Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA THOMAS KUHN VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TRONG KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.43 KB, 11 trang )


TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
QUAN ĐIỂM CỦA THOMAS KUHN
VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG
TRONG KHOA HỌC
Học viên thực hiện: Nguyễn Thường Kiệt – CH1301019
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN&QHĐN
  
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
Giới thiệu đề tài
Như đa số các lĩnh vực nghiên cứu, người ta cũng chia triết học làm nhiều ngạch
khác nhau, thể như triết học xã hội và chính trị, triết học tôn giáo, triết học nghệ
thuật và văn hóa, siêu hình học, tri thức luận, v.v… Trong gần hai thế kỷ lại đây,
khi khoa học phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí trung tâm trong nền văn hóa
nhân loại, đồng thời với sự xuất hiện ngày càng nhiều những sai lệch trong cách
quan niệm của mọi người về khoa học, thì một bộ môn mới nữa của triết học lại
ra đời và lớn mạnh, đó là Triết học về Khoa học [philosophy of science]. Thật ra
những tư tưởng triết học về khoa học đã manh nha từ buổi bình minh của triết
học phương Tây và nhiều ý tưởng cũng đã được các triết gia lớn như Kant,
Hegel… phát triển rải rác trong dòng tư duy của họ. Triết học khoa học nở rộ vào
nửa đầu thế kỷ XX với Câu lạc bộ Wien, với chủ thuyết thực chứng mới, chủ
thuyết thực chứng logic, với các tên tuổi như Rudolf Carnap, Jaakko Hintika,
Imre Lakatos Nó còn được chia làm nhiều nhánh nhỏ như triết học vật lý, triết
học sinh học, triết học logic Trong nửa cuối thế kỷ XX, với sự phát triển vũ bão
của khoa học, triết học khoa học cũng lớn mạnh không ngừng với các tên tuổi nổi


danh như Karl R. Popper, Paul Feyerabend và Thomas S. Kuhn.
Trong phạm vi bài tiểu luận sẽ trình bày một cách sơ bộ về chủ đề “Quan điểm
của T.Kuhn về các cuộc cách mạng trong khoa học” và sẽ tập trung vào các nội
dung chính sau:
- Sơ lược về Thomas Kuhn
- Khoa học “thông thường” (normal science)
- Mô thức (Paradigm)
- Khoa học mang tính đột biến (hay tính cách mạng-revolutionary science)
- Chuyển đổi mô thức
- Quan niệm về sự Tiến Bộ
- Xung quanh quan điểm của Kuhn
2
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
1. Sơ lược về Thomas Kuhn
Thomas Kuhn là một trong ba khuôn mặt lớn nhất của triết học khoa học cuối thế
kỷ XX (cùng với Feyerabend và Popper). Cũng như nhiều triết gia khoa học khác
của thế kỷ XX, Kuhn xuất thân là một nhà khoa học. Ông sinh ra ở Cicinnati
thuộc bang Ohio, Mỹ. Kuhn nhận bằng cử nhân vật lý tại Đại học Havard năm
l943. Năm l940, ông nhận bằng thạc sỹ và năm l949 nhận bằng tiến sỹ cùng tại
ngôi trường này. Theo gợi ý của hiệu trưởng Đại học Havard lúc bấy giờ là
James Conant, ông nhận giảng dạy môn Lịch sử Khoa học tại trường từ năm l948
đến năm 1956. Sau khi rời Havard, Kuhn chuyển về Đại học California ở
Berkeley nhận giảng dạy cho hai khoa Triết học và Lịch sử Khoa học. Năm l961
ông được phong hàm Giáo sư Lịch sử Khoa học, tại đây ông đã viết và cho xuất
bản (l962) công trình quan trọng và gây nhiều ảnh hưởng nhất của mình: Cấu
trúc các cuộc Cách mạng Khoa học. Năm 1964 ông chuyển sang giảng tại Đại
học Princeton với chức danh Giáo sư Triết học và Lịch sử Khoa học trên ghế
danh dự của M. Taylor Pyne. Năm l979, ông chuyển về Học viện Công nghệ
Massachusetts và giảng dạy tại đó với chức danh Giáo sư Triết học. Ông mất vào
ngày 17 tháng sáu năm 1996 ở Cambridge do căn bệnh ung thư phế quản.

Khác với quan niệm về tính phản nghiệm của Karl Popper, trong cuốn sách của
mình, Kuhn muốn chứng minh rằng các lý thuyết khoa học trong lịch sử không
hề bị loại bỏ khi chúng tỏ ra sai, mà chỉ đến khi nào chúng được thay thế. Sự thay
thế này là một hiện tượng "xã hội" đòi hỏi phải có sự tham gia của cả một cộng
đồng các nhà nghiên cứu, cùng thống nhất với nhau về một quy trình xoay quanh
việc giải thích một số hiện tượng hoặc một số thí nghiệm nhất định. Cộng đồng
này có một cấu trúc đặc thù riêng (các cuộc tọa đàm, hội thảo, các ấn phẩm )
Trong lịch sử, theo ông, không hiếm khi xảy ra trường hợp nhiều trường phái
cùng tồn tại trong một mối quan hệ đối lập, và ở một mức độ tương đối, họ
không hề biết tới công việc của nhau.
3
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
Đế chứng minh điều nói trên, Kuhn đã sử dụng ba khái niệm cơ bản là " mô thức
[paradigm]", "Khoa học Chuẩn định [Normal Science]" và "Các cuộc Cách mạng
Khoa học [Scientific Revolutions]"1. xem như nền tảng của mô hình tiến hóa
khoa học do ông đề xướng.
2. Khoa học “thông thường” (Normal science)
Theo Kuhn, đặc trưng của khoa học là “giải đố” (puzzle-solving). Để làm được
điều này, các nhà khoa học cần phải đạt được một sự đồng thuận đáng kể về
những vấn đề cơ bản làm nền tảng. Các vấn đề cơ bản này, như những tiên đề,
được nghiễm nhiên chấp nhận, không cần chứng minh và thường không được
đem ra bàn thảo nữa. Công việc của các nhà khoa học lúc này là “giải” các vấn
đề cụ thể bằng những phương pháp sẵn có từ các lần giải trước và dựa trên các
vấn đề cơ bản nêu trên. Họ không cật vấn và thậm chí không bao giờ nghĩ rằng
một (hay một số) các tiên đề, các giả thuyết cơ bản (basic assumptions) của họ có
thể sai. Họ được đào tạo và quen với việc giải quyết các bài toán, vấn đề với
những phương pháp sẵn có. Vì vậy, khi không tìm ra lời giải thì người ta nghĩ
ngay đến sự yếu kém của các nhà khoa học chứ không nghĩ đến sự bất cập của
khoa học (tức là hệ thống các tiên đề, các điều kiện, phương pháp).
3. Mô thức (Paradigm)

Khái niệm “Mô Thức” được Kuhn định nghĩa lại và nay hầu như ngắn liền với
tên ông.
Kuhn nêu hai vấn đề liên quan đến mô thức. Thứ nhất, mô thức là các tri thức
nền tảng mang tính lý thuyết và được chấp nhận rộng rãi trong các nhà khoa học
4
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
hàng đầu ở một lĩnh vực khoa học nhất định. Các tri thức nền tảng mang tính lý
thuyết trên được nêu ra trong các sách giáo khoa của lĩnh vực đó.
Thứ hai, mô thức là các tình huống chuẩn (standard examples) và các cách giải
quyết vấn đề (ways of solving problems). Các tình huống chuẩn này dạy cách
thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề tương tự và, như vậy, giúp để giải được
các “câu đố” mới.
Không có mô thức nào có thể giải quyết hết các vấn đề trong một lĩnh vực.
Tương tự, Einstein nói ‘Không thể giải quyết rốt ráo các vấn đề trên cùng một
mặt bằng tư duy như các vấn để đó đã được tạo ra”. Các vấn đề chưa được giải
quyết trong một thời gian dài được gọi là “Ngoại Lệ” (anomaly).
Trong thời kỳ khoa học “thông thường”, người ta không mấy quan tâm đến các
“ngoại lệ”. Nguyên nhân là: các nhà khoa học không nghĩ rằng nền tảng cho cách
tiếp cận của họ là sai.
Họ kỳ vọng rằng các “ngoại lệ” sẽ được “giải quyết” bằng cách nào đó sau này;
Hay cho rằng chúng không đủ điều kiện để trở thành bài toán do một sự hiểu
nhầm nào đó.
Khi dồn tụ nhiều các “ngoại lệ” và việc giải bài toán bất thành trong nhiều trường
hợp, có thể dẫn đến một Khủng Hoảng (crisis).
Lúc này, các nhà khoa học bắt đầu đi tìm một hướng mới, một mô thức mới để
thay thế.
Ngày nay khái niệm “mô thức” (hay chuẩn thức, mẫu thức ) được sử dụng khá
rộng rãi trong hầu khắp các lĩnh vực, đặc biệt ở các lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn, với cách hiểu hoặc trùng khớp hoặc không xa lắm với cách hiểu của
Thomas Kuhn được trình bày trong cuốn sách này và có thể nói chính Kuhn là

cha đẻ của khái niệm đó. Ban đầu nó được Kuhn mượn từ khoa ngôn ngữ học
(chỉ các mẫu chia động từ của các ngôn ngữ có phép chia động từ) và coi “mô
5
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
thức” như một mô hình lý thuyết về tư duy, xác định phương hướng suy nghĩ và
nghiên cứu khoa học vào một thời điểm nhất định (chẳng hạn: thuyết vạn vật hấp
dẫn của Newton, sau này được thuyết tương đối của Einstein thế chỗ). Trong quá
trình phát triển theo dòng mạch của công trình, thuật ngữ “mô thức” được Kuhn
sử dụng với nhiều sắc thái khác nhau, nhưng tựu trung vẫn xoay quanh hai cách
hiểu chính: một mặt nó biểu hiện toàn bộ tập hợp những tín niệm, những giá trị
được thừa nhận và những kỹ thuật mà mọi thành viên của một nhóm hay một
cộng đồng có chung; mặt khác nó biểu thị một yếu tố riêng biệt của tập hợp ấy:
đó là những giải pháp cho những "bài toán đố" cụ thể được cộng đồng sử dụng
như những mô hình làm mẫu, chúng có thể thay thế cho những quy tắc thành văn
với tư cách là cơ sở cho việc giải các "bài toán đố", tức là các vấn đề còn khúc
mắc trong cái mà Kuhn gọi là "khoa học chuẩn định". "Khoa học chuẩn định"
cũng là một khái niệm do Kuhn sáng tạo ra nhằm mô tả một cách tương đối công
việc thường nhật của các nhà khoa học trong khuôn khổ một mô thức". Khoa
học có thể phẳng lặng trong một giai đoạn dài, trong đó “mô thức” hầu như được
tất cả mọi người chấp nhận; tất thảy mọi thí nghiệm chỉ nhằm nuôi dưỡng “mô
thức” đang tồn tại. Khi những khiếm khuyết của “mô thức” ngày càng trở nên
hiển nhiên và một “mô thức” thay thế dần được hình thành thì sẽ có một sự biến
đổi đột ngột xuất hiện: sự biến đối đột ngột đó chính là một "cuộc cách mạng
khoa học".
4. Khoa học mang tính đột biến (hay tính cách mạng-
revolutionary science)
Khủng hoảng có thể dẫn đến sự xuất hiện của một mô thức mới. Nếu mô thức
mới này được chấp nhận thì đó là một sự Chuyển Đổi Mô Thức (paradigm shift).
Kuhn gọi đây là những cách mạng khoa học. Trong lịch sử phát triển khoa học,
những chuyển đổi mô thức điển hình là: Ptoleme-Copernicus, Newton-Einstein,

6
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
vật lý cổ điển-vật lý lượng tử, Kuhn ví cách mạng khoa học cũng giống như
cách mạng chính trị. Các đột phá trong khoa học-công nghệ bắt nguồn từ những
chuyển đổi mô thức cơ bản, những biến đổi mang tính cách mạng của khoa học.
Trong thời kỳ khoa học “thông thường”, các biến động mang tính kế tục và dựa
trên các giả thuyết đã được thống nhất và không hề bị xem xét lại hay bác bỏ.
Trong cách mạng khoa học, các biến động không còn là sự kế tục. Đó là một sự
kết thúc, một đoạn tuyệt, một sự thay đổi cơ bản và ở đó, các phe với các quan
điểm đối lập thường không thể đối thoại với nhau được nữa.
5. Chuyển đổi mô thức
Đặc trưng của sự đụng độ giữa các mô thức chính là việc không thể đối thoại với
nhau nói trên.
Các quan điểm của các mô thức đối lập có thể khác nhau cơ bản tới mức, theo
Kuhn, các nhà khoa học như đến từ “các thế giới khác nhau”.
Đây là nguyên nhân để Kuhn nêu lên quan điểm khá cực đoan rằng: khoa học
chẳng qua là sản phẩm ngụy tạo của con người (chứ không phải là sự mô phỏng
một cách “vô tư” bản thể hay giới tự nhiên). Điều đáng lưu ý là: đây lại chính là
quan điểm của đạo Phật nhìn nhận về khoa học (hay bất kỳ một nhận biết nào
dựa trên logic, thậm chí tâm thức). Nhưng tác phẩm của Kuhn, cùng với những
phát hiện và bế tắc của các nhà vật lý lượng tử ở đầu thế kỷ 20, đã làm không ai
phủ nhận được rằng: Con người, vô tình hay hữu ý, đã và đang nhìn nhận bản thể
theo cách mà họ muốn. Điều này dẫn rất nhiều suy diễn và tranh luận. Rõ ràng
rằng: khoa học và các giao diện của nó cần được tái quan niệm, mở rộng ra, đan
xen (hay hòa quyện hữu cơ) vào các lĩnh vực khác. Phật giáo với các tầng thức
như “vô cấp” và các mô thức (chưa được biết đến hay đã bị lãng quên) để nhận
biết bản thể cần được xem xét. Thành trì “khoa học” tưởng chừng như đã rất bền
7
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
vững (vì tưởng như độc lập với con người) nay như một tòa lâu đài ảo, chỉ tồn tại

trong tâm tưởng con người.
Sự chuyển đổi mô thức không phải là kết quả của tranh luận phải trái hay sự
thuyết phục bằng tính hợp lý mà giống như một sự thay đổi về cách quan sát.
Điều này giống như một sự thay đổi trong sự Cảm Nhận (Perception). Tương tự,
theo đạo Phật, Cảm Nhận của con người hoàn toàn mang tính chủ quan (không
mấy liên quan gì tới bản thể) và nó quyết định ta cảm nhận về thế giới tự nhiên
thế nào.
6. Quan niệm về sự Tiến Bộ
Kuhn cho rằng: Khoa Học không nhất thiết ngày càng tiến gần tới Bản Thể hay
Sự Thật.
Theo ông, không có biện pháp khách quan để đánh giá xem các lý thuyết tiến gần
đến sự thật như thế nào. Ông tự nhận mình là một người thuộc trường phái Kant
nhưng “với những phạm trù chuyển dịch” (“moveable categories”). Theo Kant,
các phạm trù của tư duy là điều kiện tiên quyết cho mọi sự hiểu biết hoặc tri
thức. Và, người ta gán cho khoa học là quy luật của tự nhiên (tức là khách quan),
nhưng thực chất thì nó chính là sản phẩm của tư duy chủ quan của con người.
Kuhn cũng đồng quan điểm đó, nhưng điểm mới của ông là: các phạm trù này
luôn thay đổi trong các cuộc cách mạng khoa học. Như vậy, Kuhn cho rằng: khoa
học không nhất thiết mang tính hợp lý (rational).
7. Xung quanh quan điểm của Kuhn
Quan điểm của Kuhn gây ra nhiều hệ lụy và gợi suy hơn ông ta tưởng. Không
những khoa học-kỹ thuật mà xã hội học, triết học, thần học, khoa học xã hội và
cả tôn giáo cũng thấy sự liên quan. Có thể nhắc tới vài gợi suy sau.
8
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
Khi thấy có nhiều “ngoại lệ”, cần nghĩ ngay đến việc xem xét lại mô thức có còn
thích hợp.
Đầu tư quá nhiều vào khoa học “thông thường” khi mô thức đã lạc hậu sẽ không
hiệu quả bằng tìm ra mô thức mới (Ví dụ như: Nếu cứ cố tìm cách cải tiến cái
đèn dầu hỏa thì khó có thể phát minh ra đèn điện).

Khi yếu tố tác động (hay điều kiện) thay đổi, cần thay đổi ngay mô thức thì
những nghiên cứu sau đó mới hiệu quả.
Những sáng tạo, đột phá trong khoa học-công nghệ thường xuất phát từ thay đổi
mô thức, đặc biệt là những mô thức phi truyền thống. Những người giỏi ở khoa
học “thông thường” (như kiểu quen đường mòn) ít khi tìm đến mô thức mới.
Để tìm ra mô thức mới và phi truyền thống, trí tưởng tượng rất quan trọng.
Einstein nói “Mọi tri thức đều chỉ là chi tiết; Trí tưởng tượng mới là quan trọng”.
Khi thế giới biến động, thay đổi mô thức của mình (tức là thay đổi mình) có lợi
hơn là giữ mình không đổi (dĩ vạn biến ứng vạn biến).
Nhà khoa học cần giải phóng mình khỏi mọi quan điểm, đức tin, mong muốn
theo bản năng… khi nghiên cứu khoa học vì những điều chủ quan trên sẽ “lái” họ
đi hay làm họ nhìn thế giới một cách phiến diện.
Quan sát, cảm nhận, logic… của ta chắc chắn không khách quan. Vậy, có cách
nào khác để có thể cảm nhận hay nhận biết thế giới được “khách quan” hơn?
Liệu có những cách nào để “cảm” (ngộ) mà không qua “biết” (tri), tức là phi
logic để loại bỏ sự chủ quan vốn hữu hạn của con người?
Khái niệm Mô Thức là một trường hợp đặc biệt của “Chấp” (“chấp” bao trùm
hơn). Và, “chuyển đổi mô thức” không khác gì “phá chấp”.
Mô thức hay chấp giúp đạt đến mục đích cụ thể. Nhưng nếu vẫn giữ chúng thì
chúng sẽ ngăn cản ta đến mục đích khác (mà lẽ ra ta phải dùng mô thức khác,
9
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
chấp khác). Chấp và mô thức luôn cần được thay đổi, được “phá bỏ” để có mô
thức mới cho mục đích mới. Chấp, mô thức có thể ăn sâu từ hàng ngàn năm và
đã thành bản năng. Phá bỏ nó không phải dễ. J. Keynes nói “Khó khăn không
phải là có ý tưởng mới, mà là ở chỗ thoát khỏi tư duy cũ”.
Phi logic hay vô thức lại là cách đến gần hơn tới (hay hòa nhập vào) bản thể. Đây
cũng thể hiện tính bất cập của khoa học: Đó là nó vẫn cần logic hay mô thức để
tồn tại.
Trong công trình của mình, Kuhn lập luận rằng khoa học không phát triển theo

một đường thẳng, hoặc nói cách khác là không phát triển tuyến tính, bằng việc
tích lũy đều đặn tri thức mới, mà phải trải qua những cuộc cách mạng luôn tái
diễn, tức là phải trải qua những bước chuyển "mẫu hình", trong đó có sự thay đổi
đột ngột về bản chất của công việc tìm tòi và phát kiến khoa học ở một lĩnh vực
riêng. Nhìn chung, có thể chia khoa học làm ba thời kỳ. Trước hết là thời kỳ tiền
khoa học, khi khoa học chưa có cho mình một "mẫu hình" trung tâm, tiếp đến là
thời kỳ của "khoa học chuẩn định", thời kỳ mà các nhà khoa học bỏ nhiều công
sức để mở rộng và củng cố "mẫu hình" thông qua việc giải các "bài toán đố".
Trong thời kỳ này, một kết quả sai lệch với "mẫu hình" không được xem như một
chứng cứ nhằm loại bỏ "mẫu hình", mà luôn được xem là lỗi lầm của nhà nghiên
cứu (trái với quan niệm về tiêu chuẩn phản nghiệm của Karl Popper). Khi những
"bất thường [anomaly]" được tích tụ ngày càng nhiều, khoa học sẽ đi vào thời kỳ
"khủng hoảng [crisis]" và vào thời điểm này, một mẫu hình" mới gộp chung cả
những kết quả cũ lẫn những kết quả "bất thường" vào một cơ cấu duy nhất sẽ ra
đời và được chấp nhận. Đó chính là "cách mạng khoa học".
Kuhn còn lập luận rằng không thể đem các "mẫu hình" đang tranh đua so sánh
với nhau được, có nghĩa là không thể hiểu được một "mẫu hình" thông qua bộ
máy khái niệm và thuật ngữ của một "mẫu hình" đang cạnh tranh khác.
10
TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC GVPT: TS. BÙI VĂN MƯA
8. Kết luận
Bên cạnh thành công và những đóng góp có giá trị không thể chối bỏ, cũng là lẽ
thường tình khi những phê phán nhằm vào Kuhn và chỉ ra những thiên kiến và
những sai lầm trong quan niệm của. Các nhà tư tưởng hậu hiện đại và hậu cấu
trúc cho rằng Kuhn đã cố chứng minh cho sự phụ thuộc thái quá của tri thức
khoa học vào văn hóa và hoàn cảnh lịch sử của cộng đồng khoa học, mà quên đi
khía cạnh nhận thức và phương pháp.
Công trình của Kuhn còn được coi như đã góp phần xóa nhòa đường phân ranh
giữa khoa học và phi khoa học. Trong khi các nhà hậu thực chứng logic phê bình
Kuhn "nhân văn hóa" khoa học quá mức cần thiết thì các nhà tư tưởng hậu hiện

đại trong đó có Feyerabend lại cho rằng Kuhn còn quá rụt rè trong việc "nhân
văn hóa" này.
Mặc dù vậy, dấu ấn của Kuhn cho đến giờ này vẫn chưa hề phai nhạt và tính thời
sự của nó vẫn còn nguyên vẹn. Công trình của Kuhn ngày nay vẫn được sử dụng
khá triệt để trong khoa học xã hội, chẳng hạn trong những tranh cãi về Quan hệ
Quốc tế của các trường phái hậu thực chứng. Khái niệm "mẫu hình" của ông
dường như là một khái niệm cơ bản của môn Xã hội học về Tri thức Khoa học.
Tài Liệu Tham khảo
[1] Thomas Kuhn - Dịch giả Chu Lan Đình, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa
học, NXB Tri thức, 2008
[2] Đinh Thế Phong, Khoa học và Mô Thức Luận của Thomas Kuhn, Tạp chí
Tia Sáng 6/2010
[3] Nguyễn Đức Hiệp, Triết lý khoa học hiện đại, Tạp chí Thời đại mới, Số 2,
tháng 7/2004
11

×