Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo bổ sung..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.13 KB, 4 trang )

BẢN THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
* * *
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học
là một nhiệm vụ quan trọng một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các cấp học,
bậc học nhằm góp phần đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng
động, sáng tạo có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Để có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học ngoài việc
nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa. Biết vận dụng các phương
pháp dạy học người giáo viên phải đánh giá một cách chính xác kết quả học
tập của học sinh.
Từ chỗ đó giáo viên phải biết cách thiết kế một số câu hỏi và làm
phiếu học tập để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một tiết
học, kì học.
I.NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Khi đánh giá cần phải có các mặt: kiến thức ,kĩ năng và thái độ.
1. Đánh giá kiến thức : Giáo viên cần xem học sinh lĩnh hội ở mức độ
nào.
• Biết : Biết các dấu hiệu cơ bản của các đối tượng địa lí ghi nhớ được
một số địa danh,số liệu được học.
• Hiểu: So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng địa
lí,giải thích nguyên nhân xác lập được các mối quan hệ nội tại các kiến
thức
•Áp dụng: Sử dụng những kiến thức- kĩ năng năng để giải những tình
huống mới
2. Đánh giá về kĩ năng:
• Cần xem xét mức độ hiểu và vận dụng được các kĩ năng về địa lí trong
việc thu thập xử lí ,trình bày thông tin như quan sát sử dụng bản đồ số
liệu thống kê ,lập phân tích một số biểu đồ điều tra khảo sát địa phương
xác lập mối quan hệ địa lí.


• Cùng với việc đánh giá kiến thức kĩ năng cần xem xét mức độ vận dụng
các thao tác tư duy của học sinh như so sánh, phân tích tổng hợp khái
quát hóa.
Nội dung kiểm tra đánh giá có nhiều hình thức:Quan sát,kiểm tra
miệng,kiểm tra viết.
Phương pháp kiểm tra viết :Hình thức này thường dùng nhiều nhất trong
các bài kiểm tra.
• Ưu điểm:
1
- Có thể kiểm tra cùng một lúc toàn bộ học sinh trong lớp nhờ đó giáo
viên có thể đánh giá được tình hình chung.
- Cho phép học sinh cân nhắc kĩ lưỡng hơn trước khi trả lời,do đó có
thể kiểm tra được năng lực trí tuệ của học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh tự do diễn đạt kiến thức bằng ngôn ngữ
của chính mình vừa đánh giá được mức độ nhận thức,kiến thức ,vừa
đánh giá được khả năng tư duy khả năng diễn đạt bằng lời của học
sinh.
- Học sinh đưa ra câu trả lời độc lập của cá nhân nên không có cơ hội
đoán mò như trắc nghiệm khách quan.
- Dễ chuẩn bị, ít tốn thời gian và cơ sở vật chất kĩ thuật.
• Nhược điểm:
- Thiếu tính hệ thống và toàn diện vì số câu hỏi kiểm tra ít và phạm vi
nội dung kiểm tra hẹp,và nó tạo sự học tủ học vẹt
- Các câu trả lời rất đa dạng nên việc cho điểm thường khó khăn tốn
thời gian.
• Biện pháp khắc phục :
- Để khắc phục những nhược điểm trên khi chuẩn bị cho câu hỏi tự luận
giáo viên phải nắm chắc mục tiêu nội dung chương trình, mức độ kiến
thức cho từng đối tượng học sinh được kiểm tra.
- Phải có đáp án và biểu điểm chi tiết,rõ ràng về việc cho điểm chính

xác và công bằng.
- Khi chấm bài cần phải nhận xét để học sinh tự sửa chữa,chấm xong
nhận xét trước lớp và có uốn nắn kịp thời.
II.NỘI DUNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Trong xu thế đổi mới giáo dục ,muốn đạt được kết quả người giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy học,kích thích tính tích cực sáng tạo của
học sinh đối với môn Địa lí.
• Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
• Phương pháp thực địa.
• Phương pháp tìm tòi khám phá và nghiên cứu.
• Phương pháp đố vui địa lí.
• Phương pháp thảo luận:thường có hai cách là thảo luận nhóm nhỏ và
thảo luận toàn lớp.
Phương pháp thảo luận rất thích hợp với các học sinh lớn tuổi ở các cấp
học trong trường phổ thông. Tuy nhiên khi thảo luận thường gặp những
ưu và nhược điểm.
■ Ưu điểm:
- Phát huy tích tích cực của học sinh trong quá trình thảo luận tạo ra
mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh,giữa học sinh và học
sinh .
2
- Giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói ,giao tiếp tranh luận bồi
dưỡng các phương pháp nghiên cứu vừa sức như các phương pháp tìm
đọc tài liệu tham khảo,phương pháp ghi chép.
- Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên
cơ sở các sự kiện thông tin một cách lôgic từ các học sinh trong
nhóm,trong lớp.
■ Nhược điểm:
- Trong quá trình thảo luận thường gây ồn ào
- Cách nắm bắt của học sinh dân tộc còn chậm nên không kịp thời gian

- Một số học sinh có tính ỷ lại
■ Biện pháp khắc phục:
- Khi chuẩn bị nội dung cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học
sinh thảo luận
- Những bài cho học sinh thảo luận thường là những bài khó về mặt
nội dung nhưng phải có vấn đề hay được nhiều người quan tâm nhất
là những vấn đề có thể tranh luận được, những vấn đề này thường
phải gây hứng thú cho học sinh và dễ lôi cuốn các em tham gia vào
cuộc thảo luận.
- Nội dung thảo luận có thể lấy từ sách giáo khoa địa lí đó là những vấn
đề môi trường,dân số,phát triển kinh tế xã hội của địa phương đất
nước.Những vấn đề ô nhiễm không khí,nguồn nước,rác thải,quá trình
đô thị hóa không có kế hoạch.Vấn đề xói mòn lũ lụt do khai thác rừng
quá mức.
- Khi đã chọn được vấn đề đúng ,giáo viên nên báo trước cho học sinh
tự nghiên cứu ở nhà để chuẩn bị ý kiến phát biểu.
- Trước khi thảo luận giáo viên cần kiểm tra những nội dung mà học
sinh đã chuẩn bị.
- Trong quá trình thảo luận giáo viên chỉ làm nhiệm vụ quan sát,theo
dõi.
- Trước khi thảo luận giáo viên nêu lại một lần nữa yêu các mục đích
nội dung của vấn đề cần thảo luận.
3
III. KẾT LUẬN
Để nghiên cứu và xây dựng hệ thống giải pháp thúc đẩy học sinh yêu
thích môn đĩa lí là một vấn đề rất nan giải đặc biệt đối tượng học sinh là con
em dân tộc vì thế người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm những ứng xử
tác động mạnh mẽ đến hoạt động học của học sinh. Chúng ta biết rằng môn
địa lí là một môn học trìu tượng,vì vậy với mọi khả năng giáo viên cần chú
trọng đổi mới phương pháp dạy học hoàn thiện nhân cách học sinh tránh học

sinh có cái nhìn lệch lạc về môn học này.
Trên đây là bản tham luận của tôi về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học ở một số khía cạnh.
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×