BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10
BÁO CÁO TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN Ở CHÂU ÂU -
KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Mã số: KX.02.13/06-10
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Nguyễn Quang Thuấn
Thư ký đề tài: Ths. Đặng Minh Đức
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Âu
8484
HÀ NỘI - 2010
1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10
BÁO CÁO TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ
HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN Ở CHÂU ÂU-KINH
NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Mã số: KX.02.13/06-10
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Âu
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Nguyễn Quang Thuấn
Thư ký đề tài: Ths. Đặng Minh Đức
THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU
1. GS.TS. Bui
2. GS.TS. Phạm Xuân Nam
3. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn
4. PGS.TS. Đinh Công Tuấn
5. PTS.TS. Phạm Ngọc Thanh
6. TS. Nguyễn An Hà
7. TS. Bùi Nhật Quang
8. TS. Hoàng Vĩnh Long
9. Th.s. Đặng Minh Đức
10. Th.s. Nguyễn Xuân Trung
11. và những thành viên khác
GS.TS. Bùi Huy Khoát
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHÂU ÂU 21
I. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
21
1. Phát triển xã hội và phát triển kinh tế 22
2. Các yếu tố cần thiết cho phát triển xã hội. 23
3. Ba bước tiến của phát triển 29
4. Phát triển tự nhiên và phát triển có kế hoạch. 32
5. Phát triển xã hội-một cái nhìn tổng quan. 33
II. LỰA CHỌN LÝ THUYẾT VÀ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHÂU ÂU 38
1. Các vấn đề lý thuyết và khái niệm liên quan 39
2. Lựa chọn khái niệm và thực tiễn phát triển xã hội 44
3. Quan điểm nghiên cứu về các mô hình phát triển xã hội nổi bật của Châu
Âu. 46
CHƯƠNG II: NHỮNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI ĐẶC TRƯNG Ở CHÂU ÂU 55
I. MÔ HÌNH BẮC ÂU – TRƯỜNG HỢP THỤY ĐIỂN 56
1. Quá trình hình thành và phát triển 56
1.1. Quá trình hình thành 56
1.2. Các giai đoạn phát triển 61
2. Những đặc trưng cơ bản của mô hình nhà nước phúc lợi Thuỵ Điển 67
2.1. Hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động 68
2.2. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ gia đình và trẻ em 76
2.3.Hệ thống giáo dục miễn phí 81
2.4. Hệ thống chính trị, xã hội dân sự, vai trò c
ủa chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ 83
3. Một số nhận xét 87
II. MÔ HÌNH ANGLO-SAXON – TRƯỜNG HỢP VƯƠNG QUỐC ANH 94
3
1. Hoàn cảnh lịch sử và các nhân tố quyết định tiến trình hình thành và phát
triển 94
1.1. Báo cáo Beveridge và sự hình thành nhà nước phúc lợi xã hội hiện đại
ở Anh 95
1.2. Sự phát triển của nhà nước phúc lợi hiện đại Anh từ 1948 đến nay 96
2. Hệ thống An sinh xã hội của nước Anh 100
2.1. Bảo hiểm hưu trí 100
2.2. Chăm sóc sức khoẻ 102
2.3. Trợ cấp
ốm đau, mất sức lao động 104
2.4. Bảo hiểm thất nghiệp 105
2.5. Chăm sóc trẻ em 106
3. Chính sách thị trường lao động tích cực ở Anh 107
3.1. Trước năm 1997 107
3.2. Sau năm 1997 108
3.3. Tác động của chính sách thị trường lao động tích cực 111
4. Sự hoà nhập và gắn kết xã hội ở nước Anh 112
4.1. Sự phân tầng xã hội và bấ
t bình đẳng ở nước Anh 113
4.2. Giới tính và sự bất bình đẳng ở Anh 114
4.3. Những tiến bộ trong xoá đói giảm nghèo 116
5. Các vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế 117
6. Hệ thống chính trị và vai trò của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong
mô hình phát triển xã hội 119
6.1. Hệ thống chính trị Anh: 119
6.2. Vai trò của nhà nước trong quản lý phát triển xã hội 120
6.3. Vai trò củ
a các tổ chức phi chính phủ trong việc xác lập mô hình xã
hội và quản lý phát triển xã hội ở Anh 122
III. MÔ HÌNH CHÂU ÂU LỤC ĐỊA – TRƯỜNG HỢP CHLB ĐỨC 128
1. Cơ sở hình thành và thực hiện mô hình phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở CHLB Đức 128
2. Những đặc trưng và nội dung cơ bản của mô hình xã hội CHLB Đức 134
3. Hệ thống an sinh xã hội Đức 140
3.1. Hệ thống chăm sóc sức khỏe (bảo hiểm y tế) 141
4
3.2.Hệ thống bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp 143
3.4. Bảo hiểm hưu trí 150
3.5. Các phúc lợi xã hội khác 150
4. Dân số, lao động, việc làm và hệ thống giáo dục 152
4.1. Dân số, lao động và việc làm 152
4.2. Hệ thống giáo dục 155
5. Những đặc trưng cơ bản của tiến trình hòa nhập và gắn kết xã hội của mô
hình phát triể
n xã hội Đức 162
6. Bản sắc văn hóa, tôn giáo và giữ gìn phát huy bản sắc của CHLB Đức trong
tiến trình hội nhập Châu Âu 165
6.1. Bản sắc văn hóa và tôn giáo Đức 165
6.2. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Đức trong tiến trình hội nhập
Châu Âu 168
7. Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế 173
8. Hệ thống chính trị và vai trò của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong
vi
ệc xác lập mô hình xã hội và quản lý phát triển xã hội 179
8.1. Hệ thống chính trị và vai trò của nhà nước 179
8.2. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội Đức 181
IV. MÔ HÌNH ĐỊA TRUNG HẢI – TRƯỜNG HỢP TÂY BAN NHA 184
1. Bối cảnh phát triển 184
2. Tính đặc thù của Mô hình Phát triển Xã hội Địa Trung Hải và trường hợp
Tây Ban Nha 188
2.1. Tính đặc thù 188
2.2. Các thách thức đặt ra trong thời kỳ phát triển mới 194
3. Những vấn đề nổi bật trong quá trình phát triển xã hội Tây Ban Nha 199
3.1. Chuyển đổi chính trị và xây dựng nền dân chủ 199
3.2. Cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế 207
3.3. Dân số, lao
động và việc làm 214
3.4. Đối thoại giữa các đối tác xã hội 218
3.5. Vấn đề an sinh xã hội 220
3.6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 222
5
V. XU HƯỚNG HÌNH THÀNH MỘT MÔ HÌNH CHUNG CHÂU ÂU VỀ PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 225
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở CHÂU ÂU VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 235
I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHÂU ÂU 235
1. Về đặc trưng của các mô hình 235
2. Thành công nổi bật 247
3. Hạn chế và thách thức 252
II. TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM
262
1. Khái quát Mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam 262
2. Tương đồng và khác biệt giữa mô hình Việt Nam và Châu Âu 272
III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
277
1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 277
2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện mô hình phát triển xã hội Việt Nam
286
2.1. Kiến nghị cụ thể hóa quan điểm phát triển xã hội của Đảng 286
2.2. Kiến nghị về một số hướng giải pháp cho mô hình phát triển xã hội ở
nước ta giai đoạn 2011-2020 289
KẾT LUẬN 297
TÀI LIỆU THAM KHẢO 299
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh tế thế giới đã trải qua hai thập niên tăng trưởng với tốc độ cao được gọi
là “thập niên vàng” - những năm 1950 và “thập niên bạc”- những năm 1960 với
nhịp độ trung bình 5,9%/năm để rồi sau đó gặp suy thoái và khủng hoảng với nhịp
độ giảm liên tục xuống mức dướ
i 3% ở những năm 1990. Mặt khác khi xây dựng
các chiến lược phát triển tổng thể, quốc gia nào cũng đề cao mục tiêu tiến đến xã
hội phồn vinh, đảm bảo đời sống sung túc cho mọi công dân của mình. Trong thực
tế có những quốc gia đạt được mục tiêu tăng trưởng này nhưng cũng có nhiều quốc
gia thất bại và ngay cả những quốc gia thành công cũng không phải không gặp các
vấn đề củ
a sự tăng trưởng. Vấn đề nổi lên cho tất cả các quốc gia chính là tăng
trưởng phải đi kèm phát triển, tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tiến bộ và công
bằng xã hội, không thể tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào dẫn đến sự huỷ hoại làm
suy thoái môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Đặc biệt ở Châu Âu, nhiều quốc
gia thành viên EU dù đã được xếp hạng vào nhóm các qu
ốc gia có thu nhập cao
(theo phân hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2007 có 60 quốc gia / vùng lãnh thổ
thuộc nhóm này với thu nhập theo đầu người từ 11.116 USD trở lên, trong đó có
mặt tất cả các quốc gia EU-15) nhưng vẫn đang đối mặt với hàng loạt vấn đề trước
hết là những vấn đề phát triển xã hội. Rõ ràng là có nguyên nhân từ mô hình phát
triển và hệ thống quản lý bởi mô hình xã hội Châu Âu từng đem lại nhiều thành t
ựu
và được ca ngợi một thời nay đang đứng trước các nghịch lý. Ngày nay, người ta
đang tranh luận khá nhiều về những mặt được và không được về mô hình phát triển
của một số quốc gia Châu Âu điển hình như mô hình phát triển của Đức, một số
quốc gia Bắc Âu và mô hình phát triển của Anh. Không chỉ người Châu Âu đang
nghiên cứu nhìn nhận lại mô hình phát triển xã hội và hệ thống quản lý tương ứ
ng
để có thể thực hiện thành công chiến lược chuyển sang nền kinh tế tri thức trên cơ
sở một xã hội phồn vinh của văn minh hậu công nghiệp và phổ biến mô hình của
mình ra thế giới như là một chuẩn mực cần phải noi theo. Còn nhiều quốc gia khác,
nhất là các quốc gia đang phát triển cũng quan tâm nghiên cứu mô hình Châu Âu
7
để học hỏi những kinh nghiệm cả thành công và chưa thành công để vận dụng vào
thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện cụ thể riêng có.
Tổng kết 25 năm đổi mới (1986-2010) ai cũng có thể thấy nền kinh tế và xã
hội Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn mà lịch sử đất nước trước đó
chưa bao giờ đạt được. Bướ
c vào thời kỳ “hậu đổi mới” nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục tăng trưởng với tốc độ cao và ngày càng thu hút thiện cảm của thế giới. Bên
cạnh nhịp độ tăng trưởng cao Việt Nam cũng được Ngân hàng thế giới đánh giá là
một trong những quốc gia thành công nhất trong thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển để
đến năm 2020 cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại như
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra chúng ta còn phải vượt qua hàng loạt
thách thức trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, đối ngoại và phát triển xã
hội. Đây là những vấn đề thu hút tâm huyết không chỉ của các nhà lãnh đạo, của
giới khoa học mà còn là của tấ
t cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước.
Chính vì vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng mô hình
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là việc làm thường xuyên cần thiết.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu những kinh nghiệm của Châu Âu, các bài học
chính diện và phản diện từ việc xây dựng và áp dụng “các mô hình xã hội Châu
Âu” không nằm ngoài nhu cầu chung đó.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
Ngay từ trong l
ịch sử cổ - trung đại Châu Âu với sự hình thành nhà nước
Cộng hòa La Mã rồi việc ra đời Vương quốc Frank vào cuối Thế kỷ thứ 4 đã xuất
hiện các ý tưởng dẫn đến việc hình thành mô hình phát triển xã hội với hệ thống
các cơ quan quyền lực về quản lý phát triển xã hội tuy còn rất sơ khai nhưng đã tạo
cơ sở cho sự định hình phát triển xã hội Châu Âu trong những thế
kỷ kế tiếp cho
đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là chủ
đề được nhiều học giả Châu Âu quan tâm nghiên cứu từ rất sớm do yêu cầu thực
tiễn xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển
với các quốc gia tiên tiến đóng vai trò lực lượng dẫn dắt ti
ến bộ xã hội. Khi Châu
Âu bước vào thời kỳ hội nhập từ sau Thế chiến II dẫn đến sự hình thành và ngày
càng mở rộng tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) người ta càng bàn luận nhiều hơn
8
đến mô hình phát triển xã hội (bao hàm cả quản lý phát triển xã hội) trước hết là về
những thành tựu nổi bật và sau đó là những khiếm khuyết của mô hình thị trường
xã hội được xem là điển hình Châu Âu, tạo ra sự khác biệt với các mô hình Hoa Kỳ
và Nhật Bản. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước đã xuất hiện ngày càng nhiều
các công trình khoa học liên quan đến chủ đề này không chỉ trong giớ
i học giả
Châu Âu mà còn ở nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam cũng có sự quan tâm nhất
định đến chủ đề này với các nghiên cứu ở những góc độ khác nhau thường là khi
bàn luận đến sự phát triển bền vững hoặc hệ thống an sinh xã hội v v Cho đến nay
trong phạm vi các tư liệu chúng tôi có thì chưa thấy công trình nghiên cứu nào của
nước ta chuyên bàn luận về vấn đề lý thuyết phát triển xã hội và các mô hình phát
triển xã hộ
i cũng như quản lý phát triển xã hội ở Châu Âu. Đề tài “Mô hình phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu-kinh
nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” có thể kế thừa thành quả nghiên cứu của nước
ngoài và cả trong nước để triển khai nghiên cứu theo các mục tiêu đã được xác
định.
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nếu xem những ý tưởng và sự tìm ki
ếm cách thức tổ chức-quản lý phát triển
xã hội của các nhà triết học cổ điển như “Lý luận về nhà nước lý tưởng” của Platon
và các trước tác của Aristotle là những nghiên cứu lý thuyết về phát triển xã hội
(theory of social development) thì mô hình các vị đưa ra ở dạng sơ khai mang sắc
thái cộng đồng có thể xem là những nghiên cứu sớm nhất về mô hình phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội. Sau khi nhà nước c
ộng hòa La Mã suy sụp, xã hội
Châu Âu tiếp tục phát triển với sự ra đời liên tiếp của Vương quốc Frank-nước
Pháp, nhà nước Đức và Vương quốc Anh…thì xã hội đã được định hình với các
tầng lớp cư dân cũ và tầng lớp thị dân mới (do sự ra đời của các thành thị trung cổ)
được phân biệt bởi tài sản chiếm hữu. Một mô hình xã hội Châu Âu sơ khai đã hình
thành và dần hoàn thiện cùng hệ
thống quản lý với bộ máy nhà nước gồm Đại hội
nhân dân, Viện nguyên lão…của cộng hòa La Mã, rồi chế độ quân chủ đại biểu
đẳng cấp (tăng lữ, quý tộc và thị dân) của nước Pháp Thế kỷ 14, mô hình “Đại hiến
chương tự do” và “Quốc hội” với Thượng viện gồm đại biểu của đại quý tộc và
giáo hội, Hạ viện gồm đại bi
ểu của kỵ sỹ và thị dân giầu ở nước Anh Thế kỷ 13 –
9
14…v.v. Những nghiên cứu lý thuyết về phát triển xã hội khi Châu Âu bước vào
thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản được tiến hành khá mạnh mẽ với sự xuất hiện
hàng loạt công trình khoa học trong đó có những công trình nghiên cứu về xã hội
công dân. Một số trước tác của C. Mác và Ph. Anghen về chủ nghĩa tư bản và nhà
nước tư bản cũng có đề cập đến sự phát triển xã hội và h
ệ thống quản lý phát triển
xã hội của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Mô hình xã hội Châu Âu tư bản chủ nghĩa
dần dần định hình ngày càng rõ nét mang những đặc trưng của một xã hội văn minh
hiện đại cùng tất cả những mâu thuẫn nội tại của nó. Đặc biệt với sự ra đời Cộng
đồng Châu Âu sau Thế chiến thứ II và tiến trình hội nhập dẫn t
ới việc hình thành
Liên minh Châu Âu ngày càng mang tính “siêu quốc gia” thì những công trình
nghiên cứu về phát triển xã hội, các mô hình xã hội và hệ thống quản lý phát triển
xã hội, mô hình xã hội Châu Âu xuất hiện ngày càng nhiều.
Về những vấn đề chung có thể kể các nghiên cứu như “Comprehensive
Theory of Social Development”(1997) của Garry Jacobs, Robert Macfariane và N.
Asokan. Trên cơ sở những quan sát thực tiễn trong thế giới đương đại, trước hết là
quá trình xuất hiện các hoạt động mới trong xã hội, sự ti
ến triển các quyền lực của
tổ chức cũng như giới hạn của sự phát triển, sự gia tăng dân số và tiến trình thành
thị hóa v v các tác giả đã trình bầy lý thuyết phát triển xã hội với sự phân định ba
giai đoạn phát triển xã hội. Tiếp đó năm 1999 ấn phẩm “Social Development
Theory” cũng của Garry Jacobs viết chung với Harlan Cleveland, ngoài phần phân
tích tầm quan trọng của lý thuyết các tác giả còn
đi sâu vào xem xét các công cụ
của phát triển là khoa học-công nghệ, vốn-kết cấu hạ tầng, chính sách xã hội-các
thiết chế. Nói đến quản lý phát triển xã hội cuốn sách đề cập đến vấn đề khả năng
của các chính phủ trong việc định hướng các nguồn năng lượng xã hội (social
energies) thông qua các công cụ luật pháp, chính sách công, thủ tục hành chính,
kiểm tra kiểm soát…Trong số những nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan
đến phát tri
ển xã hội cũng phải kể đến những công trình nghiên cứu về xã hội công
dân (civil society) nói chung và xã hội công dân ở Châu Âu nói riêng, ví dụ như
cuốn “Civil Society and Political Theory” của các tác giả Jean L. Cohen và
Andrew Arato hoặc “Civil society: History and Possibilities” của Sudipta Kavira
và “Models of Civil Society” của các tác giả Thụy Điển v…v Những chủ đề được
10
xem xét ở đây thường là truyền thống lý thuyết ở phương Tây và các quan niệm về
xã hội công dân kể từ Hêghen, các quan niệm theo truyền thống Mác-xit cho tới các
quan niệm hiện đại trong Thế kỷ 20, xã hội công dân và nền dân chủ, các thiết chế
của xã hội công dân, xã hội công dân và toàn cầu hóa… Ngoài ra cũng có những
công trình gắn việc nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
trong tiến trình toàn cầu hóa, đáng chú ý là cuốn “Globalization and Social
Development-European and Southeast Asian Evidence”
của nhiều tác giả do Ludo
Cuyvers chủ biên, phân tích tác động của toàn cầu hóa đến phát triển xã hội xem
xét từ thực tiễn Châu Âu và các nền kinh tế Đông Nam Á (Thái Lan, Philipin và
Việt Nam).
Gần hơn với chủ đề nghiên cứu của đề tài là những công trình nghiên cứu về
mô hình xã hội Châu Âu. Những nghiên cứu chung có thể kể như “European social
model” của Kirsty Hughes, “European Social Model” của giáo sư André Sapir
(2005), “The New Social Europe” của Poul Nyrup Rasmussen và Jacques Delors
(2006), “European Social Model and Welfare States” của Marisa Alves Pereira,
Saltanat Auyesbayeva v v…Các chủ đề
được nghiên cứu xem xét chính là những
nội dung cơ bản của phát triển xã hội như mô hình xã hội Châu Âu là gì và nó dựa
trên cơ sở những thang giá trị nào, chiến lược về việc làm đầy đủ, tri thức và đổi
mới là chìa khóa của tăng trưởng khôn khéo, quyền bình đẳng thực tế giữa nam và
nữ, tạo dựng tính tích cực trong một xã hội đang già đi, sự tập hợp và gắn kết xã
hội, đ
a dạng hóa và nhất thể hóa v v…Đặc biệt là những tư liệu của các cuộc hội
nghị, hội thảo quốc tế về chủ đề này. Ví dụ như hai cuộc hội thảo cùng diễn ra vào
tháng 3 năm 2006: Hội thảo tại Paris ngày 9 tháng 3 với chủ đề “The European
Social Model(s): Which directions and responsibilities for the EU?” theo đuổi mục
tiêu xác định các phương hướng và trách nhiệm của EU trong việc hiện đại hóa mô
hình xã hội Châu Âu thông qua trao đổi bàn luận các v
ấn đề: làm cách nào phá vỡ
sự bế tắc hiện có trong phát triển xã hội Châu Âu, mức độ đa dạng và hội tụ nào
Châu Âu có thể đạt được, làm sao có thể đảm bảo các hệ thống bảo vệ xã hội là phù
hợp và bền vững về tài chính cho tất cả các quốc gia thành viên EU v v…Cuộc Hội
thảo khác về đề tài này có tên gọi “Beyond the European Social Model” thì tập
trung vào giải quyết vấn đề: Thế nào là mô hình xã hội Châu Âu chung (a common
11
European Social Model) và với gánh nặng về thuế dao động từ 28 đến 52% GDP
trong EU 25 quốc gia có những khác biệt về trình độ phát triển và nhất là về văn
hóa thì liệu có thể nói đến một mô hình xã hội chung không? Hội thảo đã trao đổi
các vấn đề từ huyền thoại về mô hình Scandina cho đến sự sụp đổ của thần kỳ
Airơlen trước mô hình xã hội Châu Âu cũng như trao đổi về các vấn đề cụ th
ể hơn
của nội dung phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội như ma túy và mô hình
xã hội Hà Lan, sự gắn kết xã hội, dân số và việc làm, bài học cho các nhà cải
cách…vv.
Chúng tôi chưa tiếp cận được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các
mô hình xã hội cụ thể ngoài một số tư liệu phân tích về sự phát triển xã hội Na Uy-
quốc gia được coi là đi tiên phong trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, về sự
phát triển
xã hội Pháp-quốc gia có hệ thống phúc lợi xã hội phát triển cao, về sự không phù
hợp với tất cả mọi người của mô hình xã hội Đan Mạch, sự đối nghịch của mô hình
“Anglo-Saxon” đối với các mô hình “xã hội Châu Âu” v v
Quản lý phát triển xã hội và mô hình quản lý phát triển xã hội Châu Âu là
chủ đề ít được nghiên cứu hơn xét trên bình diện chung vì phần lớn những nghiên
cứu đã có đều t
ập trung vào những khía cạnh cụ thể của việc quản lý, theo rõi, giám
sát tiến trình phát triển xã hội ở những bộ phận cụ thể. Ví dụ công trình “The EU
strategy for sustainable development process and prospects” tập trung nghiên cứu
phát triển xã hội và quản lý bền vững như là các mục tiêu xã hội và kinh tế của
chiến lược. Một công trình khác “Social development” lại tập trung vào nghiên cứu
việc quản lý và khủng hoảng của quản lý trong giáo dục, môi trường, tài chính và
gi
ới trong phát triển. Công trình “Development Administration” thì nghiên cứu sự
kết nối “vốn xã hội” (social capital) với quá trình quản lý phát triển của một quốc
gia. Đặc biệt đáng lưu ý là những kết quả nghiên cứu của Chương trình MOST do
UNESCO tài trợ mà Viện Nghiên cứu Châu Âu được mời tham gia (GS.TS. Bùi
Huy Khoát được giao nhiệm vụ giám đốc bộ phận tham gia phía Việt Nam) từ giữa
những năm 90. Một “nhóm nghiên cứu quốc tế” do Pháp chủ trì thu hút sự tham gia
của một số quốc gia Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh cùng với một số cơ quan của
Pháp nghiên cứu xem xét phân tích tiến trình quản lý phát triển xã hội ở góc độ
những cải biến xã hội ở các quốc gia này và tham khảo kinh nghiệm của Pháp và
12
Châu Âu (EU). Tên gọi của chương trình - MOST là các chữ cái đầu của cụm từ
Management Of Social Transfomation đã nói lên nội dung nghiên cứu của mình.
2.2. Những nghiên cứu trong nước
Theo khảo sát dữ liệu của nhóm nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như
qua mạng internet, hệ thống các thư viện chuyên ngành, tham khảo các cơ sở dữ
liệu của Viện Nghiên cứu Châu Âu…vv thì đến nay ở trong nước chưa có công
trình nghiên cứu nào đã được công bố có chủ đề
trùng với tên đề tài này. Trực tiếp
liên quan đến đề tài mới chỉ có một số công trình nghiên cứu dạng các đề tài nghiên
cứu cấp Bộ mà Viện Nghiên cứu Châu Âu đã triển khai gần đây như “Hệ thống an
sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do PGS.TS. Đinh Công
Tuấn làm chủ nhiệm, Đề tài “Chính sách phát triển vùng của Italia” do TS. Bùi
Nhật Quang làm chủ nhiệm; Đề tài: “Hệ thống thể chế chính tr
ị và cải cách thể chế
chính trị EU trong bối cảnh Liên Minh Châu Âu mở rộng” do TS. Đặng Thế
Truyền làm chủ nhiệm và đề tài cấp Bộ do PGS.TS Đinh Công Tuấn làm chủ
nhiệm: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xã hội dân sự ở Liên Minh Châu Âu”.
Trong dự án ODA ”Chương trình nghiên cứu Châu Âu ở Việt Nam” (ESPV)
do EU tài trợ mà Viện Nghiên cứu Châu Âu là chủ dự án, ở nội dung nghiên cứu
cũng có tri
ển khai nghiên cứu về tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một số
quốc gia thành viên EU như Thụy Điển, Hà Lan, Pháp, Anh và Italia v v trong đó
có xem xét sơ bộ về các mô hình phát triển xã hội. Ngoài ra cũng trong một dự án
hợp tác nghiên cứu với nước ngoài khác của Viện Nghiên cứu Châu Âu do EU tài
trợ và Đại học Roskindle, Đan Mạch là cơ quan đối tác nước ngoài với chủ đề liên
quan đến việc xóa đói giảm nghèo: “Sustainable Livelihoods in Southeast Asia: a
Grassroots-informed Approach to Food Security
”, Viện Nghiên cứu Châu Âu đã
cùng các đối tác Đan Mạch, Anh, Italia, Thái Lan, Lào tổ chức khảo sát thực tế ở
Việt Nam, Thái Lan, Lào về hệ thống quản lý theo dõi tiến trình phát triển kinh tế
gắn với những chuyển biến xã hội ở các vùng nông thôn từ góc độ an ninh lương
thực và xóa nghèo. Những kinh nghiệm của Châu Âu, trước hết là của Đan Mạch,
Anh và Italia cũng được các học giả Châu Âu nghiên cứu và trình bầy để rút ra các
bài học kinh nghi
ệm. Năm 2007, Viện Nghiên cứu Châu Âu cũng đã triển khai đề
tài hợp tác với Đại học Naples - Italia và các đối tác Anh, Pháp có tên gọi
13
“Grassroots democracy and participatory budgeting” đề cập đến vấn đề dân chủ cơ
sở cũng có liên quan trực tiếp đến một số nội dung của chủ đề quản lý phát triển xã
hội.
Ở góc độ các lý thuyết tổng quan với vai trò làm nền tảng lý luận của hoạt
đông nghiên cứu, trước hết có thể kể đến những lý thuyết kinh điển của Chủ nghĩa
Mác-Lênin và Tư tưởng H
ồ Chí Minh được tham khảo và lựa chọn như những chỉ
dẫn về lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài. Liên quan đến việc
nghiên cứu quan điểm phát triển của các tác giả kinh điển của Chủ nghĩa Mác-
Lênin có công trình của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên về “Triết lý phát triển Mác,
Angghen, Lênin, Hồ Chí Minh” (2000) và “Triết lý Hồ Chí Minh” (1996) của GS.
Trần Văn Giầu. Gần với chủ đề c
ủa đề tài hơn là những công trình nghiên cứu về
phát triển và phát triển xã hội như “Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt
yếu” do GS. Phạm Xuân Nam chủ biên (2002) tập trung nghiên cứu một số vấn đề
cơ bản của lý luận phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố tạo nên
sự phát triển. Trong một nghiên cứu khác cũng do GS. Phạm Xuân Nam chủ biên
“Quả
n lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng” (2001) các tác
giả lại đi sâu vào xem xét vấn đề phát triển xã hội gắn với công bằng và tiến bộ xã
hội. Phát triển xã hội được xem xét dưới góc độ quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
được tác giả Hồ Sỹ Qúy nghiên cứu trong công trình “Mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên trong sự phát triển xã hội” (2000). Trong số những Chương trình
nghiên cứu khoa họ
c cấp nhà nước đã được nghiệm thu cũng có một số đề tài liên
quan trực tiếp đến một số nội dung của chủ đề phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội. Chương trình KX-05 “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta” do GS. Nguyễn Đức Bình làm chủ nhiệm có xem xét đến
các lý thuyết về nhà nước pháp quyền và cơ chế dân chủ (1998). N
ăm 2006 có
Chương trình KX 10 “Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế” do PGS.TS. Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm đã đi sâu nghiên cứu
cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của hệ thống chính trị ở một số quốc gia trên
thế giới trong đó có một số quốc gia Tây Âu cung cấp những tư liệu rất bổ ích.
Cũng liên quan đến chủ đề hệ thống chính trị gần đây có cuốn “Hệ thống chính trị
14
Anh, Pháp, Mỹ” do GS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên đi sâu nghiên cứu những
thành tố cơ bản của hệ thống chính trị ở các quốc gia này từ đó rút ra các bài học
cho việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam v v…
2.3. Một vài nhận định về tình hình nghiên cứu đề tài
Từ tìm hiểu về tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước như đã nêu
ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một vài nhậ
n định như sau:
- Các công trình nghiên cứu trực tiếp về chủ đề phát triển xã hội ở góc độ lý
thuyết của các tác giả nước ngoài khá phong phú. Trên cơ sở tham khảo một số
trước tác có quan hệ gần gũi với chủ đề của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin để thấm nhuần các quan điểm lý luận và phương pháp luận Macxit, có
thể sử dụng những thành quả nghiên c
ứu lý thuyết này để làm rõ cơ sở lý thuyết và
nội dung lý luận của phát triển xã hội. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả
trong nước cần được tham khảo để thấy sự gần gũi về lý thuyết và các khác biệt có
thể có do tính đặc thù về lý thuyết phát triển và phát triển xã hội. Đề tài cần triển
khai các nghiên cứu lý thuyết để làm rõ sự hiểu biết chung và lý giải về sự khác
biệt trong quan
điểm lý luận có thể có do sự diễn giải và cách hiểu của các bên về
cùng một khái niệm, một lý thuyết. Tức là cần làm rõ các lý thuyết chung trong
nhận thức từ thực tiễn của Việt Nam.
- Những nghiên cứu về mô hình phát triển xã hội Châu Âu, phạm vi EU
(phần nào bao hàm cả vấn đề quản lý phát triển xã hội) cũng rất phong phú. Các tác
giả chủ yếu xem xét việc tạo dựng một mô hình phát triển xã hội “g
ốc” chung cho
toàn EU và trên cơ sở đó phát triển các mô hình riêng đặc thù như sự biểu hiện cái
chung. Chủ đề nghiên cứu này gây tranh cãi khá sôi nổi trong giới nghiên cứu EU
giữa hai “trường phái” ủng hộ và phản bác sự tồn tại một mô hình chung. Đề tài sẽ
phải mô tả tổng quan để cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề gây tranh cãi này và
có những nhận xét đánh giá từ góc độ học thuật và thực tiễn phát triển EU về tính
khả thi, hữu dụng của mô hình xã hội Châu Âu.
- Những công trình nghiên cứu trực tiếp về quản lý phát triển xã hội ở Châu
Âu không nhiều. Đề tài sẽ kế thừa một số kết quả của Chương trình MOST và các
dự án đã và đang làm với Đan Mạch, Italia… để từ đó đi sâu tìm hiểu thêm và
15
nghiên cứu hoàn chỉnh về hệ thống quản lý này trên bình diện lý thuyết gắn với
nghiên cứu ở các mô hình phát triển xã hội cụ thể.
- Những nghiên cứu về các mô hình phát triển xã hội Châu Âu cũng không
có nhiều tuy nhiên cũng có những phân loại khác nhau về các mô hình tiêu biểu.
Đây là một nội dung quan trọng mà đề tài cần triển khai nghiên cứu từ xem xét các
tiêu chí tạo khác biệt giữa các mô hình đến nghiên cứu trực tiếp làm rõ các mô hình
với đại diện là mộ
t số quốc gia kinh tế phát triển là thành viên EU.
- Những công trình nghiên cứu trong nước ở tầm lý luận chung tuy không
nhiều nhưng khá tập trung vào chủ đề lý thuyết phát triển và phát triển xã hội. Đây
là những tư liệu giúp trực tiếp cho việc tìm hiểu những hiểu biết về lý thuyết phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đã được các nhà nghiên cứu trong nước
phân tích. Trên cơ sở tham khảo các tư liệu đó k
ết hợp với khảo sát thực tế một số
địa bàn ở trong nước những người nghiên cứu đề tài sẽ có được những hiểu biết
thực tiễn về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đang hình thành
ở Việt Nam giúp cho việc đối chiếu so sánh với lý thuyết và thực tiễn Châu Âu từ
đó rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho các nhà hoạch định và thực
thi chính sách.
3. Ý nghĩa lý lu
ận và thực tiễn của đề tài.
Mặc dù ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu ở tầm lý luận về phát
triển nhưng lý thuyết phát triển xã hội dường như còn chưa được nghiên cứu nhiều.
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống hóa những lý thuyết phổ biến đã được thừa
nhận ở Châu Âu về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội để
vừa
thông tin khoa học vừa đóng góp cho việc tìm kiếm xây dựng cơ sở lý luận cho
phát triển xã hội và xây dựng mô hình phát triển xã hội cũng như quản lý phát triển
xã hội ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp tri thức chung của thế giới với những đặc thù
Việt Nam qua vận dụng quan điểm Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn
cảnh cụ thể đất nước.
Qua nghiên cứu mô hình phát tri
ển xã hội và quản lý phát triển xã hội của
một số nước phát triển Châu Âu đề tài làm rõ không chỉ cơ sở lý luận mà còn
những điều kiện chủ quan và khách quan cho việc xây dựng và vận dụng mô hình
phát triển xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam khi chúng ta
16
mong muốn tiếp thu các lý thuyết hiện đại nhưng cần hiểu bối cảnh và những nhân
tố chi phối việc vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm nước ngoài vào hoàn cảnh cụ
thể của đất nước. Những kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn
quan trọng trong bối cảnh hiện nay EU đang muốn “xuất khẩu” mô hình mà họ cho
là “giá trị chung” để “khai hóa vă
n minh” cho thế giới các nước đang phát triển
qua việc ép buộc có tính áp đặt các giá trị dân chủ nhân quyền của phương Tây
trong hợp tác quốc tế mà thiếu quan tâm đến bối cảnh cụ thể của các quốc gia đang
phát triển. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy dù cho thực tiễn Châu Âu với
những lý thuyết khoa học và mô hình được xem là có nhiều ưu điểm vượt trội
nhưng Châu Âu c
ũng không phải là toàn thế giới và cũng không phải là hình mẫu
duy nhất để mọi quốc gia-dân tộc nhất nhất noi theo, cho nên Châu Âu chỉ là một
nguồn tham khảo cho việc áp dụng các kinh nghiệm nước ngoài vào Việt Nam.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Làm rõ nguồn gốc lịch sử-thực tiễn của sự hình thành các ý tưởng-lý thuyết
và mô hình phát triển xã hội, hệ thống quản lý phát triển xã hội từ
đó xác định nền
tảng lý thuyết của tiến trình phát triển xã hội (với các mô hình khác nhau) và quản
lý phát triển xã hội trong mối quan hệ tương tác với các lý thuyết phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa…ở các quốc gia Châu Âu ngày nay.
- Trên cơ sở lý thuyết chung của Châu Âu về phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội xác định các mô hình phát triển xã hội như sự biểu hiện cái chung
trong cái riêng ở một số quốc gia phát triển là đại di
ện và làm rõ bản chất, đặc
điểm, điều kiện hình thành và vận hành của các mô hình này cùng hệ thống quản lý
chúng.
- Dự báo triển vọng của các mô hình đã lựa chọn nghiên cứu trong khả năng
phát triển kinh tế-chính trị của Châu Âu với xu thế liên kết siêu quốc gia hội nhập
mô hình phát triển xã hội trên cơ sở tạo dựng “bản sắc Châu Âu” (European
Identity) và “Mô hình xã hội Châu Âu” (European Social Model) trong đa dạng
vă
n hóa-sắc tộc trong các thập niên đầu Thế kỷ 21.
- Từ những nghiên cứu về thực trạng phát triển xã hội, các mô hình phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một số quốc gia Châu Âu tiêu biểu, cũng
như tìm hiểu thực tiễn ở Việt Nam, rút ra những vấn đề Việt Nam có thể tham khảo
17
trong tiến trình xây dựng xã hội phồn vinh, công bằng, dân chủ, văn minh, xã hội
chủ nghĩa.
- Đối tượng nghiên cứu là quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội và phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở khu vực các quốc gia có nền
kinh tế phát triển là thành viên của tổ chức Liên minh Châu Âu (EU 15).
5. Đóng góp mới và lợi ích của đề tài.
Đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
c
ủa các quốc gia phát triển Châu Âu là đề tài mới, lần đầu tiên được thực hiện tại
Việt Nam và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những đóng góp mới cho xã hội
với nhiều lợi ích nổi bật. Có thể tóm tắt các lợi ích và đóng góp mới của đề tài
nghiên cứu như sau:
a) Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính
sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyể
n biến nhận thức của xã hội) và tác động
đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới
thông qua các công trình công bố ở trong và ngoài nước)
- Đối với việc xây dựng đường lối, chính sách:
Đóng góp của đề tài là khi hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu sẽ góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng
và Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn chỉnh mô hình phát tri
ển xã hội và quản
lý phát triển xã hội của Việt Nam cho phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, điều chỉnh mô hình phát triển để đạt tới các mục tiêu phát triển
của đất nước trong giai đoạn 2010 – 2020.
- Đối với phát triển kinh tế, xã hội:
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp cho việc điều chỉnh
và hoạ
ch định, thực hiện các chính sách phát triển xã hội và hệ thống quản lý phát
triển xã hội, từ đó có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở các địa
phương và trong địa bàn cả nước.
- Đóng góp thông qua ứng dụng các kết quả nghiên cứu:
Từ nghiên cứu các kinh nghiệm của Mô hình phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội Châu Âu, xem xét tính đa dạng và tính thống nhất của các mô
18
hình riêng lẻ bên trong một mô hình chung của các nước Châu Âu đang trên
đường phát triển sâu và tăng cường liên kết, đề tài sẽ cung cấp một số bài học
kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia Châu Âu cho các cơ quan điều hành hoạt
động thực tiễn và các cơ quan quản lý về phát triển xã hội ở Việt Nam.
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham
gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học (s
ố người được đào tạo thạc sỹ - tiến
sỹ, chuyên ngành đào tạo)
- Đóng góp cho phát triển lĩnh vực khoa học về Châu Âu:
Châu Âu học là bộ môn khoa học còn khá mới mẻ ở Việt Nam và đang
được xây dựng, phát triển và mở rộng hoạt động đào tạo tại một số viện nghiên
cứu và trường đại học. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đ
óng góp cho việc
củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn khoa học này, trong đó sẽ
có đóng góp cho bộ môn quốc tế học nói chung và khu vực học nói riêng.
- Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (bao gồm cả cơ hội nâng cao
năng lực nghiên cứu của các cá nhân và tập thể nhà nghiên cứu khi thực hiện đề
tài):
Đề tài nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Châu Âu chủ trì và đây là viện
nghiên cứu chuyên ngành duy nh
ất của Việt Nam về các vấn đề của Châu Âu.
Viện đã và đang xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên môn về nghiên cứu Châu
Âu và quá trình thực hiện đề tài là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu nâng cao trình
độ, mở mang kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu khoa học nghiêm khắc hơn. Ngoài
ra, đội ngũ các nhà nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ nâng cao được trình độ lý luận
và kiến thức thự
c tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp khác cả ở
trong và ngoài nước.
Viện nghiên cứu Châu Âu đồng thời cũng tham gia đào tạo tại rất nhiều cơ
sở đào tạo bên ngoài về các vấn đề thuộc chuyên ngành Châu Âu học. Những kết
quả nghiên cứu của đề tài do Viện chủ trì thực hiện thông qua các cán bộ nghiên
cứu, giảng viên của Viện do vậy sẽ có cơ
hội đến được với các sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh tiến sỹ đang được đào tạo về các chuyên ngành quan hệ
quốc tế, quốc tế học, kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Châu Âu học… ở
19
nhiều cơ sở đào tạo khác nhau trên toàn quốc.
6. Nội dung nghiên cứu.
(a) Nghiên cứu làm rõ và hệ thống hóa các lý thuyết được phổ biến rộng rãi
ở Châu Âu về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội cũng như mối
quan hệ giữa chúng (kể cả các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin) và làm rõ quan
điểm của Đảng ta, sự tiếp thu và nhận thức của các học giả Việt Nam về v
ấn đề này
trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Những ý tưởng về phát triển xã hội và các mô hình sơ khai ở Châu Âu về
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
- Nội dung cơ bản của các lý thuyết về mô hình phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội phổ biến ở Châu Âu.
- Quan điểm và cách hiểu của các học giả Việt Nam về lý thuyết phát triển,
phát triển xã hội và các phạm trù khái niệm có liên quan.
Cách hiểu và những khái niệm cơ bản có liên quan đến việc triển khai
nghiên cứu đề tài như tăng trưởng và phát triển, phát triển xã hội, mô hình phát
triển xã hội, quản lý phát triển xã hội v v được đề cập và phân tích trong khi
nghiên cứu các quan điểm và nội dung lý thuyết phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội như nói ở trên.
(b) Nghiên cứu mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
ở Châu
Âu.
- Nghiên cứu tổng quan về mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội chung ở Châu Âu tập chung chủ yếu vào nhà nước phúc lợi xã hội, an sinh xã
hội.
- Tác động của sự phát triển liên kết Châu Âu theo xu hướng siêu quốc gia
tạo cơ sở vững chắc cho hình thành mô hình xã hội Châu Âu chung.
- Xã hội dân sự - lý thuyết và thực tế ở Châu Âu trong tiến trình thống nhất.
- Các mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Châu Âu, những đặc trư
ng có
tính phổ quát và những đặc thù ở một số quốc gia điển hình, khía cạnh xã hội của
sự phát triển kinh tế thị trường và quản lý phát triển xã hội
20
(c) Nghiên cứu khảo sát phân tích bản chất đặc điểm các điều kiện hình
thành, thành tựu và những vấn đề đặt ra của các mô hình phát triển xã hội điển hình
ở một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Đề tài tập trung vào 4 loại mô hình
đặc trưng sau đây:
- Mô hình Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) - trường hợp Thụy
Điển.
- Mô hình Anglo-Saxon (Ailen, Anh) - trường hợp Vương Quốc Anh.
- Mô hình l
ục địa (Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg) - trường hợp Cộng hoà
Liên bang Đức
- Mô hình Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) -
trường hợp Tây Ban Nha.
Đây là bốn mô hình phát triển xã hội điển hình của các quốc gia phát triển
Châu Âu được lựa chọn và tập trung nghiên cứu. Mặc dù vậy, với quan điểm coi cả
4 mô hình này đều là các mô hình của Châu Âu và cách thức vận hành, cách thức
quản lý phát triển xã hội bên trong mỗi mô hình đều mang những nét tương đồ
ng
nên định hướng nghiên cứu sẽ hướng tới tổng hợp, làm rõ các biến chuyển chung
của 4 mô hình theo hướng tăng cường trình độ hội nhập. Điều này có nghĩa rằng xu
hướng phát triển thời gian tới của các mô hình sẽ thể hiện những nét tương đồng
ngày càng gia tăng và những khác biệt ngày càng giảm bớt để hình thành nên một
mô hình phát triển Châu Âu áp dụng cho tất cả các quốc gia phát triển Châu Âu,
đặc bi
ệt là các quốc gia thành viên EU.
(d) Phân tích các bài học xây dựng mô hình xã hội Châu Âu trong sự đa
dạng các mô hình điển hình và kinh nghiệm quản lý phát triển xã hội của các quốc
gia EU từ đó đề xuất những vấn đề Việt Nam có thể tham khảo vận dụng.
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHÂU ÂU
I. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ
HỘI
Từ những ý niệm sơ khởi thời cổ đại về phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội, các lý thuyết liên quan tới vấn đề này đã tiếp tục được phát triển, hoàn
thiện qua một thời kỳ lịch sử lâu dài.
Đến thời cận – hiện đại, các lý thuyết phát
triển, phát triển xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung làm rõ với các cách
tiếp cận rất đa dạng, phong phú áp dụng cho những trường hợp phát triển khác nhau
trên thế giới để tạo thành các mô hình phát triển xã hội. Phần này tìm hiểu về
những luận giải chủ yếu liên quan tới vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội thời hi
ện đại.
Khi đề cập đến phát triển, người ta thường lấy những con số định lượng để
đo lường. Như phát triển kinh tế thì dựa vào GDP, vậy “phát triển xã hội” thì sao?
Đó là những gì liên quan đến việc thay đổi chất lượng của cấu trúc và chức năng xã
hội. Việc thay đổi này đã giúp cho xã hội thực hiện tốt hơn mục tiêu của mình. Sự
phát triển xã hội là kết qu
ả của việc thay đổi hàng loạt chính sách và các chương
trình; điều này được mô tả như sự di chuyển vượt lên, mức độ lớn hơn của năng
lượng, năng lực, chất lượng, khả năng sáng tạo, sự thống trị, sự thưởng thức và
thành tựu….của xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Nhìn lại các diễn biến của lịch sử
trong suốt nhiề
u thế kỷ đã cho thấy xã hội loài người vẫn liên tục phát triển theo
thời gian và để lý giải cho điều này, các học giả Châu Âu đã đưa ra nhiều lý thuyết
khác nhau để tìm hiểu và phân tích về các tác nhân khiến cho quá trình phát triển
của xã hội mang tính liên tục. Về cơ bản, có thể xem xét các vấn đề lý thuyết liên
quan tới phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời hiện đại với các nội dung
bao gồm:
22
• Phát triển kinh tế khác với phát triển xã hội
• Các yếu tố cần thiết cho phát triển xã hội
• Ba bước tiến của phát triển xã hội
• Phát triển tự nhiên và phát triển có kế hoạch
• Phát triển xã hội – một cái nhìn tổng quan.
1. Phát triển xã hội và phát triển kinh tế
Lý thuyết cơ bản về sự biến đổi xã hội là ý thức phát triển sẽ đưa đến một tổ
chức tốt hơn. Loài người tiến hóa là do ý thức, và ý thức sẽ được thực hiện bởi tổ
chức. Khi xã hội nhận ra những cơ hội mới và tốt hơn, nó sẽ hình thành những tổ
chức phù hợp để tận dụng và khai thác những cơ hội này.
Cần phân biệt rõ bốn thuật ngữ:“tồn tại”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “tiến
hóa”. “Tồn tại”: liên quan đến sự hiện hữu của cuộc sống trong đó không có thay
đổi gì về tính chất của cuộc sống. “Tăng trưởng”: đề cập đến sự mở rộng theo
phương nằm ngang được mô tả bởi sự
lớn lên về số lượng ví dụ như một nông dân
tăng diện tích trồng trọt hay một thương nhân mở rộng thị trường bán lẻ. “Phát
triển” liên quan đến sự chuyển đổi theo phương thẳng đứng bằng cách gia tăng mức
độ để hình thành sự thay đổi chất lượng ví dụ như một nhà bán lẻ trở thành nhà sản
xuất hay một trường tiểu học trở thành trường trung họ
c. “Tiến hóa”: liên quan đến
sự giới thiệu những thực tiễn mới như thẻ tín dụng, internet,…
Muốn phát triển xảy ra phải có động cơ và điều kiện tạo ra sự thay đổi xã
hội. Động cơ phải đủ mạnh để vượt qua những cản trở. Phát triển cũng cần nguồn
tài nguyên như vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng vv.
Phát triển là kế
t quả xã hội đã tận dụng tốt cơ hội cũng như vượt qua được
thử thách bằng những nguồn nhân lực và những tài nguyên có ích. Xã hội đã trãi
qua các giai đoạn trong tiến trình phát triển: giai đoạn du cư săn bắn, hái lượm,
nông nghiệp, đô thị hóa, thương mại, công nghiệp và hậu công nghiệp. Những
người tiên phong đã đưa ra những ý tưởng mới, phát minh mới,… và bị chố
ng đối
bởi các phe bảo thủ. Và cuối cùng đổi mới cũng được cộng đồng chấp nhận, tổ
chức và thực hiện. Những cải tiến có tính tổ chức có thể diễn ra đồng thời ở bốn
mức độ: thể chất, xã hội, tinh thần và tâm lý. Ngoài ra, bốn loại tài nguyên khác
nhau cũng hỗ trợ cho phát triển. Trong đó, tài nguyên vật chất là hữu hình và có
23
giới hạn. Nguồn tài nguyên hiệu quả có thể làm tăng chất lượng tổ chức và cấp độ
kiến thức.
Trong suốt tiến trình phát triển, tốc độ và phạm vi phát triển khác nhau ở
từng giai đoạn. Ba giai đoạn chính là vật lý, sự sống (thuật ngữ “sự sống” đề cập
đến những nguồn lực mạnh mẽ, năng động của con người đã giúp họ
thànhh công)
và giai đoạn tinh thần. Tất cả ba giai đoạn này đều có những đặc trưng riêng.
Đó là những nét chung của “phát triển xã hội”. Để đạt được điều này, xã hội
cần có một số các yếu tố cần thiết khác đảm bảo cho quá trình phát triển được diễn
ra một cách phù hợp.
2. Các yếu tố cần thiết cho phát triển xã hội
2.1. Sự phát triển của loài người
Đó là mộ
t tiến trình mà con người sử dụng tất cả những giác quan cũng như
óc phán đoán của mình để nhận biết thế giới vật chất và các động lực phát triển.
Động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tiến trình phát triển là năng lực và khát vọng
của mỗi con người. Do đó, hoạt động có ý thức của con người là tác nhân trực tiếp
của quá trình phát triển. Sự sáng tạo, nă
ng suất, tính hiệu quả cũng sự chứa đựng
một cách có tổ chức sẽ cho thấy mức độ thành công và khả năng thưởng thức của
họ. Phạm vi và cường độ phát triển sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của giáo dục, sức
mạnh của khát vọng và năng lực, kỹ năng và thông tin. Tất cả những nhân tố trên
đều đóng một vai trò hết sức quan trọ
ng cho sự phát triển của một cá nhân, một gia
đình, một cộng đồng hay một quốc gia và thậm chí cả thế giới
2.2. Tiến trình và các nhân tố phát triển của xã hội
2.2.1. Từ phát triển một cách tự phát đến có ý thức
Khuynh hướng thông thường của phát triển là đi từ kinh nghiệm đến thực tế.
Điều này có nghĩa là con người cứ làm theo cha ông của mình mà không hề biết
đến những điều kiện cần thiết nào đã giúp họ thành công. Cách thức phát triển như
vậy được coi là phát triển một cách tự phát. Trải qua một quá trình lâu dài hơn, sự
nhận thức của con người về quá trình phát triển cũng trở nên rõ ràng và khi xã hội
phát triển đi lên, con người cũng hiểu rõ hơn về các nhân tố làm nên bước phát
triển đó. Khi một xã hội phát triển, tức là nó đã tích luỹ được kinh nghiệm của
24
những người tiên phong, đồng thời biết cách vận dụng tính chất của những kinh
nghiệm đó để thành công. Điều này có nghĩa là ý thức của con người về quá trình
phát triển trở nên rõ ràng và con người xác lập được các cách thực hoặc các phương
án lựa chọn để đẩy mạnh quá trình phát triển. Đây chính là sự chuyển biến mang
tính bước ngoặt từ phát triển tự phát sang quá trình phát triển có ý thức.
2.2.2. Nh
ững người tiên phong
Những kinh nghiệm sống của xã hội ngày càng được đúc kết một cách tự
nhiên. Như đã trình bày ở trên, con người không giải thích được lý do tại sao cha
ông, tổ tiên họ lại làm như thế. Và có một số người tìm ra các qui luật, các phát
minh, các ý kiến dường như chưa từng có trong xã hội đã giải thích được các kinh
nghiệm của tổ tiên. Những người này được gọi là người tiên phong. Các sáng kiến
của họ
có thể đưa ra được chiến lược mới, thay đổi cách thức sản xuất thậm chí có
thể thay đổi cơ cấu tổ chức. Chính vì điều này họ đã gặp phải sự chống đối của các
phe bảo thủ trong xã hội. Nếu sáng kiến của những người tiên phong được chấp
nhận, nó sẽ khuyến khích những người xung quanh áp dụng rồi sẽ truyền bá rộng
rãi toàn xã hội và d
ần dần sẽ trở nên phổ biến và thành thông lệ. Tiến trình này có
thể được chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn xã hội chín mùi một kinh nghiệm nào
đó, giai đoạn những người tiên phong đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng là giai
đoạn xã hội chấp nhận.
Với những đóng góp của mình, những người tiên phong có vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình phát triển. Bởi vì thông qua những phát hiện, những ý
tưởng, sáng kiến… của ng
ười tiên phong mà tiềm thức của con người đã trở thành
nhận thức. Ban đầu, người tiên phong tiếp thu nhận thức và họ sẵn sàng nhận lãnh
trách nhiệm là truyền bá nhận thức này cho những người khác. Người tiên phong
xuất hiện đơn lẻ nhưng họ đóng vai trò như người đại diện có ý thức cho toàn xã
hội. Người tiên phong là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển.
2.2.3. Nối tiếp thế
hệ tiên phong
Như đã trình bày ở trên, những người tiên phong là người nảy sinh ra những
sáng kiến mới chưa từng có trong xã hội nên họ thường gặp phải sự kỳ thị, nhạo
báng thậm chí chống đối quyết liệt của cộng đồng. Mặc dù vậy, họ vẫn bất chấp,