Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc – Tổng công ty dầu Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.28 KB, 43 trang )

Chuyân đề thực tập
Họ tên SV: Đặng Hồng Việt.
Mã SV: CQ483376.
Lớp: Quản trị kinh doanh thương mại 48D.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đinh Lê Hải Hà.
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu
dầu khí miền Bắc – Tổng công ty dầu Việt Nam.
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài này.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta đang ngày càng được
đẩy mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể. Có được điều này là nhờ sự
đóng góp rất lớn của các ngành kinh kế mũi nhọn của đất nước. Trong số các
ngành công nghiệp mang tính trọng điểm quốc gia, không thể không nhắc tới
ngành khai thác và kinh doanh xăng dầu của nước ta. Hiện nay, các nước trên
thế giới vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ mà chưa
thể tìm được những nguồn thay thế hiệu quả.
Hiện nay, nhà nước vẫn có cơ chế bù giá cho doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu để giữ giá xăng dầu trong nước ở mức thấp. Điều này có lợi cho
người tiêu dùng, nhưng lại tạo ra gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế khi mà
mỗi năm phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Tuy vậy cơ chế bù giá xăng dầu đang
dần được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho giá xăng dầu trong nước tiếp cận giá bán
thế giới, giảm gánh nặng cho nền kinh tế và đi đôi với đó là giảm sự hỗ trợ
cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp
có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bản thân mới có thể tồn tại
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
1
Chuyân đề thực tập
trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng với tất cả các


doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu
sắc, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng làm tăng mức độ cạnh tranh
khốc liệt của thị trường. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu, Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (PV Oil miền Bắc) cũng
không phải là ngoại lệ. Trên thị trường hiện nay, đối thủ lớn nhất của PV Oil
miền Bắc là Petrolimex, doanh nghiệp đang sở hữu 60% thị trường xăng dầu
trong nước. Ngoài ra, mối đe dọa còn đến từ các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài sẽ tham gia vào thị trường kinh doanh nước ta trong thời gian tới, theo
như thỏa thuận mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO. Do đó, nâng cao
hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của công ty. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty xăng dầu dầu
khí miền Bắc, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cộng với sự giúp đỡ của Thạc sỹ
Đinh Lê Hải Hà, tôi đã chọn đề tài:” Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc – Tổng công ty dầu Việt
Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu mối liên hệ, mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc.
4. Phạm vi nghiên cứu.
-Nội dung: tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
dầu khí miền Bắc.
-Thời gian: từ năm 2007 đến năm 2009.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về lý thuyết thuộc phạm vi đề tài.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù đã được đề cập từ lâu trong
những học thuyết kinh tế. Theo Adam Smith “Hiệu quả kinh doanh là hiệu
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
2

Chuyân đề thực tập
quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Với
định nghĩa này, A.Smith đã lấy doanh thu tiêu thụ làm chỉ tiêu đánh giá duy
nhất của hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó quan điểm này ko
phù hợp với thực tiễn. Vì có thể thấy rằng, cho dù doanh nghiệp có mức
doanh thu cao đến đâu, nhưng nếu ko đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra, thì doanh
nghiệp sẽ vẫn bị thua lỗ và ko thể tiếp tục hoạt động. Và như vậy thì ko thể
nói là đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
Một quan điểm khác cho rằng ”Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ
giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm
này đã có sự tiến bộ hơn so với quan điểm của A.Smith, khi nêu lên được
quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Tuy nhiên nó vẫn chưa đầy đủ
khi mà chỉ nhắc đến phần tăng thêm mà chưa nói đến phần đã bỏ ra trước đó.
Quan điểm thứ 3: ”Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này đã
rất gần với thực tiễn khi đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng cách so sánh toàn
bộ kết quả thu được và phần chi phí đã bỏ ra.
Quan điểm thứ tư là của GS. TS. Đặng Đình Đào :”Hiệu quả kinh tế
thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh
vực thương mại thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác
định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả kinh doanh với
các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động
vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại”.(giáo trình kinh tế thương mại –
trang 440) . Trong 4 quan điểm đã nêu ra thì đây là quan điểm đầy đủ nhất và
hiệu quả kinh doanh, cho thấy hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối quan hệ
giữa các đại lượng biểu hiện kết quả thu được và các đại lượng phản ánh chi
phí đã bỏ ra.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là
phạm trù kinh tế, phản ánh lợi ích từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
thông qua việc so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra.

SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
3
Chuyân đề thực tập
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương
pháp so sánh tổng hợp.
7. Nội dung đề tài.
-Phần mở đầu.
-Chương I: Phân tích thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công
ty xăng dầu dầu khí miền Bắc.
-Chương II: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc trong thời gian tới.
-Kết luận.
-Danh mục tài liệu tham khảo.
-Phụ lục.
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
4
Chuyân đề thực tập
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU DẦU KHÍ MIỀN BẮC
1.1/Khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc:
1.1.1/Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc – Tổng
công ty dầu Việt Nam.
-Các thông tin chung:
+Tân công ty: công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc (PVOil miền Bắc) –
Nothern Petrovietnam Oil Company, thuộc tổng công ty dầu Việt Nam
(PVOil)
+Địa chỉ: tòa nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà
Nội.

+Điện thoại : 84 04 38563321
+Fax : 84 04 38563319
-PVOil miền Bắc thành lập theo quyết định số 68/QĐ-DVN ngày 1/7/2008
của hội đồng thành viên công ty dầu Việt Nam.
-Quá trình hình thành phát triển:
Từ năm 1996, sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty chế biến và kinh
doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC), nay là Tổng công ty dầu Việt Nam đã có mặt
trong hầu hết những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước như điện,
than, dầu khí Việt Xô, quân đội, gang thép, thủy lợi, giao thông vận tải, xây
dựng, cơ khí chế tạo, xi măng…
Năm 2000, Tổng công ty dầu Việt Nam phát triển thêm một lĩnh vực
kinh doanh mới, đó là kinh doanh xăng dầu. Với định hướng đầu tư và phát
triển toàn diện lĩnh vực khâu sau, bên cạnh mặt hàng dầu mỡ nhờn truyền
thống, tổng công dầu Việt Nam đã chú trọng đến lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu. Bắt đầu từ năm 1999, PVOil đã phát triển mạng lưới các cửa hàng xăng
dầu tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ
An…
Năm 2001, Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC)
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
5
Chuyân đề thực tập
Hà Nội, nay là Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc được thành lập và được
giao nhiệm vụ trực tiếp khai thác các thị trường dầu mỡ nhờn và xăng dầu tại
khu vực Bắc Bộ thông qua kho nhiên liệu đầu mối phía Bắc tại đảo Đình Vũ,
Hải Phòng, công suất 45000 m
3
.
Quý 4 năm 2003, PDC chính thức tham gia thị trường phân phối xăng
dầu khu vực phía Bắc. Hiện nay, Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc đang
trực tiếp quản lý gần 30 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu với hơn 300 cửa

hàng xăng dầu tại 21 tỉnh thành phố phía Bắc.
Tháng 9/2005, hội đồng quản trị công ty dầu Việt Nam cú quyết định
số 2699/QĐ-HĐQT về việc thành lập xí nghiệp dầu mỡ nhờn Hà Nội trên cơ
sở tách bộ phận sản xuất và kinh doanh dầu mỡ nhờn từ Xí nghiệp xăng dầu
dầu khí Hà Nội. Như vậy hoạt động chính của Xí nghiệp xăng dầu dầu khí
Hà Nội tập trung vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh xăng dầu.
Tháng 8/2007, tổng giám đốc công ty PDC quyết định đổi tên và thành
lập các đơn vị trực thuộc PDC Hà Nội.
Tháng 6/2008, Tổng công ty dầu Việt Nam được thành lập dựa trên cơ
sở hợp nhất giữa Công ty THHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu mỏ (PDC) và Tổng công ty THHH một thành viên thương mại dầu
khí theo quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 6/6/2008.
Tháng 7/2008, Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc được thành lập theo
quyết định số 68/QĐ-DVN ngày 1/7/2008, mà tiền thân chính là Xí nghiệp
xăng dầu dầu khí Hà Nội.
1.1.2/Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc.
Công ty xăng dầu dầu khí hoạt động theo mô hình chức năng trực tuyến gồm:
+Phòng tổ chức hành chính.
+Phòng tài chính kế toán.
+Phòng kinh doanh xăng dầu.
+Phòng kinh doanh tổng hợp.
+Phòng kỹ thuật đầu tư.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của PVOil miền Bắc.
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
6
Ban giám
đốc
Phòng kinh
doanh tổng
hợp

Phòng kinh
doanh xăng
dầu
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kỹ
thuật đầu tư
Các cửa
hàng xăng
dầu, các đội
Phòng tài
chính kế toán
Chuyân đề thực tập
Quan hệ lãnh đạo:
Quan hệ phối hợp:
-Vai trò của các phòng ban chức năng.
Ban giám đốc.
Cú vai trò điều hành hoạt động của cả công ty. Ban giám đốc có nhiệm
vụ tiến hành các phương án kinh doanh được tổng công ty phê duyệt, xây
dựng kê hoạch thực hiện cho các phòng ban chức năng, và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện đối với tổng công ty.
Phòng tài chính kế toán.
Có nhiệm vụ thực hiện chức năng kế toán hoạt động kinh doanh của
công ty, theo dõi công nợ, quản lý hoạt động thu chi, giám sát dòng tiền lưu
chuyển của cả công ty. Đồng thời, phòng có trách nhiệm báo cáo, chuyển số
liệu vào cho tổng công ty PV Oil, thực hiện hạch toán báo sổ.
Phòng kỹ thuật đầu tư.
Chịu trách nhiệm về mảng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của công ty như nhà xưởng bến bãi, kho chứa, phương

tiện vận chuyển…
Phòng kinh doanh xăng dầu.
Chuyên trách về mảng kinh doanh xăng dầu. Phòng có nhiệm vụ
nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, tiến hành mua bán,
thống kê, quản lý xuất tồn hàng hóa của công ty.
Phòng kinh doanh tổng hợp.
Phụ trách kinh doanh các sản phẩm khác ngoài mặt hàng xăng dầu của
công ty. Ví dụ như các sản phẩm dầu mỡ nhờn, gas, cho thuê kho bãi, phương
tiện vận chuyển…
Phòng tổ chức hành chính.
Có chức năng quản lý lưu trữ hồ sơ, quản lý nhân sự, xây dựng các
định mức lao động, thực hiện chấm công, chi trả tiền lương cho người lao
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
7
Chuyân đề thực tập
động…
Các cửa hàng, các đội.
Các cửa hàng xăng dầu bao gồm có các cửa hàng bán lẻ của công ty, 13
tổng đại lý và một hệ thống hàng trăm đại lý khác trên khắp các tỉnh thành
phố phía Bắc, thực hiện chức năng tiêu thụ các sản phẩm của công ty phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của khu vực miền Bắc.
Đội xe có nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển xăng dầu cũng như các mặt
hàng khác đến các cửa hàng, đại lý, cũng như khách hàng, đúng mặt hàng,
đầy đủ về số lượng, kịp thời theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh
doanh. Đồng thời đội cũng chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị của
công ty, kho, các cửa hàng bán lẻ.
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
8
Chuyân đề thực tập
Danh sách các tổng đại lý phía Bắc của công ty.

STT Tên tổng đại lý Phụ trách tổng đại lý Mobile
1 Thái Thịnh Nguyễn Lê Vinh 0983.422.480
2 Nghĩa Tân Phạm Thị Việt Hà 0984.955.586
3 Liên Ninh Ngô Xuân Thịnh 0989.098.079
4 Châu Can Nguyễn Văn Ngãi 0912.352.685
5 Hàm Rồng Lưu Thị Tuyết Lan 0983.057.077
6 Quảng Xương Lê Văn Quân 0989.848.448
7 Diễn Châu Lê Trung Kiên 0988.108.968
8 Văn Cao Hồng Mạnh Hồng 0983.682.986
9 Hùng Vương Trần Ngọc Minh 0912.050.545
10 Chùa Vẽ Nguyễn Văn Hoàn 0939.016.668
11 An Trì Lê Minh Tuấn 0977.670.688
12 Kim Lương Vũ Ngọc Quân 0988.837.976
13 Tân Trường Nguyễn Đức Vượng 0915.916.262
1.1.3/Đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu
khí miền Bắc.
Công ty PVOil miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty
dầu Việt Nam, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh trên thị trường miền Bắc.
Các hoạt động chính của công ty bao gồm: kinh doanh xăng dầu, các sản
phẩm từ xăng dầu, dịch vụ thương mại, vận chuyển, cho thuê bồn chứa, kho
chứa… Có thể thấy sản phẩm mà công ty kinh doanh là loại sản phẩm đặc
biệt: xăng dầu và các sản phẩm dịch vụ liên quan đến xăng dầu. Nói một cách
ngắn gọn, giá xăng tăng nghĩa là cước phí vận chuyển của tất cả các hàng hóa
sẽ tăng, đẩy giá của tất cả các mặt hàng lên cao, tác động mạnh đến tiêu dùng.
Trong tất cả các nguồn nhiên liệu hiện được sử dụng, không nguồn nào có ảnh
hưởng mạnh và nhanh chóng như xăng dầu tới nền kinh tế. Cho đến nay vẫn
chưa có một nguồn nhiên liệu thay thế thực sự hiệu quả cho xăng dầu, trong
khi đó thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng lên theo sự phát triển của
các nền kinh tế. Vì vậy, có thể nói là cầu về mặt hàng này khá lớn và ổn định.
Do vai trò đặc biệt quan trọng của mặt hàng xăng dầu, mà ngành kinh

doanh này ở nước ta được nhà nước quản lý chặt. Hiện tại để đảm hạn chế tác
động tiêu cực của giá xăng dầu tới nền kinh tế, nhà nước vẫn sử dụng biện
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
9
Chuyân đề thực tập
pháp quản lý giá, bù lỗ xăng dầu. Các doanh nghiệp vẫn chưa được quyền tự
định giá bán cho riêng mình, mà phải theo sự chỉ đạo của nhà nước. Giá bán
mặt hàng này trong nước thường thấp hơn, và việc điều chỉnh giá bán cũng
chậm hơn, biên độ thay đổi ít hơn so với so với thị trường thế giới.
1.1.4/Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh
doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc.
-Cơ chế chính sách của nhà nước (Đánh giá chung về cơ chế quản lý nhà
nước đối với thị trường xăng dầu):
Những mặt đã đạt được.
Một là, đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia
hoạt động nhập khẩu, phá vỡ thế độc quyền nhập khẩu thuộc về các đơn vị đã
có cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trước và có thời gian tích luỹ khá dài,
tạo ra thế đứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và
khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư theo một cách nhìn
mới trong cơ chế thị trường.
Hai là, việc kìm giá trong một khoảng thời gian dài kể cả khi giá xăng
dầu thế giới có biến động bất thường có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong nước.
Ba là, từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh
xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý. Xu hướng này được định hình sẽ đưa xăng
dầu từ các cảng đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng con đường ngắn nhất, loại hình
phương tiện có giá cước rẻ nhất và ít qua các khâu trung gian nhất, đem lại lợi
ích chung của toàn xã hội.
Bốn là, đã thu hút được lực lượng đông đảo các thương nhân thuộc mọi

thành phần kinh tế tham gia vào khâu phân phối (hạ nguồn), đưa xăng dầu tới
người tiêu dùng thông qua hệ thống trên 10.000 cửa hàng xăng dầu trên phạm
vi cả nước; trong đó có trên 8000 cửa hàng xăng dầu thuộc của thương nhân
thuộc các thành phần kinh tế (ngoài 2000 cửa hàng của các doanh nghiệp đầu
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
10
Chuyân đề thực tập
mối nhập khẩu) khác chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nhu cầu xã hội được tham
gia thị trường để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.
Những mặt còn hạn chế.
Một là, Về quản lý chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu: với một chính sách
quản lý chỉ tiêu nhập khẩu thời gian qua (giao cố định, tối thiểu), nhưng chưa
có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp đầu mối tham gia thị trường không
đều có nguy cơ dẫn đến cơn sốt xăng dầu do thiếu nguồn. Ngược lại khi thị
trường bão hồ về nguồn, Nhà nước cũng bị thiệt hại do các doanh nghiệp
buộc phải bán dưới hình thức “tháo khoán” để giải phóng vốn làm giảm
nguồn lực tích luỹ chung của từng doanh nghiệp và cũng chính là của Nhà
nước và xã hội.
Hai là, Về thuế nhập khẩu (1)/ Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo
tỷ lệ % trên giá CIF, do yếu tố “động” của giá dầu thế giới nên gây tác động
“kép” tới giá bán xăng dầu trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu
ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu, khó kế hoạch hoá nguồn thu; (2)/ Thu
chủ yếu ở khâu nhập khẩu (tối đa 40% như hiện nay), trong bối cảnh xuất
hiện nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và trong lộ trình hội nhập kinh tế
quốc tế, việc thu thuế như hiện nay còn trở nên bất cập; (3)/ Việc thu thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ trên giá CIF làm phức tạp hoá các thủ tục hoàn thuế nhập
khẩu khi xăng dầu được tái xuất.
Ba là, Việc điều hành giá bán các mặt hàng xăng vẫn do Nhà nước quy
định; hệ luỵ của quy định đăng ký, giá bán trong nước thường không bắt kịp
giá thị trường; gây bất ổn thị trường do đầu cơ trước thông tin tăng giá; tạo ra

tâm lý trông chờ, ỷ lại của người tiêu dùng và thường có phản ứng khi có sự
tăng giá.
Bốn là, Cơ chế bù giá duy trì quá lâu làm mất đi tính chủ động của
doanh nghiệp, giảm động lực tiết giảm chi phí tăng, doanh nghiệp không có
tích luỹ cho đầu tư phát triển, mất cơ hội đầu tư, giảm sức cạnh tranh; người
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
11
Chuyân đề thực tập
tiêu dùng không có ý thức tiết kiệm; đánh giá không đầy đủ hiệu quả đầu tư
các công trình mà nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn.
Năm là, Công tác quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu
không rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm, thiếu sự kiểm soát dẫn đến đầu
tư không đồng đều, manh mún gây lãng phí xã hội; việc bình ổn thị trường ở
những vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn
-Các yếu tố từ phía thị trường:
Giá cả thế giới biến động không ngừng.
Biểu đồ giá xăng A92 từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2010
Nhìn trên biểu đồ giá xăng A92 trong nước, có thể thấy sự biến động
liên tục của mặt hàng này, xuất phát từ sự biến động của giá dầu thế giới.
Nguyên nhân của những biến động thất thường này là do tình trạng bất ổn ở
các khu vực khai thác dầu hàng đầu thế giới như tại Irắc, Angiêri… Các hoạt
động quân sự, giao tranh tại các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này đã
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác, vận chuyển dầu, làm giảm sản
lượng dầu cung cấp ra thị trường thế giới cũng như tạo tâm lý bất an cho các
nhà đầu tư. Giá cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra ko đồng nhất sẽ
ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt hàng
xăng dầu lại ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của các mặt hàng khác. Do đó, việc
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
12
Chuyân đề thực tập

điều chỉnh giá xăng dầu gặp nhiều khó khăn. Nhà nước đã cố gắng điều chỉnh
giá xăng dầu ở mức dao động hợp lý bằng các biện pháp như quy định giá bán
tối đa, lập quỹ dự phòng, và bù giá bán cho doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu nhưng cũng chỉ hạn chế phần nào tác động của giá xăng dầu tới nền kinh
tế.
Các đối thủ cạnh tranh.
Trong bất cứ ngành kinh doanh nào thì đối thủ cạnh tranh cũng là một
trong những trở lực rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và
ngành kinh doanh xăng dầu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện tại có
tổng cộng 9 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, trong đó doanh
nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty
xăng dầu dầu khí miền Bắc chính là Petrolimex, doanh nghiệp dẫn đầu thị
trường với 60% thị phần.
Cầu về xăng dầu.
Có thể nói cầu về xăng dầu ít co giãn so với giá cả. Nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng luôn rất lớn.
Cho dù giá dầu thế giới giao động mạnh và không theo quy luật nào thì cũng
không ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu tiêu thụ loại nhiên liệu này. Tuy vậy,
có nhiều yếu tố tác động đến cầu về mặt hàng này. Có thể kể đến như tình
trạng tắc nghẽn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi (Khí
thải CO2 từ các phương tiện giao thông là nguồn gây hiệu ứng nhà kính hàng
đầu)… khiến mọi người ngại đi lại, chuyển sang sử dụng phương tiện công
cộng, hoặc tìm đến những phương tiện “sạch” hơn. Các nhà khoa học cũng
đang đạt được nhiều thành tựu trong việc tìm những nguồn năng lượng thay
thế thân thiện với môi trường hơn thay cho xăng dầu làm nhiên liệu cho các
phương tiện, máy móc, hay sản xuất ra những loại xe tiêu tốn ít nhiên liệu
hơn, hoặc có thể vận hành với cả động cơ xăng và động cơ sử dụng nhiên liệu
khác (xe Hybrid).
-Yếu tố nội tại của doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
13
Chuyân đề thực tập
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngay cả trong những dây truyền
sản xuất tự động hiện đại nhất cũng vẫn đòi hỏi có người vận hành và giám
sát. Có thể nói lao động là không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, ý thức của người lao động ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của bộ máy doanh nghiệp. Vì vậy việc
nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của người
lao động sẽ góp phần rất lớn vào việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận rõ được tầm quan trọng của nguồn lực này, ban lãnh đạo của PV
Oil miền Bắc đã có nhiều biện pháp để có thể phát huy tối đa hiệu quả sử
dụng nhân lực. Đầu tiên phải kể đến là quá trình tuyển dụng đầu vào. Các ứng
viên đăng ký tham dự thi tuyển sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về trình độ chuyên
môn, các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc, cũng như mức độ nhiệt tình,
yêu thích công việc… Tiếp theo, sau khi đánh giá về khả năng của các ứng
viên đã được chọn, công ty sẽ tiến hành phân công vào các vị trí phú hợp nhất
với từng người, nhằm phát huy tốt nhất năng lực của mỗi cá nhân. Biện pháp
thứ 2, đó là đãi ngộ cho các cán bộ, nhân viên. Ngoài lương cứng, công ty
luôn có quỹ khen thưởng cho các nhân viên xuất sắc của tháng, hoặc thưởng
cho các phòng ban khi hoàn thành tốt công việc, thưởng vào các dịp lễ tết
Mỗi năm ít nhất 1 lần, công ty đều tổ chức thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng
cho các cán bộ, nhân viên cùng gia đình. Ngoài đãi ngộ, công ty cũng có áp
dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, thưởng phạt nghiêm minh, tạo ý thức
trách nhiệm với công việc cho người lao động. Các biện pháp tổng hợp đã
mang lại kết quả tốt, tạo ra một tập thể mạnh, gắn kết chặt chẽ, giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty.
Nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Một trong những điều kiện quan trọng khác để 1 doanh nghiệp có thể
hoạt động kinh doanh đó là vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
14
Chuyân đề thực tập
nhiều nguồn khác nhau. Nhưng cơ cấu vốn như thế nào là hiệu quả nhất cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì lại đòi hỏi có sự nghiên
cứu, cân nhắc kỹ lưỡng. Việc huy động, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và mở
rộng vốn kinh doanh sẽ góp phần tăng khả năng về tài chính của doanh
nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, bảo đảm hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Đối với PV Oil miền Bắc, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu được cấp do
tổng công ty PV Oil (vốn do tổng công ty cấp chiếm đến 90% vốn hoạt động
của doanh nghiệp). Còn lại là đến từ các nguồn khác như khách hàng trả
trước, phải trả người bán… Nguồn vốn do tổng công ty cung cấp có thể coi là
nguồn tự có. Ưu điểm của nguồn vốn này là giảm chi phí khi phải vay ngoài,
tránh được các hao phí có thể xảy ra trong quá trình đi vay vốn từ các nguồn ở
bên ngoài. Nhưng nhược điểm mà nó tạo ra là giảm tính năng động của công
ty, tăng sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp từ tổng công ty, và không tận dụng
được ưu điểm của các nguồn huy động vốn khác.
Hiểu biết về thị trường.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, đều phải nắm rõ các
thông tin về thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể cung cấp hàng
hóa đúng với nhu cầu của thị trường, tức là được thị trường chấp nhận. Nếu
như sản phẩm của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận, có nghĩa
sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng về chất lượng, giá cả, dịch
vụ… Và như vậy doanh nghiệp sẽ không thể bán được hàng, không thể đạt
được hiệu quả kinh doanh. Do đó, công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường là
rất quan trọng.
Công ty PV Oil đã giao nhiệm vụ nghiên cứu điều tra thị trường cho 2

phòng kinh doanh xăng dầu và phòng kinh doanh tổng hợp. Hàng tháng, 2
phòng này đều có những báo cáo chi tiết về thị trường, bao gồm khả năng
cung của thị trường, xu hướng biến động của giá cả, cơ cấu hàng hóa theo nhu
cầu của khách hàng, yêu cầu về chất lượng, giá cả, chủng loại, yêu cầu về
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
15
Chuyân đề thực tập
dịch vụ kèm theo, cũng như hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Những bản
nghiên cứu chi tiết thị trường này sẽ đem lại cơ sở cho những dự đoán, cho
phép công ty đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn, lựa chọn các phương
án tối ưu, và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để có thể thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mức độ quan tâm đến khách hàng.
Quan tâm đến khách hàng là một phần của hiểu biết về thị trường,
nhưng nó còn bao gồm cả những biện pháp để làm nâng cao mức độ thỏa
mãn, sự tin tưởng của khách hàng với công ty. Trong kinh doanh hiện nay,
quan tâm chăm sóc khách hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại, PV Oil miền Bắc ý thức rất rõ vấn đề này.
Từ các bản nghiên cứu thị trường hàng tháng, công ty đưa ra các dự đoán về
xu hướng biến đổi của nhu cầu khách hàng để đưa ra những biện pháp đón
đầu về nhu cầu. 2 phòng kinh doanh có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc và
nắm bắt kịp thời các ý kiến của khách hàng để giải quyết hoặc kịp thời kiến
nghị lên lãnh đạo công ty để giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của khách
hàng ở mức cao nhất, đông thời giúp lãnh đạo công ty đưa ra, bổ sung các
chính sách đối với khách hàng nếu cần.
Ngoài ra, định kỳ hàng năm, phòng kinh doanh xăng dầu chủ trì tiến
hành việc lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hóa, giá cả,
chất lượng phục vụ, cũng như các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Trên cơ sở việc
đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng, lãnh đạo công ty sẽ xem xét, đưa

ra chiến lược kinh doanh thích hợp trong kỳ kế hoạch sắp tới.
Nhờ những cố gắng nỗ lực trên mà công ty tạo dựng được uy tín trong
lòng khách hàng về thương hiệu PV Oil miền Bắc, thu hút thêm nhiều khách
hàng, tăng hiệu quả tiêu thụ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là một trong những yếu tố tiền đề cơ bản cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Muốn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
16
Chuyân đề thực tập
phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kinh doanh.
PV Oil miền Bắc đã đầu tư nhiều tiền cho việc mua sắm trang thiết bị, máy
móc, nhà xưởng, kho tàng bến bãi, phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt
động của doanh nghiệp. Văn phòng làm việc của công ty tại tòa nhà Kinh Đô
là một văn phòng hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ làm việc văn
phòng, có hệ thống chiếu sang, thông khí, điều hòa, phòng chống cháy nổ…
hiện đại. Mỗi cây xăng trong hệ thống phân phối của công ty đều có các bể
chứa ngầm, thiết bị điện tử, đảm bảo an toàn cháy nổ, tránh gây ô nhiễm môi
trường xung quanh, tính toán lượng hàng bán chính xác, giảm hao hụt đến
mức thấp nhất trong quá trình kinh doanh. Hàng ngày, đội xe tộc chuyên chở
xăng dầu từ tổng kho Đình Vũ, Hải Phòng lên phân phối cho các cửa hàng,
tổng đại lý tại khu vực miền Bắc, bao gồm 7 xe tộc chuyển dụng chuyên chở
xăng dầu, mỗi xe có dung tích từ 20-22m
3
. Ngoài ra, công ty cấp kinh phí cho
đội kỹ thuật, tiến hành bảo dưỡng, duy tu thường xuyên cơ sở vật chất kỹ
thuật, phương tiện máy moc, để đảm bảo hệ thống luôn vận hành với hiệu quả
cao nhất, đảm bảo tốt nhất các yêu cầu, định mức đề ra.
1.2/Thực trạng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
dầu khí miền Bắc.

1.2.1/Kết quả hoạt động kinh doanh của công xăng dầu dầu khí miền
Bắc.
-Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
(Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu dầu khí miền Bắc
từ năm 2007-2009)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1/Tổng doanh thu 4.047.654.354.353 5.238.181.519.338 4.768.626.819.544
-Doanh thu hoạt động bán hàng 4.045.985.110.822 5.236.017.079.194 4.766.940.153.727
-Doanh thu hoạt động tài chính 1.588.294.020 2.074.691.314 1.456.108.023
-Doanh thu hoạt động khác 80.949.511 89.748.830 230.557.794
2/Giá vốn hàng bán 4.092.582.198.350 5.271.646.782.571 4.758.519.253.749
3/Tổng chi phí 35.600.624.492 36.532.421.823 42.654.263.352
-Chi phí hoạt động bán hàng 30.585.012.298 31.610.028.050 38.227.350.466
-Chi phí hoạt động tài chính 355.989.001 364.386.387 386.117.103
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.621.423.990 4.521.825.120 4.032.555.092
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
17
Chuyân đề thực tập
-Chi phí hoạt động khác 38.199.203 36.182.266 8.240.691
4/Lợi nhuận trước thuế -80.528.468.489 -69.997.685.056 -32.546.697.557
5/Lợi nhuận sau thuế -80.528.468.489 -69.997.685.056 -32.546.697.557
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
18
Chuyân đề thực tập
-Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Khối lượng hàng bán.
(Bảng thống kê chi tiết lượng hàng bán trong 3 năm từ 2007-2009)
Đơn vị: Lớt.
Loại sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Xăng A92 176.332.901 187.428.953 175.189.256

Dầu DO 0,05% 15.088.235 16.832.584 67.808.196
Dầu DO 0,25% 304.956.828 306.155.314 339.070.400
Dầu FO 5.599.892 5.905.073 12.225.768
Dầu mỡ nhờn 76.584 77.264 58.231
Tổng khối lượng 502.054.440 516.399.187 594.351.851
Tổng khối lượng hàng bán được qua các năm đều tăng hơn so với năm
trước đó, nhưng cơ cấu có sự khác nhau. Dầu DO 0,25% vẫn dẫn đầu về mức
tiêu thụ với khoảng 55-60% tổng lượng hàng bán ra, mức tiêu thụ năm 2008
chỉ tương đương năm 2007, nhưng sang năm 2009, mức tiêu thụ tăng hơn
10% . Tiếp theo là xăng A92, chiếm khoảng 25%. Mặt hàng này có sản lượng
tiêu thụ tương đối ổn định, năm 2008 tăng thêm khoảng 5%, nhưng đến năm
2009 lại giảm xuống gần bằng với mức tiêu thụ của năm 2007. 2 mặt hàng có
mức tiêu thụ tăng mạnh nhất là dầu DO 0,05% (chỉ 6% vào năm 2008, nhưng
sang năm 2009, khối lượng tiêu thụ tăng gấp 4 lần) và dầu FO (năm 2008
tăng 7%, nhưng đến năm 2009 đã tăng gấp đôi). Riêng sản phẩm dầu mỡ
nhờn có khối lượng tiêu thụ thấp nhất (do đặc thù tiêu dùng sản phẩm), sản
lượng tiêu thụ năm 2009 không duy trì được như 2 năm trước đó, mà giảm
khoảng 25%. Phòng kinh doanh xăng dầu và phòng kinh doanh tổng hợp đã
thúc đẩy các tổng đại lý chủ động tiếp thị, cung cấp thông tin đến khách hàng,
thu hút thêm nhiều hợp đồng mới, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng
dịch vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, củng cố
quan hệ với các khách hàng quen của công ty.
 Doanh thu.
Tổng sản lượng bán ra của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các
năm, nhưng doanh thu của doanh nghiệp lại diễn biến không theo quy luật
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
19
Chuyân đề thực tập
này. Năm 2008, doanh thu của doanh nghiệp tăng vọt, bằng 129% so với năm
2007, từ 4047 tỷ đồng lên 5238 tỷ đồng, mà nguyên nhân chính là do trong

năm 2008, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới tăng vọt và đạt mức cao kỷ
lục từ trước đến nay. Qua năm 2009, doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống
4768 tỷ đồng, bằng 91% so với năm 2008, và bằng 118% so với năm 2007.
Đó là do năm 2009, giá xăng dầu đã bình ổn trở lại, có biến động nhưng được
duy trì ở mức thấp. Nhờ các biện pháp tích cực của 2 phòng kinh doanh, mà
khối lượng hàng bán ra qua các năm đều tăng hơn năm trước, do đó đã ảnh
hưởng tích cực đến doanh thu của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính năm
2009 có giảm hơn so với 2 năm trước đó, cụ thể là năm 2009 chỉ đạt 75% so
với năm 2008, và thấp hơn 6% so với năm 2007, do chịu ảnh hưởng lớn từ
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy vậy doanh thu từ hoạt động khác
của công ty (cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi…) lại có mức tăng rất ấn
tượng. Năm 2009 đạt mức tăng 260% với doanh thu hơn 230 triệu, lớn hơn cả
2 năm 2007 và 2008 cộng lại.
 Lợi nhuận.
Lợi nhuận của công ty qua các năm, có thể thấy là luôn bị âm. Nguyên
nhân chính của điều này là chính sách bù giá xăng dầu của nhà nước. Các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chưa được quyền định giá bán của
mình theo đúng giá cả thị trường thế giới, mà luôn phải định giá thấp hơn từ
vài trăm, cho đến vài nghìn đồng. Tuy nhiên, quan sát thay đổi trong bảng kết
quả kinh doanh của công ty qua 3 năm, có thể thấy những thay đổi rất tích
cực. Lợi nhuận các năm tuy vẫn âm, nhưng mức độ qua các năm đã giảm dần,
cụ thể, năm 2008 giảm 14% so với năm 2007, và năm 2009 giảm đến 53% so
với năm 2008. Có được kết quả này là sự nỗ lực của công ty trong việc nâng
cao doanh số bán và giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ tăng
của chi phí bán hàng và chi phí tài chính luôn ở mức thấp. Nhờ các chính sách
tiết kiệm hợp lý, mà chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 100 triệu vào
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
20
Chuyân đề thực tập
năm 2008, và đến năm 2009 giảm được thêm 500 triệu. Chi phí hoạt động

khác cũng giảm xuống: chi phí hoạt động khác năm 2008 giảm 2 triệu so với
năm 2007, nhưng đến năm 2009, lại chỉ còn bằng ¼ so với năm 2008. Nhờ đó
đã góp phần, giảm tỷ lệ âm của lợi nhuận, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
1.2.2/Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian
qua.
-Hệ số sinh lời của doanh thu.
Hệ số sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu.
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu mang lại cho doanh nghiệp bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của
công ty càng cao.
Hệ số sinh lời của doanh thu 2007 = -80.528/4.047.654 = -0,0199
Hệ số sinh lời của doanh thu 2008 = -69.997/5.238.181 = -0,0134
Hệ số sinh lời của doanh thu 2009 = -32.546/4.768.626 = -0,0051
(Bảng phân tích mức sinh lợi của doanh thu)
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2008 và
2007 (+/-)
So sánh
2009 và
2008 (+/-)
Doanh thu 4.047.654 5.238.181 4.768.626 1.190.527 -469.555
Lợi nhuận -80.528 -69.997 -32.546 10.531 37.451
Hệ số sinh lợi
doanh thu
-0,0199
-0,0134 -0,0068
0,0065 0,0066

Có thể thấy, mặc dù doanh thu trong 3 năm đạt đỉnh ở năm 2008, nghĩa
là doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008, nhưng lợi nhuận “âm” đã giảm
dần qua các năm (mức âm trong lợi nhuận tồn tại là do chính sách bù giá xăng
dầu của nhà nước). Sản lượng hàng bán ra 2009 lớn hơn so với 2 năm trước
đó, nhưng doanh thu thấp hơn năm 2008 là do năm 2008, giá dầu thế giới tăng
ở mức kỷ lục (mức cao nhất là hơn 140$/1 thùng dầu vào ngày 1/7/2008),
khiến cho giá xăng dầu trong nước tăng cao, với mức giá kỷ lục của xăng A92
được ghi nhận vào ngày 22/7/08 là 19.000 đồng/1 lít xăng . Còn năm 2009,
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
21
Chuyân đề thực tập
giá dầu thế giới tuy cũng xảy ra nhiều biến động nhưng được duy trì ở mức
thấp. Hệ số sinh lời doanh thu tuy vẫn bị âm, nhưng mức âm đã nhỏ hơn, mức
thay đổi qua 3 năm đạt khoảng 0,65 một năm. Điều này cho thấy sự cải thiện
đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty.
-Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn, tài sản.
• Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế và lãi
suất/Vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay.
Do cơ cấu vốn của PV Oil miền Bắc gồm 90% vốn do tổng công ty cấp,
và không vay vốn từ nguồn bên ngoài, nên lợi nhuận trước thuế và lãi suất
chính bằng lợi nhuận trước thuế của công ty.
Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2007 = -80.528/184.228 = -0,437
Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2008 = -69.997/193.542 = -0,362
Hệ số sinh lời vốn kinh doanh 2009 = -32.546/273.673 = -0,119
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
22
Chuyân đề thực tập
Bảng phân tích hệ số sinh lời vốn kinh doanh.

Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2008 và
2007 (+/-)
So sánh
2009 và
2008 (+/-)
Lợi nhuận -80.528 -69.997 -32.546 10.531 37.451
Vốn KD 184.228 193.542 273.673 9.314 80.131
Hệ số sinh lợi
vốn KD
-0,437 -0,362 -0,119 0,075 0,243
Nhìn vào kết quả này, có thể thấy hệ số sinh lời của công ty trong 3 năm
gần đây vẫn bị âm. Nên ta chỉ đánh giá sự thay đổi giữa các năm mà ko lưu ý
đến giá trị cụ thể của từng năm. Nhờ những chuyển biến tích cực về lợi nhuận
kinh doanh, hệ số sinh lời vốn đã có những thay đổi đáng kể, cho dù khối
lượng vốn kinh doanh đã tăng lên đáng kể qua 2 năm, nhưng chỉ số này vẫn
giữ được đà thay đổi ấn tượng theo chiều hướng tích cực. Năm 2008, mức độ
ẩm của chỉ số này giảm 17% so với năm 2007. Và đến năm 2009, nó lại tiếp
tục giảm chỉ còn bằng 33% so với năm 2008. Nếu với đà phát triển hiện tại
được duy trì, việc chỉ số đạt mức >0 trong vài năm sắp tới là điều hoàn toàn
có thể
• Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế/Vốn lưu động
bình quân.
Chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế và lãi vay trong kỳ.
Sức sinh lời vốn lưu động 2007 = -80.528/172.286 = -0,467
Sức sinh lời vốn lưu động 2008 = -69.997/187.536 = -0,373
Sức sinh lời vốn lưu động 2009 = -32.546/263.974 = -0,123

Nhìn vào sức sinh lời của vốn lưu động, có thể thấy những chuyển biến
tích cực. Sức sinh lời vốn lưu động đã tăng lên rõ rệt, tương tự với xu hướng
của chỉ tiêu sức sinh lời vốn kinh doanh. Năm 2008 đạt mức thay đổi là 0,094,
và năm 2009 mức thay đổi đạt 0,25.
• Vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu/Vốn lưu động bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động trong 1 kỳ kinh doanh quay được mấy
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
23
Chuyân đề thực tập
vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
Vòng quay vốn lưu động 2007 = 4.047.654/172.286 = 23
Vòng quay vốn lưu động 2008 = 5.238.181/187.536 = 28
Vòng quay vốn lưu động 2009 = 4.768.626/263.974 = 18
• Thời gian luân chuyển của vốn lưu động = Thời gian kỳ phân tích(360
ngày)/Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động
quay được 1 vòng.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2007 = 360/23 = 16
Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2008 = 360/28 = 13
Thời gian luân chuyển vốn lưu động 2009 = 360/18 = 20
Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2008 và
2007 (+/-)
So sánh
2009 và
2008 (+/-)
Vốn KD Triệu đồng 184.228 193.542 273.673 9.314 80.131
Vốn lưu động

bình quân
Triệu đồng 172.286 187.536 263.974 15.250 76.438
Vòng quay
vốn lưu động
Vòng 23 28 18 5 -10
Thời gian
luân chuyển
Ngày/vòng 16 13 20 -3 7
Vốn kinh doanh và vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm. Cụ
thể, năm 2008, khối lượng vốn kinh doanh tăng thêm hơn 9 tỷ đồng so với
năm 2007, và đến năm 2009, con số này đã tăng lên thêm 80 tỷ, gấp 9 lần so
với lượng vốn kinh doanh tăng thêm của năm 2008. Với vốn lưu động, mức
tăng của năm 2008 đạt 9%, và sang năm 2009 là những 40%. Tuy vậy thì tốc
độ quay vốn lại ko duy trì được đà tăng thêm. Năm 2008, công ty đạt mức 28
vòng quay vốn, tăng thêm 5 vòng so với năm trước đó, và thời gian luân
chuyển vốn giảm đi 3 ngày. Tuy nhiên, sang năm 2009, số vòng quay vốn lưu
động lại bị giảm đi đáng kể, chỉ còn ở mức 18 vòng, và thời gian luân chuyển
vốn lưu động tăng lên thêm 10 ngày so với năm 2008. Có thể lý giải điều này
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
24
Chuyân đề thực tập
một phần do sức ép của cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm tới đây,
công ty cần đẩy mạnh khai thác hợp lý hơn nữa vốn lưu động của mình, đẩy
mạnh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh.
• Sức sản xuất của vốn cố định = Tổng doanh thu/Nguyên giá bình quân
TSCĐ.
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem
lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Sức sản xuất của vốn cố định 2007 = 4.047.654/3.892 = 1040

Sức sản xuất của vốn cố định 2008 = 5.238.181/5.731 = 914
Sức sản xuất của vốn cố định 2009 = 4.768.626/9.101 = 524
• Suất hao phí vốn cố định = Nguyên giá TSCĐ/Doanh thu thuần.
Cho biết 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Suất hao phí vốn cố định 2007 = 4.074/4.047.654 = 0,001
Suất hao phí vốn cố định 2008 = 7.387/5.238.181 = 0,0014
Suất hao phí vốn cố định 2009 = 10.814/4.768.626 = 0,0022
SV: Đặng Hồng Việt - Lớp: QTKDTM 48D
25

×