Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: bằng chứng từ các nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.05 KB, 18 trang )

Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: bằng chứng từ
các nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu.
Bài báo này nghiên cứu về sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đối
với các nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu trong giai đoạn từ quý I năm 1995 đến quý IV 2010 bằng
việc sử dụng mô hình chuyển đổi chính sách Markov. Chúng ta xét đến chính sách tiền tệ của
Taylor (1993) và chính sách tài khóa của Davig và Leeper (2007) trong việc giải thích sự tương
tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Các kết quả thực nghiệm cho thấy những chính
sách tiền tệ và tài khóa chỉ ra những đặc tính chuyển đổi giữa chính sách chủ động, bị động và tất
cả các quốc gia đã áp dụng cả chính sách tiền tệ chủ động lẫn bị động. Về chính sách tài khóa,
Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, và Slovenia dường như sử dụng xen kẽ chính sách tài khóa chủ
động và bị động trong khi Ba Lan và Slovakia áp dụng chính sách tài khóa đơn nhất. Mặc dù
chính sách hỗn hợp và các tương tác giữa chính sách tiền tệ và tài khóa chỉ ra một bức tranh đa
dạng về các đất nước mà chúng tôi nghiên cứu, nhưng có vẻ chính sách tiền tệ bị động được sử
dụng trong tất cả các quốc gia từ sau năm 2000. Điều này phù hợp với các hạn chế áp đặt bởi
Liên minh Châu Âu trong việc mở rộng chính sách tiền tệ.
1. LỜI MỞ ĐẦU:
Do khủng hoảng tài chính thế giới, rất nhiều quốc gia đã và đang phát triển tập trung vào
sự ổn định kinh tế thay vì sự ổn định nợ bằng việc sử dụng các gói kích cầu và theo đuổi chính
sách tài khóa mở rộng chủ động. Tuy nhiên, không có sự đồng nhất nào về các ảnh hưởng của
chính sách tài khóa mở rộng vào sự ổn định kinh tế trong các tài liệu. Chẳng hạn như quan điểm
phi-Ricardian cho rằng chính sách tài khóa mở rộng được tài trợ bởi nợ sẽ làm tăng thu nhập (và
do đó tăng tiêu dùng cá nhân). Tuy nhiên, tiêu chuẩn IS-LM cho rằng không có chính sách mở
rộng tiền tệ thích hợp thì một gói kích cầu sẽ làm tăng đáng kể tổng cầu, do đó làm tăng lãi suất
dài hạn và lấn át đầu tư tư nhân. Về thực nghiệm, kết quả có vẻ nhạy cảm với các phương pháp
thống kê đặc trưng và do đó tác động của sự mở rộng tài khóa vào việc lấn át là không thuyết
phục. Ngoài ra, quan điểm Ricardian tranh luận về các tác động của chính sách tài khóa mở rộng
được tài trợ bằng nợ vay đối với sản lượng và tiêu dùng bởi vì những cá nhân sáng suốt sẽ đoán
trước được thuế tương lai sẽ tăng bằng việc tiết kiệm một lượng tương ứng. Vì thế, trong những
hoàn cảnh cụ thể, tính trung lập nợ Ricardian thông thường giữ ở nơi tài chính chính phủ và thời
điểm tính thuế không còn là vấn đề, vì tác động cầu là như nhau.
Chính sách tài khóa cũng liên quan đến việc xác định hướng đi của giá trong một nền kinh


tế và nhiều tác giả nhấn mạnh tác động của chính sách tài khóa vào mức giá. Trong khi lý thuyết
về chính sách tiền tệ thừa nhận rằng lượng tiền là điều quan trọng nhất để xác định mức giá trong
một nền kinh tế, những người ủng hộ Lý thuyết tài khóa về mức giá (FTPL) cho rằng sự ổn định
1
giá không chỉ cần đến chính sách tiền tệ thích hợp mà còn có chính sách tài khóa. Theo quan
điểm phi-Ricardian, thặng dư chính yếu được điều chỉnh bởi chính phủ để đảm bảo khả năng
thanh toán ở bấy kỳ mức giá nào. Mặt khác, thuyết FTPL biện luận rằng nếu chính phủ điều
chỉnh thặng dư chính yếu không lệ thuộc vào nợ chính phủ, thì các tác động đáng kể của những
cú sốc tài chính về mức giá có thể được ước tính và do đó, FTPL cho rằng có khả năng thặng dư
chính yếu có thể được thiết lập không phụ thuộc vào nợ chính phủ. Vì vậy, mức giá sẽ được điều
chỉnh để cho việc kiềm chế ngân sách liên thời của chính phủ có thể áp dụng bất kỳ lúc nào. Hai
trường hợp của cách thức hoạt động của cơ quan quản lý tài khóa (cụ thể là lý thuyết truyền thống
và FTPL) được đặt tên “Ricardian” và “phi-Ricardian” theo Woodford (1995), hay “bị động” và
“chủ động” theo thuật ngữ của Leeper (1991) nơi cơ quan quản lý tài khóa đặt thặng dư chính yếu
do nợ chính phủ trong chính sách tài khóa bị động (“Ricardian”) và chính sách tài khóa chủ động
hay “phi-Ricardian” có liên quan tới trường hợp còn lại. Nên ghi nhận rằng sự giới hạn ngân sách
liên thời có thể áp dụng ở điểm cân bằng trong cả hai trường hợp. Do đó, khi chính sách tiền tệ là
chủ động còn chính sách tài khóa là bị động, các cú sốc chính sách tài khóa không thể ảnh hưởng
đến mức giá và chính sách kết hợp (chính sách tiền tệ chủ động và tài khóa bị động) là thích hợp
cho việc kiểm soát mức lạm phát.
Theo một nghĩa nào đó, hành vi của các cơ quan quản lý tài khóa cũng quan trọng như các
cơ quan quản lý tiền tệ trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ mong muốn, đặc biệt các chính
sách liên quan đến lạm phát mục tiêu. Hơn nữa, chính sách tài khóa mở rộng có thể ảnh hưởng
đến chính sách tiền tệ và dẫn đến sai lệch khỏi chính sách mục tiêu ở các nước đã và đang phát
triển.Ta biết rằng vài nước đã và đang phát triển đã bắt đầu theo đuổi chính sách lạm phát mục
tiêu từ đầu thập niên 1990. Ví dụ, các cơ quan quản lý tiền tệ ở Cộng hòa Séc và Ba Lan đã theo
đuổi chính sách lạm phát mục tiêu từ năm 1998, còn Hungary và Slovakia lần lượt áp dụng vào
năm 2001 và 2005. Vào cuối năm 2011, sự sai lệch khỏi các lạm phát mục tiêu bắt đầu xuất hiện
ở những nước này ngoại trừ Slovakia và nó hỗ trợ thêm cho phương pháp FTPL như là chính
sách tài khóa mở rộng làm cho việc kiểm soát mức giá trở nên khó khăn.

Những nghiên cứu gần đây hướng vào các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chỉ ra
rằng các chính sách tài khóa và tiền tệ không phải lúc nào cũng cố định và do đó sự cân bằng về
chính sách tài khóa và tiền tệ nên được ước tính theo một khung ngẫu nhiên. Các nghiên cứu này
sử dụng mô hình chuyển đổi-chính sách Markov 2 trạng thái để xem xét các chính sách tài khóa
tiền tệ bị động và chủ động. Steuerle (2006) nhấn mạnh 2 quan điểm chính trị gây ra những sự
thay đổi trong chính sách tài khóa (David and Leeper, 2007). Quan điểm đầu tiên được gọi là
“bargain lunch” ngụ ý rằng những nhà chính sách cố gắng giảm thuế hay những khoản gia tăng
về chi phí có vẻ như là không đáng kể. Quan điểm thứ hai được gọi là “green eye-shade” trong đó
2
các nhà chính sách cảnh giác với các yêu cầu của bảng cân đối gắn liền với các lựa chọn tài khóa
và do đó quan điểm này cho rằng thuế tăng cùng với nợ chính phủ tăng. Ngoài ra, Davig and
Leeper (2007) chỉ ra rằng các chính sáchtài khóa và tiền tệ cho thấy những thay đổi đáng kể giữa
thời chiến và thời bình. Khủng hoảng tài chính toàn cầu hay địa phương cũng có thể gây ra những
thay đổi trong các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Mục tiêu chính của bài báo này là đóng góp vào kho tài liệu bằng việc nghiên cứu sự
tương tác giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ cho một vài thời kỳ quá độ trước đây tại các nền
kinh tế Châu Âu mới nổi bằng việc sử dụng mô hình chuyển đổi chính sách Markov. Chúng ta
xem chính sách tiền tệ của Taylor (1993) và chính sách tài khóa của Davig and Leeper (2007) để
giải thích cho sự tương tác giứa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chính xác thì đây là
cuộc điều tra đầu tiên về sự tương tác giữa chính sách tài khóa và tiền tệ ở Cộng hòa Séc, Estonia,
Hungary, Ba Lan, Slovenia và Slovakia. Mục tiêu của chúng ta về các nền kinh tế quá độ được
thúc đẩy bởi nhiều nhân tố. Trước hết, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba lan, và Slovakia đã theo đuổi
“lạm phát mục tiêu” như là chính sách tiền tệ và do đó điều quan trọng là hiểu được sự tương tác
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho các quốc gia này. Thứ hai, những nước này
nằm trong Liên Minh Châu Âu và những nước không nằm trong khối sử dụng đồng Euro đang
chấp nhận đồng Euro. Do đó am hiểu sự tương tác giữa các chế độ chính sách là điều đặc biệt
quan trọng trong sự vắng mặt của các công cụ chính sách tiền tệ, sẽ biến mất nếu những nước đó
gia nhập Eurozone. Cuối cùng, đưa ra những vấn đề đang xảy ra gắn liền với cuộc khủng hoảng
nợ ở Châu Âu, hiểu được sự năng động của chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ cung cấp một khung
sườn để hiểu được những giới hạn của các chính sách này.

2. KINH TẾ LƯỢNG
Để nghiên cứu sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, chúng ta sử
dụng mô hình chuyển đổi-chính sách Markov. Chúng ta xem xét chính sách tiền tệ của Taylor
(1993) và chính sách tài khóa của David and Leeper (2007)
Taylor (1993) đề ra một hàm số phản ánh cho Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (sau này là
FED) trong thời kỳ 1987-1992 như sau:
(1)
Trong đó là lãi suất kỳ vọng, là lãi suất cân bằng thực tế, là tỉ lệ lạm phát, là lạm phát
mục tiêu và là chênh lệch sản lượng. Taylor xem lãi suất ngắn hạn như là công cụ chính sách tiền
tệ và giả thuyết rằng tỉ lệ quỹ dự trữ liên bang sẽ tăng nếu lạm phát tăng trên ngưỡng mục tiêu
hoặc nếu sản lượng tăng trên xu hướng giá. Lưu ý rằng Taylor không ước tính công thức (1) theo
kinh tế lượng mà đặt và bằng 0.5. Sau công trình của Taylor (1993), những hàm số phản ánh của
ngân hàng trung ương đã được nghiên cứu rộng rãi khắp các quốc gia và các thời kỳ khác nhau,
các hệ số biểu thị chênh lệch của lạm phát khỏi mục tiêu và chênh lệch sản lượng thay đổi theo
3
từng quốc gia và từng thời kỳ. Nên biết rằng độ lệch của lạm phát khỏi mục tiêu qua 4 quý gần
đây được xem như là nguyên tắc căn bản của Taylor. Mặt khác, ngân hàng trung ương thường
xem lạm phát kỳ vọng là một mục tiêu hơn là lạm phát trong quá khứ hay hiện tại. Trong tình
huống này, Clarida và Al. (1998) đề ra một phiên bản hiện đại về chính sách của Taylor nhờ vào
kỳ vọng hợp lý.Clarida và Al (1998) đề xuất lãi suất kỳ vọng dựa vào cả 2 yếu tố là độ lệch của
lạm phát kỳ vọng sau k thời kỳ tính từ lạm phát mục tiêu và chênh lệch sản lượng của p thời kỳ
sau đó. Do đó, nguyên tắc chính sách hiện đại có thể được tính như sau:
(2)
Trong đó là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng có thể được tính như lạm phát dự đoán của k quý tiếp
theo và là sản lượng kỳ vọng chỉ ra dự đoán cho P quý tiếp theo. Một sự thể hiện chính sách
Taylor là độ lớn của chênh lệch lạm phát nên vượt quá 1 đơn vị và hệ số chênh lệch sản lượng
nên dương để ổn định chính sách tiền tệ. Ngoài ra, khi hệ số kỳ vọng về lạm phát lớn hơn 1 đơn
vị, ngân hàng trung ướng sẽ đẩy lãi suất thực lên để đáp ứng lạm phát cao hơn và nó là chính sách
tiền tệ chủ động.Một hệ số dương về chênh lệch sản lượng làm lãi suất thấp hơn trong trường hợp
sản lượng thấp hơn bình thường và như thế nó có tác động ổn định kinh tế.

Bởi vì các ngân hàng trung ương không điều chỉnh lãi suất ngắn hạn đến mức kỳ vọng (để
lãi suất bình ổn), sự hiện diện của tính tự tương quan của lãi suất có thể ước tính được. Vì thế,
động lực của sự điều chỉnh từ mức lãi suất thực tế đến lãi suất mục tiêu được tính như sau:
where 0 << 1 (3)
Độ trễ của lãi suất ở công thức (3) được xác định để bù lại phần thặng dư do nhiễu. Nếu
công thức (2) thay thế cho công thức (3), mô hình chính sách sau đây có thể được viết là:
(4)
Như trong Assenmacher – Wesche (2006), chúng tôi giả sử rằng lãi suất thực trong dài hạn
và mục tiêu lạm phát được gắn vào kỳ hạn không đổi để mà . Hơn nữa, như trong Clarida et al.
(1998), nếu chúng ta khử các biến dự đoán không quan sát khỏi công thức (4), có thể được viết
dưới dạng các biến được thực hiện như sau:
(5)
Trong đó chỉ chênh lệch sản lượng và sai số được định nghĩa như là tổ hợp tuyến tính của
sai số dự báo của lạm phát và chênh lệch sản lượng như sau:
+
Phần lớn nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ đưa ra các thuộc tính chuyển đổi chế độ
(Altavilla và Landolfo, 2005; Clarida et al., 1998, 2000; Kuzin, 2006; Assenmacher-Wesche,
2006; Zheng et al., 2012).Ví dụ, Muscatelli et al. (2002) xác nhận sự có mặt của các khoảng gián
đoạn về cấu trúc trong chính sách lãi suất kỳ vọng cho một số nước. Clarida et al. (2000) và Judd
và Rudebush (1998) chỉ ra rằng chức năng phản ứng của Fed phụ thuộc vào chủ tịch Fed và do đó
độ lớn của lạm phát và chênh lệch sản lượng thay đổi do đưa vào chính sách lạm phát mục tiêu
trong sáu nước áp dụng. Ngoài ra, Demers và Rodriguez (2001), Kuzin (2006) và Assenmacher-
4
Wesche (2006) nhận thấy rằng mô hình chuyển đổi chế độ Markov làm tốt hơn chế độ đơn nhất
trong việc ước tính các hàm số phản ánh của chính sách tiền tệ. Dựa vào bằng chứng này, chúng
ta sử dụng mô hình sau để ước tính chính sách tiền tệ trong mẫu thử:
Trong đó là lãi suất danh nghĩa, là tỷ lệ lạm phát trong k quý tiếp theo tại thời
điểm t, x
t+p
là khoảng cách đầu ra của p quý tiếp theo và ɛ

t
là sai số của quá trình đổi mới. Trong
cuốn Doi et al. (2012) và Ostry et al. (2012), xu hướng GDP thực được tính bằng cách sử dụng bộ
lọc HP. Trong công thức (6), nếu hệ số ước tính của tỷ lệ lạm phát lớn hơn 1 thì nó ám chỉ 1
chính sách tiền tệ chủ động. Ngược lại là chính sách tiền tệ bị động (hệ số ước tính của tỷ lệ lạm
phát nhỏ hơn 1) (α
1
< 1).
Vấn đề quan trọng nhất của việc ước lượng trong Eq.(6) chính là tỷ lệ lạm phát và chênh
lệch đầu ra tương quan với sai số ɛt . Vấn đề được giải quyết bằng cách sử dụng phương pháp
tuyến tính của công thức (6). Tuy nhiên, mô hình ước lượng theo phương pháp tổng quát không
được ứng dụng trong mô hình biến đổi. Do đó, chúng ta xem quy trình ước lượng cho mô hình
biến đổi được đưa ra bởi Kim (2004).
Kim (2004) chỉ ra rằng nếu tại đó có các biến giải thích trong mô hình biến đổi Markov,
bộ lọc Hamilton không được ứng dụng một cách trực tiếp và do vậy quy trình ước lượng đòi hỏi
sự biến đổi thích hợp. Mô hình chuyển đổi cho phép vector của sai số hiệu chỉnh được xem như
một biến hồi quy độc lập, sai số mới không tương quan với những biến hồi quy độc lập trong mô
hình chuyển đổi. Trong trường hợp này, quy luật của chính sách tiền tệ với chênh lệch hiệu chỉnh
cho tham số (biến) giải thích có thể được viết như sau (công thức số 7):
Trong đó là một vector của các biến phụ thuộc bao gồm độ trễ của lãi suất, chênh
lệch sản lượng và lạm phát. Các ước tính cho lạm phát và chênh lệch sản lượng có thể thu được
bằng cách sử dụng các biến thay thế cụ thể như sau:
Trong đó và là độ nhiễu và một quy trình ước lượng khả năng tối đa dựa trên
bộ lọc Hamilton có thể được áp dụng cho công thức (7). Ngoài ra, Kim (2004) chỉ ra rằng Wald
thường hay thống kê tỷ số hợp lệ (likelihood ratio) cho giả thiết của nj=0 trong cả 2 quốc gia có
thể dùng để kiểm tra biến nội sinh.
Mặc dù không có mô hình được chấp nhận rộng rãi về các quy định chính sách tài chính,
kỹ thuật của Davig và Leeper (2007) đề xuất đã được sử dụng rộng rãi để mô tả về chế độ chính
5
(6)

(7)
(8)
sách tài khóa trong nghiên cứu. Như vậy, chúng tôi sử dụng các quy tắc chính sách tài khóa sau
đây được đề xuất bởi Davig and Leeper (2007):
Trong đó là tỷ lệ thu thuế trên GDP, là tỷ lệ nợ trên GDP với độ trễ 1 , là chênh
lệch đầu ra (chênh lệch đầu ra được tính bằng độ lệch từ GDP thực tế thông qua sử dụng bộ lọc
Hodrick-Prescott), là tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP và là sai số. Công thức cũng bao
gồm độ trễ của tỷ lệ thu thuế trên GDP trong các chính sách tài khóa để loại bỏ tương quan từ
thặng dư. Theo thuật ngữ được thông qua bởi Leeper (1991), một ''cơ chế chính sách tài khóa bị
động” đòi hỏi các hệ số ước lượng của độ trễ tỷ lệ nợ trên GDP là dương và ý nghĩa thống kê

1
> 0) do đó nếu tăng các khoản nợ công dẫn đến sự sụt giảm đáng kể thâm hụt ngân sách.
Ngược lại, nếu γ
1
≤0, nhà nước có thể được cho là có một “chính sách tài khóa chủ động” mà tại
đó những nhà hoạch định chính sách không cảm thấy bị hạn chế bởi mức độ nợ của chính phủ.
Các biến trạng thái không được quan sát trong các mô hình quy tắc chính sách tiền tệ và
tài khóa, , tiến triển theo yêu cầu đầu tiên của Markov được mô tả trong quá trình chuyển đổi sau:
Trong đó là xác suất chuyển đổi cố định trong trạng thái đầu tiên hoặc thứ hai, tương ứng.
Lưu ý rằng thời gian trung bình ở trong một chế độ cũng có thể được tính bằng d= 1/(1- p
ij
).
Davig and Leeper (2007 and 2011) đề xuất rằng các ma trận chuyển đổi chung cho chính
sách tiền tệ và tài khóa có thể được tính như sau:
P = P
M
P
F
Trong đó PM và PF cho thấy ma trận chuyển đổi đối với chính sách tiền tệ và

tài khóa, tương ứng và ma trận chuyển đổi chung (P) cho chúng ta kết hợp chính
sách tiền tệ và tài khóa như trong bảng dưới đây:
Ví dụ, Davig and Leeper (2007 and 2011) đề xuất rằng một chính sách tiền tệ chủ động và
một cơ chế tài khoá bị động kết hợp là ‘‘Ricardian’’ trong khi đó một chính sách tiền tệ bị động
và một chính sách tài khoá chủ động được gọi là ‘‘Chính sách FTPL”. Nếu cả chính
6
(9)
(10)
(11)
sách tiền tệ và chính sách tài khoá đều chủ động cùng kết hợp thì chúng không thể duy trì và kết
hợp này sẽ dẫn đến “bùng nổ”. Cuối cùng, khi cả chính sách tiền tê và tài khoá đều bị động, sự
pha trộn này được gọi là “không xác định”.
3. DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét một ví dụ về Sự tương tác giữa các chế độ và
chính sách tiền tệ, đồng thời xác định chế độ chính sách hỗn hợp tại một số nước Châu Âu như:
Cộng hòa Séc, Cộng hòa Estonia, Hungary, Ba Lan, Slovenia và Cộng hòa Slovakia. Các quốc
gia (mẫu) được chọn trên cơ sở các số liệu có giá trị. Các dữ liệu hàng quý được sử dụng cho các
biến số tiền tệ và tài khóa trong giai đoạn quý 1/1995 đến Quý 4/2010. Thời kì mẫu bắt đầu từ
năm 1995 để loại bỏ tác động của đầu thời kì quá độ vì trong thời gian đó đã có những biến động
lớn trong dữ liệu. Các chỉ số tài chính như tỷ lệ thu thuế/GDP, tỷ lệ nợ/GDP được lấy từ cơ sở dữ
liệu OECD và các biến có liên quan đến quy tắc chính sách tiền tệ được thu thập từ nguồn thống
kê tài chính của quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Cơ sở dữ liệu của cơ quan thống kê Châu âu
Eurostats. Vì các số liệu là có sẵn, nên ta thiết lập Dữ liệu bắt đầu từ quý 4/1995 cho các nước
Estonia, Hungary và Slovenia. Kể từ khi nước cộng hòa Slovak (2009) và Slovenia (2007) gia
nhập Cộng đồng Châu Âu, chúng tôi đã áp dụng quy tắc Taylor cho các quốc gia này một cách
riêng biệt, ở Slovenia thời kì mẫu kết thúc vào Quý 4/2006 và ở cộng hòa Slovak là quý 4/2008.
Để tính đến tác động theo mùa, các dữ liệu đã được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp
Tramo/Seats.
Chúng tôi bắt đầu phân tích này bằng cách ước lượng mô hình chuyển đổi chế độ của
Markov cho các quy tắc chính sách tiền tệ nhằm xác định các chế độ chính sách chủ động và bị

động. Do đó, đầu tiên chúng tôi sử dụng phương pháp Eq (8) với biến công cụ để ước lượng giá
trị của d1 và d2, sau đó Eq (7) ước tính số lượng khác nhau của k và p ( tức là lấy giá trị
0,1,2,3,4). Chúng tôi lựa chọn mô hình tối thiểu hóa thông tin AIC để xây dựng các quy tắc chính
sách tiền tệ trong tương lai.
Các k và p theo AIC được báo cáo trong bảng 1. Kết quả ở bảng 1 cho thấy rằng ngoại trừ
Balan và cộng hòa Slovak, Ngân hàng trung ương của tất cả các nước tham gia khảo sát đều điều
chỉnh lãi suất ngắn hạn của mình theo 4 thời kì trước tỷ lệ lạm phát ( k=4). Mặt khác ta thấy p=0
cho tất cả các nước trừ cộng hòa Slovak và Slovenia, điều này có nghĩa là Ngân hàng trung ương
thường xem xét khoảng cách giữa sản lượng hiện tại với sự phản ứng theo các chính sách chức
năng. Các kết quả này phù hợp với kết quả thực nghiệm được tìm thấy trong Clarida et al 1998.
Tiếp theo, chúng tôi tính toán một thống kê LR để kiểm tra mô hình đặc điểm kỹ thuật
tiêu chuẩn( ví dụ: Mô hình chế độ chính sách Markov và mô hình tuyến tính) cho quy tắc chính
sách tiền tệ. Các thống kê kiểm định LR được trình bày trong bảng 2 đã bác bỏ giả thuyết không
có chế độ chuyển mạch trong quy tắc chính sách tiền tệ của tất cả các nước. Những kết quả này
7
cho thấy sự hiện diện của một mối quan hệ phi tuyến tính (chế độ chuyển đổi) trong các hàm số
phản ánh chính sách. Do đó, một mô hình tuyến tính sẽ là sai lý huyết, như vậy, một mô hình
chuyển đổi chế độ là rất cần thiết để kiểm tra tính quy tắc của chính sách tiền tệ.
Ước tính khả năng tối đa của mô hình chế độ chuyển đổi chế độ Markov cho các quy tắc
chính sách tiền tệ được thể hiện trong bảng 3. Các hệ số ước lượng cho các chức năng phản ứng
của Ngân hàng Trung ương là khác nhau giữa các chế độ và các quốc gia. Các quốc gia sẽ có
chính sách tiền tệ “ Chủ động” hoặc “ Bị động” bởi vì Sự phản ứng của lãi suất đối với lạm phát
vượt quá một trong các chế độ đầu tiên.
Tuy nhiên, các hệ số ước lượng phản ứng lãi suất đối với lạm phát là ít hơn một trong các
trạng thái thứ hai, do đó, các nhà nước thứ hai có thể được mô tả như là một chế độ tiền tệ bị
động. Chú ý rằng các hệ số lạm phát và khoảng cách sản lượng trong cả hai chế độ tích cực và
những kết quả này phù hợp với một kỳ vọng tiên cho tất cả các quốc gia.7 Trong chế độ chính
sách tiền tệ chủ động, phản ứng của lãi suất đối với phạm vi lạm phát từ khoảng 1.3 tại Hungary
đến 11.9 tại Cộng hòa Czech. Chúng tôi cũng xem xét xem tác động của lạm phát về mức lãi suất
bằng với sự thống nhất trong các chế độ chính sách tiền tệ chủ động bằng phương tiện của một

thử nghiệm Wald cho tất cả các nước. Trong thử nghiệm này, các giả thuyết là quan trọng với
lạm phát là tương đương với một với các giả thuyết khác rằng trọng lượng vượt quá một. Kết quả
kiểm tra được thể hiện trong Phụ lục Bảng A1. Các thống kê thử nghiệm cho thấy rằng các hệ số
ước tính cho lạm phát không phải là khác nhau từ một trong các chế độ chính sách tiền tệ chủ
động ở mức 5% cho tất cả các nước ngoại trừ cho các nước cộng hòa Czech và Slovak.Kết quả
xét nghiệm của Wald cho các nước cộng hòa Czech và Slovak cho thấy trọng lượng của lạm phát
trong chế độ hoạt động cao hơn một cách đáng kể.
Bảng 1: k và p tối ưu trong tính sách tiền tệ mong đợi

Bảng 2: Các thử nghiệm về độ tuyến tính trên phi tuyến
( Quy tắc chính sách tiền tệ)
Quốc gia Kiểm tra số liệu thống kê LR
p-value Davies p-value
Czech Republic 117.68 [0.000] [0.000]
Estonia 172.56 [0.000] [0.000]
Hungary 22.416 [0.007] [0.000]
Poland 66.738 [0.000] [0.000]
Slovak Republic 63.250 [0.000] [0.000]
Slovenia 96.366 [0.000] [0.000]
Trong chế độ tiền tệ bị động, các hệ số ước lượng cho các phản ứng lãi suất đối với phạm
vi lạm phát từ 0,37 cho nước Cộng hoà Slovak đến 0,80 cho Hungary. Cụ thể, trọng lượng của
lạm phát trong các chức năng phản ứng của Ngân hàng Trung ương là không đáng kể về mặt
8
k p
Czech Republic 4 0
Estonia 4 0
Hungary 4 0
Poland 1 0
Slovak Republic 3 1
Slovenia 4 1

thống kê ở các chế độ tiền tệ bị động cho Estonia và Hungary. Lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương
dường như đã tập trung về khoảng cách sản lượng thay vì lạm phát trong chế độ tiền tệ bị động
như trọng lượng cho chênh lệch sản lượng cao hơn so với lạm phát cho nước Cộng hòa Czech,
Estonia, Hungary và Ba Lan. Hiện tượng này được ghi nhận bởi Owyang và Ramey (2004),
người được mệnh danh nó là một ''chế độ chim bồ câu'' nơi ổn định sản lượng so với mục tiêu
lạm phát được quan tâm cao hơn bởi các Ngân hàng trung ương.
Các xác suất chuyển tiếp cho các quy tắc chính sách tiền tệ trong Bảng 2 chỉ ra rằng chế
độ chính sách tiền tệ bị động dai dẳng hơn chế độ chính sách tiền tệ chủ động trong tất cả các
nước ngoại trừ Ba Lan. Khả năng vẫn trong một chế độ chính sách tiền tệ hoạt động tại thời điểm
t, khi hàng loạt các chế độ quy tắc chính sách tiền tệ hoạt động tại thời điểm t _ 1 là dưới 80%
cho tất cả các nước ngoại trừ Ba Lan. Mặt khác, xác suất còn lại trong một chế độ chính sách tiền
tệ bị động tại thời điểm t khi hàng loạt cũng là trong một chế độ cai trị chính sách tiền tệ bị động
tại thời điểm t _ 1 là trên 90% cho tất cả các nước. Ngoài ra, thời gian trung bình của một chế độ
chính sách tiền tệ chủ động thay đổi từ 1,50 (ở Slovenia) và 10.00 (Phần Lan). Mặt khác, thời
gian chế độ chính sách tiền tệ bị động thường dài hơn mười Quý.
Kết quả là, các quy tắc chính sách tiền tệ bị động bền bỉ hơn các chế độ chính sách tiền tệ
chủ động cho tất cả các nước. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy trọng lượng lên lạm phát
trong chế độ chính sách tiền tệ chủ động cao hơn 2 tại Cộng hòa Séc, Estonia và Cộng hòa
Slovak. Cuối cùng,phép chuẩn đoán thăng dư theo cách thông thường, sự tương quan chuỗi và
hiệp phương sai không đồng nhất của mô hình Markov cũng được báo cáo trong bảng 2. Các xét
nghiệm cho thấy rằng chế độ mô hìnhchuyển đổi Markov vượt qua tất cả các xét nghiệm chẩn
đoán.
Tiếp theo, chúng ta kiểm tra xem một mô hình Markov hoặc các mô hình tuyến tính là
thích hợp hơn cho các quy tắc chính sách tài khóa. Các kết quả kiểm tra trong Bảng 4 mạnh mẽ
ủng hộ một mô hình chế độ chính sách cho các quy tắc chính sách tài khóa.
Ước tính khả năng tối đa của các quy tắc chính sách tài chính được trình bày trong Bảng 5.
Chúng ta giả định rằng chính sách tài khóa sau hai trạng thái như trong chính sách tiền tệ và các
quốc gia có thể được mô tả như là "chủ động" và chế độ 'bị động' của chính sách tài chính. Kết
quả thực nghiệm ở bảng 5 xác nhận sự hiện diện của hai chế độ chính sách tài chính cho tất cả
các nước ngoại trừ Ba Lan và Cộng hòa Slovakia. Trong khi các hệ số ước lượng của các khoản

nợ trễ để tỷ lệ GDP là tiêu cực hay không có ý nghĩa thống kê ở các tiểu bang đầu tiên (kết quả
này ngụ ý một chế độ chính sách tài khóa chủ động), hệ số nợ trễ để tỷ lệ GDP là tích cực và ý
nghĩa thống kê ở các nhà nước thứ hai (và do đó nhà nước thứ hai là một chế độ chính sách tài
chính bị động) cho tất cả các nước ngoại trừ Ba Lan và Cộng hòa Slovakia.
Kết quả mô hình chế độ chuyển đổi Markov cho các quy tắc chính sách tiền tệ.
9
Lưu ý: Các chỉ số trong ngoặc cho các sai số chuẩn của hệ số.(st) cho sai số chuẩn của hồi quy cho các chế độ. p
ii
chỉ ra xác suất chuyển đổi chế độ. d là khoảng thời gian trung bình của chế độ. P-X
2
chỉ ra sự kiểm tra tương quan
chuỗi thứ tự Portmanteau, N-X
2
chỉ ra sự kiểm tra bình thường và H-X
2
chỉ ra những thử nghiệm
heteroskedasticity của các số dư (để biết thêm chi tiết về các bài kiểm tra, xem Krolzig (1997)).
*** Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
** Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
* Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
Bảng 4:
Các thử nghiệm về độ tuyến tính trên phi tuyến (quy luật chính sách tài khóa).
10
Bảng 5:
Kết quả mô hình chế độ chuyển đổi Markov cho các quy tắc chính sách tài khóa.
Lưu ý: Các chỉ số trong ngoặc cho các sai số chuẩn của hệ số.(st) cho sai số chuẩn của hồi quy cho các chế độ. p
ii
chỉ ra xác suất chuyển đổi chế độ. d là khoảng thời gian trung bình của chế độ. P-X
2
chỉ ra sự kiểm tra tương quan

chuỗi thứ tự Portmanteau, N-X
2
chỉ ra sự kiểm tra bình thường và H-X
2
chỉ ra những thử nghiệm
heteroskedasticity của các số dư (để biết thêm chi tiết về các bài kiểm tra, xem Krolzig (1997)).
*** Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
** Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
* Cho biết thống kê trọng yếu ở mức 1%, tương ứng.
Các hệ số đánh giá về chi tiêu chính phủ đến tỉ lệ GDP là dương và có ý nghĩa thống kê
trong chế độ tài chính chủ động ở tất cả các quốc gia. Những kết quả này cho thấy rằng sự gia
tăng trong chi tiêu chính phủ đến tỉ lệ GDP làm tăng thu thuế trong chế độ tài khoá chủ động.
11
Hơn nữa, mối quan hệ giữa tỉ lệ GDP – chi tiêu chính phủ và tỷ lệ doanh thu thuế – tỷ lệ GDP
không phải là có ý nghĩa thống kê trong chế độ tài khóa bị động cho Cộng hòa Czech, Estonia và
Slovnia. Mặt khác, hệ số ước tính của chi tiêu chính phủ - tỷ lệ GDP là tích cực và có ý nghĩa
thống kê trong chế độ tài khóa bị động đối với Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Slovnia.
Như Leeper (1991) nhấn mạnh, chính sách tiền tệ và tài khóa phải phù hợp để duy trì các
quy tắc chính sách; như vậy, sự chuyển đổi chế độ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ cần phải
được đồng bộ. Lưu ý rằng chính sách tiền tệ nói chung tại Cộng hòa Slovnia là phù hợp với kết
quả chính sách tài khóa. Mặc dù chúng tôi có thể tìm kiếm cả chính sách tiền tệ chủ động và bị
động tại Cộng hòa Slovnia, chế độ tiền tệ bị động có vẻ là ngắn ngủi (khoảng ba năm). Do đó
người ta có thể kết luận rằng chính sách tài khóa chủ động trong mẫu có thể áp dụng chính sách
tiền tệ chủ động ngắn tại Cộng hòa Slovenia.
Các xác suất chuyển đổi ước tính trong Bảng 5 cho thấy chế độ hoạt động chính sách tài
khóa chủ động hợn chế độ bị động cho tất cả các nước ngoại trừ Cộng hòa Czech. Mặt khác, chế
độ chính sách tài khóa bị động có vẻ áp dụng lâu hơn cho Cộng hòa Czech. Thời gian trung bình
của một chế độ chính sách tài khóa chủ động khác nhau thay đổi từ 1.94 (ở Slovenia) và 13.00 (ở
Phần Lan) /quý. Ngoài ra, chế độ chính sách tài khóa bị động kéo dài giữa 1.41 và 9.00/quý. Chú
ý rằng một chính sách tài khóa chủ động, nơi doanh thu thuế giảm để đáp ứng với sự gia tăng nợ

chính phủ là không nhất thiết không bền vững, từ khi các ràng buộc ngân sách liên thời gian vẫn
có thể giữ nếu như cơ quan tiền tệ '' đóng vai trò bị động. '' quyền lực tiền tệ hành động một cách
bị động sẽ cho phép các mức giá để điều chỉnh một cách thích hợp để cân bằng giữa giá trị của nợ
chính phủ với giá trị hiện tại chiết khấu của tương lai dự kiến thặng dư chính (và điều này là phù
hợp với lý thuyết tài khóa của giá cả). Tính bền vững nợ do đó đòi hỏi phải nhìn vào sự tương tác
của chính sách tiền tệ và tài khóa và chính sách kết hợp cho phép điều chỉnh doanh thu và/hoặc
điều chỉnh giá.
12
Chúng tôi trình bày các khả năng chuyển đổi cho chế độ đầu tiên (chế độ chính sách tiền tệ
và tài khoá chủ động) thu được từ các mô hình chính sách tiền tệ và tài khoá (công thức 7 và 9 ở
trên) trong hình 1. Các khả năng chuyển đổi trong Hình 1 trình bày một bức tranh rõ ràng về thời
điểm chuyển đổi chế độ chính sách tiền tệ và tài khoá của mỗi nước. Theo kết quả trong hình 1,
các quốc gia dường như đã đi theo một chính sách tiền tệ chủ động vào thời điểm bắt đầu nghiên
cứu mà các cơ quan quản lý tiền tệ ngụ ý trong tất cả các nước đã dẫn đến một chính sách chủ
động trước thời kỳ chuyển đổi.
Để điều tra chính sách kết hợp và sự tương quan giữa chính sách tài khoá và tiền tệ, chúng
tôi tính toán dựa trên ma trận chuyển đổi kết hợp trong công thức (11) và các kết quả về thời
điểm chế độ tài khoá tiền tệ được minh họa trong hình 2-7.
Các kết quả trong hình 2 cho thấy chính sách tiền tệ thường là bị động trong giai đoạn
mẫu. Mặc dù chính sách kết hợp là không xác định (chính sách tiền tệ và tài khoá bị động) vào
trước thời kỳ chuyển đổi, nó biến thành lý thuyết tài khoá (chính sách tiền tệ và tài khoá bị động)
vào cuối năm 1996. Có vẻ như có hai thời kỳ mà chính sách kết hợp bùng nổ sử dụng thuật ngữ
của Leeper và những giai đoạn này liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Séc và khủng
13
hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể hơn, tại Cộng hòa Séc thì chính sách tiền tệ luôn luôn bị động từ
sau năm 2002, ngoại trừ năm 2009. Mặt khác, chúng ta quan sát một chế độ chính sách tài khoá
chủ động trong giai đoạn 2003 - 2004 và 2008 - 2009. Lưu ý rằng cả hai chính sách tiền tệ và tài
khoá có một cái là chủ động trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuối cùng sự
chuyển đổi chế độ chính sách tiền tệ và tài khóa đã không phối hợp tốt tại Cộng hòa Séc trong
những năm 2000.

Chính sách kết hợp cho Estonia ở Hình 3 cho thấy chính sách kết hợp chuyển đổi giữa lý
thuyết tài khóa và chính sách không xác định trong những năm 2000 tại Estonia. Tính theo khả
năng chuyển đổi, chỉ có một giai đoạn mà cả chính sách tiền tệ lẫn tài khoá là chủ động có liên
quan đến cuộc khủng hoảng Nga năm 1998. Sau cuộc khủng hoảng Nga, tại Estonia chính sách
tài khóa chuyển sang bị động và chính sách kết hợp là chính sách Ricardian cho đến năm 2000.
Mặc dù chính sách tài khóa là bị động cụ thể cho giai đoạn 2007-2008, nhưng nó đã chuyển sang
chế độ chủ động do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hình 2: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Cộng hòa Séc. Lưu ý: AM chỉ ra các
chính sách tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài
khóa chủ động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
14
Hình 3: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Estonia. Lưu ý: AM chỉ ra các chính sách
tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài khóa chủ
động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
Hình 4: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Hungary. Lưu ý: AM chỉ ra các chính
sách tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài khóa
chủ động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
Chính sách kết hợp dường như đã thay đổi chủ yếu giữa ba chính sách kết hợp (không xác
định, Lý thuyết tài khóa và Ricardian) ở Hungary như trong Hình.4. Lưu ý rằng, chính sách tiền
tệvà tài khóa có vẻ như không được phối hợp tốt ở Hungary như ví dụ ở trên. Chẳng hạn,
Hungary đã theo cơ chế chính sách tiền tệ chủ động và chính sách tài khóa bị động ngay trước
quá trình chuyển đổi, sau đó cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ chuyển sang giai đoạn bị động
(không xác định hỗn hợp).
Sau đó, chính sách kết hợp phù hợp với những lý thuyết tài khoá về mức giá (FTPL) từ
năm 1999 đến năm 2001.Nó chỉ là một giai đoạn ngắn nơi mà chính sáchkết hợp được “bùng nổ”
vào năm 2004. Nhìn chung Chính sách tài khoá là chủ động sau năm 2007 nơi mà chính sách kết
hợp trở thành lý thuyết tài khóa về mức giá ở Hungary.
15
Hình 5: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Ba Lan. Lưu ý: AM chỉ ra các chính sách
tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài khóa chủ

động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
Hình 6: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Cộng hòa Slovakia. Lưu ý: AM chỉ ra các
chính sách tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài
khóa chủ động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
16
Hình 7: Dự đoán các chính sách tiền tệ và tài khóa cho Slovenia. Lưu ý: AM chỉ ra các chính
sách tiền tệ chủ động, PM chỉ ra các chính sách tiền tệ bị động, AF chỉ ra các chính sách tài khóa
chủ động, PF chỉ ra các chính sách tài khóa bị động.
Các kết quả trong Hình 5 cho thấy chính sách kết hợp phù hợp với lý thuyết tài chính
(chính sách tiền tệ bị động và chính sách tài khóa chủ động) ở giai đoạn bắt đầu tại Ba Lan. Từ
kết quả của chúng tôi cho thấy một cơ chế đơn giản trong chính sách tài khóa (cơ chế tài khóa
chủ động), chính sách kết hợp được bùng nổ ở Ba Lan trong giai đoạn năm 1997 - 2002. Sau đó
chính sách tiền tệ được chuyển qua giai đoạn bị động và chính sách kết hợp là lý thuyết tài chính
cho giai đoạn từ năm 2003-2008.Với chính sách kết hợp này ngân sách liên thời gian hạn chế
nắm giữ và nợ là bền vững; Tuy nhiên, mức giá được điều chỉnh để đáp ứng các giới hạn ngân
sách liên thời gian. Lưu ý rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với chính sách hỗn
hợp để biến thành chính sách bùng nổ ở Ba Lan.
Như tại Ba Lan, kết quả của chúng tôi cho thấy một chế độ duy nhất trong chính sách tài
khóa (một chế độ tài khoá chủ động) cho các nước cộng hòa Slovakia và chính sách kết hợp nói
chung là phù hợp với lý thuyết tài khoá ngoại trừ giai đoạn 1996-1998. Lưu ý rằng chính sách
tiền tệ và tài khóa là chủ động vào trước thời kỳ chuyển đổi và do đó chính sách kết hợp là bùng
nổ vào giai đoạn1996-1998. Sau đó, chính sách kết hợp dường như đã trở nên phù hợp với lý
thuyết tài khoá của mức giá tại Cộng hòa Slovakia.
Cuối cùng, kết quả trong Hình 7 cho biết có hai giai đoạn, trong đó chính sách kết hợp đã
bùng nổ ở Slovenia và các giai đoạn bắt đầu của mẫu và vào năm 1999. Chính sách kết hợp
dường như đã luân phiên giữa hai chính sách có thể (Chính sách không chính xác và lý thuyết tài
chính) trong thiên niên kỷ mới trong Slovenia.
Nhìn chung kết quả trong Hình. 2-7 cho thấy chính sách tiền tệ là bị động sau năm 2000 ở
tất cả các nước ngoại trừ Ba Lan. Có lẽ một chính sách tiền tệ chủ động ở Ba Lan là do cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu và do đó điều này có thể được giải thích bởi tình tiết giảm nhẹ.

Thực tế chính sách tiền tệ là bị động trong tất cả các nước ngoại trừ Ba Lan, thú vị ở chỗ nó có
thể được giải thích bằng việc mở rộng Liên minh châu Âu nơi mà sau này dường như có hạn chế
đối với chính sách tiền tệ.
4. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng ta xem xét sự tương tác giữa các nguyên tắc trong chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ đối với một số quá trình chuyển đổi trước đây, đang nổi lên ở các nền
kinh tế châu Âu bằng cách sử dụng một mô hình chế độ - chuyển đổi Markov. Làm cơ sở cho
chính sách tiền tệ, chúng tôi ước tính một biến đổi của các chính sách tiền tệ của Taylor (1993).
Đối với các chính tài khóa, và thống kê sự tương quan giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng
tôi sử dụng chính sách tài khoá của Davig và Leeper (2007). Mẫu xem xét của chúng tôi bao gồm
17
Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan, Slovenia và Cộng hòa Slovakia trong giai đoạn sau quá
trình chuyển đổi và sự lựa chọn của các nước đã được quyết bởi dữ liệu sẵn có.
Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng Ngân hàng Trung ương của tất cả các nước theo đuổi
cả hai chính sách tiền tệ chủ động và bị động trong mẫu. Ngoài ra các chế độ chính sáchtiền tệ
dường như bị động kéo dài hơn và có thời gian hoạt động cao hơn so với chính sách tiền tệ đối
với tất cả các nước ngoại trừ Ba Lan. Ngoại trừ Cộng hòa Slovakia và Slovenia, tất cả các nước
theo đuổi “chế độ chim bồ câu” theo Owyang và Ramsey (2004), trong đó ổn định đầu ra được
ưu tiên hơn mục tiêu lạm phát trong chế độ tài khoá và tiền tệ bị động trong khi chính sách tài
khoá ở cộng hoà Slovakia và Ba Lan được đặc trưng bởi chế độ tài khoá đơn nhất (chủ động).
Hơn nữa chính sách tài khoá chủ động ở Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Slovenia và dường
như kéo dài hơn ở các nước khác. Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dường như đã buộc
chính sách tài khoá chủ động trong tất cả các nước.
Chính sách kết hợp và sự tương quan giữa chính sách tiền tệ và tài khóa chỉ là một bức
tranh đa dạng trong các nước chúng tôi nghiên cứu.
Những phát hiện này phù hợp với việc nghiên cứu trên các nước châu Âu khác. Ví dụ,
Thams (2006) cho thấy sự hiện diện của một chính sách kết hợpkhông bền vững ở Tây Ban Nha.
Ngoài ra, Semmler và Zang (2004) cho thấy sự tương quan giữa chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa không phải là mạnh mẽ ở Đức và Pháp. Họ cũng chỉ ra rằng hai chính sách này đã không
được liên kết nhau mà trái ngược với nhau. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng chính sách tiền tệ

là bị động nói chung trong tất cả các nước sau năm 2000. Điều này có thể là do việc mở rộng
Liên minh châu Âu nơi mà sau này có thể áp đặt những hạn chế về chính sách tiền tệ.
Lời cảm ơn
Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả bài viết và 2 cộng sự đã đưa ra những lời nhận
xét và gợi ý nhận định hữu ích, những khuyến cáo thông thường áp dụng.
18

×