Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

bài tập nhóm đôi nét về văn hóa kinh doanh nước pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.36 KB, 14 trang )

3/7/2014

QUẢN TRỊ ĐA VĂN HÓA | GVHD: Phạm Thị Bé Loan
NHÓM BÁNH BÔ
ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA
KINH DOANH NƯỚC PHÁP

Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 1

I. Khái quát về nước Pháp:
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu ,giáp với nhiều quốc gia lớn
như: Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha
Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế,
quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới.Là nước có mạng lưới
quan hệ ngoại giao lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ), Pháp là một trong những
nước sáng lập Liên minh châu Âu, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen.
Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong
năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nước Pháp có nhiều đặc điểm địa lý khác nhau, từ những đồng bằng ven biển, những
cánh rừng bạt ngàn đến những đồi núi nhấp nhô hay những dãy núi cao ngất trời. Đỉnh
Mont Blanc nằm ở dãy Alps với độ cao 4.810 mét (15.781 ft) trên mực nước biển là
điểm cao nhất tây Âu, đồng thời điểm thấp nhất Châu Âu cũng nằm ở Pháp, vùng Đồng
bằng Rhone thấp hơn mực nước biển đến 5 mét (-15 ft). Không chỉ đa dạng về địa lý,
nước Pháp còn được xem là một trong những trung tâm văn hóa - nghệ thuật của cả
châu Âu với những lâu đài, thành phố cổ và kiến trúc, kho tàng văn hóa đồ sộ được để
lại từ thời La Mã cổ đại hay thời kì Phục Hưng thịnh vượng.
Ngoài ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp còn có nhiều ngôn ngữ địa phương và thổ
ngữ khác được sử dụng trên nhiều vùng khác nhau như: tiếng Đức, Ý, Bồ Đào Nha, các
thổ ngữ Oïl (như Picard và Poitevin-Saintongeais)…


Nhắc đến nước Pháp, ngoài vẻ đẹp độc đáo và phong phú của phong cảnh, người ta
còn nghĩ đến thời trang, nước hoa, hay rượu vang và những món ăn Tây Âu đặc trưng -
rất nhiều điều thú vị lôi cuốn những ai ham thích du lịch cũng mong muốn được một lần
đặt chân đến nơi đây.

Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 2

II. Những đặc trưng của văn hóa kinh doanh
1. Những đặc điểm văn hóa chung
 Tính cách đặc trưng của người Pháp
 Có tinh thần dân tộc cao, tự hào về nước Pháp
 Họ thích trật tự nhưng lại ghét tuân theo kỷ luật
 Ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh và sự thông thái
 Ưa giao tiếp, ồn ào, vui vẻ nhưng rất văn minh, lịch sự
 Theo chủ nghĩa cá nhân
 Yêu thích những thứ tinh tế trong cuộc sống
 Lãng mạn, yêu thể thao, nghệ thuật, thích vui chơi giải trí
 Thân thiện vui tính nhưng họ hay mỉa mai

 Người Pháp rất tự hào về đất nước của họ và phụng sự cho đất nước là một công
việc cao cả. Để có được một nước Pháp như ngày hôm nay, người Pháp đã không
ngừng đấu tranh cho sự - hòa nhập - chứ không - hòa tan. Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ
gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
 Tinh thần cộng đồng cao: Người Pháp thường tự hào về thành phố hay làng mà
họ sống. Họ cũng luôn hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế mà người ta lập ra vô số hiệp hội dành
cho người già, người yêu âm nhạc, họa sĩ, nông dân và nhiều đối tượng khác. Nếu một
nông dân cần hỗ trợ hay lời khuyên, những thành viên khác trong hiệp hội dành cho
nông dân luôn sẵn sàng dành thời gian và công sức để giúp đỡ người đó.

 Không những lòng tự hào dân tộc của người Pháp cao mà họ còn rất coi trọng
tính cộng đồng và quyền bình đẳng. So với những nước phương Tây khác thì quyền dân
chủ ở Pháp bị hạn chế hơn. Những người nhập cư sinh sống tại đây phải hòa nhập vào
nền văn hóa của nước này, cũng như không được hình thành nên những nhóm tôn giáo
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 3

khác biệt. Tại Pháp, tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm. Pháp luật nước này
ngăn cấm việc thu thập số liệu, thông tin liên quan đến chủng tộc, tôn giáo…

 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta
làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Cuộc sống và hạnh phúc gia đình
với người Pháp quan trọng hơn công việc Vì thế phần lớn họ nghỉ hưu sớm và luôn tận
dụng thời gian rảnh rỗi quý báu để ăn bữa trưa và tối cùng bạn bè, người thân. Họ cũng
luôn tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để du lịch, nghe nhạc, cắm trại, tụ tập
với bạn bè
 Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác
dựa trên sự hiểu biết, trình độ học vấn. Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh
giá cao. Nếu họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ.
Họ có khuynh hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.Người Pháp rất thích tranh
luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Kết quả của một cuộc tranh luận đối với họ
luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có bất kỳ trường hợp nào là ngoại lệ. Thay
đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không phải là việc làm dễ. Với họ, sự
đồng thuận không dễ gì đạt được.
 Cũng như mọi dân tộc trên thế giới, người Pháp có một số các luật lệ qui ước qui
định cách ứng xử của mỗi người trong xã hội. Những luật lệ này tạo nên cái mà người
ta gọi là phép lịch sự, xử thế, cách sống cách đối xử trong xã hội. Nó khiến cho các mối
quan hệ cá nhân được dễ dàng hơn và góp phần tạo nên sự hài hòa cho xã hội.
 Nguyên tắc cơ bản trong phép xã giao của người Pháp

 Với người Pháp, phải tôn trọng giờ giấc bởi vì sự đúng giờ là một biểu hiện căn
bản của phép lịch sự. Nếu một ai đó hẹn bạn ở trên phố hay một nơi công cộng vào một
giờ cụ thể, bạn nên đến đúng giờ, thời gian muộn tối đa có thể được tha thứ là 5 phút.
Nếu là một cuộc hẹn mang tính chất công việc, hay cuộc hẹn khám bệnh với bác sĩ hay
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 4

với nha sĩ, nên đến sớm trước 5 hay 10 phút.Việc đến muộn luôn bị xem là bất lịch sự.
Ở Pháp, người ta không gọi điện thoại vào sáng sớm và đêm khuya nếu không có việc
cấp bách.
 Khạc nhổ ngoài đường là tối kỵ. Ợ thành tiếng ở nơi công cộng bị xem là rất mất
lịch sự. Ngáp mà không lấy tay che miệng, hỉ mũi hay hắt xì hơi thành tiếng cũng là
những cách ứng xử bị xem là rất xấu.
 Người ta không nhìn chòng chọc vào người khác bởi nhìn trừng trừng soi mói
một người nào đó bị coi là rất mất lịch sự. Nói oang oang với người đi cùng mình hay
trong điện thoại là một cách xử thế phản cảm. Trước một dòng người chờ đợi, phải xếp
hàng như mọi người, những người tự cho phép mình vượt lên người khác hay đến
thẳng quầy giải quyết công việc của mình sẽ bị những ánh mắt nhìn khiển trách hay la
mắng.
 Nói câu « xin chào », « cảm ơn “, xin lỗi, làm nhẹ đi một lời chê trách hay một
yêu sách bằng một nụ cười, giữ cửa, nhường chỗ, nhường lối cho một người lớn tuổi
hay người tàn tật: những lời nói nhẹ nhàng, những cử chỉ nho nhỏ ấy không thể thiếu
trong mọi tình huống, ở nơi đông người cũng như những chốn riêng tư, trên đường phố,
trong cửa hàng hay trong phòng khách. Những lời nói và cử chỉ ấy dược học từ khi còn
nhỏ tuổi. Với người Pháp, nếu không có những lời lẽ cử chỉ ấy, tất cả mọi sự tinh tế
trong xử thế chỉ là sự giả tạo.
 Ứng xử trong gia đình
Đối với người Pháp, cơ sở của sự hòa hợp êm thấm trong gia đình là tình thương, sự
tin tưởng, sự thống nhất, sự tôn trọng và sự lạc quan. Con cái ai cũng có lúc xử sự

không phải, cha mẹ nào cũng có lúc mắc sai lầm. Cuộc sống gia đình có những nguyên
tắc của nó.
 Nguyên tắc đầu tiên để chung sống hòa bình là tạo ra một khung cảnh sống hài
hòa và tiện .Mọi người đều phải tôn trọng không gian tình cảm thân mật. Không ai được
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 5

để đồ dùng cá nhân nhiều ngày liền trên bàn, trên ghế dù cho đó có là sách vở, đồ chơi
hay quần áo cũng vậy.
 Tôn trọng giờ giấc các bữa ăn. Về muộn hay không về được, hay mời một người
bạn đến nhà không định trước đều phải gọi điện báo. Mượn đồ dùng cá nhân của người
khác rồi không trả lại, chiếm dụng phương tiện thông tin, lạm dụng nhà tắm vào giờ mà
ai cũng vội là những hành vi phải tránh. Bóc niêm phong báo trước chủ nhân của nó,
đọc thiếp chúc mừng và thư tín của người khác là những việc làm không đúng.
 Ai cũng có quyền có không gian riêng. Theo phép lịch sự phải gõ cửa trước khi
vào phòng. Con cái không tự tiện xông vào phòng bố mẹ. Bố mẹ tôn trọng góc riêng
của các con. Các phép tắc lịch sự được dạy và học vào bữa ăn.
 Ứng xử với hàng xóm
Đối với người Pháp, hàng xóm là những người hết sức quan trọng trong cuộc sống, nhất
là khi họ muốn sống bình yên.
 Tất cả những người sống ở chung cư thường phải biết và tuân thủ những quy
định về sở hữu chung được treo ở sảnh lớn. Chào hỏi, mỉm cười trao đổi vài câu khi gặp
nhau ở không gian chung là những trao đổi không thể thiếu khi cùng sống trong một
chung cư.
 Theo lệ thường, người Pháp không thân thiện lắm với hàng xóm, không bắt họ
kể về cuộc sống của họ. Người ta cũng không kể chuyện nhà mình với hàng xóm mà
luôn luôn canh giữ vườn cây bí mật của mình.
 Ứng xử nơi công cộng
 Ở nơi công cộng người ta tránh tóp tép nhai kẹo cao su, cắt móng tay, móng

chân, chải đầu, ngoáy mũi, ngoáy tai, ngáp, vươn vai, duỗi chân, duỗi tay, nói to …
 Trên thang bộ, người Pháp dể phụ nữ và người cao tuổi đi bên có tay vịn. Đàn
ông luôn phải để cho phụ nữ lên trước và mình xuống thang trước để có thể hỗ trợ trong
trường hợp trượt ngã. Trong thang máy, người ta phải biết chờ đến lượt mình và để cho
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 6

người già, phụ nữ và trẻ nhỏ lên trước. Trước khi bấm vào nút nào đó, người lịch sự
thường hỏi mọi người xem họ đến tầng nào.
 Trên đường phố, phải bước đều chân, đi theo dòng người qua lại, vượt lên trước
ở bên trái. Khi một người đàn ông đi cùng một người già, một phụ nữ hay một đứa trẻ,
anh ta đi ở phía sát lòng đường.
 Ở Pháp, không được giăng tờ báo của mình trước mặt người ngồi cạnh cũng như
không đọc nhật báo và thư qua vai người ngồi cạnh.
 Ở rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc hay nơi tổ chức các sự kiện văn hóa
khác, phép lịch sự đầu tiên đối với các khán giả cũng như các nghệ sĩ là sự đúng giờ.
 Trên bàn ăn
 Theo thông lệ, người Pháp không cạn cốc một hơi, không ngửa cổ ra sau khi
uống, không bao giờ để một phụ nữ rót rượu. Người ta không đặt tay lên miệng cốc để
từ chối không uống rượu. Nếu một vị khách mời không muốn được tiếp rượu nữa, anh
ta dừng, khi cốc rượu còn khoảng một phần tư và ngăn người rót rượu bằng một cái
khoát tay tế nhị phía trên cốc.
 Trong bàn tiệc Pháp, người ta thường không đề cập đến chuyện kinh doanh, làm
ăn vì đối với người Pháp, ăn không chỉ là một nhu cầu bình thường hằng ngày mà là dịp
thưởng thức các món ăn, trò chuyện, kết thân, trao đổi, nhận xét về các vấn đề ẩm thực,
văn hóa, nghệ thuật và cuộc sống Từ chối món ăn cũng là điều không nên làm vì người
Pháp rất hãnh diện với sự phong phú và tinh túy của ẩm thực nước nhà.

 Trong ăn mặc

 Trong tiệc mời hay trong bữa ăn tối không thân thiện lắm, trong một tình huống
có mang chút phép tắc, lễ nghi, nam giới thường mặc một bộ đồ mang tính chất cổ điển,
nữ giới thì mặc bộ đồ vét may vừa với người, chân váy hoặc quần và một áo vét hài hòa
và một áo sơ mi mềm mại mượt mà. Một bộ trang phục tinh tế, là bộ trang phục màu
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 7

sắc của túi và ca vát hài hòa với nhau, đối với nam giới, là bộ trang phục mà túi và khăn
quàng hài hòa với nhau, đối với nữ giới.
 Trong đám cưới, người ta tránh đi dép xốp, đi giầy thể thao, giầy không đánh si,
mặc quần áo không là phẳng hay có vết ố bẩn, mặc bộ com lê dạ hội, áo vét dạ hội màu
trắng, quần tập thể thao. Người ta cũng không mặc trang phục mầu đen vốn liên tưởng
đến đám tang, và váy trắng bởi vì ngày hôm đó màu trắng là màu dành cho cô dâu.
 Đến cuộc phỏng vấn xin việc hay thi tuyển vấn đáp, người ta có xu hướng lựa
chọn bộ đồ màu không rực rỡ, màu trung tính, thanh nhã, đơn giản, cổ điển, có phong
cách, áo vét, quần, áo sơ mi đối với nam giới, bộ vét đối với nữ giới. Mặc đồ lua tua,
phụ tang đắt tiền, mặc sang trọng hơn cả người tuyển nhân viên, đi những đôi giầy gót
cao hơn 8cm, trang điểm quá nhiều là những sai lầm mà các ứng vien đi xin việc ở Pháp
luôn tránh
 Khi giao tiếp trên điện thoại
Đối với người Pháp, gọi điện thoại cho ai đó thường là làm phiền người đó, làm gián
đoạn công việc của người đó.
 Chính vì vậy, người Pháp không cố gọi khi không được trả lời. Họ không bao giờ
gọi điện vào đúng bữa ăn, Qui định này không được áp dụng nếu người ta phải gọi
trong trường hợp khẩn cấp hay gọi cho những người thân thiết. Đối với cuộc gọi mang
tính chất công việc chuyên môn, họ thuận theo giờ giấc của của những người trong
cuộc.
 Khi gọi điện, người ta có thói quen là tự giới thiệu, chào người đối thoại và cho
biết mục đích cuộc gọi.

 Người ta chỉ dùng loa ngoài khi có sự đồng ý của người đối thoại đồng thời báo
cho người đó biết những người sẽ nghe cuộc đối thoại đó là ai. Người nào gọi trước nên
dập máy trước đó là thông lệ.
 Cảm ơn và xin lỗi
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 8

Trên cả phép lịch sự thông thường, lời cảm ơn còn là sự thể hiện một tình cảm cao quý
đó là sự biết ơn. Biết nói lời cảm ơn không chỉ là một hình thức lịch sự hay mang tính
chuyên nghiệp ở Pháp, đó cũng là phương tiện mở ra một cuộc đối thoại mới trong bầu
không khí tích cực.
 Người ta có thể cảm ơn miệng trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư : lời “Cảm
ơn “ phải được nói ra ngay, chân thành, không lí nhí, không lúng túng. Người ta nói lời
“ Cảm ơn” để thể hiện điều bất ngờ, niềm vui sướng hay sự biết ơn đối với công việc đã
được giúp đỡ. Người ta cũng nói cảm ơn liền với nói “không” để cho lời từ chối đỡ xót
xa cho người nhận nó
 Ở Pháp, sau lễ cưới, việc cảm ơn là điều không thể thiếu. Cặp tân nương tân lang
và gia đình họ luôn cảm ơn nồng nhiệt những người đã mất công đi lại đến chia vui
hạnh phúc cùng họ.
 Lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ thực sự
tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ: “Xin lỗi”( « PARDON »), “ Tôi rất
lấy làm đáng tiếc…”(« JE SUIS DÉSOLÉ”)… Tuy nhiên với những lỗi lớn, họ dành
thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào biện minh .Thông
thường người ta thiên về việc giải thích đơn giản, ngắn gọn. Để xin lỗi, người ta nói:
“Hãy tha thứ cho tôi”, “Cho tôi xin lỗi”, “Xin hãy thứ lỗi cho tôi” ("Excusez-moi, "Je
vous prie de m'excuser", "Veuillez m'excuser") đó là những câu xin lỗi lịch sự nhất, “
Tôi tự thấy có lỗi”( "Je m'excuse") cũng là một câu xin lỗi đúng cách. Ngược lại, người
ta lại không thể nói: “Tôi tha thứ cho bản thân” (“Je me pardonne”) với nghĩa định thể
hiện là “Xin hãy tha lỗi cho tôi” ("Pardonnez-moi”).

2. Những đặc điểm văn hóa kinh doanh
 Ứng xử nơi làm việc
Phép tắc nơi công sở hầu như cũng giống với phép lịch sự xã giao trong cuộc sống
hàng ngày. Nhưng nó có một vài tế nhị nhất là về mối quan hệ trên dưới, cách xưng hô
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 9

với cấp trên hoặc cấp dưới. Để thành công trong sự nghiệp hay làm cho doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả, người Pháp thường chú tâm kết hợp năng lực làm việc hiệu quả
với phong cách ứng xử tốt.
 Đối với người Pháp, giám đốc là người tạo bầu không khí cho doanh nghiệp. Với
họ, chức năng lãnh đạo trong một doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ năng lực chuyên môn
mà cả các tố chất trong quan hệ ứng xử. Ngoài năng động, niềm nở nhiệt tình, một
người phụ trách còn phải biết truyền đạt ý tưởng của mình, ra lệnh mà không có vẻ độc
tài, biết tươi cười với các nhân viên, quan tâm đến hoạt động chuyên môn cũng như
cuộc sống cá nhân của mọi người mà không được cho phép mình thân mật quá với họ,
cảm ơn họ khi họ hoàn thành công việc. Đó là những gì cho phép người lãnh đạo công
ty tạo dựng một không khí dễ chịu nơi công sở.
 Để được nhìn nhận đánh giá tốt, các nhân viên văn phòng không những phải tỏ ra
có hiệu quả trong công việc mà còn phải biết xử sự đúng phép với những người quản lý
mình và đồng nghiệp của mình.
 Tuân thủ chức bậc trong văn phòng, tôn trọng những người làm những công việc
có vị thế thấp, tham gia vào sinh hoạt tâp thể của phòng vào các dịp hội thảo, sinh nhật,
liên hoan chia tay một đồng nghiệp, tránh xa những người kể chuyện phiếm mang tính
nước đôi đó là những cách xử sự được giới văn phòng ở Pháp trân trọng.
 Người ta không gây ồn trong phòng làm việc cũng như ngoài hành lang. Nếu phải
làm việc trong một không gian chung, người ta chỉnh chuông điện thoại nhỏ đi, người ta
không nói quá to trong điện thoại không rập máy mạnh. Chất từng chồng tài liệu cái nọ
trên cái kia trong khi lẽ ra chỉ giữ trước mặt mình những tài liệu mình đang làm, lạm

dụng máy chụp tài liệu, điện thoại hoặc dùng mạng của văn phòng vào mục đích cá
nhân, cắt ngang lời người đang nói mà không một lời xin lỗi là những cách ứng xử bị
đánh giá là không hay.
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 10

 Trong trường hợp có xung đột với người phụ trách, người ta thể hiện ý nguyện
muốn giải quyết vấn đề mà không nói lại với các đồng nghiệp khác. Dù là chuyện gì đi
nữa thì nhân viên vẫn là người đưa ra ý kiến trước khi cần tìm giải pháp cho xung đột.
 Chữ tín trong kinh doanh

 Doanh nhân Pháp tỏ ra thẳng thắn và luôn giữ lời hứa. Nhiều loại hình doanh
nghiệp – như các cửa hàng và công ty bảo dưỡng – được truyền từ đời này sang đời
khác trong một dòng họ nên họ rất coi trọng uy tín. Nếu bạn muốn sửa một ngôi nhà và
gọi một công ty chuyên làm việc đó, họ sẽ đưa ra các con số về thời gian, chi phí. Công
nhân của họ sẽ luôn làm việc đúng giờ và quá trình sửa nhà sẽ kết thúc đúng vào ngày
mà công ty định sẵn.
 Phong cách đàm phán
 Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên
thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi
kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao.
 Tại khu vực các tỉnh lẻ, cuộc họp sáng là rất hiếm. Thông thường, các cuộc họp
này được cố định giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều, trong khi cuộc họp ăn trưa
thường chỉ xảy ra giữa các đồng nghiệp đã tham gia vào một dự án chung.
 Khi kết thúc cuộc họp, người Pháp thường hôn lên má thể hiện tình cảm và sự
tôn trọng.Luôn nói lời tạm biệt với từng người một vào cuối của một sự kiện.
 Nói chuyện nhỏ là một phần thiết yếu của hoạt động kinh doanh tại Paris. Trong
các cuộc họp, người Pháp thường không vội vàng nói chuyện kinh doanh. Thông minh,
ăn mặc chỉnh tề rất được đề cao. Ăn trưa hay ăn tối trong các hoạt động hay các cuộc

họp kinh doanh là phố biến. Tại bữa ăn tối chính thức, thực khách phải chờ đợi cho các
khách quan trọng nhất hoặc chủ nhà là người tạo tín hiệu để bắt đầu bữa ăn.
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan

Nhóm Bánh “Bô” Page 11

 Pháp có phong cách đàm phán nóng nảy nhát, sử dụng nhiều nhất các câu mệnh
lệnh, đe dọa, cảnh cáo.Thường xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói “không”
 Sắp đặt cuộc hẹn
 Phải xin trước các cuộc hẹn
 Nên cố gắng đến đúng giờ
 Thời gian thích hợp nhất tiến hành đàm phán là vào 11:00 sáng hoặc 3:30 chiều.
 Xưng hô chào hỏi
 Chỉ được gọi bằng tên khi cho phép
 Nhấn mạnh đến thứ bậc
 Bắt tay nhau cả khi gặp mặt và khi tạm biệt
 Chào hỏi tất cả mọi người có trong phòng
 Tặng quà
 Quà tặng được chấp nhận nhưng phải thận trọng và khôn khéo
 Cần thiết trong những trường hợp giao tiếp xã hội
 Không cần đắt nhưng phải phù hợp với người nhận
 Không nên kèm theo danh thiếp
 Trang phục
 Trịnh trọng và đứng đắn: Nam mặc comple sẫm áo sơ mi trắng và thắt cà vạt; Nữ
mặc chỉnh tề với bộ vest váy hoặc quần tay, áo sơ mi và áo vest
 Rất quan tâm đến nước hoa và thời trang  đánh giá bạn qua cách ăn mặc và sư
dụng nước hoa
III. Những điều cần lưu ý khi tiến hành hợp tác với đối tác
người pháp
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan


Nhóm Bánh “Bô” Page 12

 Hai nguyên tắc lao động phổ biến ở Pháp là: Không giao dịch vào Chủ Nhật, chỉ
làm việc 35 giờ/tuần.
 Chuẩn bị đến Pháp bàn chuyện làm ăn, bạn nên chú ý đến trang phục. Chúng phải
hợp thời trang, hợp thời tiết từng mùa và có đủ các đồ phụ tùng phù hợp vì người Pháp
là những người rất ý thức về thời trang.
Người đối thoại với họ với trang phục thanh lịch sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm ngay
từ cuộc tiếp xúc đầu tiên.
 Ở Pháp, nhiều khách quốc tế sử dụng tiếng Anh, nhưng nếu bạn nói được tiếng
Pháp thì sẽ được đối tác xem là khách quý ngay.
 Đại từ nhân xưng “vous” đầy vẻ trân trọng luôn được sử dụng, nên tránh từ “tu”,
trừ khi được yêu cầu.Tiếng “bonjour” (chào buổi sáng), nụ cười, cái cúi đầu, tiếng
“merci” (cám ơn), lời chúc “bonne journée” (chúc ngày tốt đẹp)… dường như ở sẵn cửa
miệng của họ.
 Người Pháp rất chú trọng đến sự đúng đắn về thời gian, quy cách giao tiếp và
cũng rất tôn trọng các ngày nghỉ, ngày lễ.
 Các cuộc thương thảo làm ăn thường diễn ra thẳng thắn, trực tiếp, ánh mắt nhìn
thẳng vào mặt, mắt của người đối thoại. Đối tác Pháp hay đưa những câu hỏi, thắc mắc
hóc búa nhằm xem thử trình độ, bản lĩnh, tài ứng xử của những người bạn làm ăn tương
lai.
 Người Pháp thích tranh luận về mọi đề tài trong cuộc sống, ở phạm vi địa phương
lẫn phạm vi toàn cầu nên nếu người ngoại quốc đối thoại với họ có nhiều kiến thức, có
tài hùng biện và mạnh dạn tham gia ủng hộ hay chống lại đều được hoan nghênh.
 Người Pháp cho là thô thiển khi mới bắt đầu cuộc thương thảo mà đã đề cập đến
tiền bạc. Chuyện ấy chỉ nên nhắc ở phần gần kết thúc cuộc họp. Người chức vụ cao nhất
luôn là người có quyết định cuối cùng và cũng là người tuyên bố cuộc họp kết thúc.
Quản trị đa văn hóa GVHD: Phạm Thị Bé Loan


Nhóm Bánh “Bô” Page 13

 Điều phải nhớ nữa là người Pháp rất chuộng ăn ngon, uống ngon nên đừng từ
chối và cũng đừng quên mời họ đi ăn tối, từ 20 giờ trở đi. Trong các bữa ăn ấy, tránh
nói đến chuyện làm ăn và đừng quên rằng người Pháp còn rất thích thưởng thức vang
nên dù bạn không biết uống rượu cũng cố góp vui với họ một vài ly. Uống vang ở bữa
ăn trưa (thường từ 12h30 trở đi) trước khi trở vào bàn làm việc họp tiếp cũng là chuyện
thường tình nơi con cháu của những Rabelais, Alexandre Dumas…
Tóm tắt:
 Khi mới tiếp xúc làm ăn, bạn hãy giới thiệu rõ về mình.
 Phải đảm bảo giờ giấc và có kế hoạch làm việc cụ thể.
 Đừng vội nghĩ cuộc đàm phán đã kết thúc khi chưa ký được hợp đồng.
 Chỉ nên chấp nhận một khi tiếng Pháp của bạn thành thạo.
 Bạn có thể tạo ấn tượng tốt nếu biết được vài câu tiếng Pháp thông dụng và sử
dụng vào lúc thích hợp.
 Người Pháp có khuynh hướng tập trung vào những mục tiêu dài hạn
 Bạn hãy giữ thái độ lịch thiệp và thân thiện.
 Lập kế hoạch cẩn thận và được tổ chức một cách hợp lí.
 Tránh các lý lẽ, lập luận phi logic
 Pháp có thể bị thuyết phục để thay đổi ý kiến của mình.
 Đừng quá bận tâm khi ý kiến của bạn khôn giống với các đối thủ
 Chứng tỏ rằng bạn là người trí tuệ và có khả năng kiềm chế.
 Tránh đề cập các vấn đề riêng tư.
 Phải kiên nhẫ chờ đợi câu trả lời.Pháp là nơi có khoảng cách quyền lực cao,
người có quyền lực cao nhất chính là người đưa ra quyết định cuối cùng.

×