Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra giữa kỳ 2 Vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.55 KB, 5 trang )

Phòng GD& ĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Trảng Dài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Vật Lý 8 - Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Nội dung
kiểm tra
Nhận biết
(30%)
Thông hiểu
(40%)
Vận dụng
(30%)
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Cơ năng –
bảo toàn
cơ năng
C1
(0,5đ)
C2
(0,5đ)
Cấu tạo
chất –
Nhiệt năng
C2a
(1,5đ)
C3
(0,5đ)
C2b
(2đ)
Dẫn nhiệt
– Đối lưu


– Bức xạ
nhiệt
C4
(0,5đ)
C5
(0,5đ)
C6
(0,5đ)
C3
(2,5đ)
BVMT C1a
(0,5đ)
Tiết kiệm
năng lượng
C1b
(0,5đ)
TỔNG 3 điểm 4 điểm 3 điểm
Phòng GD& ĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Trảng Dài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Môn: VẬT LÝ 8
(Thời gian: 45 phút)
ĐỀ 1:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Cơ năng gồm hai dạng là:
A. thế năng và nhiệt năng B. động năng và nội năng
C. động năng và thế năng D. thế năng và nội năng
Câu 2. Thế năng hấp dẫn của một vật sẽ bằng không khi:
A. mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí của vật B. vật có vận tốc bằng không
C. vật chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau D. vật không biến dạng

Câu 3. Nhiệt năng của vật tăng khi:
A. vật truyền nhiệt cho vật khác B. vật thực hiện công lên vật khác
C. chuyển động của các phân tử nhanh lên D. chuyển động của vật nhanh lên
Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong:
A. chất lỏng B. chất khí
C. chất lỏng và chất khí D. chất rắn, lỏng, khí, chân không
Câu 5. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm vì:
A. sứ lâu hỏng B. sứ rẻ tiền
C. sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ cách nhiệt tốt
Câu 6. Về mùa đông, mặc áo bông thì ta ít bị lạnh hơn. Nguyên nhân là:
A. áo bông có thể truyền nhiệt cho cơ thể
B. áo bông ngăn cản bức xạ nhiệt của cơ thể ra môi trường ngoài
C. áo bông có tác dụng ngăn cản sự đối lưu
D. áo bông có thể ngăn chặn hơi lạnh bên ngoài truyền vào cơ thể
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
a. Để không khí được lưu thông khi xây dựng nhà cần chú ý điều gì? (0,5 điểm)
b. Từ thế năng của nước mà con người sản xuất ra điện năng. Làm thế nào để duy trì
thế năng lâu dài của nguồn nước? (0,5 điểm)
Câu 2:(3,5 điểm)
a. Nêu nội dung thuyết cấu tạo chất?
b. Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng
săm xe cũng vẫn bị xẹp xuống.
Câu 3: (2,5 điểm)
Khi muốn ướp trái cây lạnh, người ta thường bỏ đá lên trên mặt của trái cây. Trường
hợp này đã ứng dụng hình thức truyền nhiệt nào? Hãy giải thích việc làm đó.
Hết
Phòng GD& ĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Trảng Dài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

Môn: VẬT LÝ 8
(Thời gian: 45 phút)
ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó:
A. có khối lượng lớn B. có trọng lượng lớn
C. có khả năng thực hiện công lên vật khác D. chịu tác dụng của một lực lớn
Câu 2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Trường hợp nào sau đây động năng và thế năng
luôn không thay đổi?
A. Pháo hoa đang được bắn lên cao
B. Một vận động viên đang nhảy dù từ trên cao xuống
C. Tàu hỏa đang chuyển động thẳng đều trên đường ray nằm ngang
D. Tàu vũ trụ đang được phóng lên
Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng
B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 4. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
A. chất rắn B. chất khí và chất lỏng
C. chất khí D. chất lỏng
Câu 5. Lí do cơ bản để người ta thường dùng nồi, xoong bằng kim loại vì:
A. kim loại thường rất bền B. kim loại chịu nhiệt rất tốt
C. kim loại dẫn nhiệt rất tốt D. kim loại không bị vỡ
Câu 6. Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu ra đường lại cảm thấy người nóng hơn khi
mặc áo màu sáng?
A. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt tốt hơn B. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn
C. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn D. Vì cả 3 lí do trên
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)

a. Để không khí được lưu thông khi xây dựng nhà cần chú ý điều gì? (0,5 điểm)
b. Từ thế năng của nước mà con người sản xuất ra điện năng. Làm thế nào để duy trì thế
năng lâu dài của nguồn nước? (0,5 điểm)
Câu 2:(3,5 điểm)
a. Nêu nội dung thuyết cấu tạo chất?
b. Lấy một cốc nước đã đầy và một thìa muối ăn. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi
hết thìa muối ta thấy nước vẫn không trào ra. Hãy giải thích?
Câu 3: (2,5 điểm)
Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào
chóng sôi hơn? Vì sao?
Phòng GD& ĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Trảng Dài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Môn: VẬT LÝ 8
(Thời gian: 45 phút)
ĐỀ 3:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Động năng của vật phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật B. vận tốc của vật
C. cả khối lượng và vận tốc của vật D. cả độ cao và độ biến dạng của vật
Câu 2. Trường hợp nào sau đây, động năng chuyển sang thế năng?
A. Vật chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang
B. Vật được ném từ dưới lên cao
C. Vật rơi từ trên cao xuống thấp
D. Vật chuyển động chậm dần trên mặt phẳng nằm ngang
Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng
B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong:
A. chất lỏng B. chất khí
C. chất lỏng và chất khí D. chất rắn, lỏng, khí, chân không
Câu 5. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt?
A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu
C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp
Câu 6. Bản chất của sự dẫn nhiệt là:
A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác
B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác
C. sự thực hiện động năng từ vật này lên vật khác
D. sự truyền động năng từ các nguyên tử này đến các nguyên tử khác
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
a. Để không khí được lưu thông khi xây dựng nhà cần chú ý điều gì? (0,5 điểm)
b. Từ thế năng của nước mà con người sản xuất ra điện năng. Làm thế nào để duy trì
thế năng lâu dài của nguồn nước? (0,5 điểm)
Câu 2:(3,5 điểm)
a. Nêu nội dung thuyết cấu tạo chất?
b. Để chống dán cắn quần áo và cũng tạo mùi thơm dễ chịu cho quấn áo, người ta
thường bỏ băng phiến (long não) vào trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ta ngửi thấy mùi
thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao?
Câu 3: (2,5 điểm) Khi muốn ướp trái cây lạnh, người ta thường bỏ đá lên trên mặt
của trái cây. Trường hợp này đã ứng dụng hình thức truyền nhiệt nào? Hãy giải thích
việc làm đó.
Hết
Phòng GD& ĐT TP Biên Hòa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THCS Trảng Dài Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Vật Lý 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0, 5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đề 1 C A C C D B
Đề 2 C C B A C A
Đề 3 C B B C B D
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
* ĐỀ 1:
Câu 1: (1 điểm)
a. Để không khí được lưu thông khi xây dựng nhà cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các
phòng, các dãy nhà (0,5 điểm)
b. Để duy trì thế năng lâu dài của nguồn nước cần sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng nước, tiết kiệm
điện (0,5 điểm)
Câu 2:(3,5 điểm)
a. Nội dung thuyết cấu tạo chất: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
- Giữa các hạt có khoảng cách
- Các hạt luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
b. (2 điểm)
Săm xe đạp, không khí trong săm xe được cấu tạo từ các hạt riêng biệt (0,5 điểm), giữa chúng có
khoảng cách (0,5 điểm) và các phân tử luôn chuyển động không ngừng (0,5 điểm) =>Do đó các phân
tử khí sẽ xen qua khoảng cách giữa các phân tử làm săm xe và thoát ra ngoài.(0,5 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm) Cách làm đó ứng dụng hình thức truyền nhiệt là đối lưu (0,5 điểm). Khi bỏ đá lên
mặt trái cây, không khí lạnh nặng hơn sẽ đi xuống phía dưới (1 điểm) , không khí ở dưới nóng, nhẹ
hơn sẽ chuyển động lên trên (1 điểm) do đó sẽ làm lạnh toàn bộ trái cây
* ĐỀ 2:
Câu 1, 2a: (1,5 điểm) giống đề 1
Câu 2b: (2 điểm)
Muối và nước được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt (0,5 điểm) , có khoảng cách (0,5 điểm) . Khi hòa
tan muối vào nước, các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước (0,5 điểm) làm cho thể
tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra (0,5 điểm)

Câu 3: (2,5 điểm) Nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn(1 điểm). Vì ấm bằng nhôm dẫn nhiệt từ lửa
sang nước tốt hơn ấm làm bằng đất (1,5 điểm)
* ĐỀ 3:
Câu 1, 2a:(1,5 điểm) giống đề 1
Câu 2: b. (2 điểm) Băng phiến và không khí được cấu tạo từ các hạt riêng biệt (0,5 điểm), giữa chúng
có khoảng cách (0,5 điểm) và các phân tử luôn chuyển động không ngừng (0,5 điểm) -> các phân tử
băng phiến hòa trộn vào các phân tử khí trong tủ và chúng chuyển động hỗn độn nên mở tủ ta ngửi
thấy mùi thơm (0,5 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm): giống đề 1

×