Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xu hướng toàn cầu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.06 KB, 20 trang )

Toàn cầu hoá và những mặt trái
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham
gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia
chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp
tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những
thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển. Vì toàn
cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược.
1 Lời hứa của các tổ chức toàn cầu:
1.1 Lợi ích của toàn cầu hoá: thông qua thương mại quốc tế giúp các quốc gia tăng
trưởng nhanh hơn, nhiều người trên thế giới sống lâu hơn và hưởng mức sống cao hơn trước
đây, giảm đi tình trạng cô lập mà các nước đang phát triển thường gặp và tạo ra cơ hội tiếp
cận tri thức cho nhiều người ở các nước đang phát triển…
1.2 Tác hại của toàn cầu hoá: làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trong
xã hội, tự do hoá thị trường tài chính nhanh chóng trong khi chưa có các cơ chế cạnh tranh và
kiểm soát đã dẫn tới khủng hoảng tài chính châu Á (1997), việc xoá bỏ các hàng rào thương
mại để thị trường tự do cạnh tranh (không có sự điều tiết của chính phủ) đã gây thiệt hại lớn
cho các nước đang phát triển bởi hàng hoá của họ sản xuất ra không thể cạnh tranh được với
hàng hoá nước ngoài, việc nới lỏng kểm soát thị trường vốn ở Mỹ Latinh và châu Á đưa đến
sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá và sự suy yếu của hệ thống ngân hàng, môi trường bị huỷ hoại,
tham nhũng gia tăng…
1.3 Những sai lầm của 3 tổ chức (IMF, WB, WTO) điều phối toàn cầu hoá:
1.3.1 Cơ sở hình thành IMF: IMF được thành lập trên cơ sở niềm tin thị trường
thường là không hoàn hảo nhưng nó lại quá tin vào sự hoạt động hiệu quả của thị trường tự
do và cần có áp lực quốc tế buộc các nước theo đuổi chính sách kinh tế tiền tệ -tài khoá mở
rộng nhằm kích thích nền kinh tế thì IMF lại thường chỉ chấp nhận cho vay nếu các nước
thực hiện chính sách tiền tệ -tài khóa khắc khổ (giảm thâm hụt ngân sách, tăng thuế, tăng lãi
suất) dẫn tới sự thu hẹp nền kinh tế. Từ 2 nguyên nhân trên mà từ khi thành lập đến nay các
chính sách của IMF đưa ra thường mang lại tác hại nhiều hơn là những lợi ích mà nó đem lại
cho nền kinh tế toàn cầu.
1.3.2 Những sai lầm của IMF: Thứ nhất, do quá tin vào hiệu quả của tự do hoá mà nó
thường xem nhẹ vai trò của chính phủ (luôn xem chính phủ là nguồn gốc của mọi vấn đề).


Thứ hai, mặc dù IMF và WB – 2 tổ chức được lập ra với những mục đích khác nhau (nhiệm
vụ của IMF là tập trung vào các vấn đề khủng hoảng, nhiệm vụ của WB là giải quyết các vấn
đề cơ cấu kinh tế các nước) nhưng hoạt động thì ngày càng chồng chéo lên nhau (WB chỉ
cho các nước vay khi có sự chấp thuận của IMF. Chính vì thế mà nó đã áp đặt một số điều
kiện lên các quốc gia khi các nước này cần sự giúp đỡ của nó). Thứ ba, IMF đã đi quá xa giới
hạn và khả năng của nó thay vì tập trung vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô. Nó
cho rằng, các vấn đề cơ cấu đều ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và do đó sẽ ảnh hưởng
tới ngân sách chính phủ hay thâm hụt thương mại. Vì vậy, nó cảm thấy mọi vấn đề đều nằm
trong quyền quản lí của mình. Thứ 4, IMF là một tổ chức công đại diện cho các nước thì nó
phải là một tổ chức độc lập và minh bạch nhưng trên thực tế các hoạt động của IMF không
những bị chi phối bởi ý chí chung của các nước G7 mà còn bởi giới tư bản thương mại, tài
chính ở nước đó. Thứ 5 là sự thiếu minh bạch – dân chủ trong việc thảo luận về các chiến
lược giải pháp của tổ chức này cho các quốc gia đang phát triển.
Như vậy, trong suốt nửa thế kỉ kể từ khi thành lập đến nay, IMF gần như đã thất bại
trong sứ mệnh của nó. Lẽ ra, khi các nước gặp khó khăn về kinh tế thì nó phải trợ giúp tài
1
Toàn cầu hoá và những mặt trái
chính cho các nước này phục hồi trạng thái gần toàn dụng lao động thì nó lại không thực
hiện. Điều này đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế nổ ra ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt.
Tồi tệ hơn, những chính sách mà IMF áp đặt, đặc biệt là tự do hoá thị trường tài chính quá
sớm đã đưa đến sự bất ổn định toàn cầu và khi một nước bị khủng hoảng thì các trợ giúp của
các chương trình IMF lại càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là người nghèo.
1.3.3 Thoả thuận Bretton Woods: đã kêu gọi thành lập một tổ chức kinh tế quốc tế thứ
3, WTO, để kiểm soát quan hệ thương mại quốc tế không những nhằm hạn chế việc các nước
tăng thuế nhập khẩu bảo vệ nền kinh tế nội địa gây ra sự tràn lan của suy thoái kinh tế mà
còn thúc đẩy sự lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ và tạo ra một diễn đàn để đảm bảo đàm
phán thương mại được diễn ra và những thoả thuận được thực hiện. Như vậy, những ý tưởng
và dự định đằng sau sự hình thành của các tổ chức quốc tế đều là tốt đẹp, nhưng dần qua thời
gian đã bị biến dạng thành những thứ khác nhau. Những định hướng hoạt động của IMF,
nhấn mạnh đến sự thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ trong việc tạo việc làm đã

bị thay thế bởi tư tưởng thị trường tự do. Tư tưởng này, chính là một phần của đồng thuận
Washington- một sự đồng thuận giữa IMF, WB, Bộ tài chính Mỹ về "các chính sách đúng"
cho các nước phát triển.
1.3.4 Những hạn chế căn bản trong đồng thuận Washington: thứ nhất là khá nhiều ý
tưởng trong sự đồng thuận mới này được hình thành trong quá trình đối phó với những vấn
đề của Mỹ Latinh, nơi các chính phủ thường mất kiểm soát chi tiêu ngân sách trong khi lại
thực thi nới lỏng tiền tệ và hậu quả là lạm phát lại được áp dụng cho những nước mà nền
kinh tế có cấu trúc, thế mạnh, điểm yếu hoàn toàn khác. Thứ hai, những chính sách như tự do
hoá thị trường vốn được đẩy mạnh trên khắp các nước Mỹ Latinh góp phần tạo ra những bất
ổn định thì những chính sách này vẫn được thúc đẩy ở nơi khác. Thứ ba, các chính sách được
đưa ra không hề phù hợp với những nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hay
chuyển đổi kinh tế như việc bắt một nước đang phát triển mở cửa thị trường cho hàng hoá
nhập khẩu cạnh tranh với sản phẩm của các ngành công nghiệp nội địa còn non nớt và dễ bị
tổn thương đã gây ra những hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Hay việc yêu cầu các nước
phát triển phải thắt chặt chính sách tiền tệ đẩy lãi suất lên cao trong khi mạng lưới an sinh xã
hội chưa hình thành đã dẫn đến những người mất việc bị đẩy vào cảnh nghèo đói túng quẫn.
Hay việc bắt các nước đang phát triển với hệ thống ngân hàng vừa chỉ mới phát triển phải đối
mặt với những rủi ro khi mở cửa thị trường đã làm cho các nước này không thể kiểm soát
được dòng chu chuyển vốn khi mà sự lưu chuyển tiền vào và ra ở các nước này diễn ra với
tần suất quá lớn. Thêm vào đó, chính sách thắt lưng buộc bụng đã không làm tăng trưởng
kinh tế các nước như đã hứa hẹn mà còn là nguyên nhân cản trở tăng trưởng, gia tăng nghèo
đói. Tuy nhiên, một số cải cách kiểu thị trường tự do của IMF cũng có đem lại thành công
cho một số nước như Chile chẳng hạn nhưng phần còn lại của lục địa này vẫn còn phải tiếp
tục bù lại một thập kỉ đã mất mát. Thậm chí, ngay cả khi những nước này đã đẩy lùi được
lạm phát thì tình trạng thất nghiệp cao kinh niên vẫn còn. Thêm vào đó, tại các quốc gia có
được một chút tăng trưởng ta cũng thấy rõ là lợi ích chỉ tập trung vào trong tay những người
giàu và đặc biệt là tầng lớp cực giàu trong khi nghèo đói vẫn hoành hành.
1.3.5 Vấn đề người đại diện trong IMF: những người đứng đầu trong IMF và bộ tài
chính Mỹ thường xuất thân từ các công ty tài chính và sau khi kết thúc nhiệm kì trong chính
phủ họ lại trở về nơi đó làm việc. Điều này đã cho thấy, những cá nhân này đương nhiên sẽ

nhìn thế giới bằng con mắt của cộng đồng tài chính và những quyết định của các tổ chức này
luôn luôn phản ảnh quan điểm và lợi ích của những người ra quyết định.
2
Toàn cầu hoá và những mặt trái
Như vậy có thể nói, toàn cầu hoá bản thân nó không xấu, nó có sức mạnh đem lại vô số
những điều tốt. Chính vì vậy, việc ban hành các quyết định, chính sách của IMF nên bớt coi
trọng hệ tư tưởng mà hãy nhìn xem thực tế cái gì có hiệu quả. Điều quan trọng là làm sao
những thành công ở Đông Á cũng đạt được ở những nơi khác. Cái giá mà chúng ta phải trả
sẽ rất lớn nếu để tiếp diễn bất ổn toàn cầu.
2 Những lời hứa bị phá bỏ:
2.1 Ethiopia và cuộc chiến giữa quyền lực chính trị và nghèo đói: Ethiopia là một
trong những nước nghèo nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người chỉ có 100USD/năm và
đất nước này đã liên tục phải hứng chịu hạn hán và mất mùa gây nên cái chết của 2 triệu
người. Để cải thiện tình hình trên và làm cho đất nước thoát khỏi nghèo đói thủ tướng Meles
đã tiến hành quá trình chuyển đổi kinh tế. Cả ông và chính phủ đã cam kết theo đuổi quá
trình phi tập trung hoá, đưa chính phủ đến gần người dân và đảm bảo trung tâm đất nước
không bị chia tách với các khu vực khác. Chính điều này, đã giúp Ethiopia không còn lạm
phát và giá cả đã giảm xuống. Meles đã cho thấy rằng, với những chính sách đúng đắn, ngay
cả một quốc gia châu Phi nghèo đói cũng có thể tăng trưởng ổn định. Nhưng Meles đã gặp
phải vấn đề với IMF, IMF đã ngừng chương trình tài trợ cho nước này, mặc cho thành quả
kinh tế vĩ mô tốt, họ lập luận rằng họ lo ngại về tình hình ngân sách của Ethiopia.
Một xung đột nữa giữa IMF và Ethiopia là vấn đề trả nợ sớm. Ethiopia đã sử dụng một
phần dự trữ của mình để trả nợ cho các ngân hàng của Mỹ và IMF đã phản đối chuyện này.
Họ phản đối không phải bởi vì cách làm này sai mà vì Ethiopia đã làm điều đó mà không xin
phép IMF. Nhưng một quốc gia có chủ quyền không lẽ không thể tự định đoạt được số phận
của mình hay sao? Không chỉ dừng lại ở đó, bất đồng này còn tăng lên khi IMF cho rằng các
nước nhận tiền viện trợ của nó có trách nhiệm báo cáo tất cả mọi thứ thích hợp, không thực
hiện điều đó sẽ dẫn đến việc đình chỉ các chương trình cho vay, bất kể lí do của việc không
báo cáo là gì.
Một điểm đáng chú ý khác trong quan hệ giữa IMF và Ethiopia liên quan đến quá trình

tự do hoá thị trường tài chính. IMF muốn Ethiopia không chỉ mở cửa thị trường tài chính cho
cạnh tranh mà còn muốn chia ngân hàng lớn của nước này thành các đơn vị nhỏ.Trong khí
đó, các tập đoàn tài chính lớn như Citibank và Travelers.. còn phải hợp nhất để cạnh tranh
hiệu quả thì một ngân hàng quốc gia nhỏ bé của Ethiopia làm sao có thể cạnh tranh nổi.
Chính vì thế mà khi các tổ chức tài chính toàn cầu vào một nước, chúng sẽ "hạ gục" mọi đối
thủ cạnh tranh trong nước. Và khi thu hút được những người gửi tiền từ bỏ các ngân hàng nội
địa, chúng sẽ tập trung hơn và rộng rãi hơn khi cho các tập đoàn đa quốc gia lớn vay hơn là
cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và nông dân. Nhưng thực sự IMF đã quá sai
lầm, bởi tự do hoá thị trường tài chính là cho phép lãi suất được tự do định đoạt trên thị
trường và IMF tin rằng thị trường tài chính tự do luôn làm giảm lãi suất và do đó làm cho
nguồn vốn dễ tiếp cận hơn. Thực tế thì không phải như thế, bởi với một nước mà phần lớn là
nông dân như Ethiopia, điều quan trọng là nông dân có thể tiếp cận tín dụng với điều kiện
hợp lý để mua hạt giống và phân bón. Chính vì thế mà lãi suất của Ethiopia chắc chắn phải
thấp hơn lãi suất thị trường tự do và nếu như để tự do hoá thị trường tài chính ngay bây giờ
thì người dân nước này càng khó có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Chính vì lẽ đó mà
Ethiopia đã đi ngược lại theo những lời khuyên của IMF.
Một vấn đề nữa là IMF đã không tập trung vào sứ mệnh nguyên thuỷ của nó là hỗ trợ
cho sự ổn định toàn cầu hoá, thay vào đó nó lại tham gia vào các vấn đề phát triển của các
nước đang phát triển. Nó đã không nhận ra rằng, các nước đang phát triển gặp khó khăn
3
Toàn cầu hoá và những mặt trái
nhiều hơn so với các nước phát triển. Đó là do, ở các nước này nhiều thị trường không tồn
tại và khi tồn tại thì hoạt động không hoàn hảo. Thêm vào đó là các vấn đề về thông tin và
văn hoá có thể ảnh hưởng đáng kể tới hành vi kinh tế.
Hơn thế nữa, những chính sách phù hợp phải được xây dựng bởi các nhà kinh tế hàng
đầu, được đào tạo tốt, hiểu biết sâu sắc và làm việc hàng ngày để giải quyết các vấn đề ở ở
nước này. Những người bên ngoài có thể đóng vai trò như chia sẻ kinh nghiệm của các nước
khác nhưng IMF không muốn chỉ đóng vai trò là một nhà tư vấn cạnh tranh với các nhà tư
vấn khác, nó muốn một vai trò trung tâm trong định hướng chính sách của Ethiopia. IMF đã
đi quá xa hơn là chỉ đơn giản đảm bảo rằng các nước không lạm chi quá năng lực của mình.

2.2 Botswana minh chứng hùng hồn cho những sai lầm của IMF: Botswana cách
Ethiopia 2300 dặm về phía nam, dân số 1.5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người chỉ có
100 USD/năm (vào thời điểm Botswana độc lập1966) và một nền dân chủ ổn định sau ngày
giành độc lập. Nó là một nước nông nghiệp nhưng thiếu nước và cơ sở hạ tầng hết sức sơ
khai nhưng Botswana lại là nước thành công trong phát triển với tốc độ tăng trưởng bình
quân 7.5% (1966-1997). Botswana thuận lợi là có nhiều kim cương, nhưng các nước như
Nigeria, Sierra Leone cũng là nước giàu tài nguyên. Tuy nhiên ở những nước này, nguồn lợi
từ tài nguyên chỉ càng làm tăng thêm nạn tham nhũng và tranh giành lẫn nhau trong việc
kiểm soát nguồn của cải này. Thành công của Botswana dựa trên khả năng duy trì sự ổn định
chính trị trên cơ sở đại đoàn kết dân tộc, việc lựa chọn kĩ lưỡng các nhà tư vấn của những
người có trách nhiệm và việc duy trì sự hợp tác tốt giữa chính phủ và những nhà tư vấn nước
ngoài đến từ nhiều tổ chức. Họ đã giúp Botswana xác lập lộ trình cho tương lai của đất nước,
họ đã giải thích một cách cởi mở và chân thành về các chính sách của họ khi họ làm việc với
chính phủ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi cho những chính sách và chương trình đó. Đây
là điều khác biệt hoàn toàn với IMF- nó chỉ làm việc với Bộ tài chính và ngân hàng trung
ương.
Sự đồng thuận sống còn ở Botswana đã từng bị đe doạ khi nước này phải đối mặt với
khủng hoảng kinh tế. Một trận hạn hán đã đe doạ cuộc sống của người nuôi gia súc và các
vấn đề trong ngành công nghiệp kim cương đã tác động đến tình hình ngân sách của nước
này. Nhưng thay vì cần phải tài trợ cho thâm hụt nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế thì nó lại
bắt buộc các nước muốn nhận tài trợ của nó phải tuân thủ chính sách tài khoá thắt lưng buộc
bụng. Tuy nhiên, nhờ nhận biết được sự không ổn định xuất phát từ ngành chăn nuôi và kim
cương, Botswana đã thận trọng dành ra một quỹ để đề phòng khủng hoảng. Khi nhận thấy
nguồn quỹ đang giảm dần, họ đã thắt chặt dây lưng, hợp sức với nhau, quyết định chính sách
trên cơ sở đồng thuận để vuợt qua khủng hoảng mà không hề gây ra sự chia cắt xã hội như
những nơi khác trong các chương trình của IMF. Như vậy, nhờ việc không tuân theo các điều
kiện áp đặt của IMF (cũng có nghĩa là việc Botswana không nhận được tài trợ từ tổ chức
này) Botswana đã đi theo cách riêng đòi hỏi ít sự hi sinh hơn và có kết quả tốt hơn.
2.3 Sự thất bại của Kenya do tuân thủ tuyệt đối các chính sách của IMF: trái với 2
nước trên Kenya là một quốc gia giàu có và màu mỡ. Các văn phòng chính phủ đầy ắp những

nhân viên được đào tạo tốt thế nhưng nền kinh tế lại bi suy sụp do nạn tham nhũng hoành
hành và việc tuân thủ theo những lời khuyên của IMF đã dẫn tới lãi suất cao, các doanh
nghiệp và người nông dân không thể tiếp cận nguồn vốn đã đưa đến sản lượng kinh tế giảm,
thất nghiệp và nghèo đói gia tăng.
2.4 Sự mất cân bằng quyền lực giữa IMF và "khách hàng": IMF luôn tuyên bố rằng
nó không áp đặt mà luôn đàm phán những điều khoản của bất kì hợp đồng vay nào với một
4
Toàn cầu hoá và những mặt trái
nước đi vay. Nhưng đây là một cuộc đàm phán một phía, trong đó tất cả quyền lực đều nằm
trong tay IMF, các nước đi vay buộc phải tuân theo nếu họ muốn nhận tài trợ và không muốn
làm nản lòng các quỹ đầu tư tư nhân khi IMF nói rằng họ nghi ngờ khả năng hồi phục của
nền kinh tế một nước nào đó. Thêm vào đó, những thông báo công khai của IMF rằng các
cuộc đàm phán đã đổ vỡ hay bị hoãn lại sẽ gửi những thông tin không tốt đến thị trường.
Những tín hiệu này, trong trường hợp tốt nhất sẽ chỉ làm tăng lãi suất và trong trường hợp
xấu nhất sẽ dẫn đến việc các quỹ tư nhân chấm dứt toàn bộ các khoản đầu tư. Điều này con
nghiêm trọng hơn với các nước nghèo nhất, nơi rất khó tiếp cận nguồn vốn tư nhân vì các
nhà tài trợ khác thường cho vay trên cơ sở chấp thuận của IMF. Chính vì thế, khi áp đặt các
điều kiện thoả thuận, IMF thực tế đã bóp chết mọi thảo luận về các chính sách kinh tế của
chính phủ các nước nhân tài trợ.
Nghiêm trọng hơn là ẩn sau các điều kiện áp đặt thường là các công cụ chính sách để
thúc đẩy lịch trình chính trị của nó. Chẳng hạn như, khoản vay của IMF cho Hàn Quốc là đi
kèm với điều kiện thay đổi điều lệ ngân hàng, làm cho nó độc lập hơn với các tiến trình chính
trị mà còn phải tập trung vào chống lạm phát. Nhưng thực tế, nếu ngân hàng trung ương chỉ
tập trung vào chống lạm phát thì dễ đưa đến suy thoái kinh tế bởi không thể có tăng trưởng
kinh tế khi không có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng.
Một sự thiếu công bằng nữa giữa IMF và "khách hàng" là sự thiếu minh bạch về thông
tin. Các công dân của các nước không những bị ngăn cản tham gia thảo luận các thoả thuận
mà còn thậm chí không được thông báo những thoả thuận đó là gì. Mà như chúng ta đã biết,
sự thiếu minh bạch thông tin ở các tổ chức công thường đem lại những hậu quả tồi tệ. Vì thế,
sự cần thiết là phải tăng cường tính minh bạch, cải thiện thông tin để các công dân biết được

về những hoạt động của các tổ chức này, cho phép những ai bị ảnh hưởng bởi các chính sách
có tiếng nói hơn trong việc hoạch định chính sách đó. Đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá
hiệu quả làm việc của các tổ chức kinh tế quốc tế và xem xét một số chương trình của nó có
thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo hay không?
3 Quyền tự do lựa chọn?
3.1 Tư nhân hoá: Theo ý kiến của IMF và WB thì tư nhân hoá phải được tiến hành
nhanh chóng nhưng thực tế tư nhân hoá khi chưa có những điều kiện cần thiết và không có
một lịch trình cụ thể thường không mang lại những lợi ích như đã hứa hẹn. Một ví dụ có thể
minh chứng cho điều này là ở Bờ Biển Ngà. Công ty điện thoại bị tư nhân hoá trước khi có
đủ các chế tài cạnh tranh. Một hãng của Pháp đã mua lại và thuyết phục chính phủ cho nó
độc quyền không chỉ trong các dịch vụ điện thoại hiện có mà trong cả những dịch vụ điên
thoại di động mới. Hãng này đã nâng giá cao đến mức sinh viên không thể đủ tiền truy cập
internet. Điều này đã làm gia tăng "khoảng cách số" vốn đã rất lớn giữa người nghèo và
người giàu giờ lại còn lớn hơn.
Tư nhân hoá không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng như đã nói ở trên mà còn
gây thiệt hại cho người lao động. Tư nhân hoá có thể loại bỏ những công nhân có năng suất
thấp nhưng sự cắt giảm lao động khi mà hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở các nước đang phát
triển chưa hình thành thường gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội như rối loạn chính trị,
tham nhũng, thất học và các tệ nạn xã hội…
3.2 Tự do hoá và vấn đề xác định nhịp độ mở cửa thị trường: Tự do hoá hay xoá bỏ
can thiệp của chính phủ vào thị trường tài chính, thị trường vốn và các rào cản thương mại
nếu đi quá xa sẽ dễ dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu đặc biệt là có thể gây nên sự đổ
vỡ ở các nền kinh tế nhỏ mới nổi. Cụ thể:
5
Toàn cầu hoá và những mặt trái
3.2.1 Tự do hoá thương mại được kì vọng sẽ nâng cao thu nhập quốc dân bằng cách
đưa nguồn lực từ nơi kém hiệu quả đến nơi sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Nhưng việc
chuyển các nguồn lực từ nơi năng suất thấp sang nơi năng suất "bằng không" chẳng làm các
nước giàu thêm mà thậm chí còn dễ dàng làm mất việc làm khi những ngành công nghiệp
kém hiệu quả bị đóng cửa dưới áp lực của cạnh tranh quốc tế. Quan điểm của IMF là những

việc làm mới có năng suất cao sẽ được tao ra khi những việc làm cũ không hiệu quả bị xoá
bỏ. Nhưng thực tế không đơn giản như thế bởi ở các nước đang phát triển để lập doanh
nghiệp mới và tạo việc làm mới cần phải có vốn và óc kinh doanh. Nhưng cả 2 điều này đều
khó thực hiện được ở các nước đang phát triển vì trình độ giáo dục ở các nước này thường
không cao và không có tài trợ của ngân hàng. Ở một số nước, chương trình thắt lưng buộc
bụng của IMF thường trở nên xấu hơn do lãi suất cao nên việc gia tăng việc làm trở thành
một nhiệm vụ bất khả thi.
Những nước đang phát triển thành công nhất như Đông Á cũng mở cửa ra thế giới bên
ngoài nhưng đã làm từ từ theo một lịch trình cụ thể. Những nước này đã lợi dụng toàn cầu
hoá để mở rộng xuất khẩu và kết quả là tăng trưởng nhanh hơn. Nhưng họ dỡ bỏ hàng rào
bảo hộ một cách thận trong và có hệ thống, chỉ xóa bỏ chúng khi đã tạo thêm được việc làm
mới. Thậm chí nhà nước đảm nhiệm cả vai trò hỗ trợ kinh doanh, thúc đẩy những doanh
nghiệp mới.
Thực tế, tự do hoá thương mại thường xuyên thất bại trong việc đem lại lợi ích hứa hẹn
mà thay vào đó là tạo thêm thất nghiệp. Các nước phương Tây thúc đẩy tự do hoá để xuất
khẩu sản phẩm của họ nhưng lại tiếp tục bảo hộ những lĩnh vực mà nó cạnh tranh với các
nước đang phát triển. Đây chính là một trong những cơ sở của sự phản đối của vòng đám
phán thương mại tổ chức tại Seatle khi mà lợi ích của các nước phát triển được bảo vệ trong
khi không hề đề cập tới lợi ích của những nước kém phát triển hơn và mới đây tại vòng đàm
phán Uruguay (bàn về các vấn đề thương mại trong dịch vụ) các nước đang phát triển cũng
không thể giành được một chỗ đứng trong những lĩnh vực mà nó có ưu thế như hàng hải và
xây dựng.
3.2.2 Tự do hoá thị trường vốn: Trong khi các nước công nghiệp tiên tiến, với hệ thống
thể chế đầy đủ, đã học được những bài học đắt giá từ phi điều tiết tài chính thì IMF lại yêu
cầu các nước đang phát triển tự do hoá tài chính thật nhanh đã dẫn tới hậu quả suy thoái kinh
tế cùng với khủng hoảng hệ thống ngân hàng đã không làm cho lãi suất giảm như nó đã hứa
hẹn mà trái lại lãi suất còn gia tăng khiến cho đời sống của nhiều người ngày càng gặp nhiều
khó khăn.
Tự do hoá thị trường tài chính đòi hỏi dỡ bỏ những quy định dùng để kiểm soát dòng
tiền nóng đã khiến cho đầu tư dài hạn vào các nước đang phát triển trở nên kém hấp dẫn hơn

do những rủi ro đi kèm với dòng tiền nóng đã tăng lên. Để kiểm soát những rủi ro đi kèm với
dòng vốn đầy biến động này, các nước thường được IMF khuyến cáo dành ra một khoản dự
trữ tương đương với nợ ngắn bằng ngoại tệ. Điều này nghĩa là, khi tự do hoá thị trường tài
chính, chính các doanh nghiệp là người quyết định nên vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng
Mỹ hay không. Nhưng chính chính phủ phải tự điều chỉnh, tăng thêm dự trữ nếu muốn duy
trì mức độ an toàn. Thêm vào đó, một sai lầm đáng nghiêm trọng hơn khi IMF lại nghĩ rằng
tự do hoá sẽ đảm bảo sự ổn định bằng cách đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư. Như vậy các
nước khi gặp khó khăn và suy thoái, các nước có thể kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài bổ sung
cho số vốn bị thiếu hụt trong nước. Tuy nhiên, khi suy thoái kinh tế xảy ra, các chủ nợ sẽ
nhanh chóng rút vốn ra và như thế càng đẩy suy thoái trở nên trầm trọng hơn.
6
Toàn cầu hoá và những mặt trái
3.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài không phải là một trong ba trụ
cột của Đồng thuận Washington nhưng lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình toàn cầu
hoá. Theo Đồng thuận này, thì tăng trưởng xảy ra thông qua tự do hoá thị trường. Tư nhân
hoá, tự do hoá và sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và đầu
tư sẽ là tiền đề cho tăng trưởng. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những mặt
trái của nó bởi nếu chưa có luật cạnh tranh hoặc có nhưng không được thực thi hiệu quả và
chưa xác định được nhịp độ mở cửa ở mức nào thì sau khi các hãng nước ngoài đánh bật sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp sở tại, chúng sẽ sử dụng sức mạnh độc quyền để tăng giá và
như vậy lợi ích của giá hàng hoá rẻ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngay cả trong thị
trường tài chính cũng vậy, khi các ngân hàng lớn của nước ngoài vào cung cấp bảo hiểm cao
hơn cho người gửi tiền so với các ngân hàng nhỏ địa phương thì luồng vốn trong nước tất
nhiên sẽ chảy vào các ngân hàng lớn và nhiều người đã lo ngại rằng tiền sẽ chảy về các trung
tâm tài chính lớn như New York sẽ làm cạn kiệt nguồn vốn ở nhưng khu vực xa xôi cần vốn.
Và trường hợp của Argentina đã cho chúng ta thấy rõ nguy cơ này. Thêm vào đó, là các ngân
hàng nước ngoài được hình thành theo luật của nước ngoài nên khi tham gia vào hoạt động ở
một nước nào đó nó thường chỉ chịu tác động của luật doanh nghiệp nước đó chứ không chịu
tác động nhiều của luật của các tổ chức tín dụng. Chính vì thế, mọi tác động của ngân hàng
trung ương thông qua lãi suất chiết khấu thì thường chỉ có các ngân hàng trong nước chịu

ảnh hưởng nhiều.
3.4 Kinh tế học "lọt sang xuống nia": Muốn giảm nghèo đói trước tiên cần có tăng
trưởng kinh tế. Nhưng khi việc tăng trưởng kinh tế đạt hiệu quả thì cần phải có cơ chế phân
chia hợp lí để đảm bảo rằng người nghèo được hưởng lợi từ thành quả đó. Bởi lẽ, bản thân
tăng trưởng không thể tự nó thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng.
3.5 Những ưu tiên và chiến lược: Trước tiên, chúng ta cần phải xem xét không chỉ
những gì mà IMF đã đưa vào lịch trình hành động của nó mà ngay cả những gì đã bị bỏ sót.
Bởi lẽ, nhiều điểm không được đề cập trong đồng thuận Washington lại có thể mang lại cùng
lúc tăng trưởng cao hơn và bình đẳng hơn. Vì vậy, trước hết các nước đang phát triển cần
phải tập trung vào những mục tiêu sau: (1) cải cách ruộng đất để người lao động nghèo
không chỉ có đất để sản xuất mà còn có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, (2) kiểm soát các
vấn đề về tài chính một cách hiệu quả bởi đây là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng
trên thế giới, (3) cần phải có cấu trúc kiểm soát phù hợp trước khi tự do hoá thị trường tài
chính, (4) xem xét và xác định rõ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường bởi hầu
hết các thị trường đều hoạt động không hiệu quả và cần có sự can thiệp của chính phủ…và
cuối cùng là các tổ chức quốc tế chỉ nên là người tư vấn và tài trợ nguồn vốn cần thiết cho
các nước để họ có thể tự mình thực hiện những chọn lựa của họ dựa trên những hiểu biết về
hậu quả và những rủi ro của từng lựa chọn.
4 Cuộc khủng hoảng Đông Á:
4.1 Một vài nguyên nhân tạo nên sự "thần kì Đông Á": Sự "thần kì Đông Á" được
thể hiện rõ trên 2 mặt đó là sự tăng trưởng của thu nhập và sự giảm thiểu nghèo đói một cách
nhanh chóng. Có được điều này là do các chính phủ các nước Đông Á đã có những chính
sách hết sức đúng đắn: họ coi thương mại là quan trọng nhưng trọng tâm là thúc đẩy xuất
khẩu chứ không phải xoá bỏ trở ngại cho nhập khẩu. Họ không nóng vội trong việc tự do hoá
các thị trường một cách nhanh chóng mà được thực hiện theo một lịch trình cụ thể. Hơn thế
nữa, vai trò của chính phủ trong các nước Đông Á là hết sức quan trọng bởi họ chính là
những người định hướng thị trường và thúc đẩy thị trường phát triển.
7
Toàn cầu hoá và những mặt trái
4.2 Tại sao chính sách của IMF và Bộ tài chính Mỹ lại dẫn đến khủng hoảng: IMF

và Bộ tài chính Mỹ cho rằng, tự do hoá hoàn toàn tài khoản vốn sẽ giúp khu vực này tăng
trưởng nhanh hơn. Những nước Đông Á không cần thêm vốn bởi họ có tỷ lệ tiết kiệm cao.
Tuy nhiên, họ vẫn bị thúc giục tự do hoá tài khoản vốn vào cuối những năm 80 và đầu những
năm 90. Mà khi tự do hoá tài khoản vốn mà chưa có những thể chế đi kèm đã dẫn tới vô số
rủi ro trong tài khoản vốn. Và một lẽ đương nhiên, khi rủi ro tăng thì tâm lý của nhà đầu tư sẽ
bị ảnh hưởng và việc tháo chạy vốn là điều không thể tránh khỏi.
IMF cho rằng, kiểm soát thị trường tài chính sẽ giảm hiệu quả kinh tế nhưng trên thực
tế thì đây là một lập luận sai lầm. Bởi trước khi tự do hoá, Thái Lan áp đặt nghiêm ngặt trong
việc cho vay đầu cơ bất động sản của ngân hàng. Họ quy định những hạn chế này vì họ là
một nước nghèo cần có tăng trưởng và họ tin rằng đầu tư số vốn ít ỏi của mình vào khu vực
sản xuất sẽ tạo thêm việc làm và kích thích tăng trưởng. Họ cũng biết rằng cho vay đầu cơ
bất động sản là nguồn gốc cơ bản của suy thoái kinh tế và kiểu cho vay này sẽ dẫn đến bong
bóng đầu tư, những bong bóng này chắc chắn sẽ vỡ khi nền kinh tế chao đảo. Tuy nhiên, sau
khi tự do hoá tài chính theo chỉ dẫn của IMF mà chưa có được một lịch trình hợp lý và một
chính sách đầy đủ đã đẩy Thái Lan lâm vào suy thoái ngày càng trầm trọng.
4.3 Những sai lầm của IMF trong khủng hoảng Đông Á (1997):
4.3.1 Sai lầm đầu tiên dẫn tới khủng hoảng là IMF đã chuẩn đoán sai vấn đề. Bởi lẽ,
khi xảy ra khủng hoảng, Đông Á đang ở trong tình trạng tương đối ổn định về kinh tế vĩ mô
với áp lực lạm phát thấp và ngân sách chính phủ đang cân bằng hoặc thặng dư. Điều này có 2
hàm ý. Thứ nhất là sự sụp đổ của thị trường ngoại hối và chứng khoán, sự tan vỡ của bong
bong nhà đất kèm theo sự sụt giảm đầu tư và tiêu dùng đã đưa Đông Á đến suy thoái. Thứ
hai là sự sụp đổ kinh tế sẽ làm suy giảm doanh thu thuế và tạo ra mất cân đối ngân sách. Như
vậy, vấn đề mà các nước Đông Á cần giải quyết trước mắt là thâm hụt thực hơn là thâm hụt
cơ cấu (thâm hụt tồn tại ngay cả khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng). Nhưng IMF lại
tập trung vào giải quyết thâm hụt cơ cấu.
Thứ hai, nguyên nhân suy thoái kinh tế của Đông Á là do thiếu cầu chứ không phải dư
cầu như ở Mỹ Latinh. Vì thế, biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa khủng hoảng là chính phủ phải
tìm cách kích cầu như giảm thuế, tăng chi tiêu hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng IMF
đã không làm thế, nó chỉ cho các nước vay khi các nước này cam kết thực hiện chính sách
thắt chặt. Nhưng khi thực hiện chính sách này thì nó không chỉ tác động đến bản thân nền

kinh tế nước đó mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến những nước láng giềng bởi khi gặp suy thoái
các nước đều vực dậy nền kinh tế bằng cách cắt giảm nhập khẩu và chuyển nhu cầu tiêu
dùng sang hàng nội địa. Các nước cắt giảm nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan và phá giá
tiền tệ, làm cho hàng hoá của mình rẻ hơn trong khi hàng hoá của các nước khác đắt hơn.
Điều này đã làm cho sự lan truyền suy thoái kinh tế từ nước này sang nước khác trầm trọng
hơn.
Thứ ba là các doanh nghiệp ở Đông Á là các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao vì thế việc
áp đặt lãi suất cao đã đẩy nó nhanh chóng lâm vào tình trạng phá sản. Thậm chí nếu không
phá sản, giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng sẽ giảm nhanh chóng khi nó phải trả
những khoản nợ khổng lồ cho các chủ nợ. Để bảo vệ cho luận điểm của mình là đúng, IMF
đã lập luận rằng nếu lãi suất không được đẩy lên cao, tỷ giá sẽ sụp đổ và điều này sẽ gây
thiệt hại cho các doanh nghiệp có nợ bằng đồng đô la. Nhưng thực tế là tăng lãi suất không
hề ổn định đồng tiền mà thậm chí còn đẩy các doanh nghiệp chẳng liên quan gì phải trả giá
cho những doanh nghiệp vay nợ nước ngoài nhiều. Hơn thế nữa, việc giảm lãi suất sau đó đã
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×