Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Tìm hiểu các phương pháp xác định tính chất của bê tông bọt và bê tông khí chưng áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 104 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hòa nhịp cùng
bước đường phát triển của đất nước thì ngành xây dựng đang phát triển mạnh
mẽ, những ngôi nhà, khu chung cư cao tầng và các trung tâm lớn đang dần mọc
lên nhiều để dần thay thế những ngôi nhà tạm bợ. Với yêu cầu chất lượng công
trình cao như: cách âm, cách nhiệt, thi công nhanh, giảm tải trọng công trình và
đảm bảo được cường độ Thì vật liệu gạch đất sét nung truyền thống chỉ đáp
ứng được phần nào các yêu cầu này. Mặt khác gạch nung truyền thống đang dần
hạn chế sử dụng vì công nghệ sản xuất gạch thủ công này đang làm ảnh hưởng
lớn đến môi trường làm giảm một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp, phát thải
ra môi trường khí độc hại, tiêu tốn một lượng lớn nguyên liệu đốt. Đồng thời
theo quyết định của Thủ tướng chính phủ “Từ năm 2011, các công trình nhà cao
tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại
nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m
3
) trong tổng số vật liệu xây”.
Trước tình hình đó đòi hỏi ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây phải tìm ra
một loại vật liệu thích hợp thỏa mãn các yêu cầu về môi trường lại đồng thời đáp
ứng các tiêu chuẩn xây dựng. Với loại gạch bê tông cốt liệu rỗng là bê tông bọt
và bê tông khí chưng áp đã đáp ứng đầy đủ các vấn đề trên và đồng thời công
nghệ sản xuất đơn giản, năng xuất cao, chi phí công nghệ ban đầu không cao
Đặc biệt bê tông khí chưng áp đang được chính phủ quan tâm nhiều do có các
tính chất nổi trội hơn bê tông bọt.
1 | P a g e
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Vấn đề môi trường hiện nay là vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều ngành sản xuất làm ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường, trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang làm thay đổi môi
trường sinh thái của tự nhiên (việc khai thác đất đá để làm vật liệu xây dựng mà
không thể hoàn thổ trả lại tự nhiên như ban đầu, thải lượng lớn khí thải ra môi
trường). Từ vấn đề cấp thiết này đòi hỏi con người phải tìm ra một loại vật liệu


xây dựng thích hợp để đảm bảo làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Gạch bê tông
nhẹ là một loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường đang dần thay thế gạch
nung và nó cũng mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành xây dựng dân dụng.
2 | P a g e
Hiện nay sản phẩm bê tông nhẹ đang phát triển mạnh trên thế giới và được coi là
sản phẩm thân thiện môi trường, còn ở Việt Nam theo thống kê gần đây cả nước
sử dụng tới trên dưới 60.000.000 m
3
gạch nung trong đó có 70 ÷80% là gạch
nung thủ công gây nên những phá hoại nghiêm trọng về môi trường, theo thống
kê nêu chỉ sử dụng gạch đất sét nung thì đến năm 2020 cả nước sẽ mất khoảng
2.800÷3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu tốn 5,3÷5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng
17 triệu tấn khí CO
2
[6]. Xuất phát từ những bất cập trên, đồng thời để đáp ứng
nhu cầu vật liệu xây ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm
lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã
ra quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch
tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến
năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20 – 25% và năm 2020 là 30% ÷ 40%
tổng số vật liệu xây trong nước năm 2020 sử dụng khoảng 15÷20 triệu tấn phế
thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao ) [7]. Tuy nhiên, để đạt được điều
này thì đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt
là những tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu và việc nghiên cứu về sản
phẩm, những tính chất ưu việt về sản phẩm phải được triển khai sớm rồi từ đó đề
ra những định hướng phát triển trong tương lai.
Bê tông nhẹ là một vật liệu xây dựng hiện nay đang được
sử dụng phổ biến trong xây dựng cơ bản ở nhiều nước tiên tiến
trên thế giới và trong khu vực. Chúng được sử dụng trong nhiều
3 | P a g e

lĩnh vực khác nhau: tấm mái lợp, sàn, tường bao cho các nhà
cao tầng, dùng trong các kết cấu, bản tấm panel, tấm nghiêng nhẹ,
trong cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn Ngoài ra
nó còn có những tính chất ưu việt như: Giảm tải trọng công
trình, cách âm, cách nhiệt Công nghệ bê tông nhẹ là công
nghệ sạch- thân thiện với môi trường, tận dụng nguồn phế liệu
trong công nghiệp, …
Một trong các loại bê tông nhẹ là bê tông bọt và bê tông khí đây là một
loại vật liệu mới, công nghệ sản xuất khá mới ở Việt Nam tuy rằng đã xuất hiện
từ lâu trên thế giới. Việc nghiên cứu, sản xuất thành công bê tông bọt đã mở ra
một hướng mới trong xây dựng nhà. Tuy nhiên để biết rõ được những đặc tính ưu
việt của loại bê tông này thì ta phải đi sâu nghiên cứu về những đặc tính của nó.
Với những lý do trên, chúng tôi đã được Khoa và Bộ môn phân công
làm đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu sản xuất, xác định tính chất của bê tông
bọt và bê tông khí chưng áp” - dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Dũng.


4 | P a g e
5 | P a g e
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bê tông nhẹ mỗi loại có một đặc điểm
riêng về cấu trúc và thành phần cốt liệu, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến hai sản
phẩm chính hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống đó là sản
phẩm AC (aerated concrete) và sản phẩm AAC (autoclaved aerated concrete).
1.1. Giới thiệu về sản phẩm bê tông nhẹ
1.1.1. Giới thiệu về sản phẩm AC (Aerated concrete).
Bê tông bọt (AC) là một loại bê tông nhẹ kỹ thuật có khả năng cách âm,
cách nhiệt và chống ẩm tốt, tỷ trọng chỉ bằng khoảng 1/3 so với bê tông thường.
Sản phẩm bê tông bọt được tạo thành từ nguyên liệu chính là xi măng, cát, bọt
tạo sẵn ổn định, nước. Khi đó bọt khí này được trộn đồng nhất trong cấu trúc

vữa bê tông trước khi đổ vào khuôn, giữ vai trò như một dạng cốt liệu.
Hình 1.1. Mẫu sản phẩm bê tông bọt (AC)
1.1.2. Giới thiệu về bê tông AAC (Autoclaved aerated concrete)
Bê tông khí chưng áp (AAC) là một loại bê tông nhẹ kỹ thuật có khả năng
cách âm, cách nhiệt và chống ẩm tốt, tỷ trọng chỉ bằng khoảng 1/3 so với bê
tông thường. Sản phẩm được sản xuất từ vật liệu xi măng, vôi, cát thạch anh
6 | P a g e
nghiền mịn, nước và chất tạo khí hoặc tro bay. Hỗn hợp vật liệu được trộn đều,
tạo hình bằng khuôn thép. Trong thời gian bắt đầu đông kết, bột nhôm phản ứng
với canxi hydroxyt và nước để tạo khí hydro, phản ứng sinh khí tạo các lỗ rỗng
kín làm cho hỗn hợp bê tông trương nở, nhờ đó bê tông có khối lượng thể tích
thấp. Sau khi đóng rắn sơ bộ, sản phẩm được tháo khuôn, cưa thành từng blốc
theo kích thước yêu cầu và được đưa vào thiết bị hấp dưới áp lực hơi nước, khi
nhiệt độ đạt đến 374° Fahrenheit (180°C) và áp lực đạt 8 đến 12 bar, thạch anh
cát phản ứng với canxi hydroxyt để tạo thành khoáng CSH làm tăng cường độ.
Hình 1.2. Mẫu sản phẩm bê tông khí chưng áp (AAC)
Như vậy ta có thể đưa ra nhận xét sau:
* Sự khác nhau cơ bản của hai loại bê tông nói trên là:
Bê tông bọt (AC) Bê tông khí chưng áp (AAC)
Bọt được tạo sẵn nhờ máy tạo
bọt, rồi trộn vào hỗn hợp vữa
tạo bê tông khi đóng rắn.
Chất sinh khí đưa vào hỗn hợp
vữa, cho phản ứng tạo bọt khí
sau khi đổ khuôn, loại này được
đưa vào thiết bị hấp
7 | P a g e
* Dù sản xuất loại bê tông nào đi chăng nữa thì sản phẩm cũng phải đảm
bảo các tiêu chuẩn Việt Nam để đảm bảo các tính chất yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm

* Sản phẩm bê tông khí chưng áp (AAC) có kích thước bọt nhỏ hơn kích
thước bọt của sản phẩm bê tông bọt (AC).
1.1.3. Ưu điểm, nhược điểm, ứng dụng của bê tông bọt và bê tông khí
chưng áp
1.1.3.1. Ưu điểm.
- Bảo vệ môi trường: Loại bê tông này giảm được ít nhất 30% chất thải
môi trường thông qua cách sử dụng nguồn nguyên vật liệu và năng lượng
so với sản phẩm khác và tránh phát thải độc hại. Vì vậy nó còn được gọi
là “vật liệu xanh- thân thiện môi trường”.
Hình 1.3. Bê tông thân thiện môi trường
- Tiết kiệm năng lượng: Do bao gồm cấu trúc bọt nên sản phẩm có thể
cách nhiệt làm cho nhiệt độ bên trong căn nhà ổn định vào cả mùa hè và
mùa đông, giúp giảm chi phí điều hòa nhiệt độ.
8 | P a g e
- Cách âm: Tốt hơn hẳn loại bê tông nặng và tường gạch, do bao gồm cấu
trúc bọt nên vừa có khả năng phản hồi vừa hấp thụ âm thanh, tạo nên khả
năng cách âm, nâng cao môi trường sống cả bên ngoài lẫn bên trong căn
hộ.
- Cách nhiệt, chống cháy: Do được sản xuất từ các vật liệu là chất vô cơ
không cháy và bên trong lại có cấu trúc bọt xốp vì vậy hệ số dẫn nhiệt,
truyền nhiệt thấp nên khả nắng chống cháy có thể vượt hơn 4 giờ đồng hồ.
Có điểm bắt đầu nóng chảy hơn 2.900 độ Fahrenheit. Mặt khác, AAC
hoàn toàn trơ, nó không thải ra khí độc ngay cả khi tiếp xúc với lửa.
Hình 1.4. Nhiệt được truyền theo đường cong, do có cấu trúc bọt xốp
- Trọng lượng nhẹ: Tỷ trọng khô của bê tông có thể đáp ứng trong phạm
vi từ 250-1000 kg/m
3
, tùy thuộc vào phương pháp chế tạo mà cho tỷ trọng
khác nhau. So với bê tông nặng thì chỉ nặng bằng 1/4, còn so với gạch đất
sét nung chỉ bằng 1/2 nên giảm chi phí vận chuyển và chi phí về nền

móng rất nhiều.
9 | P a g e
Hình 1.5. Khối lượng thể tích nhẹ
- Lắp đặt nhanh: Do trọng lượng nhẹ, kích thước lớn và độ chính xác cao
nên khả năng xây dựng, lắp đặt rất nhanh tại nơi xây dựng nên chi phí thi
công giảm.
Hình 1.6. Thi công nhanh
- Dễ làm việc: Do có thể đổ mẫu theo yêu cầu sử dụng, cưa, khoan, đóng
đinh và tạo rãnh…nên làm tăng đáng kể hiệu suất làm việc và tính sáng
tạo ngay tại nơi làm việc.
Hình 1.7. Dễ chế tạo mẫu theo yêu cầu
10 | P a g e
- Linh hoạt: Sản phẩm có thể dùng cho tất cả các ứng dụng, bao gồm
tường mái, sàn và ban công, cũng như các ứng dụng chịu lực hay không
chịu lực.
Hình 1.8. Nhiều hình dạng khác nhau, tùy mục đích sử dụng
- Giá thành hợp lí: Do sử dụng các vật liệu có trong tự nhiên và nhân tạo
phổ biến như Xi măng, Vôi, Thạch cao… Ngoài ra phần lớn nguyên liệu
được sử dụng trong AAC sản xuất có thể bao gồm vật liệu tái chế như đá
thải và tro bay (một sản phẩm phụ của các nhà máy nhiệt điện và các nhà
máy gang thép). Hơn nữa do khối lượng nhẹ nên giá thành vận chuyển
thấp.
1.1.3.2. Nhược điểm.
Chi phí cao hơn so với việc thi công xa cơ sở sản suất và so với chi phí
sản xuất của gạch nung.
Rất ít nhà thầu hiện quen thuộc với sản phẩm, người thợ thi công xây
dựng phải qua đào tạo.
Với những ưu điểm trên thì bê tông nhẹ này hoàn toàn có thể thay thế các
loại vật liệu xây dựng truyền thống như gạch đất nung, bê tông thường, tre, gỗ,
11 | P a g e

không làm giảm diện tích đất trồng trọt như công nghệ sản xuất gạch đất sét
nung, làm sạch môi trường do tận dụng được một số nguồn phế thải từ sản xuất
công nghiệp.
1.1.3.3. Ứng dụng
Bê tông bọt đạt tiêu chuẩn TCVN: 316,317:2004 và bê tông khí chưng áp
đạt tiêu chuẩn TCVN: 7959: 2008 có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây
dựng:
+ Đặc biệt ứng dụng cho nhà cao tầng.
+ Trường học, resort và bệnh viện.
+ Khách sạn và nhà nghỉ, biệt thự, căn hộ, cao ốc
+ Tường, hàng rào, mái chắn nhiệt .
+ Nhà đơn, Chung cư.
+ Nâng cấp, thêm tầng
+ Văn phòng.
+ Nhà hát.
+ …
Với ưu điểm nhẹ (khối lượng thể tích khoảng 230÷960 kg/m
3
, so với bê
tông thường 2300÷2500 kg/m
3
), bền, ổn định, dễ tạo hình, chịu được rung động,
công nghệ bê tông nhẹ bọt xốp có thể áp dụng cho những công trình xây dựng
có nền đất yếu, các công trình chắn sóng và va đập Ngoài ra, nó còn được ứng
12 | P a g e
dụng để tạo thành vật liệu xây dựng như sàn mái cách nhiệt, sàn tường cách âm,
các tấm panel
Sản phẩm bê tông nhẹ hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu xây dựng
gạch đất sét nung truyền thống , không làm giảm diện tích đất trồng trọt như
gạch nung truyền thống, tận dụng nguồn phế thải công nghiệp làm giảm tác

động tới môi trường. Do công nghệ sản xuất mang tính cơ giới hóa cao nên năng
suất lao động tăng gấp 20 lần so với sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynel,
bền theo thời gian, bền như bê tông thường, bền trong mọi điều kiện thời tiết,
vừa không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ phù hợp với thu nhập của đa số
người dân. Sản phẩm này không chỉ thích hợp cho các công trình trên nền đất
yếu mà còn rất thích hợp để xây nhà cao tầng và ít tầng ở Việt Nam. Đối với chủ
đầu tư các công trình xây dựng, sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt
nước sẽ giảm được 30% tổng tải trọng truyền xuống móng công trình dẫn đến
giảm chi phí gia cố nền móng, tiết kiệm được năng lượng điều hòa không khí
cho nhà ở và các công trình công nghiệp do bê tông nhẹ cách âm, cách nhiệt tốt
hơn so với gạch đất sét nung và bê tông thường, sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ
sẽ giảm giá thành xây dựng từ 5-7% đối với nhà từ 3-5 tầng và giảm hơn 7% đối
với nhà từ 6 tầng trở lên. Đối với các nhà thầu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ
thay thế cho gạch đất sét nung sẽ giảm được 70% vữa xây dựng, tăng 150%
năng suất lao động của thợ xây dựng và giảm được 50% chi phí vận chuyển. [8]
13 | P a g e
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông nhẹ
Với công nghệ sản xuất gạch đất sét nung truyền thống và hiện đại đã cho
thấy những tác động tiêu cực tới môi trường. Gạch đất sét nung tiêu tốn một
lượng đất sét khổng lồ, đồng thời tiêu tốn một lượng lớn than để nung đốt sản
phẩm, các lò gạch sẽ thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO
2
,
SO
2
ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con người, làm gia tăng nguy cơ
phá hủy tầng ôzôn.
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông nhẹ trên thế giới.
Năm 1920 Tiến sĩ Axel Eriksson người Thụy Điển đã phát hiện ra một
hỗn hợp của xi măng, vôi, bọt, nước và cát tạo thành một loại vật liệu nhẹ, vững

chắc với tính chất cách nhiệt, cách âm cũng chịu lửa và khả năng chống mối.
Năm 1929 đã đi vào sản xuất tại một nhà máy ở Hällabrottet- Thụy Điển, và trở
thành rất phổ biến phát triển thêm cho tới sau này gọi là bê tông bọt. Trong
những năm 1940 thương hiệu Ytong đã được giới thiệu, nhưng thường được gọi
là "Bê tông màu xanh" tại Thụy Điển. Tới những năm 60 của Thế kỷ 20, nhiều
nghiên cứu về Bê tông nhẹ đã được các chuyên gia Mỹ, Nhật và Châu Âu
nghiên cứu, áp dụng trong thực tế. Tới nay, bê tông nhẹ đã được phổ biến hầu
như trên toàn Thế giới (chỉ trừ một số nước chậm phát triển). Từ khi có bê tông
nhẹ để sử dụng thay thế gạch nung trong xây dựng, gạch nung (nguyên liệu lấy
từ đất tự nhiên) ở các nước tiên tiến đã bị nghiêm cấm sử dụng nhằm mục đích
bảo vệ môi trường sinh thái Quốc gia.
14 | P a g e
Ngoài ra loại bê tông nhẹ với cấu trúc được làm từ bọt tạo sẵn cũng được
nhiều Quốc gia có nền khoa học công nghệ cao như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật… ứng
dụng trong xử lý nhiều vấn đề quan trọng như làm nền cho đường cao tốc,
chống lún ở những vùng đồi núi hoặc những vùng đất yếu với hiệu quả kỹ thuật-
kinh tế vô cùng to lớn.
Các nước phát triển đều nhận thức rõ nguy cơ tàn phá môi trường của
công nghệ sản xuất gạch đất sét nung và những ưu thế mang lại từ sản phẩm bê
tông khí chưng áp, do vậy đã có nhiều chính sách nhằm hạn chế sản xuất, sử
dụng gạch đất sét nung, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch bê tông khí.
Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Malaysia, các nước khối EU , tỷ lệ gạch
bê tông khí đã thay thế trên 50% gạch đất sét nung và tỷ lệ này ngày một cao.[7]
Bê tông nhẹ được ứng dụng trong công nghiệp, dân cư và đã được sử
dụng ở châu Âu hơn 70 năm, Trung Đông trong 40 năm qua, Nam Mỹ và
Australia khoảng 20 năm. AAC hiện chiếm hơn 40% đối với tất cả các công
trình xây dựng ở Vương quốc Anh và hơn 60% công trình xây dựng tại Đức. Từ
năm 1980, đã có sự phát triển gia tăng sử dụng vật liệu AAC và sản phẩm đang
sản xuất, sử dụng ở Hoa Kỳ, Đông Âu, Israel, Trung Quốc, ‘n Độ và ’c. AAC
ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi các nhà phát triển, kiến trúc sư và nhà

xây dựng, do có các tính chất vượt trội so với AC.[6]
1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bê tông nhẹ tại Việt Nam
15 | P a g e
1.2.2.1. Những thuận lợi khi ứng dụng bê tông nhẹ ở Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 115/2001 ngày 01/08/2001 trong
đó khẳng định chủ trương “tiến tới xoá bỏ việc sử dụng gạch nung thủ công tại
ven các đô thị vào năm 2005 và trên phạm vi toàn quốc vào năm 2010”. Đây là
một cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho những người quan tâm nghiên cứu
phát triển sản xuất bê tông nhẹ tại Việt Nam.[7]
Mới đây nhất, trong quyết định 121/2008 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt tổng thể quy hoạch ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam, Chính phủ đã
giao Bộ xây dựng chủ trì xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng
không nung đến năm 2020 trong đó có giải pháp thay thế từng bước các loại vật
liệu truyền thống bằng vật liệu xây dựng mới nhằm mục đích bảo vệ môi trường
sống cho tương lai. Trong đó, gạch bê tông sản xuất bằng công nghệ khí chưng
áp là loại vật liệu xây dựng không nung được Chính phủ Việt Nam chọn làm
giải pháp thay thế các sản phẩm vật liệu xây dựng bằng đất sét nung truyền
thống vì những đặc tính ưu việt nổi trội của nó
Nhà nước đã và đang khuyến khích các nhà khoa học, các cán bộ nghiên
cứu trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển bê tông nhẹ theo đúng tinh thần nghị
quyết 05 Bộ chính trị về phát triển khoa học - công nghệ, quyết định 115 của
Thủ tướng chính phủ về định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt
Nam.
16 | P a g e
Nước ta đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ xây dựng cao và được
đánh giá là vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng. Với tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về không gian
xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến cho nhu cầu về gạch xây dựng nói
chung, gạch không nung nói riêng gia tăng theo. Theo Bộ xây dựng, dự kiến
năm 2010, cả nước cần 25 tỷ viên gach, 2015 là 32 tỷ viên và năm 2010 là 40 tỷ

viên. Theo quy định của Chính phủ, đến năm 2010, các lò gạch thủ công trên cả
nước phải ngừng hoạt động, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch quy
chuẩn, đây chính là cơ hội để vật liệu không nung phát triển.
Xuất phát từ những bất cập trên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu vật liệu
xây ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than,
bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số
121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành
vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ
gạch không nung chiếm 20 – 25% và năm 2020 là 30% - 40% tổng số vật liệu
xây trong nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội,
đặc biệt là những tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu [7]
Xưa nay, vật liệu xây dựng làm tường bao che chủ yếu ở Việt Nam vẫn là
loại gạch nung (lấy nguyên liệu từ đất tự nhiên). Hàng năm, theo thống kê gần
đây, cả nước sử dụng tới trên dưới 60000000m
3
gạch nung trong đó 70-80% là
gạch nung thủ công gây nên những phá hoại nghiêm trọng về môi trường. Đặc
17 | P a g e
biệt, xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, Việt Nam lại có nhiều
khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng bê tông nhẹ sẽ mang lại hiệu quả hết sức
to lớn.
Tháng 7 năm 2009, tập đoàn đầu tư vốn Thái Thịnh (Thành phố Hồ Chí
Minh) đã khánh thành nhà máy AAC Vinh Đức - Bảo Lộc - Lâm Đồng với công
suất 100000 m
3
/năm. Đây là nhà máy bê tông khí chưng áp hiện đại đầu tiên của
Việt Nam. Hiện nay, hàng loạt dự án đầu tư nhà máy sản xuất bê tông khí chưng
áp đã và đang được triển khai, hiện có tới 5 doanh nghiệp đã và đang triển khai
xây dựng nhà máy như: nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp của công ty
Sông Đà 12 – Cao Cường – Hải Dương với công suất 200000m

3
/năm. Tổng
công ty(TCT) Viglacera vừa khởi công xây dựng nhà máy tại Yên Phong- Bắc
Ninh (23/2/2010) với công suất 200000m
3
/năm nhằm ứng dụng vào các công
trình bất động sản của TCT Viglacera và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước,
chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 7959:2008. Công ty trách nhiệm hữu
hạn (CTTNHH) Tân Kỷ Nguyên đầu tư nhà máy có công suất 150000m
3
/năm.
CTTNHH Amazing đầu tư nhà máy công suất 200000 m
3
/năm. Tập đoàn Thái
Thịnh đầu tư nhà máy với công suất 300000m
3
/năm tại Lâm Đồng, các nhà máy
này đều dự kiến sẽ đưa vào hoạt động và có sản lượng ra thị trường vào cuối
năm 2010.[7]
Ở Việt Nam, trong thời gian một vài năm gần đây đã xuất hiện một số
công trình, chủ yếu ở phía Nam, đã sử dụng các sản phẩm bê tông khí nhập
18 | P a g e
ngoại làm vật liệu xây dựng. Các công trình này thường sử dụng vốn nước ngoài
hoặc sử dụng thiết kế của nước ngoài. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về
sản lượng gạch bê tông khí tiêu thụ trong nước song có thể thấy số lượng công
trình sử dụng vật liệu bê tông khí gia tăng đáng kể.
1.2.2.2. Những khó khăn trong việc sử dụng bê tông nhẹ tại Việt Nam
Do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải trả tiền nguyên
liệu đất. Nguyên liệu đốt thì lại khai thác tuỳ tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá
thành sản phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường là rất thấp so với

giá trị thật của nó. Từ đấy tạo ra sự cạnh tranh hết sức không công bằng so với
bê tông nhẹ (vốn làm từ các nguyên liệu được quản lý chặt chẽ, dễ kiểm soát)
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở
Việt Nam còn rất tuỳ tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên mặc
dù Chính phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng,
song vấn đề “gạch nung” tới nay vẫn chưa hề được giải quyết một cách tích cực.
Cũng vì thế, không tạo ra được những bước đi ban đầu có hiệu quả để có thể
thay thế thói quen là dùng gạch nung trong nhân dân.
19 | P a g e
20 | P a g e
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để biết được tính chất của các loại bê tông nhẹ chúng ta phải tiến hành
đúc mẫu sau đó thử nghiệm các tính chất và đặc tính của chúng, sau đó đi so
sánh vi cấu trúc của các loại khác nhau qua các bức ảnh chụp được dưới kính
hiển vi, rồi từ đó chúng ta có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về các loại bê tông
nhẹ này.
2.1. Các phương pháp chế tạo bê tông nhẹ
2.1.1. Phương pháp cơ học ( AC - Aerated Concrete )
Chế tạo từ hỗn hợp xi măng, cát, nước và chất tạo bọt. Chất tạo bọt được
khuấy trộn tạo bọt khí. Sau đó tiến hành trộn bọt với hỗn hợp vữa trên tạo sản
phẩm, sản phẩm này không hấp, sau thời gian thì đóng rắn có cường độ.
2.1.2. Phương pháp hóa học (AAC - Autoclaved Aerated Concrete )
Chế tạo từ hỗn hợp cát mịn, vôi và xi măng, nước, bột nhôm và thạch cao.
Do bột nhôm không phân tán trong nước nên chúng tôi đã sử dụng bột xà phòng
tổng hợp với lượng rất nhỏ ( khoảng 200 g/m
3
bê tông) để phân tán bột nhôm
vào nước sau đó chúng được đổ vào khuôn đúc. Trong quá trình dưỡng tĩnh, khí
hydrô được tạo ra do phản ứng giữa bột nhôm với kiềm trong vôi và xi măng tạo
21 | P a g e

bọt khí phân bố đều trong bê tông, tiếp tục dưỡng tĩnh khoảng 24÷48 giờ rồi
đem ra cắt sau đó cho vào nồi hấp lưu ở nhiệt độ 180
o
C với áp suất 12 bar trong
thời gian 10-12 giờ thì lấy ra. Trong quá trình hấp sẽ tạo khoáng CSH trong bê
tông, làm tăng cường độ bê tông.
2.2. Nguyên liệu và hóa chất dùng nghiên cứu bê tông AC và AAC
2.2.1. Xi măng
Xi măng Portland là chất kết dính thuỷ lực, khi trộn nó với nước sẽ tạo ra
hồ dẻo có tính kết dính và đóng rắn được trong môi trường không khí, môi
trường nước. Hồ dẻo trong quá trình đóng rắn sẽ phát triển cường độ.
Xi măng Portland là sản phẩm nghiền mịn của clinker với thạch cao thiên
nhiên, đôi khi còn pha thêm một vài loại phụ gia khác nhằm cải thiện một số
tính chất của xi măng và tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
2.2.1.1. Thành phần hóa học của clinker
Gồm có 4 ôxýt chính CaO, SiO
2
, Al
2
O
3
, Fe
2
O
3
chiếm (95÷97)%, còn lại
(3÷5)% là ôxýt và các tạp chất khác nằm trong clinker.
CaO = (63÷67)% MgO ≤ 5%
SiO
2

= (21÷24)% TiO
2
≤ 0.3%
Al
2
O
3
= (4÷8)% Mn
2
O
3
<1.5%
Fe
2
O
3
= (2÷5)% R
2
O < 1.5 %
2.2.1.2. Thành phần khoáng của clinker xi măng
22 | P a g e
Clinker xi măng Portland không phải là sản phẩm đồng nhất, nó là tập
hợp của nhiều khoáng khác nhau mà các khoáng chính là: khoáng Silicat canxi,
khoáng Aluminat canxi, khoáng Alumopherit canxi, ngoài ra còn một số khoáng
khác.
* Khoáng C
3
S: (3CaO.SiO
2
)

+ Tên gọi: Tricanxi silicat hay Alit
+ Thực tế là một dung dịch rắn gồm C
3
S, Al
2
O
3
, MgO và một số ôxyt
khác với hàm lượng nhỏ.
+ Công thức thực tế: C
54
S
16
AM (54CaO.16SiO
2
.Al
2
O
3
.MgO).
+ Hàm lượng: Trong clinker chiếm (45÷60)%.
+ Tính chất:
• Cho mác cao.
• Đóng rắn nhanh, toả nhiệt lớn.
• Không bền trong môi trường nước, sulfat.
* Khoáng C
2
S: (2CaO.SiO
2
)

+ Tên gọi: Đicanxi silicat hay Bêlit
+ Thực tế là một dung dịch rắn trong đó C
2
S lớn nhất, ngoài ra còn có
Cr
2
O
3
, P
2
O
5
, MnO, B
2
O
3
,… với hàm lượng nhỏ.
+ Hàm lượng: Trong clinker chiếm (20÷30)%.
23 | P a g e
+ Tính chất:
• Cho mác thấp hơn C
3
S.
• Đóng rắn tương đối chậm, toả nhiệt nhỏ hơn C
3
S.
• Tương đối bền trong môi trường nước, sulfat.
* Khoáng C
3
A: ( 3CaO.Al

2
O
3
)
+ Tên gọi: Tricanxi aluminat
+ Hàm lượng: Chiếm (8÷15)%.Thực tế trong clinker thì <10%
+ Tính chất:
• Đóng rắn nhanh
• Lượng nhiệt toả ra lớn hơn C
2
S.
• Cho mác cao hơn C
2
S
• Không bền trong môi trường nước, sulfat.
* Khoáng C
4
AF: (4CaO.Al
2
O
3
.Fe
2
O
3
)
+ Tên gọi: Aluminoferit canxi
+ Hàm lượng: (97÷98)%- ∑(C
3
S+C

2
S+C
3
A)
+ Tính chất:
• Là khoáng nặng nhất trong 4 khoáng
• Đóng rắn chậm hơn C
2
S.
• Tỏa nhiệt ít hơn C
2
S.
24 | P a g e
• Cho mác thấp nhất.
• Bền trong môi trường nước, sulfat.
* Chất trung gian: ( còn gọi là chất đệm)
Chất trung gian nằm giữa các tinh thể Alit và Bêlit, nó là những
alumopherit canxi, aluminat canxi và pha thủy tinh clinker. Tất cả các khoáng
này khi nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành trạng thái lỏng.
* Thủy tinh clinker:
Là chất trung gian trong clinker xi măng Portland được tạo thành do quá
trình làm lạnh chất lỏng trong clinker. Hàm lượng pha thủy tinh clinker phụ
thuộc chủ yếu vào tốc độ làm lạnh, pha thủy tinh clinker chứa một lượng lớn
Al
2
O
3
, Fe
2
O

3
, ngoài ra còn một lượng nhỏ CaO, MgO.
* Các khoáng chứa kiềm:
Nằm trong các dung dịch rắn C
2
S ( K
2
O.23CaO.12SiO
2
) và C
3
A
(Na
2
O.8CaO.3Al
2
O
3
). Các khoáng này không có lợi vì nó làm tốc độ đóng rắn của
xi măng không ổn định, bề mặt sản phẩm có vết loang.
* CaO tự do:
Trong clinker chỉ cho phép khoảng (0.5÷1)%, nếu hàm lượng cao hơn
sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
2.2.1.3. Quá trình hóa lý xảy ra khi đóng răn xi măng
a, Quá trình hoá học: Có hai dạng phản ứng
25 | P a g e

×