Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các bước hoạch định chiến lược Marketing của công ty Unilever cho sản phẩm bột giặt Omo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.57 KB, 14 trang )

Các bước hoạch định chiến lược Marketing của công ty Unilever cho sản phẩm bột giặt Omo
ĐỀ TÀI:
Các bước hoạch định chiến lược
Marketing của công ty Unilever cho sản
phẩm bột giặt Omo
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nước
ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc gia
hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam. Unilever - Việt Nam cũng là một trong
số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các
mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng
P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v… Trong đó bột giặt Omo được xem là thành công
nhất trên thị trường Việt Nam.
Có một câu hỏi đặt ra là: “ Tại sao bột giặt Omo lại thành công như vậy?” . Có thể nói,
công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo cho thương hiệu
Omo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công
ty. Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được
những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty.
Và để tiếp cận thị trường Việt Nam, công ty Unilever đã tiến hành nghiên cứu môi trường
vĩ mô, vi mô như sau:
I.Môi trường vĩ mô:
1. Vị trí địa lý:
Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng
biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất
khẩu trong tương lai gần.
2. Dân số:
2
Việt nam có cơ cấu dân số trẻ, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh. Vì thế nhu cầu tiêu
dùng những mặt hàng thiết yếu (như bột giặt) là rất lớn.
3. Chính trị:
Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v thời gian qua, nền chính trị Việt


Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu
vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước
ngoài.Ngoài ra Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản
phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác.
4. Văn hoá:
Việt Nam là một đất nước coi trọng những giá trị nhân văn. Người Việt Nam yêu thích sự
học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái trong cuộc sống hằng ngày, coi trọng tình yêu
thương giữa những người trong gia đình…Vì vậy, muốn sản phẩm Omo thành công trên thị
trường thì Công ty Unilever cần phải quan tâm đến truyền thống văn hoá của người Việt Nam.
5. Chính sách của chính phủ:
Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam
theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc
biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách.
6. Yếu tố kinh tế:
Việt Nam nằm trong khu vực tăng trưởng kinh tế nóng. Thu nhập trung bình của người dân
Việt Nam ngày càng cao sẽ tao ra một sức mua cao hơn trên thị trường. Họ có thể đòi hỏi nhiều
hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, tính tiện dụng, tính thẩm
mỹ mà sản phẩm có khả năng đem lại.
II. Môi trường vi mô:
1. Doanh nghiệp:
3
Nhãn hàng Omo là một trong những sản phẩm của tập đòan khổng lồ Unilever nên
việc đầu tiên chính là công ty có được sự vững mạnh về tài chính, và được sự hỗ trợ rất lớn từ
phía tập đòan Unilever tòan cầu.
Về nguồn nhân lực của công ty, công ty có chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan
điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các
sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên
tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty”. Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng,
phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao
nghiệp vụ của họ.

Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú
trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền
thống trong sản phẩm.Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh
chóng và có hiệu quả rõ rệt.
2. Các trung gian Marketing:
Sản phẩm Omo của công ty Unilever Việt Nam được bày bán ở tất cả các siêu thị trong
cả nước từ Nam ra Bắc. Bên cạnh đó, thông qua các kênh phân phối là các nhà bán lẻ, các cửa
hàng tạp hóa,… Omo dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.
Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân
phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực
tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có
nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.Các
điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính
bắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay
mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.
4
Vào ngày 15/5/2007, Unilever đã chính thức khai trương trung tâm phân phối sản phẩm
lớn nhất Việt Nam với diện tích trên 10 hecta tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore thuộc
tỉnh Bình Dương, Cơ sở phân phối sản phẩm khổng lồ này được xây dựng với tổng chi phí lên
tới 12 triệu USD.
Trung tâm được coi là một trong những trung tâm phân phối sản phẩm vào lọai lớn nhất và hiện
đại nhất ở Đông Nam Á.
3.Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Unilever chính là tập đòan khổng lồ P&G. Tập đoàn
Procter & Gamble (P&G) được thành lập vào năm 1837 tại Cincinnati (Mỹ).
Hiện nay, P&G là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất hóa mỹ phẩm, có nhà
máy sản xuất trên 60 nước khắp thế giới với tổng doanh thu hàng năm trên 50 tỷ USD. Công ty
P&G chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 1995 với số vốn đầu tư khoảng 14,3
triệu USD. Các sản phẩm chính của P&G Việt Nam là dầu gội đầu Pantene, Rejoice, Head &
Shoulders, bột giặt Tide, tã giấy Pampers, xà phòng Camay, Safeguard

Và bột giặt Tide chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Omo từ trước đến nay.Tide
được xem như là một “nhãn hiệu giặt tẩy yêu thích của người Mỹ”,với khẩu hiệu Tide trắng sáng
và những mẩu quảng cáo với câu nói đặc trưng “Ngạc nhiên chưa?”, Tide cũng đã để lại một ẩn
tượng sâu trong lòng khách hàng cũng như người tiêu dùng Việt Nam nói chung.
Nhưng trên thực tế hiện nay Tide không còn là đối thủ cạnh tranh của Omo nữa. Omo
bước lên một tầm cao mới khẳng định thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
4. Khách hàng:
Khách hàng chính là đối tượng phục vụ và là nhân tố tạo nên thị trường. Vậy Omo đã
nhắm đến đối tượng khách hàng nào?Chủ yếu là những người cá nhân, hộ gia đình mua sản
phẩm để sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày.Ngoài ra khách hàng của Omo còn là những cá nhân,
5
tổ chức mua sản phẩm với mục đích bán lại để kiếm lời (các cửa hàng bán lẻ cho người tiêu
dùng)
Qua việc nghiên cứu môi trường vi mô, vĩ mô công ty tiến hành phân tích thị trường và
tung chiến lược marketing:
III.Phân khúc thị trường:
Sản phẩm Omo phân khúc thị trường dưạ vào tâm lý mua hàng và hành vi tiêu dùng. Chính
vì thế Omo hướng tới đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những người nội trợ,chăm sóc gia đình vì
những người này chịu trách nhiệm tính tóan việc chi tiêu tiêu dùng hằng ngày, hẳn các bà nội
trợ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một mặt hàng nào đó. Và Omo đã đánh đúng vào
tâm lý của người tiêu dùng – đó là sản phẩm bột giặt phải vừa có chất lượng tốt, giặt tẩy mạnh lại
vừa có giá cả phải chăng hợp với túi tiền mọi nhà mọi gia đình, đúng như tiêu chí: “Omo- bạn
của mọi nhà”. Bên cạnh đó những người nội trợ thường bận rộn với công việc nên họ thường
nhắm tới những sản phẩm vừa đỡ tốn sức vừa tiết kiệm được thời gian và đây cũng là một phân
khúc của bột giặt Omo.
Đối với nhân văn phòng họ có một công việc bận rộn tại công sở và ít có thời gian rảnh để
chăm lo cho gia đình của mình nhất là các nhân viên nữ. Vì vậy công việc giặt giũ cần phải được
thực hiện 1 cách nhanh chóng,và cần có 1 loai bột giặt giặt tẩy cực mạnh,hiệu quả các loại vết
bẩn giúp tiết kiệm thời gian cho họ.Ngoài ra,có 1 số người lao động trong lĩnh vực hoặc công
việc nặng hay dơ bẩn đến quần áo, cho nên sau 1 ngày làm việc cực nhọc họ còn phải giặt tẩy bộ

quần áo lao động của mình.Omo đã chú trọng và đáp ứng được đến điều này, vì vậy Omo là 1
loại bột giặt tẩy cực mạnh nhanh chóng đánh tan mọi vết bẩn khó giặt nhất và giúp tiết kiệm thời
gian giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn sau 1 ngày lao đông cực nhọc.
Mặt khác, Omo còn chú trọng tới trẻ thơ. Đa số các bậc phụ huynh ngày nay đều lo sợ khi
cho con họ chơi đùa một cách hồn nhiên nhưng trái lại họ cũng muốn con trẻ học hỏi được
6
những điều hay từ cuộc sống. Trẻ thơ thường hay hiếu động và nghịch ngợm nên quần áo của
chúng thường xuyên bị lấm bẩn, các bậc phụ huynh thường xuyên phải bỏ ra nhiều thời gian hơn
để giặt tầy Nắm bắt được điều này,Omo đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng nhất là
những bà nôi trợ,hoặc là những người công chức luôn bận rộn công việc có rất ít thời gian chăm
sóc cho gia đình,nên họ mong muốn sẽ tiết kiệm thời gian hơn trong công việc nội trợ hằng
ngày. Chính vì những mong muốn, hy vọng và nỗi lo của các bà mẹ và những thách thức mà họ
phải đối mặt khi xem xét về vấn đề học thực nghiệm của con mình trong cuộc sống hằng ngày,
Công ty Unilever đã cho ra đời sản phẩm Omo “Đánh bật mọi vết bẩn 10/10 chỗ khó giặt” với
slogan”tha hồ vui chơi ngại gì vết bẩn”
IV. Thị trường mục tiêu và định vị cuả Omo:
Omo “Đánh bật vết bẩn 10/10 chỗ khó giặt”hướng tới đại đa số khách mua.Sản phẩm được
phân phối hàng loạt, tràn lan và tạo một hình ảnh hảo hạng trong ý nghĩ công chúng.
Và hiện nay Omo đang hướng tới 1 đẳng cấp cao hơn. Sản phẩm này dành cho những gia
đình với mức thu nhập trên 3 triệu/người/tháng, đặc biệt là các bà mẹ luôn tất bật với công việc
nội trợ và chăm sóc các trẻ nhỏ hiếu động. Thị trường tiêu thụ chính của Omo tập trung ở các
thành phố lớn đông dân cư như TPHCM, Hà Nội…Từ mục tiêu đó, Công ty Unilever đã định vị
cho sản phẩm Omo “Đánh bật vết bẩn 10/10 chỗ khó giặt” như sau: sản phẩm phải có doanh thu
lớn nhất(dẫn đầu thị phần), chất lượng tốt nhất (dẫn đầu chất lượng), gắn liền sự thành công đối
với khách hàng (dẫn đầu vế mối quan hệ).
Ngoài những mục tiêu trên, Omo “Đánh bật 10/10 vết bẩn khó giặt” đã tạo ra sự khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh Bột giặt Omo đã vượt ra khỏi phạm vi về tính năng tẩy trắng của
mình (hiện nay tính năng này đều cóở hầu hết các loại bột giặt trên thị trường); khi nói đến
Omo, người tiêu dùng đều nghĩ ngay đến những câu slogan mang tính xã hội, đầy sáng tạo và có
ý nghĩa giáo dục rất lớn như “Trẻ học điều hay ngại gì vết bẩn”,”Tết làm điều hay vận may nhân

7
khắp”…Điều đó tạo nên tâm lý tiêu dùng mới, sử dụng Omo không chỉ để giặt sạch quần áo mà
còn đem lại cho trẻ thơ sự tự do trong hoạt động cũng như trong quá trình học hỏi.
Để thực hiện chiến lược định vị trên thì Marketing mix là chìa khóa quan trọng góp phần
tạo ra sự đặc sắc và khác biệt. Sau đây là những phân tích về marketing mix cho sản phẩm Omo
“Đánh bật 10/10 vết bẩn chỗn khó giặt” loại 400g.
V. 4P trong Marketing mix:
1. Sản phẩm (P1):
a. Chất lượng:
Omo được xem là sản phẩm bột giặt hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Nó được sản xuất
với dây chuyền và công nghệ hiện đại, với đầy đủ các tính năng vượt trội về tẩy sạch an toàn đặc
biệt có thể đánh bật 10/10 chỗ vết bẩn khó giặt : cổ áo cáu bẩn, cổ tay áo dính nhờn, nách áo đầy
mồ hôi, vớ dính bùn, đáy quần dính vết màu vẽ, túi áo quần, thắt lưng, tay áo, đùi và đầu gối
dính vết bẩn.
b. Đặc điểm:
Omo 10/10 chỗ vết bẩn khó giặt có dạng bột màu trắng, bổ sung thêm các hạt màu đỏ và
hạt năng lượng xanh mới cực mạnh, thấm sâu hiệu quả vào các lớp vải và đánh bật ngay cả
những vết bẩn cứng đầu ẩn giấu trong 10 chỗ khó giặt nhất trên quần áo.Bên cạnh đó, ngoài việc
sử dụng để giặt tay, sản phẩm còn được sản xuất để thích hợp cho giặt máy mà vẫn mang lại kết
quả tốt nhất.
c. Hình dạng và bao bì:
Omo 10/10 vết bẩn 400 gram dạng bịch, màu sắc bao bì ngoài những màu sắc truyền thống
của Omo là đỏ, trắng, xanh dương đậm thì còn xuất hiện thêm hai màu khác là: xanh lá cây và
cam tươi của biểu tượng “splat”- biểu tượng của những vết bẩn “chơi mà học”. Tất cả được thiết
kế theo phong cách mới lạ, hài hoà, thân thiện, gần gũi và sống động hơn.
8
Một cải tiến mới đáng ghi nhận có thể làm hài lòng các bà nội trợ đó là không cần phải cắt
bao bì mà có thể dễ dàng xé bằng tay để sử dụng.
2. Giá cả:
Giá bán sản phẩm trên thị trường hiện nay dao động từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng.

Mức giá trên so với các nhăn hiệu bột giặt khác trên thị trường là khá cao. Một câu hỏi đặt ra: “
Tại sao bột giặt Omo 10/10 lại có mức giá cao như vậy?”. Câu trả lời là:
Với định vị là “dẫn đầu về chất lượng sản phẩm”, công ty đặt ra mục tiêu phấn đấu là sản
phẩm sản xuất ra phải có các chỉ tiêu về chất lượng tốt nhất. Thông thường, điều đó đòi hỏi phải
định giá cao cho sản phẩm để bù đắp các chi phí và tiến hành các công tác nghiên cứu, thiết kế
và thử nghiệm đắt tiền
Nhằm đạt được doanh số bán hàng lớn, công ty đầu tư chi phí khổng lồ cho các chương
trình quảng cáo rầm rộ trên các kênh thông tin truyền thông đại chúng và tổ chức các events lớn
mang màu sắc truyền thống để quảng bá thương hiệu thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng
thuộc mọi tầng lớp.
Với chất lượng hàng đầu và nhiều hoạt động mang tính xã hội cao, người tiêu dùng trở nên
quen, từ đó tin dùng và ủng hộ cho bột giặt Omo 10/10 vết bẩn khó giặt.
3. Phân phối sản phẩm:
a. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm:
Nhà sản xuất ________Nhà bán buôn __________________________Người tiêu dùng
Nhà sản xuất ______________________________Nhà bán lẻ ______Người tiêu dùng
Nhà sản xuất ___________Nhà bán buôn ________Nhà bán lẻ ______Người tiêu dùng
Nhà sản xuất ___________Nhà đaị lý ___________Nhà bán lẻ ______Người tiêu dùng
Nhà sản xuất _____Nhà bán buôn____ Nhà đaị lý ____Nhà bán lẽ _____Người tiêu dùng
9
b. Các trung gian trong kên phân phối
− Nhà bán lẻ: vì Omo là sản phẩm tiêu dùng thông dụng nên phần lớn công việc bán và
chiếm lĩnh thị trường là do những nhà bán lẻ đảm nhận.
− Nhà buôn: bán buôn thường thực hiện với số lượng lớn nên giảm được chi phí phân
phối sản phẩm.
− Đại lý
− Người môi giới
c. Lựa chọn kênh phân phối:
Đặc điểm của sản phẩm Omo là những sản phẩm có giá trị thấp, sử dụng thường xuyên,
tiện lợi cho việc lưu trữ tương đối lâu. Chính vì thế đa số các sản phẩm của Omo được phân phối

theo kênh phân phối dài.
d. Các chiến lược phân phối:
Omo chủ yếu sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi, Omo là sản phẩn tiêu dùng gia đình,
mọi người đều có mong muốn được sử dụng vì thế cần phải phân phối rộng rãi để sản phẩm có
thể đến với hầu hết mọi người.
Một người hoạt động quản trị kênh phân phối:
− Khuyến khích các trung gian hoạt động.
− Làm các bảng hiệu tên cửa hàng gắn với sản phẩm Omo.
− Tặng một số sản phẩm làm sản phẩm trưng bày.
− Tặng một số vật dụng có logo Omo: tủ đựng sản phẩm, túi nilon.
4. Xúc tiến và quảng cáo:
Xúc tiến, quảng bá thương hiệu là 1 trong 4 bước quan trọng của quá trình Maketing Mix.
Quảng bá thương hiệu nói 1 cách cụ thể là thuyết phục khách hàng mua hàng của mình. Quá
10
trình này gồm 5 phương thức: Quảng cáo, Khuyến mại, Quan hệ công chúng, Bán hàng cá nhân,
Marketing trực tiếp. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực Quảng cáo thì Omo đã đạt được những hiệu
ứng xuất sắc, phản ứng tích cực từ phía khách hàng. Nhớ những ngày đầu khi mới xâm nhập thị
trường Việt Nam, Omo mở đầu bằng những tính năng tẩy trắng vượt trội của mình, điều này
cũng là bước mở đầu làm cho người tiêu dùng phải nhớ nằm lòng nhãn hiệu Omo. Năm 2002,
ngoài những chiến lược quảng cáo dội bom trên truyền hình, báo chí, Omo còn kết hợp hàng loạt
các hoạt động Marketing khác để quảng bá thương hiệu. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu
sự ra đời của 1 chương trình PR thành công của Omo, được dân trong nghề đánh giá cao là
chương trình: “ Áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình này vẫn được duy trì cho đến bây
giờ vì nó vẫn đem lại hiểu quả Marketing lớn. Từ cuối năm 2005 cho đến nay, Omo thật sự đạt 1
bước chuyển mình lớn với chiến lược Marketing hướng về cộng đồng. Tiếp cận trái tim của
người tiêu dùng là 1 chương trình Marketing thành công nhất của Omo cho đến nay. Với cánh
tiếp cận này, nhà sản xuất sẽ không phải lải nhải về tính năng sản phẩm cũng như lợi ích thương
hiệu mà thay vào đó là cỗ xúy cho những giá trị nhân văn, chuẩn mực xã hội, nhằm làm cho xã
hội ngày càng tốt đẹp hơn. Những giá trị này có thể là bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khác…
Thật vậy, Omo đã qua thơi quảng bá thương hiệu với những tính năng của sản phẩm, họ đã tạo

được “brand awareness”. Và đây là thời kì họ bước vào thời kì cao cấp hơn: cũng cố thương hiệu
và xây dựng tình cảm với khách hàng. Hàng loạt những quảng cáo, sự kiện ra đời: “ ngày hội
những chiếc túi tài năng”, “triệu tấm lòng vàng”, :Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến
mãi “ vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn tường học tại 6 tỉnh vùng sâu
vùng xa… Mỗi chương trình ra đời là 1 lần thu hút sự quan tâm của mọi người. Mở đầu PR,
bằng việc tạo xu hướng dư luận, điển hình là chương trình : “học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”.
Với ý tưởng là mọi người sợ dơ, không cho con cái họ chơi những trò chơi năng động để học hỏi
và phát triển, Omo đã khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để con cái tự do nghịch dơ
để học hỏi qua các câu slogan như:
11
Hãy để trẻ tự do sống với tuổi thơ
Hãy để trẻ tự do vui chơi
Hãy để trẻ tự do tìm hiểu
Hãy để trẻ tự do tưởng tượng
Hãy để trẻ tự do thể hiện bản thân
Hãy để trẻ tự do hòa nhập
Hãy để trẻ tự do khám phá thế giới của chúng
Hãy để trẻ tự do phát triển tự nhiên
Hãy để trẻ tự do trải nghiệm cuộc sống
Điều này đã được các bà mẹ hưởng ứng rất nhiều và đưa ra quan điểm là “Nhất định tôi sẽ
thử và cho con trai tôi nhiều thời gian tự do chơi đùa hơn. Trước đây tôi chưa từng nghĩ đến điều
này – Tôi chỉ nghĩ rằng con tôi cần phải được giao cho điều gì đó để làm”.
Hay khi dư luận nóng lên với đề tài “sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này? Vui chơi hay
học?” thì Omo tung ra event : “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám
hay ngày hội “ Omo tương lai 10/10” Và một clip quảng cáo đầy tính nhân văn của Omo lúc
chuẩn bị bước sang Tết Đinh Hợi. Một bé gái trên nền đen trắng nhanh chóng nhặt vỏ chuối vì sợ
người khác sẽ bị trượt ngã. Hành động đó được lan tỏa bằng 1 hiệu ứng kỉ xảo bắt đầu từ bàn tay
nhặt vỏ chuối rồi truyền đến 1 cậu bé nhanh chấn đến giúp 1 bà mẹ bế con đang tím cách bê chậu
hoa lên. Tương tự điều này truyền đến 1 đôi bạn trẻ và họ chạy vội đến đám người đang tìm cách
dựng cổng hội chợ hoa lên… “Tết làm điều hay, vận may nhân khắp”, Clip quảng cáo chuyển tải

1 thông điệp rất đơn giản: diều hay không phải là điều gì đó lớn lao. Đôi khi chỉ là những việc
nhỏ nhặt và nó sẽ nhân lên tạo hiệu ứng tích cực cho toàn xã hội
Tích hợp với Tivi là một loạt hoạt động nhằm chứng minh tính lan tỏa của những điều hay
này. Khi khách hàng mua 1 gói Omo là họ đã đóng góp và những chương trình từ thiện thiết thực
9 khách hàng may mắn trong chương trình khuyến mãi đã trở thành đại sứ trao tặng 9 sân chơi
12
tiêu chuẩn quốc tế” Vì sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam” cho 9 địa phương được lựa
chọn trong cả nước. Cùng với sự đóng góp của chính các khách hàng, Quỹ từ thiện Omo cấp vé
xe miễn phí cho sinh viên về ăn Tết. Rồi cũng chínhn hững sinh viên này tiếp tục nhân rộng điều
hay bằng cách tiếp tục ghé thăm và trao áo mới cho trẻ em cơ nhỡ trên toàn quốc. Thương hiệu
này cũng tạo điều kiện cho khách hàng viết 15.000 cánh thiệp chúc Tết gửi kèm trong những tấm
áo cho các em thiếu may mắn này. Thực tế, bột giặt không phải là sản phẩm đặc trưng trong dịp
Tết, tuy vậy, Omo đã thành công trong việc xậy dựng hình ảnh nhãn hàng gắn liền với việc
truyền tải những giá trị văn hóa. Ngoài ra, thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những chàng trai, cô gái
trong bộ đồng phục đỏ đạp xe long vòng kháp các con đường lớn, đây còn gọi là hình thức quảng
cáo trên đường phố roadshow Có thể nói, Omo không bỏ qua bất cứ hình thức nào có thể đem
hình ảnh của họ đến với khách hàng. Tài trợ cho các Game Show truyền hình cũng là 1 cách phổ
biến hiện nay, người ta dễ dàng nhận ra thương hiệu Omo trong các show như : vượt qua chính
mình, ….( lại là các hoạt động mang tính nhân văn). Để tạo tính lan tỏa nhanh và rộng, Omo đã
sử dụng tối đa các kênh truyền thông- cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó Omo đã tiên
phong sử dụng kênh online, nhắm đến những khách hàng trẻ và những nhóm người có thể ảnh
hưởng tới người khác. Phần lớn các quảng cáo tập trung ở các trang web có thâm niên như:
VnExpress, Viêtnamnet, Tuoitre online, Thanhnien online… Các hình thức khuyến mãi, thẻ cào
may mắn cũng không được bỏ qua. Với các hình thức như tăng thêm khối lượng bột giặt mà giá
không đổi hay thẻ cào may mắn với các giải thưởng lên đến 300.000.000 Omo đã thu hút được
sự quan tâm lớn của người tiêu dùng, với tâm lý thích mua ít được nhiều của người Việt Nam thì
các hình thức khuyến mãi này hoàn toàn đánh trúng điểm yếu của họ.
Nhìn chung, quãng đường quảng bá thương hiệu của Omo ở Việt Nam đã trải qua 1 quá trình đủ
dài để tất cả các bà nội trợ đều nhớ đến cái tên Omo 10/10 vết bẩn khó giặt khi nói đến bột giặt.
Omo thực sự thành công khi mở cho mình 1 lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công

13
trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của 1 sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu cũng như
những giá trị văn hóa được nhãn hàng này tôn vinh.
Với những chiến lược marketing hết sức hiệu quả và những mẫu quảng cáo đầy sáng tạo,
Omo đã nhận được giải Asian Marketing Effectiveness Awards - là giải thưởng danh giá hàng
năm do tạp chí Media có trụ sở chính tại Hong Kong khởi xướng cách đây 4 năm. Giải thưởng
nhằm tôn vinh những chiến dịch quảng cáo, tiếp thị có tính sáng tạo cao và đem lại hiệu quả cho
thương hiệu. Tính hiệu quả được đo lường thông qua các tiêu chí cụ thể như nhận thức nhãn
hiệu, doanh số, thị phần… Giải thưởng năm này do một Hội đồng Giám khảo gồm 16 chuyên gia
kỳ cựu từ các tập đoàn đa quốc gia cũng như những công ty quảng cáo quốc tế. Vì vậy có thể nói
Omo là niềm tự hào của giới tiếp thị chuyên nghiệp Việt Nam.
14

×