Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Triết học R.Descartes và sự hồi sinh phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.89 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
TRIẾT HỌC R.DESCARTES VÀ SỰ HỘI SINH, PHÁT TRIỂN
CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỜI CẬN ĐẠI
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
HV thực hiện: Phan Tử Ánh
MSHV: CH1301080
TPHCM, tháng 08 năm 2014
1
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
Giới thiệu
René Descartes là một nhà khoa học, đồng thời là một nhà triết học lớn của
Pháp và châu Âu. Ông được đánh giá là cha đẻ của triết học hiện đại, là một trong
những người sáng lập nên nền triết học của thời đại mới chống lại tôn giáo, chống
lại chủ nghĩa kinh viện và cũng xây dựng tư duy mới giúp cho việc nghiên cứu khoa
học – đề ra phương pháp mới trong vấn đề nhận thức: “phương pháp thực nghiệm”
(emperism).
Trong phạm vi bài tiểu luận, với cách nhìn nhận còn hạn chế, những hiểu biết
khiêm tốn về triết học nói chung và triết học R.Descartes nói riêng, em xin trình bày
một cách sơ bộ về chủ đề “Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa
học tự nhiên thời cận đại”.
Bài viết có bố cục như sau:
- Sơ lược về triết gia René Descartes
o Tiểu sử
o Tư tưởng triết học
- Ảnh hưởng của triết học René Descartes đến sự hồi sinh và phát triển của
khoa học tự nhiên thời cận đại


o Ảnh hưởng của triết học Descartes trong việc nghiên cứu các môn
khoa học khác
o Sự hồi sinh và phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
1. Sơ lược về triết gia René Descartes
Tiểu sử
René Descartes (1596–1650) Sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh,
nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đình quý tộc nhỏ, có
2
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của
dòng Tên tại LaFlèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn
học cổ điển, Descartescòn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học
phái chủtrương dùng lýluận của loài người để hiểu lý thuyết Ky tô giáo. Thiên Chúa
giáo La Mã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường,
ông theo học luật tại Đại họcPoitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề
hành nghề luật; năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh
đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, với ýđịnh theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp.
Những năm tiếp theo, Descartes phục vụ cácquân đội khác, nhưng ông đã bắt đầu
tập trung vào toán học và triết học. Ông hành hươngsang đất Ý từ năm 1623 đến
1624, sau đó từ 1624 đến 1628, ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes
chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm các thí nghiệm về quang học. Năm 1628,
sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển sang sống ở Hà Lan, và sống hầuhết
quãng đời còn lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống ở nhiều thành phố khác nhau
củaHà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và Leiden
Tư tưởng triết học của Descartes:
Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo
nênkhả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng
rằng, vớiphương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống.
Triết học của ôngcó tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và
vật chất tồn tại độc lậpvới nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên

thể thứ ba – nguyên thể tốicao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện
tính chất thoả hiệp của hệ tưtưởng tư sản. Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn
giáo, Descartes đưa lý trí lên vị trí hàngđầu trong lý luận về nhận thức. Gống như
Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệmkhông phải là phát minh ra các quy
luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện
ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân
chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng,thì Descartes thừa nhận
3
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh
rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ.
Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất
dibất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí,
phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. Những nguyên lý ấy lại
thể hiện tínhchất duy tâm, vì Descartes đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm
tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời
sống thực tiễn xã hội. Descartes là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa
duy lý của Descartes ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông
cho rằng trong lý trí của conngười có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh
nghiệm. Ông đã thừa nhận mộtcách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic
học và toán học là những cái “bẩmsinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Trong
học thuyết về tự nhiên, Descartes là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực
thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộctính cơ
bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và ngược
lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ,
không có không gian trống rỗng. Descartes thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất.
Vạn động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận
động đượcchuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm
của Descartes vềtính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá
như một thành tựu khoahọc vĩ đại. Descartes thừa nhận sự xuất hiện của thế giới

thực vật và động vật trong quá trìnhvận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau về
chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thểsống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự
khác biệt giữa con người và con vật là ởchỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật
chất mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưnglý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa
trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duytâm trong triết học của Descartes.
2. Ảnh hưởng của triết học René Descartes đến sự hồi sinh và phát triển
của khoa học tự nhiên thời cận đại
4
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
Ảnh hưởng của triết học trong việc nghiên cứu các môn khoa học khác:
Triết học Descartes, có khi được gọi là Cartesianism (tiếng Anh), đã khiến
choông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải
thích đócũng có một giá trị nhất định, vì ông đã dùng những giải thích cơ học thay
cho nhữngquan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đã
công nhậnthuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh
Mặt Trời, nhưngông đã từ bỏ nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết
đó tà đạo. Thay vàođó ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp
đầy vật chất, ở các trạngthái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.
Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất
lỏngtinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với
chất suynghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và
các phầnkhác của cơ thể.
Về quang học, Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc
tớibằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến
định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất
rắn đã dẫnđường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.
Về toán học, đóng góp quan trọng nhất của Descartes là việc hệ thống hóa
hìnhhọc giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà toán
học đầutiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo
nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes

cũng là ngườiđầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số
và dùng các chữcái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã
sáng tạo ra hệ thốngký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức
x²). Mặc khác, chính ôngđã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu
Descartes, để tìm số nghiệmâm, dương của bất cứ phương trình đại số nào.
Sự hồi sinh và phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
5
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
Nhờ một phần lớn vào những tư tưởng triết học của Descartes, trong hai thế kỉ
XVII và XVIII, khoa học đã đạt được những thành tựu lớn đặc biệt trong các ngành
thiên văn, vật lí, hoá học, y học.
Người phát triển và ủng hộ tính đúng đắn của học thuyết Côpécnic là nhà bác
học Đức, Giôhan Kêple (Johann Kepler). Kêple đã đưa ra 3 định luật về sự chuyển
động của các thiên thể. Định luật thứ nhất, ông khẳng định Trái Đất chuyển động
quanh Mặt Trời, không những thế ông còn xác định được quĩ đạo chuyển động của
nó không phải là đường tròn mà là hình elíp. Định luật thứ hai, Kêple chứng minh
vận tốc chuyển động của hành tinh tăng lên khi đang tới gần Mặt Trời và giảm dần
khi nó chuyển động xa Mặt Trời. Định luật thứ ba, ông đã xác lập được công thức
toán học giữa thời gian cần để hành tinh chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời
và khoảng cách giữa nó với Mặt Trời.
Galilêô Galilê (Galileo Galilei), một nhà thiên văn học người Ý đã chế tạo ra
kính thiên văn để quan sát bầu trời. Galilê cũng là người ủng hộ nhiệt tình học
thuyết của Côpecnic. Ông còn là người trực tiếp làm thực nghiệm về sự rơi tự do
trên tháp nghiêng Piza Có thể nói Galilê là người tiến hành hàng loạt thí nghiệm
một cách có hệ thống. Vì vậy, sau này người ta coi Galilê là cha đẻ của phương pháp
thực nghiệm trong khoa học.
Một nhà vật lí người Anh, William Gilbert trong một quyển sách xuất bản năm
1600 đã giải thích Trái Đất như một cục nam châm khổng lồ tạo ra một từ trường
(nhưng không mạnh), điều đó làm kim la bàn chỉ xoay về hướng Bắc. Ông còn
nghiên cứu về hiện tượng tĩnh điện. Ông thấy rằng, không chỉ có hổ phách khi bị chà

xát mới hút các vật nhẹ mà có những thứ khác như thuỷ tinh cũng có tính chất
như vậy. Ông gọi đó là hiện tượng hổ phách - electric. ( electric do từ electron theo
tiếng Hy Lạp có nghĩa là hổ phách).
Niutơn ( I . Newton ) là một nhà bác học người Anh, ông được coi là nhà vật lí vĩ
đại nhất của thế kỉ XVIII. Đóng góp vĩ đại nhất của Niutơn nằm trong 3 định luật
mang tên ông mà nổi bật là định luật Vạn vật hấp dẫn. Có thể coi Niutơn là hòn đá
6
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
tảng của nền vật lí cổ điển. Tác phẩm vĩ đại của Niutơn là Các nguyên lí toán học
của triết học tự nhiên
Về hoá học, Joseph Priestley là một luật sư người Anh đã khám phá ra oxy.
Y học cũng có nhiều tiến bộ. Adreas Vesalius, một nhà khoa học người Bỉ đã
cho in cuốn sách Về cấu trúc của cơ thể người. Để viết được cuốn sách này, ông đã
phải nghiên cứu rất nhiều tử thi. Ông phê phán những người chỉ biết vùi đầu vào
những cuốn sách của các nhà y học thời cổ đại.
Hacvây (William Harvey), một nhà sinh lí người Anh đã nghiên cứu rất nhiều về
hệ tuần hoàn của chim, cá, ếch. Ông đã mô tả về hệ tuần hoàn máu trong cơ thể
người qua quyển sách Tiến hành giải phẫu đối với sự chuyển động của tim và máu
trong cơ thể loài vật.
Cuộc cách mạng tri thức trong thế kỉ XVIII đã tạo điều kiện cho những tiến bộ ở
những thế kỉ sau.
Đantơn (John Dalton), một giáo viên người Anh cho rằng mọi vật chất đều cấu
tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác
nhau. Các nguyên tử hợp thành từng đơn vị ( bây giờ ta gọi là phân tử). Ông còn
miêu tả chúng bằng những công thức hoá học.
Một phát minh vĩ đại về mặt hoá học là Bảng hệ thống tuần hoàn năm 1869 của
Dmitri Mendeleev, một nhà hoá học Nga. Ông đã xắp xếp các chất hoá học thành
từng nhóm theo khối lượng riêng, tính chất riêng của chúng. Ông còn dự đoán một
số chất mà loài người sẽ phát hiện ra để lấp vào chỗ trống trong Bảng tuần hoàn của
ông với một sự chính xác đáng kinh ngạc.

Năm 1800, Vonta (Ý) đã chế tạo ra pin do tác động của hoạt động hoá học. Năm
1831, Michael Faraday (Anh) đã chứng minh dòng điện sẽ xuất hiện khi ta di
chuyển ống dây qua một từ trường. Phát minh của Faraday đã tạo cơ sở cho việc chế
tạo ra máy phát điện sau này.
Năm 1860 Macxel (James Clerk Maxwell), một nhà khoa học người Scotland đã
đưa ra lí thuyết giải thích ánh sáng bản chất cũng là một dạng của sóng điện từ mà
7
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
trong khoảng mắt ta nhìn thấy được. Tới năm 1885, Heinrich Hertz đã chứng minh
được tốc độ khác nhau của các loại sóng điện từ khác nhau. Sau này người ta lấy tên
Hertz để đặt cho đơn vị đo chu kì.
Năm 1895, một nhà khoa học người Đức khác là Rơnghen (Wilhelm Roentgen)
đã tạo ra một loại tia có thể đâm xuyên qua các vật thể rắn, ánh sáng không thể
xuyên qua được. Ông gọi đó là tia X .
Năm 1898, hai ông bà Pierre và Marie Curie ( Pháp) đã tinh chế được chất
radium và phát hiện ra tính phóng xạ của nó.
Về mặt thông tin, phát minh quan trọng phải kể tới là năm 1876 Alexander
Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. 1879 Thomas A. Edison đã
làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống .
Về mặt kĩ thuật, đầu thế kỉ XIX khí đốt và gas đã được người Anh và Pháp đưa
vào phụcvụ cuộc sống. 1897 một kĩ sư người Đức là R . Diesel đã chế ra một loại
động cơ đốt trong không cần bugi, sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ Diesel chính là
mang tên ông.
Về y học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Louis Pasteur (Pháp),
ông đã đế ra cách ngừa bệnh mới là sử dụng vaccin.
Về Sinh học, phát minh quan trọng của thế kỉ XIX phải kể tới Charles Darwin.
Năm 1859 Đacuyn đã cho ra đời tác phẩm Nguồn gốc các loài qua con đường chọn
lọc tự nhiên. Trong tác phẩm đó ông trình bày 3 ý tưởng chủ yếu: đấu tranh sinh tồn,
chọn lọc tự nhiên, sự tồn tại của giống thích ứng với môi trường tốt nhất đã trở
thành cơ sở của học thuyết tiến hoá cổ điển.

Về di truyền học, Gregor Mendel (Áo) đã đưa ra học thuyết chứng minh sự di
truyền những phẩm chất của thế hệ trước cho thế hệ sau qua những phân tử cực nhỏ,
mà sau này được gọi là gien.
Về tâm lí học, cuối thế kỉ XIX có hai phát minh quan trọng là của Paplốp (Ivan
Pavlov) và Frơt (Sigmund Freud). Paplôp đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện.Thử
nghiệm của Paplôp đã giải thích nhiều hành vi của con người không giải thích được
8
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
bằng lí trí, thực tế chỉ là sự phản ứng máy móc trước các kích thích đã trở thành tập
tính. Còn học thuyết của Frơt thì giải thích nhiều hành động của con người xuất phát
từ những nhu cầu, ước muốn tiềm ẩn. Frơt đã tạo ra ngành phân tâm học
Kết luận
Vì thời gian thực hiện ngắn, tiểu luận này chủ yếu mang tính chất thu thập, gom
nhặt lại những thông tin và sắp xếp lại để chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn về
triết học Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại.
Descartes xứng với danh hiệu cha đẻ của triết học thời mới, của triết học con người,
triết học tinh thần. Descartes đánh dấu một khúc ngoặt vô cùng quan trọng của tư
9
Triết học R.Descartes và sự hồi sinh, phát triển của khoa học tự nhiên thời cận đại
tưởng triết học. Triết học của ông bắt nguồn từ đam mê khoa học, và đã đóng góp
một phần quan trọng vào sự phát triển của ngành triết học nói riêng và của các
ngành khoa học tự nhiên nói chung.
Tài liệu tham khảo:
1. Triết học Descartes – Trần Thái Đỉnh, nxb Văn học
2. />3. />rene-descartes-qtoi-tu-duy-do-do-toi-hien-huuq.html
10

×