Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.9 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN VĂN NGÂN VÕ VĂN KHÚC
Mã số SV: 4043433
Lớp: Tài chính Ngân hàng 2K30
Trang i
Cần Thơ – 2008
Trang ii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định.....................................................................3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3
1.4.1. Không gian................................................................................................3
1.4.2. Thời gian...................................................................................................3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU..........................................................................................................7
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................................................................7
2.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng kinh tế hộ................................................7
2.1.2. Các vấn đề cơ bản về tín dụng...................................................................8
2.1.3. Phân loại tín dụng.....................................................................................11
2.1.4. Vốn trong sản xuất nông thôn....................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................15
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ HUYỆN THỐT NỐT........................................18
2.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM.................................................................................18
Trang iii
2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG Ở HUYỆN
THỐT NỐT...............................................................................................................19
2.3. CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
VÀ HUYỆN THỐT NỐT........................................................................................20
2.3.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn........................................20
2.3.2. Ngân hàng Chính sách xã hội.....................................................................20
2.3.3. Hợp tác xã tín dụng....................................................................................21
2.3.4. Các ngân hàng thương mại khác................................................................22
2.3.5. Các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.....23
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT.............................................................26
4.1. MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA...............................................................26
4.1.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................26
4.1.2. Một số đặc tính của mẫu điều tra...............................................................27
4.2. CÁC BIẾN ĐƯỢC CHỌN VÀ LÝ DO CHỌN BIẾN..................................30

4.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................................................33
4.4. MÔ HÌNH PROBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở
HUYỆN THỐT NỐT...............................................................................................36
4.4.1. Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi quy thu được........................36
4.4.2. Nhận xét các biến nghiên cứu....................................................................37
4.5. MÔ HÌNH TOBIT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LƯỢNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT.........................40
4.5.1. Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi quy thu được........................40
4.5.2. Nhận xét các biến nghiên cứu....................................................................41
4.6. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN THỐT NỐT...........................................................................43
4.6.1. Tình hình chung về việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay của nông hộ.........43
4.6.2. Tình hình thu nhập của hộ trước và sau khi vay.........................................45
Trang iv
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................46
5.1. Kết luận..............................................................................................................46
5.2. Kiến nghị............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................51
PHỤ LỤC..................................................................................................................53
Trang v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt tình hình nghiên cứu trước đây về tiếp cận tín dụng............6
Bảng 3.1: Thị phần tín dụng của các tổ chức ở nông thôn ĐBSCL năm 2004..........24
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra.............................................27
Bảng 4.2: Thị phần tín dụng và cơ cấu tham gia tín dụng của hộ..............................29
Bảng 4.3: Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn..............................................30
Bảng 4.4: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit...........34
Bảng 4.5: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Tobit............34

Bảng 4.6: Kết quả hồi qui mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức..........................................................................................................................36
Bảng 4.7: Kết quả hồi qui mô hình Tobit về lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính
thức..........................................................................................................................40
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng vốn của nông hộ.........................................................43
Bảng 4.9: Nguồn tiền trả nợ vay của nông hộ...........................................................44
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữ hai trung bình bằng Stata................45
Trang vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn Việt Nam........25
Hình 2: Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động ở Thốt Nốt.........25
Trang vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trên cơ sở các kiến thức chuyên ngành, đề tài được thực hiện theo hướng tiếp
cận sâu hơn với thực tiễn nhằm nắm bắt được tình hình thực tế về cung cấp tín dụng
của các tổ chức chính thức và tiếp cận tín dụng của nông hộ, đồng thời tìm hiểu về
tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ. Với mục tiêu đó đề tài được thực hiện theo
bốn phần:
- Tìm hiểu lý thuyết về kinh tế hộ và các vấn đề cơ bản về tín dụng nông thôn.-
Tìm hiểu thực trạng kinh tế và thị trường tín dụng ở nông thôn Việt Nam và địa bàn
nghiên cứu.
- Tiếp cận thực tiễn: thông qua việc điều tra tình hình tiếp cận tín dụng, lượng
vốn vay và tình hình sử dụng vốn vay từ các tổ chức tài chính chính thức của nông hộ
ở địa bàn huyện Thốt Nốt.
..- Kết luận về kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín
dụng, lượng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay từ nguồn chính thức của nông hộ
và kiến nghị một số phương pháp nhằm mở rộng thị trường tín dụng đối với nông hộ
và tăng hiệu quả sử dụng vốn của hộ.
Trang viii

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã và đang diễn
ra mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương trên cả nước nhằm hướng đến mục tiêu xây
dựng nước Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Bên
cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới năm 2007, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang lan tỏa
đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với những nước đang trong giai
đoạn phát triển như Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng trong những năm tới đây việc
đầu tư nước ngoài và hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam là điều khó
tránh khỏi. Nhưng nếu chỉ vài thành thị lớn ở hai đầu như Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh phát triển nhanh và mạnh còn vùng nông thôn vẫn lầm than tụt hậu thì “con
rồng Việt Nam” khó mà chuyển mình thức dậy. Vì sẽ thiếu mãi lực tiêu thụ cũng như
khả năng tích lũy của khối 80% dân chúng. Nhưng để vực dậy nông thôn bên cạnh
các chính sách tăng năng suất sản xuất nông sản và xuất khẩu nông sản thì việc đa
dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng của hàng nông sản chế biến cũng phải
được quan tâm đầu tư đúng mức. Muốn vậy yếu tố chính vẫn là con người, chỉ khi
người nông dân đổi mới cải tiến phương thức sản xuất của mình thì hàng hóa nông
sản Việt Nam mới có thể gia tăng chất lượng. Điều này đòi hỏi người nông dân phải
có đủ lực về tài chính lẫn kiến thức hiện đại về sản xuất nông thôn. Do đó, việc đầu tư
tín dụng vào tất cả các ngành nói chung và đầu tư tín dụng nông thôn nói riêng là một
trong những công cụ góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hơn nữa, việc đầu tư tín dụng nông thôn còn nhằm mục
tiêu giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị mà hầu hết các nước phát
triển đều vấp phải.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát năm 2004 về mức sống của người Việt Nam
cho thấy chỉ có 51% hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức. Kết quả
này cho thấy thị trường tín dụng nông thôn còn quá bỏ ngõ so với khoảng 80% dân số
Trang 1

lao động làm nông nghiệp của Việt Nam. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề
tài đó là: đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức
của nông hộ để nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn và mở rộng
thị trường của các tổ chức cho vay. Đồng thời tạo ra được những khả năng vận động
tự chủ của hộ với tư cách là một chủ thể kinh tế thực sự với sự hỗ trợ của Nhà nước
hay các tổ chức quốc tế để người nông dân chủ động xây dựng các mô hình kinh tế
của mình.
Chính vì những lý do như trên, tôi chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông
hộ ở huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm tìm ra đâu là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của nông hộ và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đó. Từ đó đề ra giải pháp nhằm mở rộng phạm
vi hoạt động và phục vụ của các tổ chức cho vay đối với nông hộ và việc sử dụng vốn
nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ cũng như phát triển kinh tế, đời sống địa
phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và việc sử dụng vốn
vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức,
đến lượng vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà nông hộ vay được.
- Phân tích tác động của vốn vay đối với thu nhập và đời sống của hộ gia đình.
- Đề xuất giải pháp và đưa kiến nghị nhằm mở rộng việc tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức của nông hộ và tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn của các hộ nhằm đem
đến cho các hộ gia đình nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó góp phần nâng cao lợi
nhuận của hộ để phát triển đời sống kinh tế địa phương, giảm sự chênh lệch giữa các
vùng, khu vực.

Trang 2
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Qui mô đất và số diện tích đất có bằng đỏ của hộ có tác động đến khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức và lượng vốn vay.
- Những hộ có tổng giá trị tài sản lớn có thể vay được món vay lớn từ nguồn
chính thức so với những hộ có tài sản giá trị nhỏ.
- Giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Những khó khăn trong đi vay làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức.
- Những hộ vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích xin vay thường gặp khó khăn
trong trả nợ vay.
- Có sự thay đổi trong thu nhập của hộ khi vay vốn.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông
hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ?
2. Lượng vốn vay của nông hộ phụ thuộc vào những yêu tố nào?
3. Trong quá trình sử dụng vốn vay, yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn vay của hộ?
4. Thu nhập của hộ thay đổi như thế nào khi vay vốn?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
1.4.2. Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài này được bắt đầu từ ngày 25 tháng 02 năm 2008 đến
ngày 15 tháng 05 năm 2008.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình và khả năng tiếp cận nguồn vốn từ
các tổ chức tài chính chính thức ở huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.

Trang 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu của Nathan Okurut được thực hiện năm 2006 nhằm xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu
ở Nam Phi đối với thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử
dụng mô hình Probit và mô hình Logit, tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da
màu bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng này. Trong phạm vi quốc gia,
khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi giới tính,
độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, chi tiêu và chủng tộc của hộ.
Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Ở thị
trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các khoản tín dụng này chịu sự tác động
tích cực bởi số thành viên trong hộ, chi tiêu của hộ và vị trí khu vực nông thôn. Trong
khi đó, các nhân tố có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức
đó là nam giới, vị trí nông thôn, việc nghèo khó và bần cùng.
- Nghiên cứu của Diagne được thực hiện năm 1999 thông qua việc sử dụng giá
trị log của hàm gần đúng, tác giả cho thấy rằng nguồn hình thành nên tài sản của hộ
thì quan trọng hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hoặc số đất mà hộ nắm giữ và
nguồn hình thành nên tài sản được xem là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn
tín dụng chính thức của hộ. Đặc biệt, giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá
trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức của hộ. Tuy nhiên, diện tích đất mà hộ năm giữ cũng có tác động đến
khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức.
- Để chứng minh cho những nghiên cứu trên, vào năm 2001 Vaesen đã khảo sát
khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn ở các ngân hàng Nông nghiệp ở miền Bắc
Nicaragua. Bằng việc sử dụng mô hình hồi qui Logit, kết quả cho thấy rằng khả năng
tiếp cận tín dụng chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, số thành viên trong hộ, những
hoạt động phi nông nghiệp, việc tiếp cận thông tin và việc giới thiệu.
- Vào năm 1999 ở Việt Nam, Hà thực hiện một nghiên cứu về sự đóng góp của
các khoản tín dụng nhỏ chính thức so với sự đóng góp của các khoản tín dụng nhỏ phi
chính thức cho người nghèo. Từ việc sử dụng mô hình Probit và Logit, tác giả thấy

Trang 4
rằng các nhân tố như số thành viên trong hộ và chi tiêu của hộ có ảnh hưởng mạnh
đến khả năng vay mượn và giá trị của món vay. Thêm vào đó, trình độ học vấn và địa
vị xã hội của các thành viên trong hộ cũng có tác động đến việc vay mượn. Tuy nhiên,
độ tuổi lại có tác động không tốt đến khả năng vay mượn nhưng lại là nhân tố tác
động tích cực đến giá trị của món vay. Bên cạnh đó, quy mô của hộ cũng ảnh hưởng
xấu đến khả năng tiếp cận cũng như việc vay mượn của hộ.
- Thêm một nghiên cứu khác, nghiên cứu của Hà được thực hiện năm 2001 về
khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng thông qua
việc sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, cả hai
phương pháp đều cho kết quả như nhau, cụ thể: giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp
cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Cũng một nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ở nông thôn Việt Nam
được thực hiện bởi Đạt năm 1998. Với việc sử dụng mô hình Logit và phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất, tác giả chỉ ra rằng các biến độc lập như quy mô đất,
diện tích đất nông nghiệp, số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, việc quen biết và
địa vị xã hội có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức
của nông hộ.
Kết quả của những nghiên cứu trước đây về việc tiếp cận tín dụng có thể được
tóm tắt trong bảng 1.1 ở trang 6.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức tiếp cận với tín dụng
nông thôn, do đó đề tài này có hướng phát triển tiếp theo của các đề tài trên đó là
ngoài tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay thì đề tài này còn đánh giá tác động của vốn
vay đến thu nhập của hộ thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn vay và hiệu
quả sử dụng vốn vay của hộ.
Trang 5
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt tình hình nghiên cứu trước đây về tiếp cận tín dụng
Tác giả
thực hiện
Mô hình

nghiên cứu
Tiếp cận nguồn tín dụng chính thức Tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức
Nhân tố tác động
tích cực
Nhân tố tác động
tiêu cực
Nhân tố tác động
tích cực
Nhân tố tác động
tiêu cực
Đạt
(1998)
Logit và OLS
Quy mô đất, diện tích
đất, quy mô của hộ, tỷ
lệ phụ thuộc, quen biết
và địa vị xã hội
Diagne
(1999)
Giá trị log của hàm
gần đúng
Tổng giá trị tài sản của
hộ
Diện tích đất

(1999)
Logit và Probit
Số thành viên trong hộ,
chi tiêu của hộ, độ tuổi
Số thành viên trong

hộ
Số thành viên trong
hộ, chi tiêu của hộ
Số thành viên trong
hộ
Vaesen
(2001)
Logit
Trình độ học vấn, quy
mô của hộ, những hoạt
động phi nông nghiệp,
hệ thống thông tin

(2001)
Probit và OLS
Tài sản của hộ Tài sản của hộ
Nguyễn Văn Ngân
(2004)
Probit va Tobit
Diện tích đất, bằng đỏ
quyền sử dụng đất, chi
tiêu của hộ, vị trí xã
hội, giới tính.
Tuổi, trình độ học vấn,
chi tiêu của hộ
Giá trị tài sản, diện
tích đất, vị trí xã hội
Nathan Okurut
(2006)
Probit và Logit

Độ tuổi, giới tính, quy
mô của hộ, trình độ học
vấn, chi tiêu của hộ và
chủng tộc
Hộ nghèo Quy mô của hộ, chi
tiêu của hộ, vị trí của
tỉnh
Giới tính, vị trí nông
thôn, nghèo khó và
bần cùng
Nguồn: Vương Quốc Duy (2007) và tổng hợp của tác giả
Trang 6
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng kinh tế nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm
Giáo sư T.G.Mc Gê (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á thuộc trường Đại
học Tổng hợp Britiah Columbia, nêu rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan
niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở
chung trong một mái nhà, ăn chung một măm cơm và có chung một ngân quỹ”.
Ở Việt Nam quan niệm kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá thể. Nó là
một đơn vị kinh tế độc lập, không thuộc một thành phần kinh tế nào. Nó nằm trong
mối quan hệ bị chi phối bởi kinh tế tập thể.
Ta có thể hiểu kinh tế hộ thông qua khái niệm của “hộ” như sau:
1. Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc.
2. Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
3. Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
4. Cùng tiến hành sản xuất chung.
Như vậy có thể thấy kinh tế hộ được hình thành trên cơ sở một nhóm người có

cùng hoặc không cùng huyết thống nhưng có chung nguồn ngân quỹ, và nguồn ngân
quỹ này được sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh để sinh lời và đem lại thu nhập
cho những người trong hộ.
2.1.1.2. Vị trí và vai trò
Lênin khi phân tích kết cấu xã hội nông thôn nước Nga đã lưu ý rằng “kinh tế
hộ” khai thác triệt để năng lực sản xuất để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của gia
đình và xã hội. Ở Việt Nam, trong thời gian hợp tác hoá nông nghiệp “kinh tế hộ”
cũng được quan niệm là “kinh tế phụ gia đình” bổ sung cho kinh tế tập thể. Ngày nay,
sản xuất nông nghiệp của các hộ (các nông trang trại) có năng suất lao động cao, tốc
độ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp chủ yếu do khu vực kinh tế hộ đem lại.
2.1.1.3. Chức năng
Trang 7
- Chức năng kinh tế của hộ không tách rời các quá trình thay đổi môi trường sản
xuất. Trong một môi trường sản xuất như nhau, các hộ có khả năng tổ chức thực hiện
chức năng kinh tế khác nhau đem lại các kết quả kinh tế khác nhau.
- Quá trình hoạt động kinh doanh của hộ là quá trình tổ chức kết hợp giữa các
nguồn lực của hộ một cách hiệu quả nhất trên cơ sở phân tích những thông tin về môi
trường kinh doanh của mỗi chủ hộ. Năng lực kinh doanh tự có kết hợp với những kiến
thức thu nhận được qua trải nghiệm thực tế qua các trường lớp nhất định của chủ hộ
và các thành viên quyết định những phương hướng thực hiện chức năng kinh tế khác
nhau giữa các hộ. Từ khía cạnh này, việc hộ thực hiện chức năng kinh tế không thể
tách rời việc thực hiện tổ chức lao động, đẩy mạnh giáo dục trong gia đình.
- Mặt khác yếu tố truyền thống, giáo dục,… cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng nguồn lực của nông hộ. Chức năng giáo dục, chức năng tạo nguồn phúc lợi gia
đình,… phục vụ cho các chủ hộ lựa chọn những phương hướng kinh doanh có hiệu
quả.
2.1.2. Các vấn đề cơ bản về tín dụng
2.1.2.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,
trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất

định.
2.1.2.2. Chức năng của tín dụng
Tín dụng có ba chức năng chủ yếu:
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín
dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được
điều hòa từ nơi “thừa vốn” sang nơi “thiếu vốn” để sử dụng nhằm mục đích phát triển
nền kinh tế.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt. Nó kích thích mặt tập trung vốn nhàn rỗi
bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu cầu của sản xuất và đời
sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.
Việc phân phối vốn tiền tệ này được thực hiện bằng hai cách:
Trang 8
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương
pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát
hành trái phiếu của Nhà nước và các Công ty.
+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính…
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động
tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu,
séc, thẻ thanh toán… thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in, vận
chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân hàng, các khách hàng có thể giao dịch với
nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà
nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu
thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên.
- Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng,
Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn,
mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là các hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ và
giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và

có những chính sách điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
2.1.2.3. Vai trò của tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quan trọng
vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò chủ yếu như
sau:
- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển
- Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Trang 9
2.1.2.4. Bản chất tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở mỗi phương
thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật hoặc một số
tiền tệ. Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nào thì tín dụng cũng tồn
tại 3 đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng
- Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay và người
cho vay.
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi
tức.
2.1.2.5. Nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên
hợp đồng tín dụng.
2.1.2.6. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết
giữa ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng vốn
cho một mục đích hợp pháp nào đó.
Đây là một văn bản có tính pháp lý cao đối với hoạt động tín dụng của ngân

hàng. Ngân hàng luôn quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Mọi biểu hiện suy giảm trong quản lý và kết quả kinh doanh yếu kém của khách hàng
đều dẫn đến hành động điều chỉnh kịp thời của Ngân hàng.
2.1.2.7. Điều kiện cho vay
Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Trang 10
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả.
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.2.8. Đối tượng cho vay của Ngân hàng
* Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ...
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài
sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
* Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn
2.1.2.9. Lãi suất tín dụng
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng
của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người đi vay. Vì
vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào các thông số về mức kỳ vọng sinh
lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng

lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của
khách hàng… Do đó lãi suất cho vay được Giám đốc sở giao dịch Ngân hàng và các
Trưởng phòng Nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để
đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng
rủi ro và có lãi nhưng không được thấp hoặc cao hơn mức lãi suất sàn do Ngân hàng
Trung ương quy định.
2.1.3. Phân loại tín dụng
* Phân loại theo hình thức
- Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của
Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối
Trang 11
của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của Luật
ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay… và những dịch
vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tài
chính chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội,
Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ...
- Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của
Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho
vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng
vật tư nông nghiệp, hụi… Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do
người cho vay và người đi vay quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình
thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. Đề tài này chỉ tập trung xem xét và
khảo sát việc nông hộ vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức.
* Phân loại theo kỳ hạn
Tín dụng nông thôn phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại
tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức
cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động là các khoản tiền
gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông thôn, các nông hộ thường
vay để sử dụng cho sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất… và

cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Lãi suất của các khoản vay này thường
thấp.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để
cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi,
cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến ở thị
trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để
cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, kế hoạch
sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn và rủi ro
cao.
Trang 12
2.1.4. Vốn trong sản xuất nông thôn
2.1.4.1. Khái niệm và phân loại
Vốn là của cải mang lại của cải, là tài sản, là biểu hiện bằng phương tiện dùng
vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng mang lại lợi nhuận. Vốn tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, thường
chia làm hai loại cơ bản sau:
- Vốn cố định: là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận giá trị
sản phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử
dụng. Ví dụ như về mặt giá trị tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sử dụng
(hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Giá trị của vốn cố định được dịch chuyển
dần dần vào giá trị sản phẩm mới cho đến khi nào tài sản cố định hết thời hạn sử dụng
thì nó hoàn thành một lần chu chuyển dưới hình thức trích khấu hao. Vốn cố định bao
gồm: máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất nông
nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản,...
- Vốn lưu động: là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, sản
phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá, tiền tệ… Nó luân chuyển một lần vào giá
trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu động hoàn thành một
vòng luân chuyển. Về mặt hiện vật thì vốn lưu động thay đổi hoàn toàn hình thái vật
chất ban đầu sau quá trình sản xuất. Vốn lưu động bao gồm: giống vật nuôi, cây

trồng, vật tư nông nghiệp,...
2.1.4.2. Nguồn hình thành nên vốn trong sản xuất nông thôn
- Nguồn vốn tự có và coi như tự có. Ví dụ: lợi nhuận giữ lại, trích khấu hao,...
- Nguồn vốn tín dụng. Ví dụ: vay tín dụng từ Ngân hàng, vay từ các nguồn phi
chính thức khác, tín dụng thương mại...
- Nguồn vốn khác. Ví dụ: nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp.
2.1.4.3. Nhu cầu vay vốn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
- Nhu cầu vốn cho ngành trồng trọt
Huyện Thốt Nốt là một huyện thuộc vùng sâu vì vậy nhu cầu vay chủ yếu phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trang 13
Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả phần chi phí làm
ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: lúa, mía, hoa
màu và các loại cây màu khác… Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây
giống, phân bón thuốc trừ sâu, cày cấy. Bên cạnh đó, đòi hỏi phải có các máy móc
phục vụ cho vụ mùa như: máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy…
Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy rầy rủi ro trong
trồng trọt đây là nguyên nhân chính trong nhu cầu vốn ngày càng tăng lên trong ngành
nông nghiệp mà đặc biệt là trong trồng lúa.
- Nhu cầu vốn cho chăn nuôi
Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không kém,
người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp của
mô hình VAC, VRAC,… Chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và chủ yếu là
đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại.
- Nhu cầu vốn cho thuỷ sản
Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì thuỷ sản cũng
bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm cho nhu
cầu về thực phẩm tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm một phần cho người
dân địa phương và một phần cung cấp cho thị trường lân cận như: Thành phố Cần
Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… Nhưng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản thì

nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy Ngân hàng đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu được tiến hành bằng cách tiếp cận người dân ở nông thôn
và thực hiện phỏng vấn trực tiếp họ về các vấn đề liên quan đến việc vay vốn tín dụng
và tình hình sử dụng vốn của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Ngoài ra,
đối với những hộ không vay tiền từ nguồn chính thức thì hỏi thêm họ về các vấn đề
như tại sao họ lại không vay tiền? Họ có nhu cầu vay hay không? Hay họ có nhu cầu
nhưng không biết làm thế nào để được vay?…
Trang 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả và phương pháp hồi qui bằng mô hình kinh tế lượng sẽ được sử
dụng trong đề tài này. Việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm trình bày một
cách tổng quát về thị trường tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam, đặc điểm của
hộ, điều kiện tín dụng... Bên cạnh đó, việc sử dụng hồi qui với mô hình kinh tế lượng,
mà cụ thể là mô hình Probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận
nguồn tín dụng chính thức và mô hình Tobit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến lượng vốn vay, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc. Từ đó, đề tài sẽ tập trung phân tích cả về mặt định tính và định lượng để đưa ra
giải pháp phù hợp.
2.2.2.1. Mô hình Probit
Giả sử rằng chúng ta có mô hình hồi qui
(1)
trong đó, Y
i
* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến
giả Y
i
được khai báo như sau:

1 nếu Y
i
* >0
Y
i
= (2)
0 trường hợp khác
Ví dụ, biến giả xem xét là một người xin được việc hoặc không được thuê, Y
i
*
sẽ được khai báo là “mật độ hay khả năng tìm được việc làm”. Tương tự như vậy, nếu
biến giả xem xét là một người đã mua hoặc không mua xe ôtô thì Y
i
* sẽ được khai
báo là “ước muốn hay khả năng mua xe”.
Đặc biệt, khi chúng ta nhân Y
i
* với một hằng số dương bất kỳ sẽ không làm thay
đổi Y
i
. Vì vậy thông thường chúng ta giả sử rằng var(n
i
) = 1. Điều này cố định phạm
vi của Y
i
*. Từ mối quan hệ giữa hai phương trình (1) và (2) chúng ta có:
Trang 15
ux
Y
iij

k
j
j
i
++=

=
1
0
*
ββ
trong đó, F là hàm phân phối tích luỹ của u.
Bởi vì 1 – F(-Z) = F(Z), nếu phân phối của u là đồng nhất, chúng ta có thể
viết:
(3)
Bởi vì Y
i
thu được từ phân tích nhị phân với xác suất cho bởi phương trình
(3) và biến đổi theo mỗi lần thử (phụ thuộc vào ), chúng ta có thể viết hàm gần
đúng như sau:
Dạng hàm của F trong phương trình (3) sẽ phụ thuộc vào giả định về phần dư
u.
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả.
Trong bài ngiên cứu này, mô hình Probit sẽ được sử dụng để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Phần ứng dụng mô
hình sẽ được đề cập trong phần 4.3 và 4.4 của Chương 4.
2.2.2.2. Mô hình Tobit
Trong mô hình Probit, chúng ta xem xét biến giả phụ thuộc chỉ nhận hai giá trị là
0 hoặc 1. Tuy nhiên, chúng ta có thể mở rộng như sau:
Y

i
* = βX
i
+ u
i
nếu Y
i
* >0
Y
i
=
0 nếu Y
i
* ≤ 0
với u
i
~ IN(0, σ
2
)
Mô hình chúng ta thấy như trên được gọi là mô hình Tobit và được sử dụng
phân tích lý thuyết kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm
Trang 16
x
ij









+=

=
k
j
ij
j
i
x
P
F
1
0
ββ
( )
∏∏
=
−=
0
1
YY
L
ii
PP
ii

















+−−=

=
k
j
ij
j
x
F
1
0
1
ββ

















+−>===

=
xu
YP
ij
k
j
j
i
ii
obob
1
0
Pr)1(Pr
ββ
1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi qui chuẩn được kiểm duyệt bởi vì có một
số quan sát Y

i
* bị kiểm duyệt. Mục tiêu của chúng ta là ước lượng các tham số β và σ.
Ví dụ, để xem xét chi tiêu cho việc mua xe, Tobin đã sử dụng mô hình này để
xem xét việc này như sau: Tobin giả sử rằng có số liệu trên một mẫu hộ gia đình. Để
ước lượng hệ số co giãn của thu nhập đối với nhu cầu mua xe ôtô, ông đặt Y* là chi
tiêu cho mua xe ôtô và X là thu nhập và ông đưa ra phương trình hồi qui:
Y
i
* = βX
i
+ u
i
u
i
~ IN(0, σ
2
)
Tuy nhiên, nếu trong mẫu có nhiều quan sát mà chi tiêu cho mua xe ôtô bằng 0
thì chúng ta nên sử dụng mô hình hồi qui kiểm duyệt. Ta có thể khai báo mô hình như
sau:
Y
i
* = βX
i
+ u
i
cho các quan sát có chi tiêu mua xe là số dương
Y
i
=

0 cho các quan sát không có chi mua xe
Ngoài ra, mô hình Tobit còn được ứng dụng rất rộng rãi. Ví dụ, số giờ làm việc
(H) hay tiền lương (W). Nếu chúng ta có các quan sát về một nhóm người, một số có
việc làm và một số không đi làm, chúng ta có thể khai báo mô hình cho số giờ làm
việc như sau:
Y
i
* = βX
i
+ u
i
cho những người có việc làm
Y
i
=
0 cho những người không đi làm
Và tương tự, chúng ta có thể khai báo cho mô hình tiền lương:
Y
i
* = βX
i
+ u
i
cho những người có việc làm
Y
i
=
0 cho những người không đi làm
Ở phạm vi bài nghiên cứu này, mô hình Tobit sẽ được ứng dụng ở phần 4.3 và
4.5 của Chương 4 nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay

của nông hộ.
Trang 17

×