Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tác dụng của mật lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.54 KB, 1 trang )

Mật lợn chữa hen phế quản
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:
Bán Nokia N85 Hàng Công Ty mới 98%,Full Box,BH 10 Tháng giá 3tr8 - 3.800.000 VNĐ
LINH KIỆN MÁY TÍNH RẺ NHẤT TP.HCM -CTY TNHH TÂN MỸ HUỆ (
THI CÔNG ỐP TẤM HỢP KIM ALUMAX CHO CÁC CÔNG TRÌNH LỚN TRÊN TOÀN QUỐC - 320.000 VNĐ
Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem
Trong ống nghiệm người ta thấy mật lợn có tác dụng ức chế mạnh đối với trực khuẩn ho gà (bacilus pertussis). Muối
cholat là thành phần chủ yếu của mật lợn có tác dụng đối với ho, làm giãn cơ trơn tiểu phế quản và chống co giật.
Cách chế cao mật lợn
Có nhiều cách chế biến nhưng cách đơn giản nhất thường là: Rửa sạch vỏ túi mật bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
Sau đó ngâm cồn 90 độ trong 1-2 phút để sát khuẩn. Đem cắt thủng túi mật và hứng nước mật cho chảy qua vải lọc vào
một bát to đã sát khuẩn. Nước mật đã lọc được đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi nghiêng bát mà
không thấy chảy là được cao đặc. Cao có màu vàng hơi xanh, vị đắng. Hoặc muốn lấy cao khô thì nhỏ từ từ dung dịch
phèn chua bão hòa vào nước mật đến khi kết tủa. Lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước cất để loại phèn thừa. Đựng tủa trong
một đĩa men, cho vào sấy ở nhiệt độ 70 độ C đến khi khô (cao khô), tán thành bột để dùng.
Viện y học cổ truyền đã dùng viên mật lợn để điều trị hen phế quản. Người ta còn dùng vừng đen trộn với cao mật lợn
để tăng tác dụng nhuận tràng.
Bài thuốc như sau: Trị ho gà, hen phế quản. Dùng cao mật khô tán mịn trộn với sirô tỷ lệ 20mg cao mật lợn/1ml sirô. Trẻ
dưới 1 tuổi uống 1/2 thìa cà phê/lần; trẻ 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê/lần; trẻ 2-3 tuổi uống 1,5 thìa cà phê/lần; trẻ trên 3
tuổi uống 2 thìa cà phê/lần. Ngày 3 lần.
Các công dụng khác:
Mật lợn có tác dụng kích thích nhu động ruột, vừa có tác dụng thông mật vừa có tác dụng kích thích tiết mật. Do sự bài
tiết mật này nó cùng với dịch tụy giúp tiêu hóa chất béo.
Mật còn là chất sát khuẩn đường ruột. Ngoài ra, mật lợn còn có tác dụng là một chất kích thích trong những trường hợp
rối loạn đường mật và đường tiêu hóa, thiểu năng gan và tụy, táo bón kèm theo lên men thối ở ruột hoặc viêm ruột kết.
Cách dùng mật lợn trong chữa một số bệnh
Trị táo bón, viêm đại tràng, bệnh về gan, mật. Dùng cao mật đặc với liều 0,5-2g/ngày.
Viên mật lợn (trị táo bón): Dùng bột cao mật lợn khô trộn tá dược thành 1 viên = 100mg. Người lớn uống 6-12 viên/ngày,
chia 2 lần. Nếu táo bón nhiều dùng 20 viên.
Ngoài ra mật lợn để nguyên hoặc cô đặc kết hợp với hoàng bá được dùng ngoài để chữa bỏng; với nghệ vàng hoặc
gừng tươi bôi chữa chốc đầu, nhọt độc; với cao đặc hành tươi, tỏi, lá trầu không và lá ớt chữa vết thương phần mềm;


với củ sả, hạt muồng trị rắn cắn; với ít giấm đem thụt hậu môn làm thông đại tiện.
Ở Trung Quốc người ta dùng mật lợn, mật ong (lượng bằng nhau) trộn đều, đun sôi cô đặc thành cao. Ngày uống 2 lần,
mỗi lần một thìa canh để chữa viêm túi mật. Hoặc mật lợn (4 cái), bột đậu xanh (500g) làm thành thuốc viên để chữa xơ
gan, ngày uống 6-9g x 3 lần.
BS. Phạm Thị Thục, Sức khỏe và Đời sống

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×