Tải bản đầy đủ (.doc) (234 trang)

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ thông Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.06 KB, 234 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa,
giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị
quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo
dục đã chỉ rõ, phải “...lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng
cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản
sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất
nước...” (40, tr. 109).
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự
kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh
hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm
thế giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể
và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật
của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy không
có nghĩa tri thức LSVN chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa
phương mà việc nhận thức LSVN phải được hình thành trên nền tảng hệ
thống tri thức LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao.
Do đó, việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng
tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý
nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Những chất
liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch
sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật
1
của HS hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” (112; tr. 43). Bởi vì, sử dụng
tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giúp HS có sự hình dung đa dạng về quá
khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái


niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt
khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho
HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với
cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi
dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào
dân tộc. Trong dạy học LSVN, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa
phương còn giúp HS thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ
biến, cái đặc thù... Qua đó góp phần phát triển tư duy cho HS.
Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở các trường phổ thông
hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu
LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; GV chưa thực
sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần
thiết để sử dụng... Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ
thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi
bài giảng. ở một số nơi, các tiết LSĐP được quy định trong chương trình còn
bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức; có
GV còn sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao
chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác
định trách nhiệm của HS đối với quê hương.
Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa
xem việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng
túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận
dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận
2
dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ
hơn LSDT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về
LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao
để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng
tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy
học LSDT hiện nay. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam

đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nhưng chưa
đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu
kém của giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng là do “chậm đổi mới
về cơ cấu, hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp, ...”(104; tr. 65).
Thừa Thiên Huế, mảnh đất kéo dài từ sông Ô Lâu đến đèo Hải Vân, là
một bộ phận máu thịt của tổ quốc Việt Nam. Nơi đây đã từng chứng kiến biết
bao thăng trầm của lịch sử, nơi hội tụ của các nền văn hóa đã từng tồn tại trên
đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi phản ánh những sự kiện lớn của Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử gắn với những câu chuyện về Huyền Trân
công chúa, về việc Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, về các Chúa
Nguyễn, Hoàng đế Quang Trung và Vương triều Nguyễn... Hơn nữa, TT. Huế
với
“vị trí chính trị đặc biệt quan trọng, tỉnh lỵ Thừa Thiên Huế có cố đô Huế,
kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn - Huế là trung tâm đầu não
của xứ Trung kỳ bảo hộ, mảnh đất mà chủ nghĩa thực dân và phong kiến
cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh
của nhân dân” (4; tr. 149).
Trong cảnh sống lầm than, nô lệ, TT. Huế lại là mảnh đất tốt cho lý tưởng
cách mạng được gieo mầm, nảy hạt và từng bước phát triển. Tháng 4/1930,
Tỉnh Đảng bộ TT. Huế được thành lập. Từ đây, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân
dân đứng lên trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cách mạng tháng
3
Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời; không lâu sau
đó, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân TT. Huế nói riêng lại phải
tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước
(1954 -1975) để bảo vệ nền độc lập. Vì thế, sử dụng tài liệu LSĐP TT. Huế
trong dạy học LSVN không chỉ là việc làm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở TT. Huế mà còn làm sáng tỏ những đóng góp của nhân dân TT. Huế
vào sự nghiệp chung. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ -
những chủ nhân tương lai của nước nhà. Vấn đề đặt ra là xác định tiêu chí để

chọn hệ thống tài liệu lịch sử TT. Huế, sử dụng trong dạy học LSVN sao cho
có hiệu quả. Đây là điều mà chúng tôi phải quan tâm giải quyết trong khuôn
khổ luận án.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 ở trường Trung học phổ
thông Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên
ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử.
2. LịCH Sử VấN Đề
Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc
nghiên cứu vấn đề dạy học LSĐP ở nhà trường phổ thông, cũng như việc sử
dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN, các công trình nghiên cứu về LSĐP
ngày càng phong phú, đa dạng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Các
luận án, luận văn được thực hiện, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp
chí chuyên ngành, trong các chuyên khảo... Tất cả đã đề cập ít nhiều đến việc
dạy học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, cụ thể:
a. ở nước ngoài
Vấn đề sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng (trong đó có
tài liệu LSĐP) đã được các nhà lý luận dạy học quan tâm:
4
Liên Xô trước đây - từ rất sớm, rất quan tâm đến công tác nghiên cứu
LSĐP. Trong trường học người ta đã sử dụng tài liệu LSĐP để giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Văn kiện giáo dục đầu tiên của chính quyền
Xô viết (năm 1918) đã yêu cầu các trường phổ thông dạy học lịch sử trong
giờ nội khoá.
A. A. Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường
phổ thông” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị trí quan trọng
trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Ông cũng cho rằng, việc
lĩnh hội tài liệu là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn về
lịch sử ...
N. G. Đai ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” cũng đã

chỉ ra rằng thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch
sử và các khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải
biết tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và
văn hóa... Muốn vậy “phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi
nguồn tư liệu muôn hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và
Nhà nước, sách chuyên khảo, sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội
họa, những cuộc tham quan” và khẳng định “toàn bộ công tác dạy học sẽ vô
cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu
có liên quan đến sự kiện...”(38, tr. 10)
Từ việc nhấn mạnh đến vai trò của việc sử dụng tài liệu trong dạy học
lịch sử, ông đã đề xuất phương pháp sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, chỉ rõ
mối quan hệ giữa SGK, tài liệu tham khảo với bài giảng GV trên lớp...
Cũng như thế, I . F. Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học
tập của HS như thế nào?...khẳng định:
“vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập... có lịch sử của nó mà
theo chúng tôi có những điều bổ ích đáng học hỏi...” bởi vì “... trong quá
5
trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, HS nắm vững và củng
cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng, kĩ xảo” (77, tr.
37). Ông cũng khẳng định “tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu
tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tư duy HS. Đó là
tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, tính
độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra các khái
niệm đã được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào bản chất của hiện
tượng” (77, tr. 88).
Việc xử lý mối quan hệ giữa sử dụng tư liệu và bài giảng mà ông nêu ra
vẫn còn có giá trị thực tiễn, được nhiều GV lịch sử ở trường phổ thông nước
ta thừa nhận và sử dụng...
Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm 1979 (tại Cộng hòa Dân chủ
Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được

thảo luận một cách nghiêm túc. Năm 1994, tại Hội nghị khoa học về giáo dục
lịch sử các nước Đông Nam á, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều vấn đề liên
quan đến phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và
phương pháp xử lý sử liệu.
Trong Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu, số 1283, liên quan đến lịch
sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu, ngày 22/1/1996, nhấn mạnh “Nội dung
của các chương trình lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những bộ
mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị), ... Lịch
sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo
quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc
người thiểu số...” (92, tr. 66).
Như vậy, qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
6
Thứ nhất, tất cả các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sử dụng
tài liệu trong dạy học ở trường phổ thông. Nguồn tài liệu nếu được sử dụng
hợp lý còn góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và
phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đã ra những cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường
phổ thông.
Thứ ba, Các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm thực
tiễn quý báu cho việc sử dụng tài liệu học tập phù hợp với đối tượng, cấp học,
đặc trưng vùng miền góp cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiện nhiệm
vụ luận án.
b. ở trong nước
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản các năm 1976,
1980, 1992, 1998, 2002, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần phải gắn công
tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội, xem việc
nghiên cứu, giảng dạy LSĐP và xem tài liệu LSĐP như một nguồn tài liệu

thành văn trong dạy học, sử dụng chúng là một trong những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Trong giáo trình Lịch sử địa phương của GS. Phan Ngọc Liên, PGS.
Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn Lịch sử địa phương của
GS. Phan Ngọc Liên, GS. Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình
Lịch sử địa phương của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế...đều đã đề cập
đến công tác sưu tầm, chỉnh lý, kiểm tra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và
hoàn chỉnh các bài giảng LSĐP theo quy định của chương trình.
Các nhà lý luận về phương pháp dạy học bộ môn như GS. TS. Phan
Ngọc Liên, PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, PGS. TS. Nguyễn Thị Côi, PGS. TS.
Trần Đức Minh, PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí, TS. Nguyễn Anh Dũng, PGS.
7
TS. Trần Vĩnh Tường, TS Đặng Văn Hồ, TS. Đặng Công Lộng, TS. Trần Viết
Thụ, ...thông qua nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu đã đề cập đến
nhiều khía cạnh của vấn đề LSĐP và đều thống nhất quan điểm cần thiết phải
đưa LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng như nhấn mạnh sự cần
thiết phải sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT.
Một số luận án tiến sĩ như “Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12, PTTH” của Hoàng Đình Chiến, năm 1993;
“Nghiên cứu việc dạy học lịch sử địa phương ở trường PTTH (qua thực
nghiệm ở Bình Định)” của Đặng Công Lộng, năm 1996; “Phong trào chống
Pháp của các dân tộc tỉnh Đắc Lắc trước Cách mạng tháng Tám” của Phan
Văn Bé năm 1983; luận án “Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở
trường trung học cơ sở” của Hoàng Thanh Hải năm 1999... đã khẳng định tính
cấp thiết phải đưa nguồn tài liệu LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường.
Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là vấn đề được nhiều học
viên cao học quan tâm làm luận văn, đề tài tốt nghiệp, chẳng hạn, “Sử dụng
tài liệu lịch sử Quảng Nam - Đà Nẵng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 -
1945) ở trường THPT Quảng Nam và Đà Nẵng” của học viên Nguyễn Hữu
Giang năm 1999; “Dạy học lịch sử cách mạng tháng Tám của Hà Nam cho HS

lớp 12 - THPT ở địa phương” của học viên Nguyễn Mạnh Hưởng năm 2000;
“Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc (1954 -
1975) ở trường THPT tỉnh Quảng Bình của học viên Nguyễn Minh Đức năm
2004...
Nhìn chung, các tác giả đã nêu bật được tầm quan trọng của việc sử dụng
tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN, đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa
phương với dân tộc. Đồng thời, các tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp,
hình thức sử dụng tài liệu LSĐP trong cả nước cũng như ở từng địa phương
như Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Đắc Lắc, Quảng Bình...
8
Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam, kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề
Nghiên cứu, biện soạn và giảng dạy lịch sử địa phương. Trong 474 trang kỷ
yếu của hội thảo, các tác giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về
nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng
dạy LSĐP và một số kết quả nghiên cứu mới về LSĐP. Nhìn chung, vấn đề
sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT chỉ được đề cập trong một số ít
bài viết, như của đồng tác giả Trần Vĩnh Tường - Ngô Minh Oanh với bài “Sử
dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường THPT (Qua thí dụ ở Quảng
Bình)”, Tác giả Hoàng Thị Nhạc với bài viết “Sử dụng di tích LSĐP để dạy
bài Khởi nghĩa Lam Sơn trong SGK Lịch sử lớp 7 - THCS” và bài viết của tác
giả Trương Quốc Phương “Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh - Một trường học tốt
về lịch sử cách mạng”... Các bài viết đã đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý
luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, và lý giải vấn đề
bằng tài liệu lịch sử cụ thể của các địa phương. Các bài viết trên tuy trình bày
rất khái quát nhưng đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện đề
tài.
Riêng ở TT. Huế, một tỉnh rất chú trọng và đẩy mạnh công tác nghiên
cứu về lịch sử và văn hoá địa phương, đã có nhiều công trình viết về LSĐP,
như lịch sử Đảng bộ Tỉnh TT. Huế, Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế, Lịch sử

Đảng bộ các huyện Hương Thuỷ, A Lưới, Quảng Điền, Phú Vang, Hương
Thuỷ, Địa chí TT. Huế...hồi ký, sách báo, lịch sử truyền thống các ngành,
nhiều bài báo trên các tạp chí, báo địa phương và cả nước. Sở Giáo dục - Đào
tạo TT. Huế được sự chỉ đạo của Bộ và các cấp lãnh đạo đã hướng dẫn GV
sưu tầm, chỉnh lý và biên soạn các bài LSĐP của tỉnh mình và đưa vào giảng
dạy trong các trường phổ thông.
9
Các công trình trên còn khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng tài
liệu LSĐP trong dạy học LSDT, đề cập đến một phần sự kiện và một vài biện
pháp vận dụng nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học. Tuy vậy, chưa hình thành
một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học
LSVN. Chính vì vậy, thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp một
phần trong việc hình thành một cơ sở lý luận phù hợp và đề xuất các biện
pháp sư phạm có tính khả thi về sử dụng tài liệu LSĐP vào dạy học LSDT để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
Từ việc tìm hiểu trên, đặt ra nhiều vấn đề mà trong phạm vi đề tài, chúng
tôi phải quan tâm giải quyết:
Thứ nhất, tiếp thu kết quả nghiên cứu đã đạt được và từng bước nâng cao
cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT.
Thứ hai, phân tích chương trình, nội dung SGK để xác định đầy đủ,
chính xác nguồn tài liệu lịch sử TT. Huế sử dụng trong dạy học LSVN giai
đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT.
Thứ ba, Tiến hành khảo sát thực tiễn và TNSP để kiểm chứng tính khả
thi của các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất.
3. ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU
Quá trình sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 -
1975) ở trường THPT TT. Huế.
4. PHạM VI NGHIÊN CứU
- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong quá trình LSVN
(1919 - 1975), chương trình Cải cách giáo dục hiện hành và có tính đến

chương trình mới được ban hành.
- Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự kiện lớn của LSDT
được đề cập trong SGK với các sự kiện LSĐP, luận án không nghiên cứu tài
liệu lịch sử địa phương như một nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử dân
10
tộc hay ở góc độ sử liệu học mà là nguồn tài liệu phục vụ cho việc dạy học
LSDT. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi xác định nguồn tài liệu LSĐP
(giới hạn ở nguồn tài liệu thành văn) cần thiết và đề xuất hướng sử dụng trong
dạy học LSVN (trong bài nội khoá và hoạt động ngoại khoá) cho học sinh
THPT ở Thừa Thiên Huế. Từ việc xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm, kết
hợp và kế thừa kết quả TNSP của một số đồng nghiệp ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Bình, Bắc Ninh... chúng tôi rút ra kết luận chung mang tính khái quát
theo nguyên tắc từ điểm suy ra diện trên cơ sở các cứ liệu khoa học và đề xuất
các biện pháp mang tính khả thi trong việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử dân tộc.
5. MụC ĐíCH, NHIệM Vụ CủA Đề TàI
Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau:
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong
dạy học LSVN ở trường phổ thông,
- Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử TT. Huế trong dạy học LSVN giai
đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học không chỉ ở trường THPT TT - Huế mà còn đặt cơ sở để
sử dụng tài liệu lịch sử địa phương của nhiều trường trong cả nước.
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý luận về vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử nói chung, tài liệu
LSĐP nói riêng có liên quan và tình hình thực tiễn làm nền tảng cho việc giải
quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
- Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 12 (phần LSVN
(1919 - 1975) và LSĐP TT. Huế xác định những nội dung LSĐP có thể và

cần sử dụng trong dạy học LSDT.
11
- Dựa vào nội dung bài học, tài liệu khai thác, đối tượng và điều kiện
dạy học để đề xuất những biện pháp sư phạm theo hướng phát huy tính tích
cực nhận thức của HS trong việc tổ chức dạy học trên lớp cũng như ngoài giờ
học .
- Qua thực nghiệm khẳng định hiệu quả sư phạm của các biện pháp đã
đề xuất, từ đó rút ra những kết luận về tính khả thi của các biện pháp được
tiến hành. Những kết luận được khái quát hoá, không chỉ dừng ở thao tác,
hướng dẫn cụ thể mà quan trọng hơn là xác định được phương hướng, quan
điểm khoa học để tiến hành sử dụng tài liệu lịch sử TT. Huế trong dạy học
LSVN ở trường THPT.
6. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
- Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử, thông
qua nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
- Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển,
của Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các công trình
của các nhà lý luận khoa học giáo dục, tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực
giáo dục lịch sử, về LSĐP, LSVN, chương trình, nội dung SGK và các vấn đề
có liên quan đến phạm vi đề tài.
+ Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ,
quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn ở
các sở Giáo dục - Đào tạo, đối với GV, HS trong các trường THPT ở TT.
Huế, tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp trong các tổ bộ môn Phương pháp
dạy học Lịch sử ở các trường Đại học, Cao đẳng, các nhà nghiên cứu giáo dục
12

lịch sử. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xử lý số liệu, phân tích để phác thảo thực
trạng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn (1919 -
1975) ở trường THPT, đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp sư
phạm thích hợp.
+ Nghiên cứu nội dung LSVN giai đoạn 1919 - 1975 trong SGK và tài
liệu lịch sử TT. Huế tương ứng, có thể, cần thiết sử dụng trong dạy học LSVN
giai đoạn (1919 - 1975) ở trường THPT.
+ Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong các trường THPT ở TT.
Huế để kiểm tra giả thiết và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Dựa vào kết quả thu được
giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành phân tích kết quả, so sánh
các giá trị thu được để rút ra những kết luận khoa học về các biện pháp sư
phạm mà luận án đã đề xuất.
7. ý NGHĩA KHOA HọC Và THựC TIễN CủA Đề TàI
Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận: Góp phần làm phong phú thêm lý luận về sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học lịch sử nói chung và việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy
học LSVN nói riêng. Đây là một trong những yêu cầu về mặt sư phạm cần thiết
cho việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp GV phổ
thông vận dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu phương pháp
dạy học lịch sử của giảng viên, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng sư
phạm, cho việc dạy học lịch sử của GV ở trường THPT hiện nay.
8. GIả THUYếT KHOA HọC
Hiệu quả dạy học LSDT ở trường THPT sẽ được nâng cao khi sử dụng
tài liệu LSĐP phù hợp với nguyên tắc, phương pháp và các hình thức tổ chức
13
dạy học, khi chú trọng phát huy tính tích cực nhận thức của HS, chú ý đến đặc
điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS, đặc điểm vùng miền, điều

kiện dạy học...
9. ĐóNG GóP CủA LUậN áN
Thực hiện tốt đề tài, chúng tôi sẽ:
- Góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở lý luận cho việc sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học LSVN.
- Xác định được quan hệ giữa một số sự kiện lớn của LSVN giai đoạn
1919 - 1975 liên quan đến các địa phương và một số nội dung LSĐP cần thiết,
mức độ sử dụng trong một bài giảng cụ thể ở giai đoạn này.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng mang tính khả thi trong phạm vi đề tài
nghiên cứu.
- Trên cơ sở sử dụng tài liệu lịch sử TT. Huế trong dạy học LSVN để đi
đến những kết luận chung mang tính khái quát và có thể vận dụng để dạy học
cho các địa phương khác ngoài TT. Huế về sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.
10. CấU TRúC CủA LUậN áN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường
THPT: Lý luận và thực tiễn
Chương 2: Khai thác tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giai đoạn 1919
- 1975 ở trường THPT TT. Huế
Chương 3: Các biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN
giai đoạn 1919 - 1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế - Thực nghiệm sư
phạm và khái quát.
14
CHƯƠNG I
VấN Đề Sử DụNG TàI LIệU LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG
TRONg DạY HọC LịCH Sử dân tộc ở TRƯờNG TRUNG HọC
PHổTHÔNG: Lý LUậN Và THựC TIễN
1.1. CƠ Sở Lý LUậN CủA VIệC Sử DụNG TàI LIệU LịCH Sử ĐịA

PHƯƠNG TRONG DạY HọC LịCH Sử dân tộc ở TRƯờNG Trung Học
Phổ Thông
1.1.1. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở trường Trung học phổ thông
Địa phương về mặt địa lý là những vùng nhất định của một quốc gia,
một bộ phận cấu thành của đất nước, có những mối liên hệ với cả nước nhưng
cũng có những nét riêng, tạo nên sắc thái riêng của mỗi vùng đất. Khái niệm
“địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là những đơn vị
hành chính dưới cấp trung ương từ xã, huyện đến thành phố, tỉnh. Thứ hai, đó
là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự
nhiên để phân biệt với vùng đất khác (Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, ...). ở
15
một ý nghĩa nhất định, LSĐP còn để chỉ lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến
đấu, trường học, cơ quan, xí nghiệp...
Tài liệu LSĐP phản ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở các
khu vực, vùng, miền. Tài liệu LSĐP rất phong phú đa dạng. Trong cuốn “ Lịch
sử địa phương”, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái Hoàng,
Nguyễn Văn Am cho rằng nguồn sử liệu địa phương gồm có: Sử liệu hiện vật
hay sử liệu vật chất, sử liệu thành văn hay sử liệu viết, sử liệu dân tộc học, sử
liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miệng. Theo Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị,
trong “Phương pháp dạy học lịch sử”, nguồn tài liệu LSĐP được dùng trong dạy
học lịch sử bao gồm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu địa danh học,
ngôn ngữ học, dân tộc học, tài liệu truyền miệng...
Tài liệu thành văn là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng và giữ vị trí
quan trọng hàng đầu trong các nguồn tài liệu LSĐP. Nguồn tài liệu này giúp
chúng ta nghiên cứu hoàn chỉnh lịch sử cụ thể, phản ánh những nội dung khá
toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, quân
sự...ở các địa phương gồm địa phương chí, các bài văn bia, minh chuông, gia
phả, hồi ký, đinh bạ, địa bạ, các văn bản của Đảng bộ, chính quyền địa phương...
Tài liệu hiện vật bao gồm các di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc, nghệ

thuật (đình, chùa...) là những bằng chứng khách quan, chân thực của lịch sử. Tài
liệu hiện vật là những cứ liệu cụ thể giúp chúng ta có thể hình dung chân thực về
quá khứ.
Tài liệu truyền miệng gồm những câu chuyện lịch sử, cổ tích, ca dao, tục
ngữ, hò vè...nếu biết gạt bỏ những yếu tố hoang đường, hư cấu thì đó là nguồn
tài liệu lịch sử có giá trị
Tài liệu dân tộc học nghiên cứu đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán các
dân tộc, miêu tả cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân các địa phương. Nếu
khai thác tốt, tài liệu dân tộc học có thể tìm hiểu được nhiều vấn đề lịch sử.
16
Tài liệu ngôn ngữ học như: địa danh học, phương ngôn… cũng góp phần
không nhỏ vào việc nghiên cứu về LSĐP.
Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu sưu tầm, khai thác và sử dụng
nguồn tài liệu lịch sử thành văn ở địa phương bao gồm:
- Lịch sử Đảng bộ (“Lịch sử Đảng bộ TT. Huế” - 2 tập, “60 năm hoạt
động của Đảng cộng sản Việt Nam TT. Huế”, Lịch sử đảng bộ các huyện Phú
Vang, Phú Lộc, Hương Trà, A Lưới, Hương Thủy, Phong Điền...). Đây là
nguồn tài liệu đã được nghiên cứu, thẩm định, trình bày có hệ thống, đảm bảo
độ tin cậy khi sử dụng.
- Hồi ký cách mạng (“Quê hương và cách mạng” của Hoàng Anh, “Tình
dân biển cả” của Lê Tự Đồng, “Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc” của
Phạm Khắc Hoè, “Một chặng đường xưa” của Trần Anh Liên, “Nhớ lại một
thời” của Tố Hữu...).
- Lịch sử truyền thống các địa phương và các ngành (“Lịch sử truyền
thống xã Hưng Bình”, “Công nhân Long Thọ Huế dưới thời thuộc Pháp”,
“Lịch sử Bưu điện TT. Huế 1930 - 1995”, ...).
- Sách xuất bản ở TT. Huế hoặc trong các địa phương cả nước gián tiếp
hoặc trực tiếp đề cập các sự kiện có liên quan đến lịch sử TT. Huế (“Giải
phóng quân Huế 1945”, “Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 - 1945)”, “Báo chí
cách mạng Việt Nam 1925 - 1945”, “Địa chí TT. Huế”, ...).

- Các văn bản gốc của chính quyền Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng ở
địa phương qua các thời kỳ lịch sử (Chủ trương, chính sách, chỉ thị của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền, biên bản tổng kết một trận đánh, ...).
- Các bài tham luận, nói chuyện của các vị lão thành cách mạng.
- Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến sự kiện lịch sử
TT. Huế (“Chi bộ Tam giác năm 1937 ở Huế”, “Hội truyền bá quốc ngữ TT.
Huế”, “Tư tưởng yêu nước trên đất Huế 1885 – 1945”, ...).
17
- Ngoài ra, có thể tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan của
học viên cao học, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo trong cả nước.
Nguồn tài liệu trên, nếu GV làm tốt công tác sưu tầm, lựa chọn và có
biện pháp sử dụng hợp lý cho mỗi hình thức dạy học lịch sử sẽ góp phần vào
việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch
sử địa phương nói riêng trong dạy học lịch sử Việt Nam
Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội; vì vậy, nghiên
cứu và dạy học lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau nhưng
“phải chọn những tài liệu sự kiện cần cho việc phân tích, khái quát. Đó là
những tài liệu sự kiện tương đối đầy đủ, chính xác và cùng một loại” (87; tr.
191). Yêu cầu khối lượng sự kiện tương đối đầy đủ để khái quát có ý nghĩa
lớn, vì nó góp phần nghiên cứu các hiện tượng lịch sử một cách toàn diện, cả
định tính lẫn định lượng. Muốn vậy, chúng ta phải biết lựa chọn những “sự
kiện điển hình là những sự kiện phản ánh các mặt cơ bản, những thuộc tính,
những đặc trưng của hiện tượng...” (87; tr. 192). Mặt khác, yêu cầu sự kiện
phải chính xác tức là nội dung các tài liệu sự kiện để phân tích khái quát, lý
luận phải phù hợp với hiện thực khách quan “tính chính xác của sự kiện thể
hiện tính Đảng Cộng sản trong nghiên cứu, việc tuân thủ các nguyên tắc khoa
học được xây dựng trên cơ sở lý luận Mác xít về nhận thức thế giới khách
quan đúng như nó tồn tại” (87; tr. 193 - 194). Đồng thời, phải yêu cầu có sự
kiện cùng loại để so sánh, đối chiếu.

Ba yêu cầu trên đối với tài liệu sự kiện là rất cần thiết để khái quát khoa
học, nhưng để có được sự kiện đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhà nghiên cứu
phải đánh giá, phân tích và phê phán nội dung của chúng. Như vậy, có thể
khẳng định, trong nghiên cứu và dạy học lịch sử, tài liệu sự kiện (trong đó có
tài liệu LSĐP) giữ vai trò hết sức quan trọng trong nhận thức, nguồn tài liệu
18
sự kiện đáp ứng các yêu cầu đặt ra sẽ giúp ích trong việc hiểu sâu bản chất sự
vật, nhận thức sâu sắc hiện thực (tức là chuyển sang giai đoạn nhận thức lý
tính).
Dạy học phần LSVN (1919 - 1975) ở lớp 12 THPT, GV có thể sử dụng
một cách sáng tạo sơ đồ Đairy, nghĩa là phải có những phần không được trình
bày trong SGK nhưng buộc phải có trong bài giảng GV, như tài liệu trực
quan, tài liệu tham khảo nói chung (trong đó có tài liệu LSĐP) nhằm giúp HS
hiểu sâu kiến thức cơ bản của LSDT và có hiểu biết về LSĐP. Qua đó, góp
phần phát triển kỹ năng tư duy độc lập sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng,
thẩm mỹ, lòng yêu quý, gắn bó, nghĩa vụ của các em đối với quê hương. Cụ
thể:
- Về mặt nhận thức:
Phần LSVN 1919 - 1975, trình bày một thời kỳ quan trọng có nhiều biến
cố lớn, gắn liền với quá trình đấu tranh của toàn dân tộc trước và sau khi
Đảng ta ra đời cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đoàn
kết đấu tranh đi từ thắng lợi này đến sự thắng lợi khác. Với thành công của
Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cả dân tộc
Việt Nam lại phải bắt tay vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và
chống Mỹ để bảo vệ nền độc lập và hoàn thành thống nhất nước nhà vào ngày
30/04/1975. Trong quá trình đó, đóng góp của quần chúng nhân dân ở từng
địa phương đối với dân tộc là rất lớn. Tuy nhiên, do giới hạn về nội dung,
chương trình, nên SGK không thể đề cập một cách cụ thể, đầy đủ đến các sự
kiện của từng địa phương. Điều đó đòi hỏi khi dạy học LSVN, GV cần phải

có nguồn kiến thức bổ trợ, trong đó tài liệu LSĐP là nguồn không thể thiếu.
Trong dạy học LSVN, nguồn tài liệu LSĐP có vị trí, vai trò đáng kể đối
với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT . Bởi vì,
19
bất cứ sự kiện LSDT nào cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian
và không gian nhất định, trong đó có những sự kiện LSĐP đã trở thành sự
kiện của LSDT, như: cuộc đấu tranh của đồng bào, Phật tử Huế năm 1963,
Đồng khởi ở Mỏ Cày (Bến Tre) năm 1960...; cũng có những sự kiện tuy chưa
trở thành những sự kiện lớn của LSDT nhưng có tác động, ảnh hưởng nhất
định đến LSDT, những sự kiện mà trong đó sự đóng góp của nhân dân địa
phương góp phần không nhỏ đối với LSDT như đồng khởi ở đồng bằng TT.
Huế mặc dù có muộn hơn so với Bến Tre, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng
lại có ảnh hưởng lớn đến tình hình cách mạng ở mảnh đất này trong thời kỳ
Chiến tranh đặc biệt do đế quốc Mĩ tiến hành...
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, để có thể giúp HS khôi phục quá khứ
LSDT một cách tương đối đầy đủ, toàn diện đòi hỏi GV phải cân nhắc khi lựa
chọn các loại tài liệu trong đó có tài liệu địa phương, nhằm đảm bảo tính
khách quan, cụ thể, chân thực, sinh động và trong mỗi giờ lên lớp. Chẳng hạn,
để giúp HS có được biểu tượng rõ ràng về tội ác trong chiến dịch “tố cộng,
diệt cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam sau năm 1954,
GV có thể sử dụng đoạn trích tài liệu miêu tả cảnh tượng trên địa bàn TT.
Huế:
“Chúng dùng mọi hình thức tra khảo, giết hại cán bộ, đảng viên như chặt
đầu, mổ bụng, xẻ thịt, moi gan, thiêu sống, chôn sống, bỏ vào bao tải đập
chết ném xuống sông, quấn rơm vào người rồi đổ dầu đốt, treo người sau
xe ô tô cho xe kéo chạy dọc quốc lộ 1 đến chết, đánh văng thai phụ nữ có
thai...Chúng còn tổ chức những đêm sám hối, bắt cán bộ, đảng viên những
chồng gạch cao suốt mấy giờ liền, bắt nhìn vào ngọn đèn leo lét giữa đêm
khuya để xưng tội, nhiều người ngất xỉu ngã xuống bãi mảnh chai...” (5; tr.
30)

20
Sử dụng tài liệu LSĐP còn giúp HS hiểu sâu hơn bản chất và mối dây
liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng. Để giúp HS thấy được thành quả to lớn
từ thắng lợi của cách mạng tháng Tám, ngoài việc đã phá tan hai xiềng xích
nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và cả phát xít Nhật, còn lật nhào
ngai vàng phong kiến tồn tại trên đất nước ta ngót ngàn năm, GV có thể sử
dụng đoạn trích tài liệu sau:
“...Chiều ngày 30 - 8 - 1945, lễ thoái vị của Bảo Đại - vị vua cuối cùng của
triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam được tổ chức tại lầu Ngọ Môn
trong Kinh thành...Đúng 16 giờ, buổi lễ bắt đầu với sự hiện diện của vua
Bảo Đại và đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời. Trước hết, đại diện phái
đoàn đọc bức điện mới nhận được cho biết Chính phủ lâm thời sẽ làm lễ ra
mắt quôc dân tại Hà Nội vào ngày 2 - 9, chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc
Tuyên ngôn độc lập. Sau đó, vua Bảo Đại đọc bản tuyên bố thoái vị. Trên
kỳ đài, lá cờ quẻ ly của nhà vua (treo sẵn từ giữa trưa theo yêu cầu của
Bảo Đại) được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên. Bảo Đại trân trọng
trao cho Trưởng đoàn Trần Huy Liệu chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là
chiếc ấn vàng hình vuông trong tiếng hô rền vang của nhân dân TT. Huế:
“Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm”,
đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến”(61, tr. 327).
Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT còn giúp HS nhận thức rằng
giai đoạn 1919 - 1975, là một trong những giai đoạn có những bước thăng
trầm nhất từ khi Đảng ta ra đời và nhận lãnh sứ mệnh lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Chính sách “tố cộng, diệt cộng”, chính quyền họ Ngô ở miền Nam
đã gây biết bao cảnh tang tóc, đau thương cho nhân ta. Chẳng hạn, ở TT. Huế:
“...Mỹ - Diệm đã gây nên thảm cảnh rùng rợn, làng xóm tiêu điều, bà con
ruột thịt cũng không tin nhau, vợ không dám gặp chồng là cán bộ nằm
vùng. Hàng ngàn người hàng ngày đi dọc ven sông Bồ, sông Ô Lâu, sông
21
Hương, sông Nong, sông Truồi, sông Đại Giang...tìm xác người thân. Hàng

ngàn người già, trẻ em hàng ngày đứng chật các cổng quận lỵ để theo dõi
tin tức người nhà xem ai còn ai mất...” (6 ; tr. 32). “ ở TT. Huế từ tháng
08/1954 đến tháng 10/1958, Ngụy quyền đã mở 53. 710 lớp học tố cộng với
230. 977 người học, mở 314 lớp chỉnh huấn, bắt 2907 cán bộ, đảng viên
học tập, 3658 cán bộ đảng viên bị tố giác, bị bắt...” (5; tr. 33).
Qua tài liệu trên, HS hiểu hơn về sự tàn bạo của chế độ độc tài của Ngô
Đình Diệm, thấy được những tổn thất to lớn của cách mạng miền Nam nói
chung, của TT. Huế nói riêng trong những năm 1954 - 1960. Nhưng cách
mạng không vì thế mà bị dập tắt; trái lại, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, cách mạng miền Nam vẫn đứng vững, tiếp tục phát triển cho tới ngày
thắng lợi hoàn toàn. Qua đây, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, vào sự thắng lợi của cách mạng.
Mặt khác, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT còn là một biện
pháp tích cực để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, "nhà trường gắn
với xã hội", "lý luận gắn với thực tiễn", là thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên,
xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường
thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội
xung quanh” (91; tr. 307)
- Về mặt giáo dục:
Trong đời sống xã hội, việc giáo dục thế hệ trẻ thông qua giáo dục lịch
sử không chỉ có tác dụng về trí lực mà cả về tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ. So
với các bộ môn khác, môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng đạo
đức cho HS. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường với những mặt
tích cực đã đem lại kết quả khả quan trong bước đường đổi mới toàn diện của
đất nước. Tuy nhiên, do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường nên
22
phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân
cách và bồi dưỡng niềm tin cho các em trong dạy học lịch sử.
Để làm được điều đó, GV không chỉ chú trọng cung cấp tài liệu - sự kiện

mà phải thông qua sự hiểu biết lịch sử để dạy người. Phần lớn HS phổ thông
đều sinh ra, lớn lên và được học tập tại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, ít
nhiều có nhu cầu tìm hiểu về những gì đã và đang xảy ra xung quanh mình. ở
lứa tuổi này, tình cảm của các em rất gắn bó với những gì gần gũi, thân thiết ,
do đó,
“việc đưa chất liệu lịch sử địa phương vào bài giảng lịch sử dân tộc sẽ là
phương tiện làm phong phú sự hiểu biết của HS về quê hương, giáo dục cho
các em lòng yêu quê hương...Điều này có vai trò không nhỏ trong giáo dục
tư tưởng, chính trị, đạo đức cho HS, góp phần hình thành lòng yêu nước
chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản cho thế hệ trẻ”(113; tr. 41)
Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT góp phần giáo dục cho các
em niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, về CNXH, về con đường mà
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Thông qua nội dung khóa trình LSVN 1919 -
1975, GV có thể hình thành cho HS niềm tin vào cuộc sống, vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào công cuộc đổi mới hiện nay. Thời gian đầu sau Cách mạng
tháng Tám - 1945, đất nước đứng trước những thử thách hết sức nghiêm
trọng, vận mệnh dân tộc đang trong tình thế ”ngàn cân treo sợi tóc”. Để đưa
đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo, Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Hồ
Chí Minh, đã có những chủ trương biện pháp đúng đắn nhằm đối phó với tình
hình như củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chống đói, khắc phục khó
khăn về tài chính, chống dốt, chống thù trong giặc ngoài. Với tinh thần đoàn
kết và niềm tin vào tiền đồ cách mạng, nhân dân cả nước nói chung, TT. Huế
nói riêng đã kết thành một khối thống nhất, thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng, chính phủ, lời dạy của Bác Hồ. Để làm cho HS hiểu rõ
23
tinh thần yêu nước của nhân dân TT. Huế trong việc hưởng ứng lời kêu gọi
của chính phủ, Hồ Chủ Tịch về việc thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng
“Quỹ độc lập”, GV hướng dẫn các em tìm đọc đoạn trích tài liệu sau:
“Tại thành phố Huế, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh đã mời
bà Nam Phương (vợ Bảo Đại) làm cố vấn cho ban tổ chức “Tuần lễ vàng”,

“Tuần lễ đồng”. Bà Nam phương đã cùng với Hội phụ nữ cứu quốc thành
phố và các tổ chức xã hội khác vận động nhiều gia đình giàu có ở thành
phố và trong hoàng tộc đóng góp vàng bạc, của cải cho quỹ độc lập. Với
nhiệt tình cách mạng có nguời đã ủng hộ 2 lượng vàng, của hồi môn của
mình như mẹ Nguyễn Thị Thước ở Bãi Dâu (Huế), có người ủng hộ cả hoa
tai, nhẫn cưới,... Chỉ trên dưới một tuần lễ, với sự nhiệt tình của quần
chúng, thành phố Huế đã thu được 945 lượng vàng, ba huyện phía Bắc
đóng góp 10 kg vàng, riêng huyện Phú Vang thu được 25 lượng, ngay cả
một thôn Cự Lại (Phú Vang) cũng đã đóng góp trên 5 tạ đồng.” (4; tr. 207)
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT còn góp
phần giáo dục truyền thống dân tộc “Mỗi thế hệ đi vào cuộc sống hướng theo
sự phát triển chung của nhân loại và dân tộc, không thể không mang theo mình
những giá trị của quá khứ, truyền thống dân tộc” (90; tr. 83). Dân tộc Việt
Nam từ bao đời nay có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu, cần
cù trong lao động, tinh thần nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau... Khi sử
dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc, GV cần tạo điều kiện cho
HS được tiếp xúc với những tài liệu - sự kiện liên quan đến mảnh đất, con
người cụ thể nơi các em đang sống và học tập. Điều đó có tác động to lớn đến
tư tưởng, tình cảm của HS, nuôi dưỡng lòng tự hào, biết ơn và yêu quý hơn
nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước. Từ
đó, giúp các em hình thành thái độ đúng đắn và xác định nghĩa vụ của mình
đối với quê hương cũng như đất nước.
24
Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT góp phần giáo dục cho các
em lòng kính yêu quần chúng nhân dân, những người sáng tạo ra lịch sử, là
động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. “ Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng” điều này được thể hiện rõ qua tất cả khóa trình lịch sử, như khóa
trình LSVN 1919 - 1975. ở giai đoạn này, LSDT có những sự kiện, biến cố
lớn, trong đó có nhiều sự kiện có liên quan đến mảnh đất TT. Huế. Mỗi chiến
công, mỗi thắng lợi dù lớn nhỏ đều thể hiện vai trò to lớn của quần chúng

nhân dân. Chẳng hạn, để giúp HS thấy được vai trò của quần chúng nhân dân
trong không khí sục sôi của những ngày tháng Tám - 1945, GV có thể sử
dụng đoạn trích sau:
“ở Hương Thủy, ngày 20 - 8, ủy ban khởi nghĩa Huyện tập hợp nhân dân
tại 3 đình làng Thanh Thủy Thượng, Thần Phù và Bằng Lãng. Sau đó đoàn
biểu tình giương cờ, gióng trống với vũ khí thô sơ kéo đi giành chính quyền
ở các tổng, và đến ngày 22 - 8 - 1945, đồng bào từ nhiều hướng tập trung ở
huyện lỵ, giành chính quyền thắng lợi. ở Phú Vang, ngày 21 - 8 - 1945,
nhân dân giành được chính quyền ở 3 tổng Mậu Tài, Ngọc Anh và Dương
Nỗ. Qua ngày 22 - 8, hơn 5000 người đại diện cho nhân dân trong huyện
với hàng ngũ chỉnh tề có mặt tại huyện đường, giành chính quyền về tay
nhân dân...” (61; tr. 324).
- Về mặt kĩ năng:
Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu
LSĐP nói riêng nếu được sử dụng hợp lý trong dạy học LSVN góp phần rèn
luyện kỹ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của các em.
Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo là một khâu quan trọng trong dạy học
lịch sử; tuy vậy, hiện nay một số giờ giảng của GV trên lớp vẫn còn mang
tính độc diễn, thầy giáo truyền thụ một chiều. Cũng còn có trường hợp, bài
giảng của GV chỉ là bản tóm tắt SGK mà không chú ý sử dụng các nguồn tài
25

×