Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đáp án bài thu hoạch đề lẻ đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.15 KB, 11 trang )

ĐỀ LẺ
Câu 1:
Điều 9. Xác nhận lý lịch sinh viên
1. Xác nhận lý lịch để sinh viên đi thực tập tốt nghiệp
Nội dung:
Xác nhận lý lịch để sinh viên đi thực tập tốt nghiệp (nếu cơ quan sinh viên đến
thực tập yêu cầu).
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên nộp đơn (theo mẫu), cùng bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu) ghi đầy đủ
thông tin, xuất trình thẻ sinh viên tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;
- Thư ký khoa tiếp nhận đơn, xem xét và trình lãnh đạo khoa;
- Trưởng khoa (hoặc Phó Trưởng khoa được Trưởng khoa ủy quyền) ký xác
nhận;
- Thư ký khoa trả lý lịch cho sinh viên trong thời gian quy định.
Thời gian giải quyết: Trả lý lịch cho sinh viên trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
2. Xác nhận lý lịch để hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên
Nội dung xác nhận:
Xác nhận lý lịch cho sinh viên cuối khóa để hoàn thiện hồ sơ tốt nghiệp.
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên nộp sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cho cán bộ lớp hành chính, cán bộ
lớp nộp theo lớp hành chính tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;
- Thư ký khoa tiếp nhận sơ yếu lý lịch của các lớp hành chính, trình lãnh đạo
khoa ghi nhận xét cuối khóa, ký xác nhận;
- Thư ký khoa chuyển lý lịch sinh viên (đã ký, đóng dấu) đến Phòng Công tác
Chính trị và Sinh viên để trả cùng hồ sơ tốt nghiệp.
Thời gian giải quyết: Theo kế hoạch của từng năm học
Điều 12. Nghỉ ốm, nghỉ học tạm thời bảo lưu kết quả (dừng học), thôi học, học
tiếp, chuyển trường
1. Nghỉ ốm:
Nội dung: Sinh viên ốm đau hoặc vì lý do hợp lệ khác phải xin nghỉ học.


Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên (hoặc thân nhân trong trường hợp ốm đau phải nằm viện) nộp Đơn
xin nghỉ học (theo mẫu), kèm theo các minh chứng (nếu ốm đau phải có xác nhận
của y tế Trường hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền) trong vòng một tuần kể từ ngày
ốm tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;
- Thư ký khoa tiếp nhận tiếp nhận đơn, các minh chứng và:
+ Trình lãnh đạo khoa xem xét, giải quyết thfdqưertopasssssssssseo thẩm
quyền đối với trường hợp sinh viên xin nghỉ từ 03 ngày trở xuống; Lưu bản chính,
trả bản sao đơn xin nghỉ học có ý kiến của lãnh đạo khoa cho sinh viên trong thời
gian quy định;
+ Chuyển hồ sơ cho cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên xem
xét, giải quyết đối với trường hợp nghỉ trên 03 ngày, trong thời hạn 01 ngày kể từ
ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Đối với trường hợp sinh viên xin nghỉ trên 03 ngày đến không quá 10 ngày:
lãnh đạo Phòng Công tác Chính trị và Sinh viênxem xét, giải quyết theo thẩm
quyền;
- Đối với trường hợp sinh viên xin nghỉ trên 10 ngày: lãnh đạo Phòng Công tác
Chính trị và Sinh viên trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định;
- Cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên lưu bản chính, trả
bản sao đơn xin nghỉ học có ý kiến của cấp có thẩm quyền cho các khoa quản lý
sinh viên có hồ sơ;
- Thư ký khoa quản lý sinh viên trả bản sao đơn cho sinh viên trong thời gian quy
định.
Thời gian giải quyết:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng khoa quản lý sinh viên:
trả hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ;
- Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Phòng Công tác Chính
trị và Sinh viên: trả hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ;

- Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng: trả hồ sơ trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
2. Nghỉ học tạm thời bảo lưu kết quả, thôi học
Nội dung: Sinh viên xin nghỉ học tạm thời bảo lưu kết quả, thôi học vì lý do cá
nhân hoặc lý do hợp lệ khác, không thuộc trường hợp bị buộc thôi học theo quy
chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên nộp đơn xin nghỉ học tạm thời bảo lưu kết quả (ghi rõ điểm trung
bình chung tích lũy), thôi học (theo mẫu), có ý kiến của gia đình, kèm theo các
minh chứng (nếu có), xuất trình thẻ sinh viên tại văn phòng khoa quản lý sinh viên;
- Thư ký khoa tiếp nhận đơn và các minh chứng trình lãnh đạo khoa xem xét,
xác nhận;
- Thư ký khoa chuyển hồ sơ đã có xác nhận của lãnh đạo khoa tới cán bộ tiếp
nhận hồ sơ của Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên trong thời hạn 01 ngày làm
việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên tiếp nhận hồ sơ và
chuẩn bị các tài liệu liên quan trình lãnh đạo phòng;
- Lãnh đạo phòng xem xét, trình Ban Giám hiệu quyết định;
- Cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên trả kết quả về khoa
quản lý sinh viên và các đơn vị liên quan trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ
ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ;
- Thư ký khoa quản lý sinh viên trả kết quả cho sinh viên trong thời gian quy
định.
Thời gian giải quyết: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ (Trường hợp đặc biệt, do Hiệu trưởng quyết định).
3. Học tiếp
Nội dung: Sinh viên sau khi nghỉ học tạm thời muốn trở lại học tập tiếp.
Hồ sơ:
- Đơn xin trở lại học tập (theo mẫu), có xác nhận của chính quyền địa phương
nơi sinh viên cư trú (UBND xã, phường);

- Bản sao quyết định nghỉ học tạm thời.
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên nộp hồ sơ, xuất trình thẻ sinh viên tại văn phòng khoa quản lý sinh
viên;
- Thư ký khoa tiếp nhận hồ sơ trình lãnh đạo khoa xem xét, xác nhận;
- Thư ký khoa chuyển hồ sơ đã có xác nhận tới cán bộ tiếp nhận hồ sơ của
Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên tiếp nhận hồ sơ và
chuẩn bị các tài liệu liên quan trình lãnh đạo phòng;
- Lãnh đạo phòng xem xét, trình Ban Giám hiệu quyết định;
- Cán bộ chức năng Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên trả kết quả về khoa
quản lý sinh viên và các đơn vị liên quan trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ
ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Thư ký khoa quản lý sinh viên trả kết quả cho sinh viên cho sinh viên
trong thời gian quy định.
Thời gian giải quyết: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ (Trường hợp đặc biệt, do Hiệu trưởng quyết định).
4. Chuyển trường
Nội dung: Sinh viên xin chuyển trường khi có đủ các điều kiện được chuyển
trường theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ:
- Chuyển đi:
+ Đơn xin chuyển trường;
+ Giấy chứng nhận kết quả thi hoặc giấy báo trúng tuyển và nhập học của năm học
đó
+ Các minh chứng của lý do xin chuyển trường: gia đình chuyển nơi cư trú hoặc
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển trường đến gần nơi cư
trú của gia đình để thuận lợi trong học tập
- Chuyển đến:

+ Đơn xin chuyển trường, được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi
+ Giấy chứng nhận kết quả thi hoặc giấy báo trúng tuyển và nhập học của năm học
đó
+ Các minh chứng của lý do xin chuyển trường: gia đình chuyển nơi cư trú
hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển trường đến gần nơi
cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
- Sinh viên nộp hồ sơ tại Phòng Đào tạo;
- Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu liên
quan trình lãnh đạo phòng xem xét;
- Lãnh đạo phòng xem xét, trình Ban Giám hiệu quyết định;
- Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo trả kết quả cho sinh viên trong thời gian
quy định đồng thời chuyển kết quả về khoa quản lý sinh viên và các đơn vị liên
quan;
Thời gian giải quyết: trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ (Trường hợp đặc biệt, do Hiệu trưởng quyết định).
Câu 2:
Điều 17. Đánh giá học phần
1. Với học phần lý thuyết + thực hành: Điểm đánh giá kết quả học phần (gọi tắt là
điểm học phần) được xác định qua điểm chuyên cần, điểm thực hành, điểm thi hết
học phần (theo thang điểm 10) với hệ số quan trọng lần lượt là 0,1; 0,3; 0,6. Trong
đó:
- Điểm chuyên cần được xác định căn cứ vào tỷ lệ tham gia các giờ học lý thuyết,
thảo luận và sinh hoạt nhóm; ý thức, thái độ, chất lượng tham gia các nội dung trên
toàn học phần của mỗi sinh viên và nhóm thảo luận. Nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm
theo qui định trong Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
- Điểm thực hành được tích hợp từ các điểm bộ phận:
+ Điểm bình quân các điểm kiểm tra giữa học phần (HP 2TC kiểm tra 1 lần/1HP;
HP 3 TC kiểm tra 2 lần/1HP);
+ Điểm thảo luận nhóm với quy định như sau: Trong 1 lớp học phần, sinh viên

được phân thành các nhóm để thực hiện đề tài thảo luận theo sự phân công và
hướng dẫn của giáo viên giảng dạy. Điểm thảo luận nhóm được xác định thông qua
các điểm thành phần: Điểm của báo cáo đề tài thảo luận, điểm trình bày, bảo vệ,
điểm phản biện nhóm (nếu có) và điểm thảo luận trên lớp.
Đề tài thảo luận do trưởng bộ môn xác định cho từng lớp học phần với quy định
sau: 3 đề tài đối với học phần 2 TC, 4 đề tài thảo luận đối với học phần 3 TC. Việc
tổ chức lớp thảo luận và phân công đề tài thảo luận cho mỗi nhóm sinh viên do
giáo viên phụ trách thực hành lớp học phần quyết định.
+ Điểm tiểu luận, đề án môn học chỉ áp dụng với học phần quy định trong CTĐT
và được tổ chức chấm theo Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
2. Với học phần thực hành, kết quả được đánh giá theo 2 bộ phận: Điểm chuyên
cần và điểm trung bình các bài thực hành theo hệ số quan trọng lần lượt 0,3; 0,7.
Điều 18. Tổ chức kỳ thi hết học phần
1. Mỗi học kỳ Trường chỉ tổ chức một kỳ thi vào khoảng thời gian 2 - 3 tuần cuối
của học kỳ .
2. Sinh viên đủ điều kiện dự thi hết học phần được dự thi một lần và phải dự thi
theo đúng lịch thi do Trường quy định. Sinh viên vắng thi có lý do được dự thi học
phần vắng thi vào kỳ thi kế tiếp.
3. Thời gian dành cho ôn thi hết học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó
và đảm bảo tối thiểu 1 ngày ôn thi cho 1 TC.
Hiệu trưởng quy định hình thức và thời gian thi cụ thể cho các học phần và các kỳ
thi trong Quy định hoạt động khảo thí của Trường.
4. Việc ra đề thi, xét và công bố điều kiện dự thi; tổ chức công tác coi thi và chấm
thi, đề nghị xem xét lại điểm bài thi; đánh giá học phần và lưu giữ bài thi được
thực hiện theo Qui định hoạt động khảo thí của Trường.
Câu 3:
Về nêu cao tinh thần trách nhiệm, Hồ Chí Minh khẳng định, đó là tích cực, tự giác
thực hiện nhiệm vụ được giao. Với công việc của Đảng, Nhà nước và cấp trên
giao, bất kỳ việc to hay nhỏ, khó hay dễ, cán bộ, đảng viên phải đưa cả tinh thần,
lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn để đạt kết quả cao nhất. Tại một số địa

phương trong tỉnh, điều này được thể hiện ở việc gắn liền với cải cách hành chính,
tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước, duy trì có nền nếp và
nâng cao chất lượng các chế độ sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự
phê bình, phê bình của các chi bộ Đảng, chăm lo giáo dục chính trị, nâng cao ý
thức phục vụ nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân góp sức, góp tài xây
dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều tổ chức đảng đã triển khai các biện pháp thiết
thực, có hiệu quả để quản lý cán bộ, đảng viên và bảo đảm để nhân dân tham gia
giám sát cán bộ, đảng viên, công chức. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các
tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm, bất kết họ là ai, giữ cương vị gì.

Theo Bác, nêu cao tinh thần trách nhiệm cũng có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về
trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác. Các tổ chức trong hệ
thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước
phải có chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện với các biện pháp cụ
thể, sát hợp, mạnh mẽ. Để có ý thức đúng đắn thực hiện trách nhiệm của chính
mình, cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về những
vấn đề mới, ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, tăng cường mối quan hệ máu thịt
với nhân dân, “kính dân”, “trọng dân”, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong
xã hội; phấn đấu để mỗi tổ chức đảng, mỗi cơ quan nhà nước, mỗi cán bộ, đảng
viên là một tấm gương văn hóa của xã hội. Để làm được điều đó, thiết nghĩ trước
hết phải đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tập trung vào những khâu quan trọng
như đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và luân chuyển cán bộ.
Thực hiện nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng, trong cơ quan
nhà nước, không né tránh, nể nang, đồng thời lắng nghe ý kiến của nhân dân để có
thể đánh giá và lựa chọn đúng những cán bộ có tinh thần tiên phong, gương mẫu,
kiên định mục tiêu, lý tưởng, có đạo đức trong sáng, có kiến thức mới, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, có tác phong và lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân,
bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, được nhân dân tin yêu.


Năm 2014 là “Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tổ
chức Đảng, tổ chức Đoàn thanh niên đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về đạo đức cách
mạng, tinh thần trách nhiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đoàn
viên, thanh niên, công chức, viên chức trẻ. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo
thế hệ trẻ để xây dựng một thế hệ con người Việt Nam có lòng yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, có ý chí độc lập, tự cường, tinh thần phấn đấu vươn lên vì Tổ quốc; ý
thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết cộng đồng; lao động cần cù, sáng tạo; ham
học tập, cầu tiến bộ, lòng nhân ái, khoan dung, trung thực, giản dị, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư góp phần đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối
sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội;
khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành và phát
triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn
minh, tiến bộ.

×