
Đạo
9.750
10.266
9.962

10.188
10.820
9.581
11.316
4
Yết Kiêu
8.452
9.553
9.233
9.785
9.995
10.191
9.981
5
Cao Xanh
14.875
15.839
16.521
17.038
17.424
16.402
16.727
6
Hà Khánh
5.743
6.524
6.090
6.217
6.487
6.701

6.547
7
Cao Thắng
15.448
16.650
17.147
17.378
18.230
17.189
18.355
8
Hà Lầm
9.179
9.797
10.093
10.125
10.336
10.272
11.321
9
Hà Trung
7.146
7.570
8.019
8.034
7.745
7.929
8.737
10
Hà Tu

11.618
11.991
12.174
12.197
12.575
13.044
13.390
11
Hà Phong
8.705
9.427
9.772
9.804
9.824
9.064
9.866
12
Hồng Hà
12.714
15.140
15.668
15.569
15.602
15.758
16.847
13
Hồng Hải
15.439
16.584
18.005

18.440
18.323
18.736
26.354
14
Bãi Cháy
18.361
18.619
18.981
19.472
19.890
21.297
21.472
15
Giếng Đáy
10.671
12.003
13.317
14.071
15.423
15.317
15.538
16
Hà Khẩu
10.016
10.769
11.369
11.845
12.547
12.628

14.647
17
Hùng Thắng
4.168
5.582
5.643
5.717
5.866
6.092
6.488
18
Tuần Châu
2.387
2.573
2.256
2.355
2.394
1.954
2.450
19
Đại Yên
8.253
8.443
8.526
8.678
9.036
8.306
9.000
20
Việt Hƣng

9.484
9.103
9.707
10.165
10.243
9.083
10.122
- Mật độ dân cƣ trên toàn thành phố năm 2006 là 820 ngƣời/km
2
, đến năm
2012 mật độ dân cƣ tăng lên 834 ngƣời/km
2
.
1.2.1.5. Về Tài nguyên thiên nhiên
Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên
vật liệu xây dựng. Tổng trữ lƣợng than đá đã thăm dò đƣợc đến thời điểm này là

11
trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phƣờng
Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hƣng nằm
trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán
Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lƣợng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu
xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lƣợng hiện có khoảng
trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu
xây dựng, tập trung tại phƣờng Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ
lƣợng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác đƣợc. Bên cạnh đó, còn có
các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phƣờng Hà Phong, Hà
Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hƣng v.v… tuy nhiên trữ lƣợng
là không đáng kể [7].
1.2.1.6. Điều kiện kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố Hạ Long là rất lớn. Quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Từ một
thành phố với nền công nghiệp khai thác than là chủ đạo, nay đã chuyển dịch phát
triển cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, để hƣớng tới là một thành phố du lịch
xanh, sạch đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2013. Một số nét chính về tình hình
kinh tế-xã hội của thành phố trong năm 2011 [6]:
- Về sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp năm 2011 khá ổn định; giá trị ƣớc đạt 12.673 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 969 tỷ đồng; các ngành công
nghiệp đóng tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng trên địa
bàn tăng trƣởng không cao do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế. Các ngành sản
xuất dầu thực vật và ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác cơ bản ổn định,
phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các đơn vị và nhân dân, phục vụ
tốt cho phát triển kinh tế.
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ
đồng; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lƣợng rau xanh đạt 11.516 tấn. Giá trị
sản xuất thuỷ sản đạt 52,24 tỷ đồng, tổng sản lƣợng thuỷ sản đạt 2.545 tấn.

12
- Về Du lịch: Khách du lịch đến Hạ Long đạt 4.031.098 lƣợt khách, trong đó
khách quốc tế đạt 2.063.700 lƣợt, doanh thu đạt 2.236 tỷ đồng.
- Về tình hình thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ƣớc đạt
13.586,9 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Thành phố ƣớc đạt 1.902,56 tỷ đồng. Tổng
chi ngân sách đạt 979,6 tỷ đồng.
- Về công tác văn hoá - xã hội: Trong năm thành phố đã thực hiện tốt nhiều
sự kiện quan trọng nhƣ lễ hội du lịch Hạ Long năm 2011; Công tác xây dựng nông
thôn mới trong hỗ trợ huyện nghèo Ba Chẽ đƣợc đẩy mạnh; thành phố đã tiến hành
triển khai Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2016 phấn đấu đến năm 2016
thành phố không có hộ nghèo, cận nghèo. Phong trào thể dục thể thao đƣợc phát
triển, với việc hình thành nhiều sân bóng mới, trong năm thành phố cũng đã tổ chức

thành công hội khoẻ phù đổng toàn tỉnh với vị trí thứ nhất toàn đoàn v.v
- Về giáo dục: Thành phố hiện có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, 67%
trên chuẩn. 100% các trƣờng phổ thông đã đƣợc kiên cố, cao tầng hoá; 80% các
trƣờng trang bị máy chiếu cho các phòng học. Là địa phƣơng đầu tiên trong Tỉnh
đầu tƣ bằng nguồn xã hội hóa trang bị Bảng tƣơng tác cho một số trƣờng để nâng
cao chất lƣợng dạy học. Đến nay, toàn Thành phố có 35 trƣờng đạt chuẩn quốc gia
(mầm non: 07; tiểu học: 17; Tiểu học cơ sở: 11; trung học & trung học cơ sở: 01).
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh và mạnh cũng đã đặt ra những thách
thức to lớn đối với việc bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là bảo tồn, duy trì và phát huy
những giá trị, lợi thế của vịnh Hạ Long đảm bảo hài hòa và bền vững vì hiện nay
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã và đang có những tác động tiêu cực nhất
định đến môi trƣờng vịnh Hạ Long.
1.2.2. Biển và đảo
Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập
trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía
Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng
số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao
khoảng 200m.

13
Hình 1.1: Tổng thể khu vực nghiên cứu

14
Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là
vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long
(vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà
(vùng đệm).
Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn
đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại
nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhƣng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ

nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét nhƣ một bức tƣờng thành. Đó là
một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã đƣợc huyền thoại
hóa. Dƣới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:
Hòn Trống Mái:

Hình 1.2: Hòn Trống Mái
Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái
nằm gần hòn Đỉnh Hƣơng ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi
Cháy khoảng 5km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống nhƣ một đôi gà, một
trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tƣ thế rất chênh
vênh. Là biểu tƣợng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tƣợng
trong sách hƣớng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.
Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34km,
thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên
vùng vịnh Hạ Long. Đảo rộng 12km², có ngƣời ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc
hệ thống thƣơng cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc,

15
thành nhà Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi Cát Dài tới hàng kilômét với cát trắng
trải ra tới tận bến tàu.
Đảo Ti Tốp: Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên
khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14km về phía Đông. Đảo đƣợc đặt tên
Ti Tốp từ khi Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ
ngƣời Nga Gherman Titov, vào năm 1962.
Đảo Tuần Châu: Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía
Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng
3km², gần bờ, có làng mạc và dân cƣ thƣa thớt. Trƣớc kia trên đảo các nhà khoa học
đã tìm đƣợc nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một
con đƣờng lớn đã đƣợc xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi,
giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng đƣợc xây dựng, đƣa vào

phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay.
1.2.3. Hang động
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nƣớc
biếc vùng Vịnh hấp dẫn du khách. Những hang động tại Hạ Long, theo các
nhà thám hiểm địa chất ngƣời Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20,
khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều đƣợc kiến tạo trong thế Pleistocen kéo
dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trƣớc, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền
Karst và các hàm ếch biển.
Hang Sửng Sốt:

Hình 1.3: Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt

×