Tải bản đầy đủ (.ppt) (106 trang)

luật hôn nhân gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.35 KB, 106 trang )


LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
PHẦN II
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG

PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1/ Khái niệm quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng:

Sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ
và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của hôn
nhân

Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng không
tồn tại giữa 2 người chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn (trừ
trường hợp hôn nhân thực tế)


Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bị thủ tiêu
trong trường hợp 2 người chung sống với nhau
có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị
hủy theo hiệu lực của 1 bản án hoặc quyết
định cuả Tòa án.

Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chấm dứt,
trong trường hợp 2 người chung sống với nhau
có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân
chấm dứt do ly hôn hoặc do có 1 người chết,


hoặc hủy hôn nhân trái pháp luật.

2/ Luật về quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng:
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được
quy định trong:

+ Luật dân sự

+ Luật hôn nhân và gia đình -> cụ thể
hóa những quy định trong luật dân sự

III/ Luật Việt Việt Nam hiện đại về
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:

Luật 1959: chế độ tài sản chung tuyệt đối

Luật 1986, 2000: 3 khối tài sản: tài sản
chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ
và tài sản riêng của chồng.

Chương I
THÀNH PHẦN CỦA CÁC KHỐI
TÀI SẢN CÓ

Mục I: Tổng quan về chế độ phân
phối tài sản:
1/ Các tư tưởng chủ đạo:
a/ Tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân:
cối lõi của chế độ tài sản


Khối tài sản được tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân thường là khối tài sản có giá trị
quan trọng nhất và cũng là nguồn đảm
bảo chính đối với cuộc sống vật chất của
gia đình.

b/ Không có khái niệm tài sản thay thế:

VD: việc bán 1 căn nhà để mua 1 căn
nhà khác -> căn nhà được bán là vật ra
đi, căn nhà được mua là vật thay thế.


Hệ quả của sự thiếu vắng khái niệm tài
sản thay thế: tạo ra 1 lực hút của khối tài
sản chung đối với các khối tài sản riêng

2/ Các đối trọng của các tư tưởng
chủ đạo:
a/ Lý thuyết về công sức đóng góp:

Vd: 1.Trường hợp vợ chồng dùng tiền
lương, thu nhập để tu bổ 1 căn nhà
riêng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng góp
tiền riêng vào ngân quỹ chung để mua
sắm 1 tài sản trong thời kỳ hôn nhân.


b/ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân

Mục II/ KHỐI TÀI SẢN CHUNG
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Điều 27 là điều luật duy nhất nói về
thành phần cấu tạo của khối tài sản
chung.

I/ Tài sản chung do hoạt động tạo thu nhập
1/ Thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất kinh doanh

Tiền lương

Học bổng

Các khoản trợ cấp: trợ cấp hưu trí, trợ cấp thất
nghiệp

Tiền thưởng gắn liền với huân chương, tiền từ
hứa thưởng, thi đấu văn nghệ, thể thao…

2/ Thu nhập không do lao động
a/Thu nhập hợp pháp khác: hoa lợi,
lợi tức từ tài sản do việc khai thác tự
nhiên hoặc khai thác pháp lý

VD: Gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ;
lợi tức từ cổ phiếu, trái phiếu


Lưu ý: Bất kể tài sản gốc là của riêng
hay của chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh
đều là của chung.

VD: Chồng gửi tác phẩm văn chương được tạo
ra trước khi kết hôn tham gia 1 cuộc xét trao
giải thưởng văn chương. Ngày 30/5, vợ, chồng
ly hôn có bản án có hiệu lực pháp luật. Ngày
15/6 giải thưởng văn chương được công bố và
trao giải cho chồng. Tài sản chung? Tài sản
riêng?
( điều 235 BLDS xác lập quyền sở hữu đối với
hoa lợi, lợi tức)

b/Trúng thưởng: trúng xổ số
Nghị quyết số 02-HĐTP ngày 23/12/2000
có thể mở rộng giải pháp cho tất cả các
trường hợp trúng thưởng, nhờ nguyên
tắc áp dụng tương tự pháp luật

II/ Tài sản chung do được chuyển
dịch không có đền bù:
1/ Các chuyển dịch mang tính chất gia
đình:

Tài sản được thừa kế chung hoặc tặng
cho chung

2/ Các chuyển dịch không mang tính

chất gia đình
a/ Trường hợp tặng cho mang tính chất
quà biếu của đối tác trong giao dịch

Nếu tặng cho mang dấu hiệu của hành vi
đưa hối lộ -> tặng cho vô hiệu -> vấn đề
tài sản chung, tài sản riêng không đặt ra


Trong trường hợp quà biếu được thừa nhận
không trái pháp luật -> tài sản chung

Việc tặng cho có mối liên hệ mật thiết với công
việc nào đó và công việc nào là 1 phần trong
công tác của người được tặng cho

Hoặc, việc tặng cho nhằm mục đích thưởng
cho đối tác vì đã chấp nhận giao dịch với nhau


b/ Trường hợp tặng cho mang tính chất xã giao

Áp dụng luật chung về quan hệ tài sản giữa vợ
chồng để xác định tính chất chung hay riêng:
nếu tặng cho chung -> tài sản chung, nếu tặng
cho riêng -> tài sản riêng

Dựa vào tính chất của sự kiện để xác định:

Tặng cho nhân ngày cưới, tân gia, tết,

thăng chức -> tặng cho chung

Sinh nhật -> tặng cho riêng

III/ Tài sản chung do áp dụng luật
chung về xác lập quyền sở hữu theo
phương thức trực tiếp
(đ236 -> 244, 247 BLDS)
1/ Nhặt được của rơi, của vô chủ, đào
được tài sản, bắt được gia súc gia cầm
bị thất lạc

2/ Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến (đ236, 237, 238
BLDS)

Tài sản chung được chế biến -> tài sản mới
thuộc tài sản chung

Tài sản chung trộn lẫn + tài sản của người
khác -> tài sản mới thuộc khối tài sản chung
của vợ chồng

Tài sản chung sáp nhập + tài sản của người
khác -> tài sản mới có tài sản chung đóng vai
trò làm vật chính -> tài sản mới thuốc khối tài
sản chung

3/ Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

ĐS: 10 năm


BĐS: 30 năm

Vd: vợ (chồng) chiếm hữu ngay tình đối
với 1 động sản do mua lại của 1 người
khác không phải là chủ sở hữu mà
không biết -> tài sản chung

IV/ Tài sản do vợ chồng tạo ra theo
nghĩa đích thực:
1/ Chuyển nhượng tài sản có đền bù
2/ Quyền sử dụng đất tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân

V/ Tài sản chung do ý chí của vợ
chồng
-> Nhập tài sản riêng vào tài sản chung
(nhưng không nhằm trốn tránh nghĩa vụ
riêng về tài sản)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×