ĐỀ 1
1. Mô hình của A. Lewis chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản làm cho sự bất
bình đẳng giảm dần sau khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư thừa.
2. Trong mô hình hai khu vực của H.Oshima, quá trình tăng trưởng có thể
dẫn đến sự phân hóa xã hội ở thời kỳ đầu.
3. Thuế thu nhập công ty tăng sẽ làm giảm cầu đầu tư (thể hiện trên sơ đồ).
4. Tại thị trường lao động thành thị chính thức không có thất nghiệp (vẽ sơ
đồ)
5. Khi dòng thu nhập do người nước ngoài chuyển ra khỏi biên giới Việt
Nam lớn hơn dòng kiều hối gửi về nước thì GNP nhỏ hơn GDP.
6. Trong mô hình Tân cổ điển, khi quy mô sãn xuất công nghiệp tăng lên
thì tiền lương lúc đầu không đổi sau đó tăng dần (Minh họa sơ đồ).
7. Các nước đang phát triển có thể hoàn toàn chủ động sử dụng ODA vào
các mục tiêu chiến lược của mình.
8. Các nước đang phát triển thường có năng suất biên của vốn lớn hơn so
với các nước phát triển.
9. Sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN là điều kiện cần thiết để cải thiện
tình hình xuất khẩu các sản phẩm sơ khai của các nước đang phát triển.
10.Trong mô hình Tân cổ điển độ dốc của đường sản lượng nông nghiệp
giảm dần là do có sự tác động của quy luật lợi suất biên giảm dần.
1. Đ vẽ mô hình Lewis khu vực công nghiệp, do khi hết lao động dư thừa ở khu
vực nn, các nhà tư bản muốn thu hút lao động để mở rộng sx phải trả một mức
tiền lương cao hơn & tăng dần => tỷ lệ lợi nhuận của nhà tư bản và tổng mức
tiền lương trả cho người lao động có xu hướng giảm dần (có thể chỉ trên hình)
2. S trong mô hình 2 khu vực của H.Oshima trong thời kỳ đầu chủ trương đầu
tư cho nn, phát triển đa dạng các ngành nghề, cơ giới hoá, ( ) => giúp thu
nhập của lao động nn tăng tương đối sv khu vực nn => giảm bớt sự phân hoá
xh.
3. Đ khi thuế thu nhập doanh nghiệp tăng làm đường cầu đầu tư dịch chuyển
sang trái (vẽ hình)
4. S thị trường lao động thành thị chính thức có thất nghiệp hữu hình do W1 >
Wo (vẽ hình)
5. Đ câu này nêu lại công thức GNP thông qua GDP
6. S tiền lương có xu hướng tăng dần ngay từ đầu do KVNN ko có lao động dư
thừa (đồ thị)
7. S nguồn vốn ODA của các nước phát triển dành cho các nước ĐPT là nguồn
vốn ưu đãi để hỗ trợ các nước này nhưng kèm theo đó là những điều kiện ràng
buộc khác đối với các nước nhận nguồn vốn ODA ( như chính trị, hay các điều
kiện ưu đãi về đầu tư, thương mại ) )
8. Đ đặc điểm chung ở các nước ĐPT là lao động dư thừa, và nguồn vốn đầu
tư thì thiếu hụt (nguyên nhân chính là do mức sống chung thấp => tỷ lệ tích
luỹ thấp). ở các nước PT thì ngược lại, có tình trạng dư thừa vốn. Do đó ở các
nước PT nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, trong sx ko có xu hướng tiết
kiệm một cách tối đa nguồn vốn => sản lượng tạo ra trên một đồng vốn là
thấp => năng suất biên của vốn thấp hơn so với các nước ĐPT (hjhj giải thik
tớ toàn chém )
9. S vc cung cấp và XK SPT ko đòi hỏi các đk về KHKT cao.
10. Đ trong mô hình tân cổ điển, do sự có mặt của yếu tố KHCN nên đất đai ko
phải giới hạn của TT, tăng L, MPL luôn >0, sản lượng Q vẫn tăng, nhưng do
chịu tác động của quy luật lợi nhuận biên giảm dần nên đường sản lượng có
độ dốc giảm dần (vẽ hình)
1. Mô hình chữ U ngược chỉ rõ khi mức thu nhập bình quân trong nền kinh
tế thấp sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập giảm dần. ( minh họa).
2. "Kho đệm dự trữ quốc tế" là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề ổn
định thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô.
3. Theo Ricardo sự khác nhau về giá cả sản phẩm tính theo chi phí lao
động là cơ sở để hình thành quan hệ thương mại quốc tế. (Cho ví dụ)
4. Bảo hộ thuế quan thực tế là việc chính phủ đánh thuế cao đối với các
mặt hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh mạnh so với các sản phẩm trọng
điểm được sản xuất trong nước.
5. Hệ số Gini lớn nhất khi độ mở giữa đường cong Lorenz và đường 45 độ
lớn nhất.
6. Giá vốn thấp ở các nước đang phát triển là điều kiện thuận lợi để giải
quyết tình trạng thất nghiệp.
7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước (nước thu hút đầu tư) khác
cùng với quyền quản lý tài sản đó.
8. BTO là một hình thức ODA của các nước đang phát triển cung cấp cho
cấc nước đang phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng.
9. Hàm sản xuất khu vực nông nghiệp trong mô hình hai khu vực của
trường phái Tân cổ điển là một hàm với một yếu tố biến đổi là vốn tư
bản (vẽ đường hàm sản xuất khu vực nông nghiệp).
10.Hệ số ICOR ở trong nước thấp hơn là nguyên nhân cơ bản để các nước
chủ đầu tư xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.
1. Đ => vẽ hình ra, minh họa trên đồ thị
2. S vì có 3 ngnhan: thời gian "kho đệm" này tung ra, sản lượng bnhiu cho phù
hợp đều khó xđ và chi phí bảo quản lớn.
3. S => như dr Hoa
4.S => như vậy chỉ quan tâm đến sp cuối, ko qtam đến sp trung gian
5.Đ => khi đó là bbđ đạt max, ko còn đường Gini nào có thể làm cho bbđ lớn
hơn mà độ mở khác đc
6. S => là giá vốn thấp nhà tư bản thường đầu tư dùng nhiều vốn hơn lao động
=> tăng thất nghiệp
7.Đ => định nghĩa
8.S => BTO là hình thức sử dụng của vốn nên vốn nào cũng có thể đc đầu tư
bằng hthuc BTO, ko riêng gfi ODA
9.sai, hàm sx trong kvuc NN của TCĐ là hàm vs yto biến đổi là lao động
10.S gthich bằng MPk or trc tiếp bằng ICOR cũng đc
ĐỀ 3
1. Mức tài sản quốc gia bình quân đầu người được xác định trên cơ sở giá
trị tài sản được tạo ra và tích lũy lại theo thời gian của một quốc gia.
2. Trong mô hình hai khu vực thuộc trường phái tân cổ điển, cung lao động
nông nghiệp thay đổi thuận chiều với mức tiền công (Minh họa).
3. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại làm cho GNP các nước đang
phát triển thấp hơn GDP.
4. Hệ số gia tăng vốn tư bản - đầu ra cho biết hiệu suất của vốn đầu tư. Hệ
số này càng cao thì năng suất biên của vốn đầu tư càng cao.
5. Các nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển cho rằng đất đai là yếu tố quy
định điểm dừng trong sản xuất nông nghiệp (minh họa)
6. Các quốc gia có hệ số Gini thấp hơn 0,2 thuộc nhóm nước có mức độ
công bằng trong phân phối thu nhập cao nhất.
7. A. Lewis cho rằng tăng tỷ trọng thu nhập cho người loa động sẽ dẫn tới
tăng xu hướng tiết kiệm cận biên và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
8. Chính sách đầu tư trong mô hình của H. Oshima là cơ sở để giải quyết
vấn đề công bằng xã hội "Sau khi có việc làm đầy đủ."
9. Hiệu quả bảo hộ thuế quen thực tế được đo bằng khoản chênh lệch giữa
giá trong nước và giá thế giới.
Chỉ đầu tư chiều sâu cho nông nghiệp để tăng năng suất lao động ở khu vực
nông nghiệp tăng lên là quan điểm của trường phái Tân cổ điển.
ĐỀ 4
1. Việc lựa chọn các mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội
sau sẽ giúp các nước đang phát triển giải quyết toàn bộ các mục tiêu
phát triển ngay từ đầu.
2. Thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô có thể tăng tỷ lệ thuận
với lượng giảm của cung trên thị trường thế giới. (Minh họa).
3. Thặng dư cán cân thương mại làm cho GNP của các nước phát triển
thường lớn hơn GDP.
4. Hiệu ứng tích cực của bảo hộ bằng hạn ngạch là khuyến khích tăng sản
xuất trong nước, giảm lượng hàng nhập khẩu và tăng thu ngân sách
(Minh họa)
5. Các nhà kinh tế Tân cổ điển cho rằng trong nông nghiệp không tồn tại
lao động dư thừa, do đó tiền công được xác định căn cứ vào năng suất
biên của lao động trong nông nghiệp. (Vẽ sơ đồ)
6. Theo A. Lewis nhà tư bản công nghiệp có thể trả mức tiền lương không
đổi (Wm = 1.3Wa) cho người lao động cho đến khi trong khu vực nông
nghiệp hết lao động dư thừa (Vẽ sơ đồ)
7. Theo mô hình chữ U ngược của S. Kuznets sự bất công trong phân phối
thu nhập giảm dần sau khi nền kinh tế đạt mức thu nhập bình quân trung
bình (vẽ sơ đồ).
8. Hiệu quả bảo hộ thực tế đối với các ngành công nghiệp non trẻ tăng lên
khi mức chênh lệch giữa thuế suất đối với nguyên vật liệu và thành
phẩm nhập khẩu tăng lên.
9. H. Oshima cho rằng ở giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ, cần phải
đầu tư chiều rộng cho toàn bộ nền kinh tế.
10.ODA là nguồn vốn có tác dụng cải thiện môi trường đầu tư cho các
nước tiếp nhận.
1. S
2. Đ
3. S
4. Đ
5. Đ
6. Đ
7. Đ
8. Đ (công thức ERP )
9. S (chiều sâu)
10. Đ
8. chữa chữa, à t1 tăng tương đối so với t2
t1 là thuế suất đánh vào hh cuối, t2 là thuế suất đánh vào hh NVL
câu í gt bằng
ERP = (VAd-VAw)/VAw
= ((Pd- Cd) - (Pw-Cw))/(Pw-Cw)
= [((Pw(t1+1) - Cw(t2+1)) -(Pw - Cw)]/(Pw - Cw)
= (Pw.t1 - Cw.t2)/(Pw - Cw)
= (t1 - a.t2)/(1 - a) (đặt a = Cw/Pw)
khi chênh lệch thuế suất đv NVL so với hàng hóa cuối tăng, tức là t1 tăng so
với t2 => EPP tăng => hq bảo hộ tăng
ĐỀ 5
1. Các nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển cho rằng trong điều kiện của
các nước đang phát triển, lao động là nguồn lực quan trọng để TTKT.
2. Nước ĐPT là nước có mức thu nhập bình quân đầu người dưới
10.000USD.
3. GPD sẽ lớn hơn GNP nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn không.
4. Theo quan điểm của D. Ricardo, trong điều kiện có lao động dư thừa
việc trả tiền công không tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.
5. Theo quan điểm của mô hình kinh tế Tân cổ điển phải bắt đầu quá trình
TTKT bằng việc tập trung đầu tư phát triển khu vực công nghiệp để giải
quyết lao động dư thừa cho nông nghiệp.
6. Rostow cho rằng vốn là nhân tố quyết định sự cất cánh của nền kinh tế
và tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 5% - 10% GDP
7. Trong mô hình hai khu vực của A. Lewis tiền lương trong công nghiệp
liên tục tăng lên làm cho đường cung loa động công nghiệp dốc lên.
8. Mô hình chữ U ngược của Kuznets phản ánh mối quan hệ giữa
GPD/người và hệ số GIni trong quá trình phát triển kinh tế.
9. Mức tiền lương ở thị trường lao động thành thị không chính thức phản
ánh mức giá cả chung của thị trường lao động xã hội.
10.Mục tiêu của chiến lược hướng nội là tập trugn sản xuất những sản
phẩm công nghiệp để thay thế hàng nhập khẩu
1. S (tớ nghĩ là đất đai, ko chắc )
2. S
3. S
4. Đ
5. S
6. Đ
7. S
8. Đ
9. Đ
10. Đ
câu Rostow cái bọn KT cứ khăng khăng là sai hỏi đáp án thì ko gt
thực ra câu đấy t thấy ko chính xác lắm, thu nhập thuần là 1 bộ phận của GDP
trong sách bảo tiết kiệm (= đầu tư) = min 10% thu nhập thuần => NKT cất
cánh
nếu thay bằng GDP thì tỉ lệ đương nhiên giảm dưới 10%, nhưng nhỡ giảm dưới
cả 5% nữa thì sao khi đấy min của đầu tư đâu có bằng từ 5 - 10% => NKT
(nếu đáp án ở đề là đúng) thì sẽ ko cất cánh
thầy Đức vs cô Hằng thì chả gt gì, toàn bảo: đọc lại
t nghĩ câu này ko chắc chắn => đáp án là Sai
hé. 1 thì đất đai là giới hạn của tăng trưởng mà Hoa chuối đúng là giả
nai thật
2. Có mấy nước bán dầu lắm tiền vẫn là đang phát triển
3. Xuất khẩu ròng EX - IM nằm trong GDP, chả liên quan đến GDP
tớ sửa lại câu 8 nhá: đáp án là sai
kuznets phản ánh mối quan hệ giữa gini và gnp/người nhá ko phải gini với
gdp/người
check lại sách và slide ( hoặc thầy Đức hoặc cô Hằng) vẫn dùng là GDP/ng
cả 2 đều là chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng. tốt nhất là theo số đông t nghĩ cả 2
đều đc
câu ấy vẫn đúng
____________
4.Sai vì đây là quan điểm của Fei-ranis ( t nhớ là cô Hằng nói thế mà)
6.Rostow cho rằng vốn là nhân tố quyết định sự cất cánh của nền kinh tế và tỷ
lệ đầu tư phải đạt từ 5% - 10%NNP( chú ý là tổng thu nhập quốc dân thuần
nhé, không phải là GDP đâu).
câu 4 tớ nghĩ là đúng vì tối đa hóa lợi nhuận tức là tiền công = MPL , còn khi
dư thừa lao động thì tiền công = trung bình sản phẩm > có thể là 2 trường
phái cùng quan điểm
câu 6 lúc đầu tớ cũng nghĩ như bạn Hường , sau hỏi cô thì cô bảo là GDP cũng
đúng.( mà rõ trong sách nói là NNP , ko biết thi thố kiểu gì đây
Theo quan điểm của D. Ricardo, trong điều kiện có lao động dư thừa việc trả
tiền công không tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.
ai giải thích hộ tớ với,nói ntn cho chuẩn đây?
trả tlương theo ng tắc tối đa hoá lợi nhuận tức là trả theo W = MPL.
theo R khi MPL > 0 trả theo W = MPL, nhưng khi MPL = 0 ô cho rằng ko thể
trả theo MPL dc, mà phải trả một mức W = Wmin (nhưng ô chưa đưa ra dc
Wmin = APL)