Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

luận văn quản trị kinh doanh HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.33 KB, 42 trang )

GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
LỜI NÓI ĐẦU
Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất ra ngày càng nhiều
của cải vật chất. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động sản xuất kinh
doanh ( SXKD ) của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển về
quy mô, chất lượng. Để quản lý tốt, hiệu quả các hoạt động SXKD, không phân
biệt doanh nghiệp đó thuộc loại hình, thành phần kinh tế hoặc theo hình thức sở
hữu nào, doanh nghiệp đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý
khác nhau, trong đó công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán được coi như
một công cụ hữu hiệu.
Đường lối sáng suốt và đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt nam là phát triển
nền kinh tế thị trường, mở rộng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần phát triển.
Đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng thu nhập
Quốc dân và cải thiện đáng kể đời sống toàn dân.
Tháng 1 năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
WTO, đây chính là điều kiện thuận lợi cũng như là thách thức đối với chính phủ.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, bắt họ phải nâng cao trình độ quản lý, sắp
xếp bố trí, đào tạo lại lao động, cải tiến kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị hiện
đại, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm mới có cơ hội nắm bắt được thị
trường trong nước cũng như vươn ra thế giới, trong đó Công ty cổ phần Cầu 14
là một doanh nghiệp xây dựng cầu đường cũng không ngoại lệ.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
1
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
PHẦN1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI – KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO1
Từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường,
các doanh nghiệp thực sự có cơ hội để chứng minh khả năng của mình trong


SXKD . Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cùng với các loại hình doanh nghiệp
khác đã có được quyền tự chủ về nhiều mặt như: Tự chịu trách nhiệm về đầu vào
và đầu ra trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và lựa chọn loại hình sản
phẩm…
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trong nền kinh tế thị trường, những
khó khăn cạnh tranh cũng đã phát sinh. Doanh nghiệp không những có nhiều cơ
hội mà còn có những thách thức trong quá trình SXKD. Trong thời kì đổi mới có
nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản vì không thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác. Tuy nhiên cũng có nhiều DN tổ chức SXKD đúng hướng để vượt
qua những thử thách khó khăn của nền kinh tế thị trường, đồng thời đã đứng
vững và phát triển. Công ty cổ phần Cầu 14 là một trong những doanh nghiệp
làm được điều đó.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU14 – CIENCO1
Công ty cổ phần Cầu 14- Cienco1 (tên giao dịch quốc tế JSBC14- Cienco1)
thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, tiền thân là Công ty Cầu
14, được thành lập ngày 22- 05- 1972. Ngày đầu thành lập, Công ty có chức
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
2
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
năng, nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa các công trình cầu, đường, phục vụ cho công
cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, Công ty cổ phần Cầu 14 luôn chú trọng đầu tư
toàn diện về lực lượng lao động, thiết bị và công nghệ.
Hiện nay, Công ty đã có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành
nghề, được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm trong xây dựng các công trình
giao thông. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư và làm chủ nhiều thiết bị, công nghệ tiên
tiến, hiện đại.
Đến nay, Công ty cổ phần Cầu 14 là một trong những Doanh nghiệp mạnh
trong ngành cầu đường Việt Nam có thương hiệu, uy tín trên thị trường, đã thi

công nhiều dự án Quốc tế có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhiều
công trình trọng điểm cấp Nhà nước do Công ty thi công đã hoàn thành vượt tiến
độ, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật.
Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Cầu 14 đã
thi công và đưa vào sử dụng phục vụ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, xã
hội và dân sinh gần 200 cây cầu, 07 cảng sông, cảng biển, 02 đường lăn sân bay,
trên 50km đường vành đai chiến lược và nhiều công trình dân dụng, thủy lợi
khác.
Với những đóng góp to lớn, hiệu quả và phấn đấu vượt qua khó khăn, kể cả
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng Đất nước.
Công ty cổ phần Cầu 14 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các Tỉnh, Thành phố
tặng nhiều bằng khen, huân chương, phần thưởng cao quý. Đặc biệt năm 1998,
Công ty được phong tặng danh hiệu đơn vị “Anh hùng lao động” trong thời kì
đổi mới. Ngày 14/02/2011 Công ty cổ phần Cầu 14 – Cienco1 là một trong số 24
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
3
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
đơn vị của Bộ được vinh dự đón nhận cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
năm 2010” do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO11.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của
Công ty cổ phần Cầu 14
Công ty cổ phần Cầu 14 có chức năng luôn giữ vững và phát huy nội lực để
phát triển kinh doanh, kết hợp hài hòa giữa phát triển sản xuất với giải quyết các
vấn đề như: Thu nhập, nhà ở, đời sống của cán bộ, công nhân viên, tăng cường
quan hệ mở rộng hợp tác liên doanh với các đơn vị trong, ngoài ngành và quốc tế
để tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường…
Cùng với việc đưa ra các nhiệm vụ chung như sửa chữa, xây dựng mới các
công trình cầu đường giúp con người và phương tiện giao thông đi lại, giao
thương, buôn bán một cách an toàn và thuận tiên hơn, góp phần thực hiện sự

nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Công ty còn có các nhiệm vụ hết
sức cụ thể thể hiện qua việc kiểm soát, kiểm tra mọi mặt hoạt động, khen thưởng
kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, nâng cao năng lực của
hệ thống điều hành….
Công ty có phương trâm kinh doanh chủ yếu là xây dựng các cây cầu từ
đơn giản đến phức tạp, nhiều công trình kỹ thuật cao, công nghệ, thiết bị hiện
đại. Công ty tham gia thi công các công trình cầu: Tân đệ, cầu Phố mới, cầu Đà
rằng, cầu Phủ lý…
Ngoài ra, Công ty cổ phần Cầu 14 còn mở rộng kinh doanh một số lĩnh vực
khác như xây dựng các cảng, cung cấp bê tông… nhằm tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
4
GVHD: Nguyn Hu ng Khoa K toỏn
1.2.2. c im hot ng sn xut, kinh doanh ca Cụng ty c phn
Cu 14
Đợc thành lập với số vốn điều lệ là 5113 triệu đồng, tri qua qua hn 30 năm
hình thành và phát triển Công ty cầu 14 đã không ngừng tìm kiếm đờng hớng
đúng đắn phát triển sản xuất, đạt đợc những bớc tiến đáng kể về mọi mặt:
Năm 2009 giá trị sản lợng thực hiện của Công ty là 277.078.845.697 đồng.
Công ty đặt ra kế hoạch tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 290.000.000.000 đồng.
Trong năm 2010 Công ty đã tiến hành thi công 20 công trình với tổng giá trị sản
lợng thực hiện là 290.932.787.732 triệu đồng.
Nh vậy Công ty đã thực hiện vợt mức kế hoạch giá trị sản lợng năm 2009 là
0.3% và giá trị sản lợng tăng hơn so với năm 2009 là 5% Giá trị sản lợng tăng
biểu hiện của việc tăng quy mô sản xuất làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty cũng tăng lên đồng thời Công ty cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với
NSNN.
Mc tiờu kinh t xó hi nm 2011
- Tng giỏ tr sn lng: 374 t ng.

- S lng cụng trỡnh thc hin: 21 cụng trỡnh.
- S lng cụng trỡnh hon thnh: 6 cụng trỡnh.
- Tng doanh thu: 288 t ng (bng 77% giỏ tr tng sn lng).
- Li nhun trc thu: 8,4 t ng.
- Li nhun sau thu: 6,3 t ng.
- Hon thnh ngha v vi ngõn sỏch cp trờn v a phng:
+ Thu GTGT: 14,4 t ng.
+ Thu thu nhp doanh nghip: 2,1 t ng.
+ Thu vn: 0,246 t ng.
SV: Hong Th Hu MSV: 491092
5
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- Bảo đảm việc làm thường xuyên, liên tục cho người lao động với mức thu
nhập bình quân tăng từ 5% – 8% so với năm trước.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ
phần Cầu 14
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Mua hồ sơ dự thầu > Lập hồ sơ dự thầu > Trúng thầu > Nhận
bàn giao mặt bằng thi công > Thực hiện thi công > Hoàn thiện công
trình > Nghiệm thu và bàn giao công trình.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO1
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
6
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Cầu 14
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
7
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc nội

chính tổ chức
Phó giám đốc sản
xuất
Phó giám đốc kinh
doanh
Phó giám đốc kĩ
thuật – công
nghệ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN
KIỂM
SOÁT
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong Công ty:
- Giám đốc: Là người thay mặt cho nhà nước quản lý Công ty, đồng thời đại
diện cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước và cấp trên về mọi mặt của Công ty.
- Phó giám đốc nội chính – tổ chức: Phụ trách các vấn đề về đời sống của
cán bộ, công nhân viên…
- Phó giám đốc sản xuất: Giúp đỡ Giám đốc trực tiếp giải quyết các công
tác thuộc lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo điều hành sản xuất.
- Phó giám đốc kinh doanh: Được phân công phụ trách giải quyết các vấn
đề như lập kế hoạch, phương hướng kinh doanh của toàn Công ty, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh…
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
Phòng kế
hoạch
Phòng
máy –

thiết bị
Phòng vật

Phòng kế
toán – tài
chính
8
Phòng kĩ
thuật thi
công
Phòng hành
chính –
quản trị
Khối thi công, xây dựng Khối cơ giới, vận tải, cơ khí
Đội
cầu
1
Đội
cầu
2
Đội
cầu
3
Đội
cầu
4
Đội
cầu
5
Đội

cầu
6
Đội
cầu
7
Đội thi
công
cơ giới
Đội xe
máy
Xưởng
cơ khí
XD
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- Phó giám đốc kĩ thuật – công nghệ: Giúp Giám đốc trong việc quản lí các
vấn đề về mua sắm, cung ứng, bố trí, sắp xếp máy móc, thiết bị, vật tư toàn Công
ty.
- Phòng kỹ thuật – thi công: Lập, theo dõi, đánh giá việc thi công của các
công trình.
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực kế hoạch hóa
sản xuất, kinh doanh của Công ty cũng như của từng công trình, từng đội thi
công.
- Phòng máy thiết bị: Đề ra các biện pháp và thực hiện việc đầu tư, sửa chữa
máy móc, thiết bị, kiểm tra chất lượng, công suất của máy…
- Phòng vật tư: Thực hiện việc mua sắm, cung ứng và theo dõi việc sử dụng
vật tư của các đơn vị.
- Phòng kế toán – tài chính: Tổ chức hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp,
xây dựng kế hoạch thu, chi, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, xác định giá thành
công trình, lập báo cáo quyết toán sản xuất, kinh doanh.
- Phòng hành chính quản trị: Phụ trách các vấn đề về đời sống, nhà ở của

cán bộ, công nhân viên, tiếp nhận chuyển giao các giấy tờ, văn bản…
- Khối thi công xây dựng: Chịu trách nhiệm trực tiếp thi công các công
trình, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình thu, chi về Công
ty.
- Khối cơ giới, vận tải, cơ khí: Phục vụ cho quá trình thi công tại các công
trình, trực tiếp vận hành máy móc, sản xuất ra các sản phẩm cơ khí.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO1
a. Kết quả kinh doanh của Công ty
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
9
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây:
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng doanh thu 249.370.961.627 277.078.845.69
7
290.932.787.732
2 Tổng chi phí 228.004.061.65
3
268.240.072.76
8
281.652.075.806
3 Lợi nhuận kế toán
trước thuế
21.366.899.974 8.838.772.929 9.280.711.926
4 Thuế thu nhập
doanh nghiệp
5.982.731.992 2.474.856.420 2.320.177.982
5 Lợi nhuận sau

thuế
15.384.167.982 6.363.916.509 6.960.533.944
Nhận xét: Chỉ tiêu doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng trên 27 tỷ
đồng tương ứng với tốc độ tăng hơn 11%. Còn chỉ tiêu chi phí tăng trên 40 tỷ
đồng tương ứng với tốc độ tăng xấp xỉ 18%, làm cho chỉ tiêu lợi nhuận kế toán
trước thuế giảm gần 13 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm hơn 58%. Có sự giảm
mạnh như trên là do sự biến động khá lớn về chỉ tiêu chi phí. Trong năm 2009
diễn ra khủng hoảng kinh kế trên thế giới, làm cho giá cả nguyên vật liệu và các
mặt hàng khác tăng vọt dẫn đến chí phí tăng, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh
doanh của Công ty. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn đạt gần 7 tỷ
đồng, chứng tỏ Công ty đã có những chiến lược đúng đắn và hợp lý trong kinh
doanh cũng như trong công tác quản lý của mình.
Trong năm 2010, chỉ tiêu doanh thu tăng gần 14 tỷ đồng tương ứng với tốc
độ tăng 5%, chỉ tiêu chi phí tăng 13,4 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 4.9%
làm cho chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gần 5% so với năm 2009. Điều
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
10
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
này chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt chi phí và thoát khỏi sự ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế trên thế giới, để đạt được kết quả kinh doanh khá tốt và
tương đối ổn định.
Đồng thời trong 3 năm liền, Công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước
một khoản tiền không nhỏ lần lượt như sau: Năm 2008 là 16 tỷ đồng, năm 2009
là 6,6 tỷ đồng, năm 2010 là gần 7 tỷ đồng.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
11
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
b. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 1.2: Trích bảng cân đối kế toán trong 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: nghìn đồng

SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
12
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
TT TÀI SẢN Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 01 142.061.794 148.630.457 156.741.652
I Tiền 02 966.620 986.538 1.043.163
1 Tiền mặt tại quỹ 03 101.765 97.486 120.007
2 Tiền gửi ngân hàng 04 864.855 889.052 923.156

III Các khoản phải thu 20 105.166.286 97.447.492 99.672.441
1 Phải thu của khách hàng 21 15.504.185 24.458.651 18.578.321
2 Trả trước cho người bán 22 407.336 3.308.160 2.879.432

4 Phải thu nội bộ
- Vốn kinh doanh ở các
đơn vị trực thuộc
- Phải thu nội bộ khác
24
25
26
87.376.940
0
87.376.940
65.260.851
0
65.260.851
75.945.125
0
75.945.125

5 Khoản phải thu khác 27 1.877.825 4.419.830 2.269.563

IV Hàng tồn kho 30 9.485.098 9.829.524 10.456.924

2 NVL tồn kho 32 9.069.642 9.288.756 9.896.126
3 CCDC trong kho 33 415.456 540.768 560.798

V TSNH khác 40 26.443.790 40.366.903 45.569.124
1 Tạm ứng 41 2.485.777 1.321.091 2.756.896
2 Chi phí trả trước 42 16.838.647 24.655.054 27.147.889

B TÀI SẢN DÀI HẠN 55 99.565.174 160.610.064 153.418.857

II Tài sản cố định 60 99.565.174 160.610.064 153.418.857
1 Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy
kế
61
62
63
48.850.690
98.958.256
(50.105.566)
53.741.273
119.224.982
(65.483.709)
58.004.034
127.458.123
(69.453.189)


4 CPSXKD dở dang 66 50.714.484 106.868.791 95.413.923

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 241.626.968 309.240.521 310.160.509
TT NGUỒN VỐN Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A NỢ PHẢI TRẢ 110 217.623.851 286.325.017 286.036.855
I Nợ ngắn hạn 120 196.019.992 259.500.492 260.099.666
1 Vay ngắn hạn 121 154.218.033 199.012.645 200.186.145
2 Nợ dài hạn đến hạn trả 122 0 0 0
3 Phải trả cho người bán 123 11.940.167 20.717.888 21.446.789
4 Người mua trả tiền trước 124 0 0 0
5 Thuế và các khoản phải 125 265.169 2.657.614 1.589.976
13
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
b1. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
- Sự biến động của tài sản
Tài sản của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng gần 68 tỷ đồng tương
ứng với tốc độ tăng là 27,98%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 920 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng là 0,3%.
- Sự biến động của vốn chủ sở hữu
VCSH của Công ty năm 2009 giảm 194,75 triệu đồng tương ứng với tốc độ
giảm 0,81% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 315,29 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 1,32% so với năm 2009.
Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy, quy mô tài sản lẫn nguồn vốn của Công
ty đều tăng qua mỗi năm, điển hình đó là tỉ lệ tăng của tài sản năm 2009. Cụ thể
về tài sản, do chi phí trả trước và các khoản phải thu tăng lên đáng kể. Còn về
nguồn vốn, Công ty đã huy động được sự đầu tư tốt.
b2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Bảng1.3: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính năm 2009
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/_ %

1. Hệ số tự tài trợ (lần) 0,099 0,077 - 0.022 - 22,22
2. Hệ số tự tài trợ TSDH
(lần)
0,24 0,148 - 0,092 - 38,53
Hệ số tự tài trợ năm 2009 giảm 0,022 lần tương ứng với tốc độ giảm
22,22%. Hệ số này đang đứng ở mức thấp hay Công ty đang sử dụng quá ít vốn
chủ sở hữu. Điều này cho thấy tính độc lập về tài chính của Công ty là không tốt.
Hệ số tự tài trợ TSDH năm 2009 giảm mạnh 0,092 lần tương ứng với tốc độ
giảm 38,53%. Căn cứ vào số liệu cho thấy quy mô tài sản tăng nhưng vốn chủ sở
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
14
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
hữu lại giảm. Công ty dùng quá ít VCSH để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này
chứng tỏ tính độc lập về tài chính của Công ty năm 2009 không cao.
Bảng 1.4: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính năm 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/_ %
1. Hệ số tự tài trợ (lần) 0,077 0,078 0,001 1,3
2. Hệ số tự tài trợ TSDH
(lần)
0,148 0,157 0,009 6,08
Hệ số tự tài trợ năm 2010 tăng 0,001 lần tương ứng với tốc độ tăng 1,3 lần
so với năm 2009. Nhưng hệ số này vẫn đứng ở mức rất thấp hay trong năm 2010
Công ty vẫn sử dụng quá ít VCSH trong sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện
tính độc lập về tài chính của Công ty chưa cao.
Hệ số tự tài trợ tài sản năm 2010 tăng 0,009 lần tương ứng với tốc độ tăng
6,08 lần so với năm 2009. Đó là kết quả của việc dùng nhiều VCSH hơn để tài
trợ cho TSDH. Căn cứ vào số liệu tính toán ta thấy, quy mô của TSDH giảm do
trích khấu hao, còn VCSH lại tăng.
Qua bảng phân tích ở trên ta thấy, trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Công ty
đang duy trì mức độ độc lập về tài chính chưa cao.

b3. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán
Bảng1.5: Khái quát khả năng thanh toán năm 2009
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/_ %
1. Hệ số thanh toán chung (lần) 1,11 1,08 - 0,03 - 2,7
2. Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,676 0,535 - 0,141 - 20,86
3. Hệ số thanh toán tức thời 0,0049 0,0037 - 0,0012 - 24,49
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
15
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
(lần)
Hệ số thanh toán chung năm 2009 so với năm 2008 giảm nhẹ 0,03 lần
tương ứng với tốc độ giảm 2,7%. Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức
thời đều giảm mạnh lần lượt là 0,141 lần, 0,0012 lần tương ứng với tốc độ giảm
là 20,86% và 24,49%. Điều này cho thấy, Công ty đang dự trữ một khoản tiền và
tương đương tiền tương đối thấp. Đây là thời điểm khủng hoảng kinh tế, lạm
phát diễn ra cao, nên Công ty không dự trữ nhiều tiền và các khoản tương đương
tiền mà đầu tư vào các khoản mục khác nên cũng hợp lý và dễ hiểu.
Bảng1.6: Khái quát khả năng thanh toán năm 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/_ %
1. Hệ số thanh toán chung (lần) 1,08 1,084 0,004 0,37
2. Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,535 0,562 0,027 5,05
3. Hệ số thanh toán tức thời
(lần)
0,0037 0,004 0,0003 8,1
Hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời
năm 2010 đều tăng lên đáng kể so với năm 2009, với tốc độ tăng cao nhất là
8,1%. Chứng tỏ Công ty đang dần dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền
nhiều hơn. Điều này được giải thích bằng việc Công ty đang duy trì mức độc lập
về tài chính tốt hơn năm 2009. Đồng thời, do nền kinh tế trên thế giới và Việt
Nam năm 2010 cũng tiến triển tốt hơn và có phần lạc quan hơn năm 2009.

Qua phân tích ở trên ta thấy trong 3 năm 2008, 2009, 2010 thì khả năng
thanh toán của Công ty vẫn chưa mạnh.
b4. Đánh giá khái quát khả năng sinh lời
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
16
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Bảng1.7: Đánh giá khái quát khả năng sinh lời năm 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 +/_ %
1. Sức sinh lợi kinh tế của tài sản
(lần)
0,032 0,03 - 0,002 - 6,25
2. Sức sinh lợi của tài sản (lần) 0,023 0,022 - 0,001 - 4,35
3. Sức sinh lợi của VCSH (lần) 0,266 0,29 0,024 9,02
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi
của tài sản trong năm 2010 của Công ty đều giảm nhưng không nhiều so với năm
2009, được thể hiện lần lượt là 0,002 lần, 0,001 lần tương ứng với tốc độ giảm
6,25% và 4,35%. Còn chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu lại tăng lên đáng
kể 0,024 lần tương ứng với tốc độ tăng là 9,02%. Đây là tín hiệu đáng mừng của
Công ty.
Kết luận: Qua các bước phân tích về tình hình huy động vốn, mức độc lập
về tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của Công ty ta thấy tình
hình tài chính của Công ty đã tương đối ổn định dù chưa cao nhưng đã có sự cải
thiện ở năm 2010. Mặc dù vậy, Công ty cần có chiến lược và kế hoạch quản lý
tốt hơn nữa, để có thể phát huy khả năng sử dụng nguồn vốn và tài sản để Công
ty có được kết quả kinh doanh và tình hình tài chính lành mạnh và khởi sắc hơn.
PHẦN 2:
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
17
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN CẦU 14 – CIENCO1
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
Do đặc điểm ngành nghề sản xuất diễn ra trên địa bàn rộng nên Công ty cổ
phần Cầu 14 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, nghĩa là toàn bộ
công tác kế toán của Công ty được làm tập trung trên phòng kế toán, từ khâu xử
lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp đến lập báo cáo kế toán
và phân tích thông tin kế toán.
Bên cạnh đó, ở mỗi vị trí sản xuất được bố trí một nhân viên thống kê với
nhiệm vụ: Thống kê tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản của
đơn vị mình về mặt số lượng, để phục vụ cho công tác kế toán và quản lý kinh tế
của Công ty, cuối tháng gửi các báo cáo về phòng kế toán của Công ty.
Sơ đồ2.1: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Cầu 14
Phân công lao động kế toán của Công ty cổ phần cầu 14:
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
Phó KTT kiêm kế toán công
nợ thanh toán nội bộ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tạm ứng
Kế toán
lương

BHXH
Kế toán
NVL
CCDC
Kế toán
vốn
bằng
tiền

Phó KTT kiêm kế toán
ngân hàng doanh thu
Thủ quỹ
Kế toán
tổng
hợp
18
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- Kế toán trưởng: Là người được cấp trên bổ nhiệm phụ trách, chịu trách
nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo công tác tổ chức và hạch toán kế toán, tổ chức lập báo
cáo theo yêu cầu quản lý, phân công công việc cho từng thành viên, đồng thời
chịu trách nhiệm trước Giám đốc cấp trên và Nhà nước về thông tin kế toán cung
cấp.
- Phó kế toán trưởng kiêm kế toán ngân hàng doanh thu: Theo dõi các
khoản tiền gửi Ngân hàng, các khoản tiền vay như vay ngắn hạn, vay dài hạn, lãi
suất tiền vay, các khoản vay đến hạn trả… để đảm bảo huy động vốn đầy đủ, kịp
thời, theo dõi tính toán các khoản doanh thu nhận được của Công ty, cùng với kế
toán trưởng phụ trách các việc chung của phòng.
- Phó kế toán trưởng kiêm kế toán công nợ, thanh toán nội bộ: Tham gia
việc quản lý, phân công công việc, giám sát công việc của phòng, quản lý về
công nợ với khách hàng, thanh toán với nhà cung cấp và người mua công trình.
- Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp số liệu từ phần hành kế toán chi tiết,
tập hợp các chi phí tính giá thành sản phẩm, đến lập baó cáo kết quả kinh doanh
của Công ty.
- Kế toán tạm ứng: Theo dõi các khoản tạm ứng của Công ty cho các đội
sản xuất, các khoản giảm trừ nợ cho các đội.
- Kế toán lương và BHXH: Theo dõi các khoản tính lương, lập bảng tính
lương, giám sát việc trả lương cho cán bộ, công nhân viên, thực hiện việc trích
BHXH, hạch toán lương, BHXH.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất,

tồn kho của nguyên vật liêu, CC – DC. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, CC –
DC cho từng công trình để làm cơ sở tính giá thành.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
19
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện việc kê khai, tính thuế, theo dõi tình
hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của Công ty, tập hợp ghi chép
các sổ thu, chi tiền mặt.
- Thủ quỹ: Trực tiếp giám sát sự biến động của tiền mặt tại két, thực hiện
các giao dịch về tiền mặt, tiền thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên.
Cùng với việc quy định cụ thể phạm vi, trách nhiệm của từng nhân viên kế
toán, kế toán trưởng còn quy định rõ cách ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế
toán, trình tự thời gian của từng nội dung công việc, luôn có sự kiểm tra phối
hợp lẫn nhau giữa các kế toán phần hành, giữa kế toán trưởng với kế toán viên.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán Công ty áp dụng: Là chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp
theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế
toán doanh nghiệp.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là đồng tiền Việt Nam (VNĐ).
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N.
- Kỳ kế toán theo năm.
- Phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Áp dụng phương pháp khấu trừ
thuế.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Doanh nghiệp áp dụng theo
phương pháp giá đích danh.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092

20
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định (Hữu hình, vô hình, thuê tài
chính): áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
2.2.2. Áp dụng chế độ kế toán
Về chế độ chứng từ:
Với đặc điểm là đơn vị sản xuất, kinh doanh về xây dựng, nên hệ thống
chứng từ thống nhất của Công ty áp dụng bao gồm hệ thống chứng từ kế toán bắt
buộc theo qui định của Bộ Tài Chính đã ban hành. Mọi ghi chép ban đầu, hoạt
động kinh tế tài chính phát sinh ở bất cứ bộ phận nào của Công ty đều phải lập
ngay chứng từ gốc theo mẫu qui định, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
Công ty có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các phương pháp chuyên môn, nghiệp
vụ trong khi ghi chép kế toán thống kê. Phòng tài chính của Công ty có trách
nhiệm kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính, kế toán trong Công ty, có
trách nhiệm yêu cầu các đơn vị lập đủ và đúng các chứng từ gốc theo mẫu biểu
đã hướng dẫn mỗi khi chi tiêu hoặc thanh toán.
Kế toán các Công trình có trách nhiệm tập hợp tất cả các chứng từ kế toán
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Các chứng từ phải có
chữ ký của kế toán và chủ nhiệm công trình. Phòng tài chính của Công ty sẽ tổng
hợp tất cả các chứng từ kế toán mà các Công trình chuyển lên để vào sổ sách kế
toán chung của Công ty. Việc lưu trữ và bảo quản các tài liệu và chứng từ kế
toán của Công ty tuân theo qui định của Bộ Tài Chính.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất, kinh doanh của Công ty thì Công
ty còn tự thiết kế các chứng từ kế toán phù hợp. Các chứng từ này do phòng tài
chính Công ty chịu trách nhiệm thiết kế và chứng từ đều tuân thủ theo các qui
định chung của Bộ Tài Chính.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
21
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Căn cứ hạch toán kế toán: Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán làm

cơ sở để hạch toán như:
- Bảng kê mua hàng
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng tính phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương…
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán:
Sơ đồ 2.2: Trình tự lập chứng từ kế toán
Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính → Kiểm
tra chứng từ kế toán → Ghi sổ kế toán → Lưu trữ, bảo quản chứng từ.
Việc luân chuyển chứng từ do kế toán trưởng doanh nghiệp quy định.
Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc mua từ bên ngoài vào đều phải tập trung về
bộ phận kế toán của công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra kỹ những chứng từ, sau
khi kiểm tra và xác minh là đúng, đủ và hợp lý thì mới sử dụng những chứng từ
đó để hạch toán và ghi sổ kế toán.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
22
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
- TK 511: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, tài khoản này được mở chi tiết
thành TK cấp 2
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 632: Giá vốn hàng bán
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp được mở chi tiết như sau:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý

TK 6423: Chi phí công cụ, dụng cụ
TK6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK6428: Chi phí bằng tiền khác
- TK 711: Thu nhập hoạt động TC
- TK 721: Thu nhập bất thường
- TK 811: Chi phí hoạt động TC
- TK 821: Chi phí bất thường
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty cổ phần Cầu 14 áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức
nhật kí chung. Mặc dù với hình thức ghi sổ này, khối lượng ghi chép hàng ngày
là rất lớn nhưng việc ghi chép lại đơn giản, dễ thực hiện. Hơn nữa, việc ghi chép
hàng ngày không những giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu được dễ dàng
mà còn có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong việc xử lý thông tin kế
toán trên sổ.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
23
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Sơ đồ2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi hàng ngày hoặc định kì:
Đối chiếu, kiểm tra:
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
24
Chứng từ kế toán
Bảng Cân đối số phát
sinh
Các nhật ký chuyên
dùng
Sổ cái

Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
Nhật ký chung
GVHD: Nguyễn Hữu Đồng Khoa Kế toán
Theo hình thức ghi sổ này, Công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ nhật ký chuyên dùng: Sổ nhật ký quỹ…
- Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép tất cả các hoạt động
kinh tế tài chính trong Công ty.
- Sổ cái các tài khoản: Là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt
động kinh tế, tài chính theo từng tài khoản kế toán tổng hợp.
- Các sổ kế toán khác.
- Báo cáo tài chính của Công ty gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Công ty cổ phần Cầu 14 lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm
dương lịch.
Nơi gửi báo cáo: Gửi Ngân hàng, cục Thuế, Tổng công ty, cục Thống kê.
Trách nhiệm lập báo cáo tài chính: Do kế toán trưởng và kế toán tổng hợp.
Các loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.1. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty Cầu 14 áp dụng phương pháp tính lương sau:
- Lương theo quy định của Nhà nước là lương cơ bản nhân với hệ số cấp

bậc.
SV: Hoàng Thị Huế MSV: 491092
25

×