Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh Bài 8 - Nguyễn Thị Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 76 trang )

THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN
VIỆT NAM ĐẸP NHẤT CÓ TÊN BÁC HỒ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG
BÀI 8
HỌC TẬP, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN
LÝ Ở CẤP CƠ SỞ
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng
AN GIANG - 2013
I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM
CHO HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG VÀ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM.
1. HCM bàn về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng.
Vấn đề nền tảng tư tưởng của một Đảng cách mạng
chân chính được các nhà sáng lập CNXH khoa học và
HCM đặt ra, luận giải:
- Khi Có áp bức giai cấp và dân tộc thì có đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc.
- Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tất yếu sẽ dẫn
đến sự ra đời của các đảng chính trị.
- Khi các đảng chính trị đã xuất hiện thì cuộc đấu
tranh giai cấp đấu tranh dân tộc tập trung vào cuộc đấu
tranh giữa các đảng và những lực lượng theo đảng, với
các thế lực thống trị đương thời.
Vì vậy, các đảng chính trị muốn hoàn thành sứ mệnh,
dẫn dắt giai cấp, dân tộc phải có chủ nghĩa, học thuyết
làm cốt, làm nền tảng.
Từ đó HCM viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng


phả
i theo chủ nghĩ ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn
chỉ nam”.
b. Đảng CSVN phải lấy chủ nghĩa MLN làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
HCM đặt câu hỏi: “cách mạng trước hết cần
phải có thứ gì?”
Câu trả lời khẳng định của Người là: “Cách
mạng trước hết là phải có Đảng”.
Đối với “ Đảng cách mạng phải có Lý Luận
Cách Mạng”.
Vì thế, cả CNMLN, TTHCM đặc biệt coi trọng
vai trò của Lý Luận Cách Mạng đối với Đảng
cách mạng.
Trong tác phẩm làm gì? Lênin phân tích rất sâu sắc
mối quan hệ giữa ba yếu tố: LLCM, Đảng cách mạng
và phong trào cách mạng. Có thể coi tác phẩm này là
cẩm nang trong việc xây dựng Đảng kiểu mới của
GCCN.
Lênin viết: “ Không có LLCM thì cũng không thể có
phong trào cách mạng… chỉ Đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”.
Thật có ý nghĩa khi thấy ngay trang đầu của cuốn
sách “ đường cách mệnh”, HCM dẫn lời của Lênin:“
không có LL cách mệnh thì không có cách mệnh vận
động…chỉ có theo LL cách mệnh tiền phong, Đảng
cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm tiền phong”. Đây
là tác phẩm đặt cơ sở cho việc xây dựng Đảng ta về

chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Như vậy CNMLN, TTHCM đều cho rằng, phong trào
cách mạng đòi hỏi phải có Đảng cách mạng dẫn đường
chỉ lối.
Vì, Các Đảng muốn làm tròn chiến sĩ tiên phong phải
có Lý Luận tiên phong làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động của mình.
Theo Lênin, ĐCS tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương
tâm của dân tộc. Với HCM, Đảng là đạo đức là văn
minh.
Bởi vậy, nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành
động cho các ĐCS trong đó có ĐCSVN, phải là
CNMLN.
Vì thế những năm 20 của thế kỷ 20, HCM đã khẳng
định: ngày nay Chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều
nhưng chỉ có CNMLN là Chủ nghĩa chắc chắn, chân
chính Cách mạng và khoa học nhất.
HCM dạy rằng, ưu điểm của CNMLN là phép biện
chứng. Nghiên cứu CNMLN không phải để lòe thiên
hạ mà chủ yếu là vận dụng một cách sáng tạo phù hợp
với thực tiễn VN, Người viết: “CNMLN là kim chỉ
nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”.
Theo HCM, sự sống còn của dân tộc VN đòi hỏi phải
có Đảng CM chân chính.
Việc HCM lựa chọn CNMLN làm nền tảng tư tưởng
kim chỉ nam cho hành động của Đảng trước hết là để
cứu lấy giống nòi VN.
Sự lựa chọn đó không xuất phát từ ý muốn chủ quan,
của HCM, của GCCN, không phải vì lợi ích của
GCCN, càng không phải chỉ vì lợi ích của những

người CS mà trên hết là vì lợi ích của toàn thể quốc
dân VN.
Điều đó có nghĩa là sự ra đời, tồn tại, phát triển của
Đảng gắn bó với giai cấp và dân tộc VN, bảo vệ nền
tảng, học thuyết của Đảng là nhiệm vụ chung của dân
tộc, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của GCCN
hay những người CS.
2. Cùng với CNMLN, TTHCM là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và CMVN.
a. Sự hình thành cơ bản TTHCM.
Gắn liền với cuộc đời hoạt động CM phong phú sáng
tạo của mình, TTHCM đã được từng bước hình thành,
phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng đối với
Đảng của dân tộc VN.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với CNMLN,
tư tưởng HCM đã đi vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. HCM và tư tưởng của
Người đóng vai trò quyết định trong việc thống nhất
các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 và hội nghị hợp
nhất thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ
Chí Minh soạn thảo đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là người
mang đến cho cách mạng nước ta những vấn đề về lý
luận, chính trị, chiến lược, sách lược cùng một tổ chức
cách mạng và khoa học.
Từ đó trở đi, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được bổ
sung, phát triển, soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy,
cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi việc học tập, bảo vệ, vận dụng sáng tạo

tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng của
Đảng, của cán bộ, đảng viên và cả dân tộc.
b. Nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời
tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua thực tiễn cách
mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước đi
đến kết luận: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tường, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân
tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951),
Đảng đã khẳng định đường lối chính trị, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh là đường lối chính trị, nền nếp
làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng. Để đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, toàn Đảng phải ra
sức học tập đường lối, tác phong đạo đức Hồ Chí
Minh.
Từ đó trở đi, trong các văn kiện của Đảng, nhận thức
của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toàn
diện, sâu sắc hơn.
Đến Đại hội VI - Đại hội đổi mới - tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành nền tảng cho đổi mới tư duy của
Đảng. Văn kiện Đại hội VI viết: muốn đổi mới tư duy,
Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về
tư tưởng và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991),
Đảng ta nêu cao và khẳng định cùng với chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Nghị quyết 09 Bộ Chính trị, ngày 18-2-1995, chỉ rõ

đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận
thức và tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì thế từ Đại hội VIII đến Đại hội XI Đảng tiếp tục
khẳng định và phát triển làm sâu sắc thêm quan điểm
của Đại hội VII.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển
mới của chủ nghĩa Mác-Lênin ừong thế kỷ XX. Thực
tiễn cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đã chứng
tỏ, trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng
Việt Nam.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay
1. Thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam
a. Thời cơ và thuận lợi
- Nhìn chụng các quốc gia đều mong muốn có hòa
bình, ổn định để tập trung vào sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nước.
- Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, phù hợp với xu
thế chung của thế giới, được sự đồng tình, ủng hộ
của nhân dân các nước.
- chúng ta có nhiều khả năng tranh thủ được
vốn, kỹ thuật từ bên ngoài để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng
lao động đông đảo, tương đối rẻ, khéo tay. Đây
là điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực, mở
rộng đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
b. Khó khăn và thách thức

- Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên
- Nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, cuộc
cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt nếu chúng ta
không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa
hơn về kinh tế.
2. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc vận dụng và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi
mới
a. Quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn

×