Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh thu thập khai thác sử dụng nguồn tư liệu hỗ trợ môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.83 KB, 6 trang )


1

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THU THẬP, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TƯ
LIỆU HỖ TRỢ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

ThS. Trần Xuân Tiếp
Trường THPT Võ Trường Toản – Xuân Tây- Cẩm Mỹ - Đồng Nai
1. Đặt vấn đề

Trong dạy học môn Địa lí phổ thông hiện nay, cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học
sinh những năng lực và hành động cần thiết như: hoạt động tư duy, tích cực, chủ động và tự
thu thập tìm hiểu kiến thức, nắm vững các kỹ năng địa lí và biết vận dụng các tri thức có
được vào thực tiễn cuộc sống. Đối với học sinh lớp 12 việc rèn luyện kĩ năng địa lí không chỉ
giúp các em hoàn thiện các kĩ năng đã học ở các lớp đầu cấp mà còn giúp cho các em có thể
học tập tốt chương trình địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Có những kĩ năng cần thiết
để có thể tự học sau khi ra trường, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và tiếp tục học ở bậc cao
hơn.
Để đạt được mục tiêu về kiến thức trong chương trình địa lí 12 đòi hỏi học sinh phải
tìm hiểu và nắm được rất nhiều kiến thức về các vấn đề như: thực trạng nền kinh tế Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và quá trình hình thành,
phát triển lãnh thổ. Các đặc điểm về tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Dân cư và
đặc điểm dân cư của nước ta. Kinh tế, các ngành kinh tế, sự phát triển và quy mô, cơ cấu
ngành. Các vùng kinh tế, đặc điểm và sự phát triển của các vùng. Địa lí địa phương tìm hiểu
địa lí tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, với thời gian rất ít trên lớp rất khó để học sinh nắm vững
được lượng kiến thức trên, đòi hỏi giáo viên phải trang bị cho học sinh những kĩ năng cần
thiết trong quá trình học tập như: Kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc các nhân, kĩ năng làm việc
nhóm, kỹ năng thu thập, khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu địa lí phục vụ học tập…
Trong các kỹ năng trên, nếu học sinh thực hiện tốt được các kỹ năng thu thập, khai thác và sử
dụng các nguồn tư liệu địa lí vào học tập sẽ giúp học sinh có điều kiện vừa tự học, tự bổ sung
kiến thức địa lí lớp 12 một cách tự giác, thường xuyên có khoa học là một yếu tố tích cực


nâng cao được kết quả dạy và học .

Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sưu tầm, khai thác, sử dụng nguồn
tư liệu trong tổ chức hoạt động học tập địa lí ở các trường phổ thông chưa thực sự được quan
tâm. Chưa phát huy hết được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong dạy và học địa lí.
Đa số học sinh chưa có được những kĩ năng học tập cần thiết như: Kĩ năng tự tìm hiểu, phát
hiện và giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự giác, khả năng độc lập, sáng tạo và chủ động học
tập trên lớp cũng như ở nhà. Từ những lí do trên, tôi nhận thấy cần nghiên cứu “ Phương pháp
hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng nguồn tư liệu hỗ trợ cho tổ chức hoạt động
học tập môn địa lí lớp 12” là vấn đề rất cần thiết, có giá trị thiết thực đối với vấn đề dạy và
học địa lý phổ thông hiện nay.

2. Nội dung phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng nguồn tư liệu
hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập môn địa lí lớp 12

Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng nguồn tư liệu hỗ trợ cho tổ chức
hoạt động học tập môn địa lí lớp 12 bao gồm các nội dung như:

2


a. Hướng dẫn học sinh thu thập tư liệu
- Nguồn tư liệu cần thu thập sẽ được học sinh xác định dựa trên cơ sở các nhiệm vụ học
tập mà giáo viên đã đề ra. Các nhiệm vụ học tập trong chương trình địa lí lớp 12 cụ thể là: Hệ
thống các câu hỏi về Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam theo từng bài học, bài tập
nhận thức, bài thực hành có yêu cầu thu thập thông tin, bài tập địa lí địa phương, các chủ đề
hoạt động ngoại khóa địa lí…
- Tư liệu học sinh có thể thu thập từ các nguồn ngoài sách khoa như: các tài liệu dạng
kênh chữ từ sách, báo, tạp chí, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, tài liệu địa lí Việt
Nam, nguồn tư liệu từ mạng Internet, các chương trình truyền hình, các chương trình khoa

học, các hiện tượng địa lí xung quanh, hay các nguồn tự liệu địa lí địa phương.
Trong quá trình thu thập tư liệu học sinh phải thực hiện được một số kỹ năng như:
 Kỹ năng lựa chọn nguồn tư liệu, dựa vào mục tiêu cần đạt của nhiệm vụ được giao để
học sinh lựa chọ nguồn tư liệu phù hợp.
 Kỹ năng đọc tài liệu: kỹ năng này giáo viên nên thường xuyên hướng dẫn học sinh
trong các tiết học ngay từ đầu cấp học. Ví dụ đọc một đoạn thông tin trong sách giáo
khoa và trả lời các câu hỏi của giáo viên, đọc thông tin rút ra nhận xét, nội dung, ý
nghĩa… theo các cấp độ từ thấp đến cao.
 Kỹ năng ghi chép, lưu tữ nguồn tư liệu nguồn tư liệu: giáo viên hướng dẫn học sinh
cách ghi chép tài liệu dạng kênh chữ, lưu trữ hình ảnh, video clip, số liệu thống kê, xử
lí các đọan phim. Xếp tư liệu theo hệ thống dễ sử dụng, lưu trữ trong các đĩa , trong
máy vi tính, lưu trữ trên mạng Internet…
b. Hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tư liệu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tư liệu thông qua các hình thức tổ chức hoạt
động học tập như: hoạt động học tập chính khóa, hoạt động học tập ngoại khóa, hướng dẫn tự
học. Học sinh vận dụng các kỹ năng địa lí cần thiết để khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu
địa lí cụ thể như:
 Khai thác kiến thức từ Atlát địa lí Việt Nam, các loại bản đồ Việt Nam, khai thác các
bảng số liệu, các loại biểu đồ, tranh ảnh trong quá trình học bài mới, bài thực hành, ôn
tập
 Khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu để tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí lớp 12,
tìm hiểu địa lí địa phương.
 Hướng dẫn học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin qua việc khai thác nguồn tư liệu
địa lí lớp 12 trên Internet
Dưới đây là một số địa chỉ trang Web rất hữu ích để học sinh khai thác nguồn tư liệu để
phục vụ hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12

* Sử dụng các dạng địa chỉ Web cụ thể.
www.nationalgeographic.com Địa lý quốc tế
Các dữ liệu thông tin

Những vấn đề về thiên tai ở Việt Nam
www.mapquest.com Tìm kiếm bản đồ
Bộ sưu tập những bức ảnh của tất cả các quốc gia
Phim về chủ đề địa lí
Át lát dân số và tài nguyên môi trường

3

www.moet.gov.vn …………… Bộ Giáo dục và Đào tạo
www.gioitinhtuoiteen.org.vn Ngôi nhà tuổi trẻ
www.unesco.org.vn UNESCO Việt Nam
www.unicef.org/vietnam/vi/ UNICEF Việt Nam
www.un.org.vn/who WHO Việt Nam
* Sử dụng các công cụ tìm kiếm nó sẽ định vị và tìm kiếm các trang Web trên mạng Internet
có nội dung liên quan đề từ khóa mà học sinh cần sưu tầm thông tin như:



c. Sử dụng nguồn tư liệu trong tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12
Trong nội dung này học sinh thể hiện tính tích cực, khả năng thao tác tư duy, phân tích, tổng
hợp, so sánh , khái quát hóa, hệ thống hóa các nguồn tư liệu có được để sử dụng trong các tình
huống giải quyết các nhiệm vụ học tập như:
 Trả lời nhưng câu hỏi trong quá trình học bài mới,
 Làm bài tập nhận thức.
 Hoàn thành phiếu học tập.
 Làm bài thực hành viết báo cáo.
 Trình bày nguồn tư liệu theo chủ đề trong triển lãm địa lí,
 Sinh hoạt câu lạc bộ địa lí….

3. Những yêu cầu khi hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu

hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12.
- Giáo viên cần xác định nội dung, mục tiêu cần đạt của từng bài học trong chương trình
môn địa lí lớp 12 và các nguồn tư liệu cần thu thập, khai thác để phục vụ cho bài học.
- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình dạy học, học sinh là
người chủ động để thu thập, khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu địa lí.
- Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập, bài thực hành trên
cơ sở các nội dung chương trình địa lí lớp 12 để hướng dẫn học sinh tự thu thập và khai thác
các nguồn tư liệu phục vụ cho quá trình học tập.
- Giáo viên phải phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học khi hướng dẫn học
sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu địa lí như: tại lớp, ở nhà, ngoại khóa địa lí,
tự học…
- Học sinh phải được trang bị những kĩ năng như: kĩ năng thu thập thông tin, khai thác
các số liệu, các bảng số liệu, các loại biểu đồ, bản đồ, Atlát địa lí Việt Nam tranh ảnh, các số
liệu lưu trữ trong các phương tiện hiện đại, khai thác tư liệu từ Internet…
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh địa chỉ các nguồn tư liệu giúp học sinh có thể
tự thu thập, khai thác nguồn thông tin hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.

- Giáo viên cần thống nhất trước với học sinh về một số nội dung sau:
 Thời gian hoàn thành nhiện vụ
 Cách thức thu thập, lưu trữ tư liệu dưới dạng số hóa hay dưới dạng tài liệu thường.
 Các phương tiện hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sinh cách xử lí tư liệu thu thập được như:

4

 Xử lí các tư liệu dạng kênh chữ gồm: tổng hợp, chọn lọc, phân loại xắp xếp các loại tư
liệu dạng kênh chữ theo nội dung theo bài học… dễ dàng cho việc sử dụng.
 Xử lí các dạng tư liệu dạng số hóa gồm: Cách lưu trong máy vi tính,đĩa CD, cách lưu trữ
các đoạn phim; sử dung các phần mềm để xử lí các tranh ảnh, phim


4. Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu địa lí
hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12.

Để hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác sử dụng các nguồn tư liệu trong dạy học
môn Địa lí lớp 12 một cách hiệu quả, giáo viên nên tiến hành theo quy trình sau:








Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ
- Trong bước này nhiệm vụ được giao có thể là các câu hỏi, phiếu học tập, các bài tập
nhận thức hay dạng bài thực hành có yêu cầu thu thập, khai thác thông tin địa lí phụ vụ quá
trình học tập. Các nhiệm vụ này được giáo viên mã hóa từ nội dung các bài học trong chương
trình môn Địa lí lớp 12.
Ví dụ : Để hướng dẫn học thu thập thông tin tìm hiểu địa hình Việt Nam trong quá trình
tổ chức học sinh học Bài 6 “ Đất nước nhiều đồi núi” giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ
sau:
Tìm hiểu sách giáo khoa và các nguồn tư liệu cần thiết hoàn thành bảng

Đặc điểm địa hình Việt Nam Biểu hiện
…………………………………………. ……………………………………………
………………………………………… ……………………………………………
…………………………………………. ………………………………………………
………………………………………… ……………………………………………….

- Các nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tại lớp, ở nhà, tự

học, ngoại khóa địa lí…

Bước 2. Học sinh độc lập thu thập, khai thác các nguồn tư liệu.

- Đây là bước học sinh hoạt động độc lập thu thập và khai thác tư liệu trên cơ sở nhiệm
vụ được giao. Trong hoạt động này học sinh vận dụng những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng
đọc tài liệu, kỹ năng khai thác bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, kỹ năng lưu trữ,
xắp xếp nguồn tư liệu tìm được.
- Vấn đề thu thập và khai thác tài liệu một cách độc lập học sinh có thể thực hiện ngay
tại lớp, ở nhà hay trong các hoạt động ngoại khóa địa lí… tùy theo nội dung và nhiệm vụ giáo

Giao nhiệm vụ
GV
Định hướng
H
ọc sinh chủ
động thu
thập, khai
thác tư li
ệu

GV tổ chức
H
ọc sinh tích
cực giải
quyết các
nhi
ệm v




Tri thức cần đạt
Học sinh
thảo luận
kết quả
GV nhận xét,
kết luận

5

viên giao. Ví dụ: Để học sinh tự thu thập và khai thác nguồn tư liệu phụ vụ cho việc học Bài
30 “ Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc” phần 1 “ Giao thông vận
tải” Giáo viên tổ chức như sau: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm về nhà chuẩn tự thu thập,
khai thác tư liệu, hình ảnh, phim… về đặc điểm, vai trò, phân bố của một số loại hình giao
thông của Việt Nam như:
 Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không, đường ống
 Nêu ý kiến của nhóm về vấn đề tồn tại của ngành giao thông Việt Nam hiện nay như:
Tai nạn giao thông, cơ sở hạ tầng, ý thức của người dân…. Nêu biện pháp giải
quyết,
Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày nội dung làm việc của nhóm mình
trong giờ học bài mới phần “ Giao thông vận tải”
Bước 3. Sử dụng các nguồn tư liệu địa lí
- Đây là bước thể hiện được tính tích cực, khả năng thao tác tư duy, phân tích, tổng
hợp, so sánh , khái quát hóa, hệ thống hóa để sử dụng những nguồn tư liệu mình có trong quá
trình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nguồn tư liệu được học sinh xắp xếp một cách độc lập theo khả năng phân tích tổng
hợp của mình để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Từ đó học sinh sẽ lĩnh hội được
những tri thức mới biến đổi những thông tin đó thành kiến thức của bản thân.
- Trên cơ sở nguồn tài liệu học sinh đã thu thập giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc
như trả lời nhưng câu hỏi trong quá trình học bài mới, thảo luận các vấn đề địa lí, làm bài tập,

hoàn thành phiếu học tập, làm các bài thực hành viết báo cáo hay trình bày trong các buổi
triển lãm địa lí, sinh hoạt câu lạc bộ địa lí.
Ví dụ: Sau khi học sinh lớp 12 học xong phần nội dung “Địa lí các ngành kinh tế”
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện một buổi triển lãm địa lí nhằm giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh với yêu cầu sau: Tìm hiểu về các ngành nghề thuộc các lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ những nguồn tư liệu học sinh đã thu thập trong quá trình
học nội dung phần “Địa lí các ngành kinh tế” dưới dạng thiết kế mô hình, bộ sưu tập tranh
ảnh về các ngành nghề có thuyết minh, thông tin về các ngành nghề; quan điểm của các em
về các ngành nghề.

Bước 4. Kết luận và chuẩn xác hóa nguồn thông tin

- Ở bước này giáo viên tổ chức cho thành viên khác, nhóm khác bổ sung, góp ý, thảo
luận trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Giáo viên bổ sung, chuẩn xác nguồn
thông tin địa lí học sinh đã trình bày giúp các em hoàn thiện quá trình lĩnh hội tri thức của mình.
- Giáo viên cần có những nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh đồng thời
khích lệ những cá nhân, nhóm có kết quả làm việc tốt có được nguồn tư liệu hay. Phổ biến kinh
nghiệm làm việc cho tập thể, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lưu trữ xắp xếp nguồn tư liệu
địa lí học sinh thu thập được trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho nhà trường.

5. Kết luận
Việc hướng dẫn học sinh chủ động khai thác các nguồn tư liệu địa lí phục vụ cho quá
trình học tập của mình, là một giải pháp để chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang
phương pháp lấy học sinh làm trung tâm ở trường phổ thông.
Nguồn tư liệu học sinh thu thập được với tư cách là nguồn tri thức chứ không phải chỉ là

6

những thông tin để minh họa. Vì đây là sản phẩm của cả một quá trình học sinh tích cực, chủ
động thu thập phân tích hệ thống hóa khái quát hóa nguồn tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ mà

giáo viên đã đề ra. Tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện để tự nghiên cứu, tự học, tự làm việc
với nguồn tư liệu phục vụ quá trình học tập của mình.
Để hướng dẫn học sinh tích cực tự sưu tầm, khai thác tài liệu để hỗ trợ vệc tổ chức hoạt
động học tập địa lí một các hiệu quả, người giáo viên phải thường xuyên thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
- Cần thường xuyên rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí như: Kỹ năng khai thác
bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, kỹ năng khai thác tư liệu từ Internet, kỹ năng thu
thập, xử lí thông tin …
- Thiết kế các bài giảng địa lí trung học phổ thông theo phương pháp tích cực tạo điều
kiện cho học sinh có thể chủ động làm việc, tự tìm hiểu khám phá tri thức và hoàn thành mục
tiêu bài học.
- Xác định mục tiêu, nội dung cụ thể của từng bài học để xây dựng các hình thức hoạt
động, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành yêu cầu học sinh phải tích cực thu thập, khai thác
nguồn tư liệu để hoàn thành.
- Tạo cho học sinh có phương pháp, thói quen, hứng thú trong học tập. Đặt học sinh vào
các tình huống phải tự giác chủ động tìm tòi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao
trong quá trình học bài mới, làm bài thực hành, học ở nhà hay hoạt động ngoại khóa địa lí …





TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên 1997) Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường,
“Quy trình Dạy - tự học”, NXBGD, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung
học phổ thông”, NXBGD, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Vũ (2006), “Phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông”,
4. Nguyễn Đức Vũ (2007), “Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông”,


×