Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO ĐỊA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG-SÔNG VÀ LŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 21 trang )

Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
SÔNG VÀ LŨ
A . SÔNG:
1) Khái quát về sông:
* Khái niệm:
- Sông suối là những dòng nước chảy theo rãnh hay lòng máng rõ ràng. Sông thì có
lồng máng to rộng và có chiều dài thật quan trọng so với suối. (Đòa chất cơ sở)
- Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ
các hồ nước, từ các con suối hay khe núi hay từ các con sông nhỏ hơn ở nơi có độ cao
hơn, các nguồn nước có được do nước mưa (Wikipedia tiếng Việt).
* Nguồn gốc hình thành:
- Khi mưa rơi xuống mặt đất hay tuyết tan, một phần được thực vật hấp thu rồi bốc hơi
vào không khí, một phần bốc hơi trực tiếp từ mặt đất , phần khác thấm sâu xuống đất
thành nước ngầm. Phần còn lại chảy tràn trên mặt đất sẽ gom vào các lồng máng tự
nhiên gọi chung là nước chảy dòng tạo ra sông suối.
2) Hệ thống sông:
2.1/ Lưu vực:
- Lưu vực là toàn thể một vùng mà nơi đó suối và phụ lưu đã tiếp nhận được
một lượng nước để cung cấp cho sông chính. Tuy nhiên, mỗi phụ lưu và suối
1
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
đều có một phụ lưu riêng rẽ. Mỗi dòng chảy là một nhánh nhỏ nhất của một
phụ lưu. Các phụ lưu nối lại tạo thành một lưu vực rộng lớn.
- Có 5 kiểu lưu vực chính:
 Hệ thống sông có dạng hình nhánh cây (thụ trạng) (dendritic pattern):
thường gặp ở những vùng đất đá có kháng sức đồng đều.
 Hệ thống sông có dạng hình mạng lưới (trellis pattern): ở những vùng
đất đá xếp thành lớp và bò uốn nếp như cát kết (sa thạch) và diệp thạch,
dòng nước chảy theo hướng lớp hay thẳng góc với hướng lớp, tạo nên
một hệ thống sông với dạng hình mạng lưới thật đặc biệt.
 Hệ thống sông có dạng hình tia (radial pattern): ở các đỉnh núi cao hệ


thống sông phụ có dạng hình tia ly tâm hay hướng tâm.Đây là kiểu
mạng sông phát triển trên sườn một núi lửa mới hình thành.
 Hệ thống sông có dạng hình góc (rectangular pattern): kiểu lưu vực
này phát triển ở nền đá có hệ thống đường nứt thẳng góc nhau.
 Hệ thống sông có dạng song song: trong khu vực nền đá tạo một triền
dốc, các sông nhánh có dạng song song với nhau.
2.2/ Trắc diện sông:
- Trắc diện của một con sông gồm có 3 phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu
sông.
 Thượng lưu sông: đây là nơi sông bắt nguồn, ứng với thời kỳ sông trẻ.
Nước chảy xiết, hoạt động xâm thực diễn ra rất mãnh liệt, đáy sông
ngày càng được đào sâu, tạo ra hai bờ vách thẳng đứng, hợp thành hình
chữ V. Ở thượng lưu sông có rất nhiều ghềnh thác.
 Trung lưu sông: đây là đoạn giữa của sông, ứng với giai đoạn sông
trưởng thành. giai đoạn này, độ dốc của lòng sông giảm đi nhiều,
nước chảy chậm lại, có ít hay không có ghềnh thác. Sông không khơi
sâu lòng nữa mà đào hai bên bờ mở rộng thung lũng sông. Lòng sông
trở nên uốn khúc, dọc bên bờ đồng bồi bắt đầu hình thành.
2
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
 Hạ lưu sông: là phần cuối của con sông hay một đoạn sông già. đây
nước chậm lại, sông không còn sức tàn phá nữa, mà chỉ lắng tụ các loại
vật liệu đã vận chuyển. Thung lũng sông trở thành đồng bằng rộng lớn.
Lòng sông uốn khúc ngoằn ngoèo và khi ra đến biển, sông lại được
phân chia thành nhiều nhánh tháo nước. Nước sông trải rộng, gần như
không phân biệt được vách sông. Đồng bồi thành lập chủ yếu trong khu
vực này.
- Trắc diện dọc theo lòng sông được biểu diễn bằng một đường cong, với độ
dốc thay đổi từ thượng lưu đến hạ lưu sông. Ban đầu, ứng với khu vực thượng
lưu, độ dốc hạ nhanh chóng và sau đó giảm dần cho đến mực thấp nhất, gọi là

mực gốc. Mực gốc của một con sông tương ứng với mực biển hay mực nước hồ
mà con sông đó đổ vào.
3) Sự lưu chuyển của dòng nước trên sông:
3.1/ Các nhân tố tương tác ảnh hưởng đến sự cân bằng của dòng chảy:
- Lưu lượng (Discharge).
- Lưu tốc (Velocity).
- Tải lượng (Load).
- Gradient.
- Cấu trúc dòng chảy hay độ khúc khuỷu của dòng chảy (channel pattern).
3.2/ Chuyển động của dòng chảy:
3
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Chảy tầng (laminar flow): ở các đoạn sông thẳng, đáy sông trơn láng, lưu tốc
chậm, nước lưu chuyển thành lớp song song. Mỗi một lớp di chuyển với vận
tốc không đổi, lớp này khác với lớp kế cận. Các lớp sẽ tách ra quanh chướng
ngại vật và kết hợp lại ở phía cuối dòng.
- Chảy rối (turbulent flow): là phương thức chảy chính của dòng chảy. Chảy rối
xuất hiện khi gia tốc gia tăng hoặc đáy sông gồ ghề, đường đi của phân tử
nước bò phá vỡ khi gặp phải dòng xoáy. Khi lưu tốc chảy quá lớn hoặc lòng
sông có nhiều chướng ngại vật, nước sẽ chuyển từ cách chảy rối yên lặng
thành chảy rối cuốn vòng.
3.3/ Lưu lượng, gradient, lưu tốc:
* Lưu tốc:
- Lưu tốc tại một vò trí của dòng sông là đoạn đường mà nước chảy qua trong
một thời gian đònh trước (đơn vò m/s).
- Theo lý thuyết, lưu tốc tăng dần đều nhưng trên thực tế, lưu tốc phụ thuộc
vào các yếu tố:
 Độ lồi lõm (C) của đáy sông.
 Bán kính (R) của thiết diện lòng sông.
 Độ dốc (I).

- Công thức tính lưu tốc của một dòng sông:
RICV =
- Lưu tốc khoảng từ 15 cm/s là tương đối chậm, Lưu tốc tương đối cao khi nước
chảy từ 625 đến 750 cm/s, lưu tốc cao khi lên đến 10 m/s (1000 cm/s).
* Gradient:
- Gradient của dòng chảy là khoảng cách thẳng đứng của dòng chảy đổ xuống
trong một khoảng cách cố đònh so với dòng chảy nằm ngang.
VD:
 Thượng lưu sông Yaba (california – Mỹ) khoảng 20km, gradient trung
bình 42 m/km.
4
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
 Thượng lưu sông Uncompahne (Colorado – Mỹ) 6,5 km, gradient trung
bình 66 m/km.
- Sự giảm gradient nơi hạ nguồn của dòng sông một phần do giới hạn của mức
độ xâm thực (limitations of base level).
* Lưu lượng của dòng nước:
- Là lượng nước chảy ngang qua thiết diện tại một điểm của dòng sông trong
một giây (đơn vò là m
3
/s).
VD:
 Sông đồng Nai có lưu lượng trung bình ở Tân Vạn là 910 m
3
/s.
 Lưu lượng tối thiểu vào mùa kiệt là 164 m
3
/s.
 Lưu lượng tối đa lúc lũ cao nhất (chưa có đập Trò An) là 2.863 m
3

/s.
- Lưu lượng của một dòng sông được xác đònh dựa vào 3 yếu tố chiều rộng
lòng sông, chiều sâu lòng sông và vận tốc nước chảy (lưu tốc).
5
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
Lưu lượng (m
3
/s) = chiều rộng lòng sông (m) x chiều sâu lòng sông (m) x lưu tốc (m/s).
- Lưu lượng thay đổi không chỉ ở những dòng chảy khác nhau mà còn thay đổi
ngay trong một dòng chảy từ thời điểm này sang thời điểm khác, từ nơi này
đến nơi khác trong tiến trình chảy của nó.
- Lưu lượng có xu hướng gia tăng ở cuối dòng do có nhiều phụ lưu cấp thêm
nước vào dòng chính. Lũ mùa xuân có thể làm dòng chảy tăng cao, hình thành
dòng chảy xiết dữ dội.
3.4/ Biểu đồ thủy lượng:
- Biểu đồ thủy lượng của một dòng sông cho thấy sự thay đổi của lưu lượng
qua thời gian.
- Dạng biểu đồ thủy lượng của những dòng chảy khác nhau (ngay cả ở những
điểm khác nhau trên cùng một dòng) thay đổi theo các yếu tố tự nhiên như tốc
độ thấm lọc, đòa hình, đòa chất và lớp phủ thực vật.
4) Hoạt động của dòng chảy hay các qua trình sông (river processes):
4.1/ Tác dụng vận chuyển:
- Trong khi di chuyển, dòng sông sẽ mang đi các vật liệu ở đáy sông, vật liệu
do rửa trôi hai bờ, của phụ lưu hay của các khối. Các vật liệu này được lắng
đọng ở đích cuối là đại dương. Lượng vật liệu được dòng sông mang đi được
gọi là tải trọng (load). Kích thước hạt tối đa mà sông có thể mang đi là tiêu
chuẩn dùng để đánh giá năng lượng vận chuyển (competence).
- Có 3 phương thức vận chuyển vật liệu:
• Hòa tan trong nước.
• Lơ lửng trong nước.

• Di chuyển sát đáy sông.
* Hòa tan trong nước:
+ Trong thiên nhiên hoàn toàn không có nước tinh khiết. Mưa rơi và
thấm xuống đất, nước hòa tan các hợp chất có trong đất. Trong khi di
chuyển, nước sẽ ngấm qua các khe nứt, lỗ hổng, mạch quặng trong đá
gốc và hòa tan thêm các vật chất trên đường đi của nó. Cuối cùng, phần
lớn nước này xuất lộ ở các mực thấp hơn.
+ Lượng vật chất hòa tan trong nước tùy thuộc vào thời gian, mùa và vò
trí đòa chất. Vật chất hòa tan được đo bằng đon vò một phần triệu (ppm).
* Lơ lửng trong nước:
6
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
+ Các hạt rắn được dòng xoáy cuốn đi theo dòng chảy ở trạng thái lơ
lửng. Quá trình vận chuyển này bò khống chế bởi hai yếu tố: sự cuộn
xoáy của nước và vận tốc tới hạn.
+ Chuyển động xoáy của dòng rối di chuyển theo các quỹ đạo, hạt rơi
vào dòng xoáy sẽ nổi lên và ở trạng thái lơ lửng cho đến khi vận tốc
của nước xoáy cân bằng hay lớn hơn vận tốc tới hạn của hạt.
+ Vận tốc tới hạn gia tăng theo kích thước của các hạt có cùng hình
dạng và tỉ trọng.
+ Do phương thức lơ lửng này, bùn và sét được phân bố đều trên đáy,
còn những hạt lớn hơn như cát được dòng xoáy mạnh vận chuyển về
cuối dòng với số lượng lớn trong đới xáo động nhất.
* Di chuyển sát đáy:
+ Ngược với tải trọng hòa tan và lơ lửng, loại vật liệu dọc theo đáy
sông được gọi là trầm tích đáy (bed load). Cá loại vật liệu này thường
là các loại cát thô, sạn sỏi nặng.
+ Các phần tử đáy này thường di chuyển theo 3 phương thức sau:
o Nhảy cóc (saltation).
o Lăn tròn (rolling).

o Trượt (slide).
4.2/ Sự xâm thực:
- Xâm thực cơ học hay hiện tượng bào mòn là do các loại vật liệu cứng được
dòng nước vận chuyển va chạm chà xát làm mòn nhẵn lòng sông hay đá tảng
ở đáy sông.
- Sự bào mòn còn tạo ra ở đáy sông những hố sâu (nồi khổng lồ). Các hố này
hình thành là do đất đá cấu tạo ở đáy sông không có kháng sức đồng đều, nơi
nào mềm thì bò dòng nước khoét trũng xuống nhanh, sạn sỏi do dòng nước vận
chuyển rơi vào trong đó, khi nước chảy nhanh đạt đến lưu tốc 10 m/s trở lên,
7
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
sạn sỏi này sẽ bò xoay tròn ở đáy trũng, bào mòn bờ vách, lần hồi tạo thành
các hố sâu có dạng tương tự như những chiếc nồi to.
- Nồi khổng lồ có thể do các xoáy nước ở trên mặt đào khoét đáy sông tạo
thành.
- Ngoài các trũng sâu ở đáy sông còn có các trũng sâu tạo thành do nước từ
trên triền cao đổ xuống, xoáy mạnh vào nền đá tạo thành. Loại trũng này
thường thấy ở chân các ghềnh thác.
4.3/ Sự trầm tích:
- Khi vận tốc dòng chảy giảm, thấp hơn mức cần thiết để giữ vật lơ lửng, dòng
chảy bắt đầu lắng đọng tải trọng lơ lửng của nó. Sự trầm tích là một quá trình
chọn lọc. Trước hết, các hạt thô rơi xuống, sau đó vì vận tốc giảm (năng lượng
cũng giảm) các hạt mòn hơn cũng lắng đọng.
5) Các cảnh quan do sông tạo ra:
5.1/ Các cảnh quan hình thành ở khu vực thượng lưu sông:
* Thác:
- Đây là một trong các cảnh quan thú vò. Tuy hoạt động hết sức mạnh mẽ như
thực ra trong lòch sử của dòng sông, chúng có một đời sống hết sức ngắn ngủi.
Thác được hình thành do sự hạ thấp độ cao đột ngột trên tiết diện dọc của
dòng sông. Sự hạ thấp độ cao này có thể biến mất theo thời gian.

* Ghềnh (rapid):
8
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Giống như thác, ghềnh được hình thành khi có sự gia tăng đột ngột về độ dốc
của lòng sông, nhưng ở ghềnh thì nước không đổ mạnh xuống như thác. Đôi
khi ghềnh được phát triển trực tiếp từ các thác có trước đó.
5.2/ Các cảnh quan hình thành ở khu vực trung lưu và hạ lưu sông:
* Khúc uốn sông (meander):
- Việc hình thành khúc uốn bao gồm cả hai quá trình xâm thực và tích tụ.
Trước hết, vài vật cản đã hướng dòng chảy vòng một bên bờ và dòng chảy sẽ
đổ mạnh vào bờ đối diện, nơi có dòng chảy rối mạnh nhất. Các vật liệu do
sông xâm thực bờ được mang về phía hạ lưu, sau đó lắng đọng trong đới chảy
rối giảm ở giữa dòng sông và vào phía trong của khúc uốn kế đó. Khi dòng
sông chảy lượng từ bờ này sang bờ kia, các khúc uốn tiếp tục phát triển bằng
cách xâm thực ở phía ngoài khúc uốn và trầm tích ở phía trong khúc uốn.
- Ở khúc uốn, sông xâm thực ngang và xâm thực sâu làm bờ di chuyển ngang
và xuôi về phía hạ lưu. Trong một dòng chảy uốn khúc những nơi gấp khúc
mạnh, dòng sông sẽ hình thành các đoạn sông bỏ (cutoff), dấu vết khúc uốn
(meander scar) và hồ sừng trâu.
* Dòng chảy phân nhánh:
- Trên các bãi bồi, đặc biệt nơi có số lượng lớn vật liệu vụn được lắng đọng
nhanh chóng, dòng sông sẽ hình thành một hệ thống dòng chảy hội tụ và phân
kỳ phức tạp giữa lòng sông. Hệ thống này bò phân cách bằng các cồn cát hay
các cù lao. Đây là kiểu dòng sông bò phân nhánh. Mô hình này phát triển khi
lưu lượng thay đổi mạnh và các bờ dễ bò xâm thực để cung cấp tải trọng lớn
cho dòng chảy. Đây là đặc trưng của các vùng quạt bồi tích, trầm tích rửa trôi
băng hà và của một số dòng chảy rất giàu phù sa.
9
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Nói chung, độ dốc của dòng chảy phân nhánh cao hơn độ dốc của dòng chảy

uốn khúc có cùng lưu lượng Đây dường như là biểu thò sự cố gắng của dòng
sông để vận chuyển được nhiều phù sa hơn.
* Đê thiên nhiên (Natural levees):
- nhiều bãi bồi, nước sông nằm cao hơn đáy thung lũng và được giữ bởi một
bờ vách bằng cát và các vật liệu dạng bột gọi là đê thiên nhiên. Bờ đê dốc
nhẹ từ đỉnh về phía vách thung lũng. Bãi bồi thấp hơn kết hợp với đê thiên
nhiên hình thành đầm lầy cũ (back swamp). Đê được hình thành trong mùa lũ
lụt khi nước tràn bờ vào bãi bồi. Dòng bùn này không tồn tại lâu khi vận tốc
và sự xáo trộn của nó giảm đột ngột, phù sa lơ lửng được lắng động gần dòng
sông nhưng một số lớn cũng được mang đi xa hơn và lắng đọng ở bãi bồi. Các
trầm tích này có dạng một cái nêm hướng mũi nhọn ra khỏi sông, lâu dần
thành đê thiên nhiên có chiều cao giảm dần từ bờ sông ra ngoài.
10
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- khu vực tam giác châu sông Mississippi, đê thiên nhiên cao hơn đầm lầy
cũ khoảng từ 5 – 6 m.
- Các đê thiên nhiên cũng có một ý nghóa nhất đònh trong việc ngăn hiện tượng
lũ.
* Bãi bồi:
- Hầu hết các dòng sông đều có bãi bồi viền bên ngoài. Các bãi bồi có thể rất
hẹp (rộng chừng vài m) cho đến rất rộng (hàng trăm km) như bãi bồi sông
Mississippi. Bãi bồi có dạng rất phẳng, đặc biệt khi so với độ dốc của hai vách
thung lũng. Nhưng trong bãi bồi có nhiều đòa hình chênh nhau chừng vài m như
các đê thiên nhiên, dấu vết khúc uốn và hồ sừng trâu.
- Bãi bồi được hình thành do vật liệu của sông mang đến. Có 2 loại trầm tích
hình thành bãi bồi: một là trầm tích bột, sét và cát do lũ lụt tràn bờ mang vào
lắng đọng ở bãi bồi. Loại này gọi là trầm tích tràn bờ. Loại thứ hai là trầm tích
thô gồm cuội và cát có liên quan trực tiếp đến lòng sông. Các trầm tích này là
vật liệu lắng đọng ở phía trong của khúc cong hay khúc uốn của sông trong
giai đoạn nước kiệt tạo thành các doi sông cấu tạo bằng cát và cuội, sỏi.

- Chúng ta có thể xem bãi bồi là một yếu tố trầm tích không ổn đònh. Trong
mùa lũ, dòng sông tạo bãi bồi ở nhiều nơi và cũng đồng thời phá hủy những
bãi bồi ở những nơi khác. Như vậy, bãi bồi trở thành chỗ tồn trữ tạm thời của
vật liệu trầm tích.
* Tam giác châu (Delta):
- Khi dòng chảy vào một vùng nước lớn yên lặng, vận tốc và năng lượng vận
chuyển bò giảm nhanh chóng. Nếu có đủ lượng phù sa và nếu điều kiện của
vùng nước tónh thích hợp thì delta dần được hình thành. Dòng nước chảy qua
11
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
tam giác châu bò phân thành một loạt các nhánh sông tỏa ra từ đỉnh tạo thành
tam giác châu.
- Vật liệu trầm tích của các sông nhánh lắng đọng dọc dòng chảy ở đáy và
vách của chúng được dựng lên trong vùng chung quanh đó là lúc sông nhánh
thoát khỏi lòng sông cũ hình thành lòng sông mới. Quá trình này cứ tei61p
diễn làm cho tam giác châu phát triển không ngừng.
- mức cuối, các vật liệu trầm tích của các sông nhánh có thể sắp xếp theo
một mô hình nhất đònh:
 Vật liệu thô lắng đọng trước hình thành một loạt các lớp xiên chéo gọi
là tầng trước (foreset bed).
 Vật liệu mòn hơn được mang đi xa hơn và lắng đọng ở đáy biển, hồ gọi
là tầng đáy (bottomset bed).
 Khi tam giác châu phát triển xa dần, dòng chảy phải phát triển đường
đi của nó ra ngoài rìa tam giác châu, từ đó hình thành lớp phủ gọi là
tầng trên (topset bed).
- Tuy nhiên, rất ít tam giác châu có dạng lý tưởng như trên do nhiều yếu tố ảnh
hưởng: các dòng hải lưu ven bờ, sự biến động, độ nén chặt của trầm tích và sự
lún xuống của vỏ trái đất.
- Tam giác châu là yếu tố đặc trưng của nhiều sông lớn trên thế giới như sông
nile, sông Mississippi, sông Mekong.

* Quạt bồi tích (Alluvial fan):
- Tương tự như tam giác châu. Các quạt này đặc trưng cho vùng khô hạn và
bán khô hạn nhưng chúng cũng có thể hình thành ở bất cứ khí hậu nào nếu
điều kiện cho phép.
- Quạt bồi tích đánh dấu sự giảm năng lượng đột ngột của năng lượng vận
chuyển của dòng chảy khi nó chuyển từ nơi dốc xuống vùng bằng phẳng hơn,
chẳng hạn như khi dòng sông chảy từ sườn núi dốc vào đồng bằng.
- Khi vận tốc được khống chế, dòng chảy yếu dần và bắt đầu lắng đọng vật
liệu trầm tích. Cuối cùng quạt được hình thành có độ dốc gần với độ dốc của
dòng chảy khi nó chảy từ núi xuống.
- Trong thời gian lũ lụt, dòng chảy đổ tràn vào nơi thấp hơn, dời đường đi và sẽ
bắt đầu sự lắng đọng. Sự riếp diễn của quá trình này làm cho quạt bồi tích lớn
dần.
12
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
* Các thềm sông:
- Thềm sông là một bề mặt tương đối bằng phẳng chạy dọc theo thung lũng
sông, với bờ dốc ngắn cách nó với bãi bồi hay thếm thấp hơn. Thềm sông là di
tích của bãi bồi cao trước đây của dòng chảy.
- Thềm xâm thực và tích tụ (cut & fill) được hình thành khi dòng chảy ban đầu
bò trầm tích lấp đầy làm cho sông phải cắt một đường chảy xuống mức thấp
hơn. Nguyên nhân có thể là do việc thay đổi khí hậu dẫn đến việc gia tăng tải
trọng hoặc giảm lưu lượng dòng nước hay mực đáy cơ sở của dòng chảy nâng
lên, làm giảm độ dốc tạo trầm tích.
- Vì những lý do trên, dòng chảy bò nghẽn lại, bãi bồi được nâng cao dần, dẫn
đến tình trạng cân bằng bò xáo trộn, từ đó dòng chảy bắt đầu xâm thực. Dòng
chảy cắt sâu xuống lòng sông, cắt ngang qua cả các trầm tích mới vừa lắng
đọng. Dòng chảy mới nằm thấp hơn bãi bồi cũ và tại đây dòng nước tiếp tục
xâm thực để hình thành bãi bồi mới. Lâu dần, các di tích của bãi bồi cũ còn
lưu lại như hai thềm đứng trên bãi bồi mới. Hai thềm nằm đối diện nahu ở

cùng một độ cao gọi là thềm đôi (paired terraces). Đôi khi sông xâm thực dọc
hình thành thềm đơn (unpaired terraces).
13
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Thềm sông dù là thềm đơn hay thềm đôi đều có thể cắt vào đá gốc. Do vậy,
người ta thường gặp ở đáy thềm, trên đá gốc một lớp cát và cuội mỏng.
6) Tác động của sông đối với xã hội loài người:
6.1/ Tác động tích cực:
- Đối với xã hội loài người, các dòng sông được xem là một trong những nhân
tố hình thành nên nền văn minh nhân loại, là cái nôi của nền văn minh nhân
loại. Hầu hết các nền văn minh lớn đều phát triển dọc theo các con sông lớn.
VD:
Nền văn minh Lưỡng Hà.
Nền văn minh Ai Cập: hình thành ở khu vực sông Nile.
Nền văn minh lúa nước khu vực Đông Nam Á: hình thành ở khu vực sông
Mekong.
Nền văn minh Trung Hoa: hình thành ở khu vực 2 sông Trường Giang và
Hoàng Hà.
Nền văn minh n Độ: hình thành ở khu vực 2 sông Ấn và sông Hằng.
- Các sông là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt (freshwater) chính
cho hoạt động sống và sản xuất của con người. Ngoài ra, các sông còn là
nguồn cung cấp thực phẩm cho con người (các loài thủy sản…).
- Hoạt động bồi tụ của các dòng sông tạo nên những đồng bằng châu thổ màu
mỡ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Các sông còn là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, tạo thành nhiều hệ
sinh thái đa dạng và đặc sắc.
- Các quá trình sông đã tạo nên các cảnh quan vô cùng đặc sắc có ý nghóa
quan trọng trong hoạt động du lòch và nghiên cứu.
- Các dòng sông còn là các tuyến đường giao thông, biên giới quốc gia…
- Các dòng sông còn giữ vai trò điều hòa thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm , lượng

mưa…) trong một phạm vi giới hạn nhất đònh.
6.2/ Tác động tiêu cực:
- Hoạt động xâm thực của sông gây nên hiện tượng sạt lở ven bờ sông, làm hư
hại các công trình xây dựng, đe dọa đến tính mạng của người dân.
14
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Hoạt động bồi tụ không đúng chỗ của sông đôi khi cũng gây nên trở ngại cho
việc giao thông đường sông.
- Gây lũ lụt phá hủy mùa màng, công trình xây dựng, gây thiệt hại về nhân
mạng.
B . LŨ :
1) Khái niệm về lũ:
- Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất đònh, sau đó
giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp trên lưu vực sông,
làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông,
suối.
- Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ
nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ.
Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập
lụt trên một diện rộng.
- Lũ lớn và đặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cải.
- Cha ông ta đã xếp lũ, lụt là một trong những loại thiên tai nguy hiểm nhất.
- Một dạng khác của lũ là do hiện tượng vỡ đê, hay đập chứa nước hình thành lũ.
2) Các đặc trưng của lũ:
 Mực nước : là độ cao của mặt nước trong sông tính từ một độ cao chuẩn nào đó
ký hiệu là H (cm).
 Lưu tốc dòng và gradient của dòng.
 Lưu lượng nước: là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang sông trong một
đơn vò thời gian, ký hiệu Q (m
3

/s).
 Chân lũ lên: là lũ bắt đầu lên (mực nước bắt đầu dâng cao khi lưu lượng nước
bắt đầu tăng lên)
 Đỉnh lũ : là mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong một trận lũ.
 Chân lũ xuống: là lũ rút xuống thấp nhất xấp xỉ bằng lúc bắt đầu lũ lên.
 Thời gian lũ lên: là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến đónh lũ.
 Thời gian lũ xuống: là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến chân lũ xuống.
 Cường suất lũ (m/h): là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vò thời gian.
3) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn (cường độ) của lũ:
* Độ thấm lọc của các loại vật liệu và đất bề mặt: Mỗi loại đất đá đều có độ xốp và
độ thấm lọc khác nhau. Đất có độ xốp và độ thấm cao sẽ cho phép một lượng nước
lớn thấm lọc thật nhanh xuống sâu. Nếu đất đá ít thấm thì tỷ lệ thấm lọc thấp, tỷ lệ
nước chảy trên bề mặt gia tăng.
15
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
* Đòa hình: đòa hình có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ của lượng nước bề mặt. Khi triền
có độ dốc cao nước chảy tràn trên bề mặt gia tăng và chỉ có một lượng nước thật nhỏ
ngấm xuống. Do yếu tố đòa hình, ta thấy lũ ở khu vực thượng lưu và hạ lưu sông cũng
có những đặc điểm khác nhau:
LŨ Ở THƯNG LƯU SÔNG
- Chỉ xảy ra trong một khu vực khoảng
năm mười kilomet dọc theo một dòng
suối hay các sông nhỏ ở khu vực đồi
núi cao.
- Thời gian xảy ra rất nhanh chóng.
- Nguyên nhân: do các cơn mưa to khu
vực thượng lưu sông, hay do sự vỡ đập
của hồ chứa nước
- Lượng nước quá lớn đổ ập xuống
sông gây nên hiện tượng tràn bờ,

nhưng sau đó nhanh chóng rút xuống
hạ lưu.
- Gradient dòng chảy rất cao, lưu tốc
dòng chảy lớn.
- Hậu quả: do sức chảy mãnh liệt nên
lũ có thể cuốn trôi nhà cửa, làm sạt lở
đường sá, hư hại các công trình xây
dựng, gây thiệt hại về nhân mạng
nhiều hơn lũ ở hạ lưu sông.
LŨ Ở HẠ LƯU SÔNG
- Xảy ra ở một phạm vi tương đối rộng:
ở khu vực một dòng sông hay khắp khu
vực châu thổ của hệ thống sông.
- Thời gian xảy ra dài hơn lũ ở thượng
nguồn.
- Nguyên nhân: có thể là do hậu quả
cuả những trận mưa to kéo là nhiều
ngày trong một khu vực rộng lớn, đôi
khi là do tuyết tan hay do sự kết hợp
giữa mưa và tuyết tan.
- Lượng nước lớn trải trên một diện
tích rộng do các sông bò nghẽn đầy
nước.
- Gradient dòng chảy rất thấp, lưu tốc
dòng chảy thấp.
- Hậu quả: làm chìm ngập một khu vực
rộng lớn, gây hư hại nền móng công
trình, ngập úng các khu vực canh tác,
gây thiệt hại về nhân mạng ít hơn lũ ở
thượng nguồn.

* Thảm thực vật cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lũ:
- Cây cỏ tạo ra rào cản đối với nước chảy tràn làm chậm sự di chuyển của nước, làm
giảm tỷ lệ nước đổ vào sông suối.
- Rễ cây làm cho đất tơi xốp, gia tăng độ thấm làm tỷ lệ nước thấm lọc tăng lên, từ đó
làm giảm tỷ lệ nước bề mặt.
- Cây cỏ cũng hấp thu một lượng nước lớn cần cho sự tăng trưởng. Đó cũng là một
trong những yếu tố làm giảm lượng nước đáng kể đổ vào sông suối sau trận mưa to.
* Việc khai phá đồng lũ và quá trình đô thò hóa.
* Các yếu tố cân bằng khác: lũ lụt to ở một số khu vực tùy theo mùa hay là hậu quả
của sự thay đổi thời tiết.
3) nh hưởng của cá hoạt động nhân sinh đối với lũ:
16
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
3.1/ Việc khai thác đồng lũ:
* Nguyên nhân làm biến đổi đồng lũ:
- các nước đang phát triển, dân số tăng nhanh nên cần có nhiều đất để trồng
trọt, đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân. Đất đồng lũ lại rất phì nhiêu
vì hằng năm lũ lụt đem phù sa về bồi đắp. Hơn nữa ở đồng lũ có bề mặt rộng
lớn nên các công trình xây dựng nhà ở, kho tàng, đường xá thuận lợi và rất rẻ
tiền. Chính vì thế nên chẳng mấy chốc nhiều thành phố, trang trại mọc lên
khắp nơi ở khu vực đồng lũ, làm cho nó mất đi vai trò điều hòa lượng nước dư
thừa trong mùa mưa. Nhất là những năm có mưa nhiều sẽ tạo ra lũ lụt nghiêm
trọng, làm mất đi tài sản và sinh mạng của nhiều người.
* Hiểm họa do sự phát triển đồng lũ:
- Sự phát triển đồng lũ sẽ dẫn đến hai hậu quả nguy hiểm sau:
 Tăng lượng nước và tỉ lệ nước chảy tràn ở bề mặt.
 Làm giảm độ thấm và độ xốp của diện tích mặt đất.
 2 yếu tố này đã dẫn đến sự tăng mức độ nguy hiểm của các cơn lũ.
- Ngoài ra, việc xây dựng nhiều công trình ở khu vực đồng lũ cũng làm gia
tăng chiều cao của lũ. Vì xây dựng chiếm một thể tích tương đương với lượng

nước trước đây nó chảy vào nên làm chiều cao mực nước gia tăng tương ứng.
3.2/ Quá trình đô thò hóa:
- Việc xây dựng thành phố kéo theo sự hình thành các vùng phụ cận có ảnh
hưởng lớn đến dòng chảy và mức độ nguy hiểm của lũ.
- Hệ thống đường trải nhựa, các khối bê tông sẽ gây các ảnh hưởng sau:
 Nước ngấm xuống tầng nước ngầm giảm trong khu vực có bề mặt bò
công trình xây dựng che phủ.
 Lưu tốc dòng và lượng nước trên mặt tăng.
 Mực nước dưới đất hạ vì sự thấm lọc giảm.
- nh hưởng trên dòng chảy được thể hiện ở các yếu tố:
 Thời gian trễ giữa lượng mưa và đỉnh lũ rút ngắn vì nước chảy nhanh và
nước ngầm xuống đất ít.
 Đỉnh lũ cao hơn vì dòng chảy mang nhiều nước hơn trong khoảng thời
gian ngắn vì lòng sông sạch và thẳng.
 Lưu lượng cơ bản của dòng chảy thấp hơn vì nguồn cung cấp cho nước
dưới đất giảm.
 Hậu quả chung của sự thay đổi này là dòng chảy đột ngột có lưu lượng cơ
bản thấp và đỉnh lũ cao, thời gian ngắn.
4) Các biện pháp phòng chống lũ nguy hiểm:
4.1/ Công tác dự báo và quy hoạch:
17
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Bằng phương pháp thống kê đơn giản, chúng ta có thể dự đoán được quy mô
của một trận lụt. Phương pháp này bao gồm các số liệu về lưu lượng dòng
chảy thu thập được ít nhất trong 10 năm. Trước hết, ta lên danh sách lưu lượng
cực đại mỗi năm, kế đó tiến hành sắp xếp lưu lượng cực đại từ lớn nhất đến
nhỏ nhất và đánh số lưu lượng lớn nhất là số 1. kế đó tính toán chu kỳ lụt bằng
công thức:
M
N

R
)1( +
=
(Với R: chu kỳ lũ; N là số năm của số liệu; M là cường độ.)
- Trong quá trình quy hoạch và thiết kế cầu đường, các công trình xây dựng,
người thiết kế cần xem xét khả năng xảy ra lũ trong quá trình thiết kế.
- Khi thiết kế hay quy hoạch, không được vì tiết kiệm chi phí xây dựng ban
đầu mà chỉ xem xét ảnh hưởng của lũ đến công trình một cách lý tưởng.
4.2/ Thực hiện các biện pháp nhằm tránh không làm thay đổi khả năng điều
tiết nước của đồng lũ:
- Tiến hành di dời các công trình, nhà ở ra khỏi khu vực này.
- Lên kế hoạch hướng dòng lũ theo một hướng khác ít thiệt hại hơn, tổ chức
phòng chống khu vực cần được bảo vệ.
4.3/ Làm hồ giữ nước:
- Để tránh lũ nguy hiểm xảy ra ở các khu vực nằm dọc theo dòng sông, người
ta xây dựng hồ chứa nước. Hồ này là một bồn rộng giữ một lượng nước to khi
có mưa làm giảm lượng nước chảy vào sông.
- Hồ thường được xây dựng ở vùng mà trước đó đã khai thác khoáng sản bò bỏ
hoang. Thông thường bằng cách đắp đập đất ngăn nước ở nơi đất ít có giá trò
sử dụng. Hơn nữa khu vực xây hồ không làm biến đổi môi trường cân bằng của
dòng sông.
4.4/ Khơi dòng:
- Là cách làm thay đổi dòng sông về lưu tốc hoặc lưu lượng hoặc cả hai, kết
quả là nước nhanh chóng thoát đi.
- Mở rộng và vét sâu lòng sông, đặc biệt là những nơi đất yếu dễ bò xâm thực,
bờ sông sẽ bò sạt lở, đáy sông nhanh chóng bò cạn đi.
- Cần gia cố bờ sông vững chắc.
- Đào những đoạn sông mới cắt qua khúc uốn để làm sông chảy thẳng trở lại ở
các khúc quanh co, giúp thoát nước nhanh hơn.
4.5/ Hệ thống đê điều:

18
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
- Để tránh nước lũ lên cao tràn ngập một số khu vực, người ta đắp đê ở hai bờ
sông để ngăn chặn.
- Tận dụng hệ thống đê tự nhiên.
- Đê giữ nước ở lòng sông không cho tràn vào đồng lũ, tuy nhiên hậu quả là
nước sẽ dồn về phía hạ lưu nhanh chóng. Khi lưu lượng nước sông quá lớn sẽ
dẫn đến tình trạng lũ lụt nguy hiểm ở hạ lưu.
4.6/ Biện pháp khác:
- Biện pháp trồng rừng, cải tạo rừng.
 Khoanh nuôi phục hồi rừng nơi có thể tái sinh.
 Trồng rừng nơi đất trống đồi trọc.
- Chung sống với lũ.
5) Lũ lụt ở Việt nam:
5.1/ Phân loại:
- Nướùc ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nên lũ do mưa sinh ra bao
gồm các loại sau:
 Lũ trên các sông, suối vừa và nhỏ: xãy ra trong thời gian ngắn và thường
là lũ quét.
 Lũ trên các sông lớn: xãy ra trong thời gian dài, tốc độ lũ chậm.
 Lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ chính vụ, lũ cuối vụ.
- Ngoài ra căn cứ vào mức nước đỉnh lũ, người ta chia ra các loại lũ sau:
 Lũ nhỏ, lũ vừa.
 Lũ lớn.
 Lũ đặc biệt lớn.
 Lũ lòch sử.
5.2/ Mùa lũ:
- Vùng Bắc bộ: mùa lũ từ tháng 5,6 đến tháng 9,10.
Tây Bắc và Đông Bắc thường xảy ra vào tháng 5 kết thúc tháng 9.
Sông Hồng và các nhánh sông lớn: sông Đà, Thao, Lô xảy ra vào tháng 6 kết

thúc vào tháng 10, cao nhất vào tháng 7,8.
- Bắc Trung Bộ: từ tháng 6,7 đến tháng 10,11.
- Nam Trung Bộ: kéo dài từ tháng 10-12.
- Tây Nguyên: tháng 6, 7 đến 11 xãy ra ở bắc Tây Nguyên
Tháng 8,9 đến 12 ở trung Tây Nguyên.
Tháng 7-11 ở Nam Tây Nguyên.
- Đông và Tây Nam Bộ: xảy ra vào tháng 7-11.
5.3/ Nguyên nhân:
- Các hình thế gây mưa lũ:
19
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
* Trên lưu vực sơng Hồng: những hình thế thời tiết chủ yếu gây ra mưa
lũ thường là: dải hội tụ nhiệt đới, cao áp Thái Bình Dương, xốy thuận nhiệt
đới (bão, áp thấp nhiệt đới), khơng khí lạnh,…
* Các lưu vực sơng Miền Trung: gồm 3 loại chính
 Bão, áp thấp nhiệt đới hoặc bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với khơng
khí lạnh:
 khơng khí lạnh kết hợp với áp thấp nhiệt đới, bão, áp thấp dải hội tụ
nhiệt đới,…
 Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với khơng khí lạnh hoặc các hình thế
khác.
* Trên lưu vực sơng MêKơng: hàng năm từ tháng 5 lưu vực sơng
Mêkơng chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của gió mùa tây nam, mang ẩm từ
biển đến, mạnh nhất vào các tháng 8, 9,10. do các hoạt động nhiễu động
của thời tiết như dải hội tụ nhiệt đới đặc biệt là bão ở biển đơng gây mưa
lớn ở phía Tây Trường Sơn dẫn đến lũ ở sơng Mêkơng.
5.4/ Diễn biến:
* Miền Bắc:
 Lũ, lụt ở đồng bằng Bắc Bộ là hậu quả của các đợt mưa trên lưu
vực của 2 hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình.

 Lũ lớn nhất của sơng Hồng xuất hiện sớm nhất vào ngày 09/07/1964
và xuất hiện muộn nhất vào ngày 13/09/1979, nhưng có trên 50% lũ
xuất hiện vào tháng 8.
 Ngồi ra ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ còn ảnh hưởng đến hệ thống
đê.
* Miền Trung:
 Do độ dốc lớn sơng ở miền Trung ngắn, đồng bằng thấp, cửa tiêu
thốt hẹp hoặc khơng thuận.
 Các tuyến đường sắt, đường bộ cắt ngang qua hướng chảy tạo
nên những đường ngăn lũ kết hợp với mưa lớn từng đợt nên lũ tập
trung nhanh, có mưa là có lũ.
 Lũ lên nhanh nhưng rút chậm do ảnh hưởng thuỷ triều và các
đường ngăn lũ nên ngập lụt rất sâu ở các vùng đồng bằng hẹp đơng
dân cư.
* Miền Nam:
- ĐBSCL là một vùng bằng phẳng, có thể phân thành 4 vùng.
 Dải đất cao ven biển đơng (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu):
độ cao trung bình 2-3m có nhiều sơng chạy qua nhưng khơng bị
ngập lụt do lũ sơng.
 Vùng trũng đồng Tháp Mười (Phía tả sơng Tiền từ Bắc Tiền Giang
đến biên giới Việt Nam-Campuchia): độ cao mặt đất trên 2m nơi thấp
0.5m xung quanh được bao bọc bởi bờ biển Gò Cơng, bờ sơng Tiền
và thềm đất cũ đơng nam bộ nên thường xun bị ngập lụt.
20
Báo cáo Địa Chất Mơi Trường Nhóm 9
 Vùng Tứ Giác Long Xun (nằm phía hữu sơng Hậu phía trên rạch
Cái Sắn): có độ cao mặt đất thấp và dốc nghiêng từ bờ sơng Hậu
sang vịnh Kiên Giang nên thường xun ngập lụt.
 Vùng đất thấp và chua mặn U Minh – Cà Mau: có độ cao thấp xong
do sát mặt biển nên bởi ngập lụt bởi nước sơng và chỉ bị ngập mặn.

5) Lũ quét:
- Lũ quét là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn
biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và
phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông.
- Nếu mưa lớn, nước mưa lại bò tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối
cho đến khi lượng nước vượt quá sức chòu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào
xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét
theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng
3-6 giờ.
- Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ. Tiếng Anh lũ
là flood, lũ quét là flash flood (flash là vụt hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là "hồng
thuỷ", nghóa là "nước lớn".
- Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự
nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thò xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay
và khu vực thò xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có đòa hình đồi núi cao xen kẽ với
thung lũng và sông suối thấp.
- Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:
+ Lũ gây ra do mưa đòa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có
tác động của con người);
+ Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chòu tác động mạnh của các hoạt động
kinh tế của con người làm mất ổn đònh hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay
đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…);
+ Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ
nước, các đập băng
- Lũ quét thường gây hoạ cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. các
lưu vực sông suối nhỏ miền núi, nới có điều kiện thuận lợi để hình thành lũ quét như:
đòa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc long sông/suối lớn, độ ổn đònh của lớp đất
trên bề mặt lưu vực yếu do quá trình phong hóa mạnh, lớp phủ thực vật bò tàn phá… ở
những nơi này, khi mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thì xảy ra lũ quét.
21

×