Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC-PHẦN MỀM HỖ TRỢ TÍNH ĐIỂM CHUYÊN CẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
────────── * ──────────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHẦN MỀM HỖ TRỢ TÍNH ĐIỂM
CHUYÊN CẦN
Giáo viên hướng dẫn : TS.Lương Cao Đông
Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Hiệp
Lớp CNTT : 03-01 - Khóa III
HÀ NỘI 5-2013
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Đại Nam đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
những năm học vừa qua và nhất là đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Để có thể hoàn thành được đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy
giáo hướng dẫn đề tài - Tiến Sĩ Lương Cao Đông, Giảng viên, chủ nhiệm Khoa
Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Đại Nam, đã hết lòng giúp đỡ, hướng
dẫn, tận tình chỉ dạy để tôi hoàn thành được đề tài này.
Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Thạc Sĩ Phạm Văn Tiệp đã
nhiệt tình góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời đến người thân, các bạn lớp CNTT 03-01 đã đông
viên tôi trong suốt thời gian làm đồ án cũng như thời gian học tập. Họ là những
người luôn cho tôi những góp ý về nội dung cũng như thu thập giúp tôi những
tài liệu cần thiết phục vụ cho đồ án tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 3
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT


NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: Phạm Quang Hiệp
Điện thoại liên lạc: 01675567670 Email:
Lớp: CNTT 03-01 Hệ đào tạo: Đại Học CNTT
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Hà Nội
Thời gian làm Đồ án tốt nghiệp: Từ ngày 1/5/2013 đến 31/5/2013
2. Mục đích nội dung của đồ án tốt nghiệp
Phần mềm “Hỗ trợ tính điểm chuyên cần”, được tạo ra để giáo viên có thể
điểm danh sinh viên sau mỗi giờ lên lớp. Giáo viên có thể quản lý điểm danh cho
sinh viên 1 cách chính xác và nhanh chóng, dễ dàng lên thống kê và tính điểm
cho sinh viên. Giúp cho giáo viên không còn phải thống kê và điểm danh đang
được thực hiện thủ công .
3. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án tốt nghiệp
Viết phần mềm “Hỗ trợ tính điểm chuyên cần”, chương trình có những chức
năng sau:
- Cập nhật, bổ sung sửa đổi, xóa danh sách sinh viên.
- Điểm danh cho các sinh viên.
- Lên kết quả điểm danh.
- Lên báo cáo điểm chuyên cần.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 4
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi: Phạm Quang Hiệp cam kết Đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ – Lương Cao Đông.
Các kết quả nêu trong Đồ án tốt nghiệp là trung thực, không phải là sao chép
toàn văn của bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013
Tác giả ĐATN
Hiệp
Phạm Quang Hiệp

5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của Đồ án tốt
nghiệp và cho phép bảo vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 5
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 6
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Điểm danh trong mỗi buổi học là việc thường làm của mỗi giáo viên, hằng
ngày giáo viên phải thực hiện điểm danh sinh viên bằng cách ghi lên phiếu điểm
danh. Đến cuối học kỳ thì sẽ thực hiện thống kê, và lên kết quả điểm chuyên cần
cho sinh viên. Hiện nay việc thống kê và điểm danh đó vẫn thực hiện 1 cách thủ
công bằng quản lý sổ sách. Chính vì lý do này mà tôi chọn đề tài này và đã viết
phần mềm hỗ trợ tính điểm chuyên cần cho sinh viên khoa CNTT. Trong chương
trình giáo viên có thể quản lý các thông tin sinh viên, môn học, và điểm danh các
sinh viên đó, tìm kiếm các thông tin về điểm, về sinh viên. Thống kê và báo cáo
điểm chuyên cần của sinh viên một cách nhanh chóng thông qua phần mềm.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 7
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC HÌNH
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH KÝ HIỆU
CHƯƠNG 1:
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 13
1.1 Mục đích của phần mềm 13
1.2 Khảo sát hiện trạng 13
1.3 Yêu cầu đề tài 14
1.4 Tính khả thi của phần mềm 15
CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG 16

2.1 Đánh giá các công nghệ 16
2.2 Đánh giá các công nghệ 16
2.2.1 Kiến trúc NET Framwork 16
2.2.2 Công Cụ Lập Trình Microsoft ViSual Studio 2010 18
2.2.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2005 18
2.2.4 Phần Mềm DotNetBar 20
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG 21
3.1 Phân tích yêu cầu về dữ liệu 21
3.1.1 Dữ liệu đầu vào 21
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 8
3.2 Biểu đồ phân cấp chức năng 26
3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu 29
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU 32
4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu 32
4.1.1 Xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu 32
4.1.1.1 Xây dựng thực thể 32
4.1.1.2 Xác định mối quan hệ 34
4.1.2 Mô hình dữ liệu 37
4.1.3 Mô hình chuẩn hóa 3NF 38
4.2 Sơ đồ thực thể liên kết toàn bộ dữ liệu 39
4.2.1 Mô hình vật lý dữ liệu 40
4.3 Thiết kế bảng sql server 44
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DEMO CHƯƠNG TRÌNH 48
KẾT LUẬN 58
Tài liệu tham khảo 59
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 9
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ phân cấp chức năng 27
Hình 2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 29
Hình 3: Biểu đồ luồng dữ liệu bối cảnh 29
Hình 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 30
Hình 5: Biểu đồ tìm kiếm 31
Hình 6: Giao diện đăng nhập 48
Hình 7: Giao diện main chính 49
Hình 8: Giao diện thông tin sinh viên 50
Hình 9: Giao diện thông tin môn học 51
Hình 10: Tìm kiếm sinh viên 52
Hình 11: Tìm kiếm điểm 53
Hình 12: Giao diện cập nhật sinh viên 53
Hình 13: Giao diện cập nhật môn học 54
Hình 14: Giao diện điểm danh 54
Hình 15: Giao diện thông tin điểm danh 55
Hình 16: Giao diện điểm chuyên cần 56
Hình 17: Giao diện báo cáo điểm chuyên cần 57
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 10
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Cơ sở dữ liệu CDSL
Công nghệ thông tin CNTT
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 11
DANH SÁCH KÝ HIỆU
Khái niệm Ký hiệu
Quan hệ phân cấp
Chức năng
Luồng dữ liệu
Tác nhân ngoài
Kho dữ liệu

Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 12
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, “Kỷ Nguyên Số” đang phát triển mạnh thì không thể không nhắc
đến ngành “Công Nghệ Thông Tin” với những tính năng vượt trội làm cho con
người tốn ít công sức hơn. Với những ưu điểm mạnh và lợi thế sẵn có, có thể
ứng dụng được nhiều trong cuộc sống thì công nghệ thông tin đã giúp cho việc
quản lý được thực hiện dễ dàng hơn. Để có thể quản lý một công việc cụ thể nào
đó thì người quản lý cần phải thực hiện rất nhiều công việc nên nhờ có các phần
mềm thì công việc quản lý đó trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hằng ngày bộ phận quản sinh sẽ thực hiện điểm danh ghi phiếu đối với các
buổi lên lớp của sinh viên. Cuối học kì sẽ thực hiện thống kê và lên kết quả điểm
chuyên cần của sinh viên để gửi giáo viên. Hiện nay việc thống kê và điểm danh
đang được thực hiện thủ công bằng quản lý sổ sách vì thế chúng ta cần phải có
một phần mềm”Hỗ trợ tính điểm chuyên cần” để đỡ tốn nhân lực và sức lao
động của con người mà vẫn đạt được kết quả như mong muốn.
Phần mềm ”Hỗ trợ tính điểm chuyên cần” sẽ giúp cho người quản lý điểm có
thể nhanh chóng cập nhật điểm danh, chấm điểm của môn học đó. Giúp cho việc
tính toán, điểm danh 1 cách thuận tiện, nhanh chóng, đạt được hiểu quả cao.
Đồ án báo cáo gồm có 5 chương :
CHƯƠNG I : Khảo sát và đánh giá hệ thống.
CHƯƠNG II : Các công nghệ sử dụng.
CHƯƠNG III : Phân tích hệ thống về chức năng.
CHƯƠNG IV : Phân tích hệ thống về dữ liệu.
CHƯƠNG V : Một số hình ảnh demo chương trình.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 13
Phần kết luận.
Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành
đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự góp ý đóng góp của thầy cô và
các bạn để em có thể hoàn thiện đồ án tốt hơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện
Phạm Quang Hiệp
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 14
CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
1.1. Mục đích của phần mềm

Phần mềm Hỗ trợ tính điểm chuyên cần là phần mềm thống kê và lên kết quả
điểm chuyên cần của sinh viên để gửi cho giáo viên. Giúp cho không phải thống kê
và điểm danh được thực hiện thủ công.
Chương trình được viết ra với mục đích quản lý điểm chuyên cần của các
sinh viên trong kỳ học. Quản lý về thông tin cơ bản của sinh viên (tên, tuổi, địa
chỉ,…), môn học mà sinh viên học, đã đi học được bao nhiêu buổi trong môn học
đó, để có thể giúp cho chấm điểm dễ dàng hơn.
Người quản trị có thể thêm, sửa, xóa thông tin về học sinh và điểm của các
học sinh, và các thông tin về môn học, lịch học,… Điểm danh sinh viên của một
lớp theo môn học.Tìm kiếm thông tin sinh viên và điểm chuyên cần. Thống kê
và lên kết quả điểm chuyên cần của sinh viên, thông tin sinh viên.
1.2. Khảo sát hiện trạng
Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và
hiện đại hóa như nước ta. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu muốn phát triển thì phải tin học hóa và tất cả các
ngành, các lĩnh vực.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 15
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho
con người.
Ngay trong nhà trường, việc quản lý điểm của sinh viên có rất nhiều việc cần
phải quản lý, được chia ra thành nhiều khâu, nhiều phần mới có thể quản lý

được.
Cụ thể ở việc tính điểm chuyên cần cho sinh viên, cần phải quản lý toàn bộ
thông tin sinh viên (thông tin, điểm,…), quản lý môn học, lịch học,… thống kê
điểm danh các buổi học của 1 lớp trong 1 môn, để tính điểm chuyên cần của sinh
viên đó học môn đó. Các công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà
sự chính xác và hiệu quả không cao, vài đa số đều làm bằng thủ công rất ít tự
động. Một số việc như thống kê, và hiệu chỉnh thông tin khá vất vả. Ngoài ra còn
có một số khó khăn về vấn đề lưu trữ, dễ bị thất lạc, tốn kém,… Trong khi đó,
các việc thủ công này hoàn toàn có thể tin học hóa một cách dễ dàng. Với sự
giúp đỡ của tin học, hỗ trợ cho việc tính điểm chuyên cần sẽ trở nên đơn giản,
thuận tiện, nhanh chóng, và hiệu quả hơn rất nhiều.
1.3. Yêu cầu đề tài
Quản lý, điểm danh sinh viên theo lớp, theo môn học, thống kê kết quả điểm
danh của sinh viên sau mỗi kỳ học. Chấm điểm cho các sinh viên theo số buổi đi
học của môn đó. Sau đó sẽ thống kê điểm chuyên cần của sinh viên đó theo lớp,
theo môn học.
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông
tin trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access hoặc SQL Server.
Chương trình có tối thiểu một số chức năng sau:
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 16
- Cập nhật, bổ sung sửa đổi, xóa danh sách sinh viên.
- Điểm danh cho các sinh viên theo lớp, theo môn.
- Lên kết quả điểm danh theo lớp, theo môn.
- Lên báo cáo điểm chuyên cần.
1.4. Tính khả thi của phần mềm
- Phần mềm sau khi đưa vào sử dụng có thể thích ứng với người dùng luôn vì
giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
- Giúp người quản lý giảm thiểu tối đa thời gian nhập dữ liệu bằng tay, lên báo
cáo thông tin cần thiết .
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 17

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2.1. Đánh giá các công nghệ
Nhìn chung việc sử dụng các công nghệ để có thể thiết kế phần mềm quản lý
công tác tuyển sinh đều có những đặc điểm chung là phải dễ dàng sử dụng, có
những khả năng phù hợp với yêu cầu của phần mềm.
2.2. Các công nghệ chính
Các công nghệ được chọn và sử dụng ở đây phần lớn là các công nghệ được
nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay, vì tính tích hợp, tiết kiệm thời gian, đặc
biệt là chi phí phải thấp (ưu tiên cho các công nghệ miễn phí).
Trong phần mềm được sử dụng các công nghệ chính sau:
- Kiến trúc .NET Framework.
- Công cụ lập trình Microsoft Visual Studio 2010.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005.
- Phần Mềm DotNetBar Tạo giao diện cho ứng dụng.
2.2.1. Kiến Trúc NET Framwork
NET Framwork là môi trường để đoạn mã của chương trình được thực thi
cơ bản. Điều đó có nghĩa là NET Framework quản lý trình thực hiện chương
trình, cấp phát bộ nhớ, thu hồi lại các đoạn mã và dữ liệu không dùng đến. Bên
cạnh đó, NET Framework còn chứa các thư viện cho phép chương trình sử dụng
để khởi tạo các lớp và các biến thực thi của mình.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 18
Các Thành Phần của .NET Framework:
Thực thi ngôn ngữ chung CLR (Common Language Runtime). Tất cả các
ngôn ngữ lập trình đều có một runtime (thi hành), một dịch vụ hoạt động cùng
với ngôn ngữ lập trình. Common Language Runtime (CLR là bộ thi hành ngôn
ngữ chung) là một thành phần cốt lõi (cơ bản nhất) của .NET. Nó cung cấp nền
cơ sở mà trên đó các ứng dụng cho .NET được xây dựng. CLR quản lí nhiều khía
cạnh của chu trình phát triển theo quan điểm của người phát triển. Chẳng hạn,
khi làm việc với COM, các nhà phát triển phải lưu tâm đến vấn đề quản lí bộ

nhớ, những sự khởi tạo luồng (thread) và loại bỏ nó, các thành phần bảo mật và
những vấn đề tương tự. Điều đó gây ra một số khó khǎn do các nhà phát triển
phải tiêu tốn quá nhiều thời gian vào các vấn đề này. Bộ thi hành ngôn ngữ
chung CLR quản lí tất cả các vấn đề nảy sinh đó một cách tự động và giải phóng
cho các nhà phát triển tập trung vào việc xử lý giao dịch logic. CLR cung cấp
một runtime chung mà nó được sử dụng với tất cả các ngôn ngữ. Thành phần này
làm cho .NET có một khả nǎng "hỗ trợ mọi ngôn ngữ" (language – free).
Các lớp lập trình hợp nhất (Unified Progrgamming Classes). Những thư
viện lớp lập trình hay các giao diện lập trình ứng dụng (API) được sử dụng bởi
nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau, các
nhà phát triển nghiên cứu, cán bộ thư viện lớp khác nhau đã làm việc với các
ngôn ngữ lập trình khác nhau. Vấn đề này đã làm chậm quá trình phát triển ứng
dụng và làm cho công việc phát triển trở nên tẻ ngắt và lãng phí khá nhiều thời
gian. .NET cung cấp các lớp lập trình hợp nhất với một bộ API dùng chung cho
mọi ngôn ngữ lập trình. Các ngôn ngữ có thể tương tác với một ngôn ngữ khác
và các lớp lập trình hợp nhất này cho phép các nhà phát triển lựa chọn bất cứ
ngôn ngữ nào mà họ muốn, trong khi chỉ cần duy nhất một bộ API mà thôi.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 19
2.2.2. Công Cụ Lập Trình Microsoft ViSual Studio 2010
ViSual Studio hiện nay là một trong những công cụ lập trình được đánh giá là
có khả năng tích hợp tối ưu nhất những gì mà một phần mềm cần có, nó được sử
dụng phổ biến hơn tất cả các công cụ lập trình khác.
Visual Studio 2010 giới thiệu nhiều cách mới và dễ dàng cho các chuyên gia
phát triển phần mềm trong việc xây dựng phần mềm thông minh bằng cách cung
cấp một tập toàn diện các công cụ và lớp để đơn giản hóa việc tích hợp các phần
mềm thông minh với ứng dụng, và bằng cách quản lý lưu trữ nội bộ dữ liệu cho
các chương trình đã bị hủy kết nối.
Giới thiệu ngôn ngữ truy vấn tích hợp (LINQ), và những cải thiện về việc
truy cập dữ liệu khác cho phép các chuyên gia phát triển phần mềm có thể xử lý
dữ liệu bằng sử dụng phương pháp lập trình nhất quán, thực hiện truy cập dữ liệu

với các bề mặt thiết kế dữ liệu mới và sử dụng các lớp đính kèm cho mẫu thiết
kế đôi khi được kết nối.
Cho ra mắt một hệ thống giao diện quản lý ứng dụng hoàn toàn mới và hiệu
quả hơn rất nhiều các phần mềm khác.
Visual Studio cho phép chuyên gia phát triển phần mềm soạn lại hành vi
trong toàn bộ các dịch vụ với Windows Workflow Foundation (WF) để hình
dung, tạo, soạn thảo và gỡ rối các nhiệm vụ luồng công việc và các thành phần
phụ thuộc.
2.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2005
SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý CSDL (Relational Database
Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa
các Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm database,
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 20
database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác
nhau trong RDBMS.
SQL Server 2005 được tối ưng để có thể chạy trên môi trường CSDL rất lớn
(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng
lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể kết hợp ăn ý với các server
khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server,
Proxy Server…
Đặc điểm của SQL Server:
- SQL Server là hệ quản trị CSDL quan hệ mạnh, có tính mở, đáng tin cậy,
là hệ quản trị CSDL theo mô hình Client/Server và có thể phát triển dễ dàng
theo mô hình phân tán.
- SQL Server chỉ có đối tượng: Table (bảng), Views(bảng ảo), Diagram
(sơ đồ quan hệ), store procedures (thủ tục), User (người dùng CSDL), Ruler (các
quy tắc người dùng định nghĩa), Roles (các vai trò áp dụng cho người dùng trên
CSDL), Defaul (khai báo các giá trị mặc định), Funtion (cho phép người dùng
khai báo các giá trị dùng).
- CSDL SQL Server là CSDL đa người dùng chạy trên hệ điều hành

Windows phổ biến hiện nay. Điều này có ý nghĩa là bạn cài đặt CSDL SQL
Server trên hệ điều hành đa người dùng Windows NT, Window 2000, Win7…
dễ dàng xây dựng một CSDL quan hệ lớn, mỗi CSDL có thể chứa hàng tỷ quan
hệ và mối quan hệ có thể chứa tới 1024 thuộc tính.
- Giải quyết tình trạng va chạm giữa các User khi cung truy xuất một dữ
liệu tại một thời điểm. Bảo đảm các ràng buộc toàn vẹn trên CSDL. Bảo vệ an
toàn CSDL (Quản lý nhiều mức độ để truy xuất vào CSDL). Truy vấn dữ liệu
nhanh. Hệ thống quản lý tự động không gian làm việc của các dịch (transaction).
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 21
SQL Server cho phép ứng dụng sử lý dữ liệu, thực hiện các thao tác cập nhật dữ
liệu, tính toán dữ liệu ngay trên Server.
2.2.4 Phần mềm DotNetBar
Phần mềm này hỗ trợ cho người sử dụng nó thiết kế giao diện đẹp mắt, dễ
dàng sử dụng cùng với những tính năng ưu việt, vượt trội của riêng mình nên
được rất nhiều các nhà lập trình viên quan tâm và sử dụng.
DotNetBar là thành phần đầu tiên của thế giới để giới thiệu đầy đủ tính
năng Office 2010, Windows 7 và Office 2007 điều khiển Ribbon phong cách,
đầu tiên cung cấp đầy đủ hỗ trợ Windows Theme XP, đầu tiên để cung cấp kim
cương Docking Hướng dẫn cho có thể gắn các cửa sổ. Với DotNetBar bạn luôn
có được những tiến bộ mới nhất trong người sử dụng giao diện công nghệ trong
các ứng dụng của bạn trước khi bất cứ ai khác. Không dùng từ ngữ của chúng tôi
cho nó, đọc những gì người khác đang nói về sản phẩm và hỗ trợ của chúng
tôi…
DotNetBar cung cấp cho Windows Forms là hộp công cụ của 67 thành
phần cảnh quan tuyệt đẹp cho việc tạo giao diện người dùng chuyên nghiệp một
cách dễ dàng. Trong hơn 9 năm DotNetBar đang giúp các nhà phát triển tạo ra
kiểu dáng đẹp chuyên nghiệp Windows Forms (WinForms) giao diện người
dùng dễ dàng chưa từng có
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 22
CHƯƠNG 3

PHẦN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
3.1. Phân tích yêu cầu về dữ liệu
3.1.1. Dữ liệu đầu vào
 Phiếu điểm danh
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 23
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 24
Chuẩn hóa dữ liệu từ PHIẾU ĐIỂM DANH:
0NF 1NF 2NF 3NF
Mã Khoa
Tên Khoa
Mã Lớp
Tên Lớp
Mã Môn Học
Tên Môn Học
Học Kỳ
Năm Học
Mã sinh viên (lặp)
Họ Tên (Lặp)
Ngày Sinh (Lặp)
Ngày Điểm Danh (lặp)
Nghỉ (Lặp)
Tên Lý Do (Lặp)
Mã sinh viên
Mã Khoa
Tên Khoa
Mã Lớp
Tên Lớp
Mã Môn Học
Tên Môn Học
Học Kỳ

Năm Học
Mã sinh viên
Họ Tên
Ngày Sinh
Ngày Điểm Danh
Nghỉ
Tên Lý Do
Mã sinh viên
Mã Khoa
Tên Khoa
Mã Lớp
Tên Lớp
Mã Môn Học
Tên Môn Học
Học Kỳ
Năm Học
Mã sinh viên
Họ Tên
Ngày Sinh
Mã điểm danh
Ngày Điểm Danh
Nghỉ
Mã Lý Do
Tên Lý Do
Mã sinh viên
Mã Lớp
Tên Lớp
Mã Khoa
Tên Khoa
Mã Môn Học

Tên Môn Học
Mã Môn Học
Học Kỳ
Năm Học
Mã sinh viên
Họ Tên
Ngày Sinh
Mã điểm danh
Ngày Điểm Danh
Nghỉ
Mã Lý Do
Tên Lý Do
Sinh viên thực hiện: Phạm Quang Hiệp – Khóa III – Lớp CNTT 03-01 25

×