Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.46 KB, 1 trang )

Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Nêu tác dụng nghệ thuật của
nhan đề này trong việc khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến
I. Mở bài:
Giới thiệu khái quát sơ lược về tác giả Quang Dũng. Khẳng định Tây Tiến là tác phẩm có giá trị
nhất của nhà thơ để lại trong kho tàng thơ kháng chiến chống Pháp. Nêu vấn đề về ý nghĩa nhan đề
tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng
- Khái quát về khái niệm và vai trò của nhan đề trong một tác phẩm nói chung
- Nêu lịch sử hình thành nhan đề Tây Tiến
Trước khi có nhan đề như hiện nay, bài thơ được đặt tên là Nhớ Tây Tiến, sau này nhà thơ
Quang Dũng đã lược bỏ chữ Nhớ đi.
Việc thay đổi nhan đề như vậy là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhan đề Tây Tiến làm
cho ý thơ không bị lộ ngay vì toàn bộ bài thơ bao trùm lên là nỗi nhớ, nếu đưa nó lên nhan đề thì ý
thơ sẽ trở nên rõ ràng, thô thiển. Mặt khác, việc lược bớt chữ Nhớ làm nhan đề trở nên hàm súc, âm
điệu nhan đề trở nên chắc khỏe, gợi ra cái hào hùng của vùng đất miền Tây và binh đoàn Tây Tiến.
Nếu Nhớ Tâu Tiến là một nhan đề gợi sự thắm thiết, ủy mị thì nhan đề Tây Tiến lại rất đỗi hào
hùng, hừng hực khí thế.
- Phân tích ý nghĩa:
Nhan đề Tây Tiến trước hết mang ý nghĩa thể hiện binh đoàn mà nhà thơ nhớ về trong suốt
thời gian dài gắn bó. Đơn vị bộ đội này đượct hành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội
Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào cũng như biên giới
phía Bắc Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó nhà thơ Quang
Dũng từng là một đội trưởng kiên định, dũng cảm của binh đoàn trong nhiều năm. Họ chiến đấu
trong một điều kiện khắc nghiệt về vật chất, thiên nhiên luôn cản trở bước chân họ, bệnh tật hoành
hành. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và dũng cảm. cuối năm 1948 , Quang Dũng được ddieuf động
sang một đơn vị khác, tấm lòng của ông lúc nào cũng hướng về những người bạn của mình nơi binh
đoàn cũ.
Nhan đề Tây Tiến gắn liền với vùng đất miền Tây, mảnh đất không chỉ là địa bàn hoạt động
mà hơn cả đó là mảnh đất gửi gắm tâm tình của những người lính Tây Tiến. Nhắc đến Tây Tiến
cũng là nhắc đến mảnh đất ấy với những hoài niệm không thể nào quên. Dường như đó không chỉ


là địa danh vô danh, im lìm trên bản đồ nữa, hơn cả là một tấm lòng đậm tình quân dân cá nước,
thắm tình đồng đội.
Nhan đề Tây Tiến chứa đựng trong đó hào khí ngợi ca của nhà thơ dành cho những người lính
Tây Tiến. Nhắc tới Tây Tiến, nhà thơ gợi lên được hình bóng những người lính, bóng dáng những
kỉ niệm, những giờ phút không phai nhạt trên con đường họ ra chiến trận.
Nhan đề Tây Tiến gửi gắm niềm tin của nhà thơ về mảnh đất đã gắn bó những kỉ niệm tuổi trẻ
xông pha mưa bom bão đạn của mình. ở đó dường như được gói trọn tâm tình của mình qua nhan
đề này.
2. Tác dụng nghệ thuật:
Nhan đề Tây Tiến mang một âm điệu rắn rỏi và chắc khỏe, điều này có tác dụng lớn trong việc
khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến mang đậm hào khí người lính cũng như vẻ đẹp lãng mạn
cao quý. Đó là hình ảnh người lính mang một dáng dấp mạnh mẽ, khỏe khoắn, hùng tráng như
những tráng sĩ thuở xưa và dáng dấp hiện thực, trần trụi.
III. Kết bài:
Khẳng định nhan đề tác phẩm là một dụng ý nghệ thuật quan trọng của nhà thơ, nó góp phần
không nhỏ vào sức sống Tây Tiến.

×