Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vi nhân giống lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata: báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.48 KB, 10 trang )

1


VI NHÂN GIỐNG LAN GẤM ANOECTOCHILUS FORMOSANUS HAYATA
Lê Linh Dung
1
, Nguyễn Thị Kiều Linh
2

1
,
2
1
Khoa công nghệ sinh học – Môi trường, Đại học Lạc Hồng, Biên Hòa, Đồng Nai.

Tóm tắt: Đề tài: “Vi nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata” khảo sát vai trò các
chất điều hòa sinh trưởng đến sự tái sinh cây lan Gấm hoàn chỉnh trong điều kiện in vitro. Môi trường TS5
sử dụng môi trường nền Knudson C có b sung 2 ppm BAP + 0,2 ppm Kinetin + 0,1 ppm GA
3
thích hợp
cho sự tái sinh chồi. Kết quả đạt 94,3 % số lượng mẫu tái sinh. Môi trường KC7 sử dụng môi trường nền
Knudson C có b sung 0,35 ppm BAP + 0,1 ppm NAA + 0,25 ppm B1 thích hợp nhất cho sự nhân chồi. Kết
quả đạt 96,2 % số lượng mẫu tái sinh với 5,55 chồi/ mẫu. Các chồi có chiều cao từ 4 - 5cm được sử dụng
để ra rễ in vitro. Tỷ lệ ra rễ là 98,1 % và số rễ/ mẫu ( 4,5 rễ/ mẫu) cao nhất trên môi trường có b sung 0,7
ppm NAA + 0,2 ppm BAP.
Từ khóa: Lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata, nhân giống invitro.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của y học cổ truyền đặc biệt là Đông y Trung Quốc đã khiến cho lan Gấm, đặc
biệt là loài lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata trở thành một loài dược liệu quý. Theo y
học cổ truyền Đài Loan, A. formosanus Hayata tươi hoặc khô nấu nưc uống trị các chng bệnh
đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt, huyết áp cao, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và


chng đau nhói ngực (Lin và Wu 2007). Đại học Công nghệ Y dược và Cao đẳng Y học Quốc gia
Dương Minh Đài Loan đã sử dụng A. formosanus Hayata làm thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm suy
nhược cơ thể và kháng virus cúm A. A. formosanus Hayata cha hợp chất chuyển hoá arachidonic
acid liên quan đến chc năng tim mạch. Dịch chiết A. formosanus Hayata có khả năng kháng virus,
kháng sưng viêm và bảo vệ gan (Takatsuki, 1992). Ngoài ra trên thị trường còn có một số thực
phẩm chc năng chiết xuất từ lan Gấm có tác dụng mát gan giải độc, tăng cường sc khỏe…Ở
Việt Nam cây lan Gấm chủ yếu dùng làm cảnh, chưa có tài liệu nghiên cu và chưa dùng làm
thuốc. Vi nhu cầu nguyên liệu ln, Trung Quốc tận thu nguồn lan Gấm trong khu vực Đông Nam
Á mà chủ yếu ở Việt Nam. Lan Gấm tươi được thu mua từ 200 – 300 USD/ kg (thân, rễ, lá, hoa),
cây khô có giá 3.200 USD/ kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Vi giá trị kinh tế cao
dẫn đến việc khai thác quá mc nguồn nguyên liệu này đã khiến lan Gấm đng trưc nguy cơ tuyệt
chủng.
Nhận thc được tiềm năng, giá trị kinh tế của loài lan này, nhiều nghiên cu xây dựng quy
trình nhân giống các loài lan Gấm trong điều kiện in vitro ra đời.
Chen ZY và cs (1992) nghiên cu môi trường thích hợp ra rễ lan Gấm là môi trường ½ MS +
0,7 μg/l NAA. Nồng độ BA 1,0 – 2,0 μg/l, IBA 0,5 – 0,7μg/l, 0,1 – 0,5 μg/l zeatin cho chồi phát
triển tốt nhất.
Fan Zinan và cs (1997) nghiên cu ảnh hưởng của than hoạt tính đối vi sự phát triển rễ của
lan Gấm, kết quả cho thấy bổ sung 0,2% than hoạt tính giúp rễ phát triển tốt, lão hóa chậm.
Wang Yaying, Linrong Yao (2005) đã chỉ ra bổ sung 3,5 ppm BA, 0,5 ppm KT, 0,2 ppm
NAA vào môi trường ½ MS là tốt nhất cho sự phát triển rễ lan Gấm.
Phùng Văn Phê và cs (2010) nghiên cu môi trường phù hợp nhất để nhân nhanh chồi Lan
kim tuyến - Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl in vitro là Knudson C. Thể chồi 8 tuần tuổi
từ phôi hạt chín, cao 2-3 cm là phù hợp nhất để nhân nhanh trong môi trường có bổ sung 0,5 ppm
BAP + 0,3 ppm Kinetin + 0,3 ppm.
2


Nguyễn Quang Thạch, Phí Thị Cẩm Miện (2012) nghiên cu xác định môi trường thích hợp
nhất để nhân nhanh thể chồi và mắt đốt ngang thân lan Kim Tuyến - Anoectochilus setaceus

Blume là Knudson C bổ sung 0,5 ppm BAP + 0,3 ppm Kinetin + 0,3 ppm αNAA.
Những nghiên cu trên đã đóng góp thiết thực khôi phục và bảo tồn nhiều loài lan Gấm. Tuy
nhiên, ở Việt Nam loài Anoectochilus formosanus - Loài có giá trị thương mại cao trên thế gii
chưa được quan tâm nghiên cu.
Đề tài “Vi nhân giống lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata” được thực hiện vi mục
đích nhân nhanh số lượng ln cây lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata in vitro làm cơ sở
cho việc nhân nhanh nguồn vật liệu khởi đầu và cung cấp cơ sở khoa học nhằm khôi phục lại
nguồn giống cũng như đáp ng nhu cầu tiêu thụ trong nưc và xuất khẩu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô trường Đại học Lạc Hồng, thời gian
từ 07/2013 - 11/2013.
Đề tài “Vi nhân giống lan gấm Anoectochilus formosanus Hayata” nghiên cu tái sinh chồi,
nhân chồi và tái sinh rễ tiến hành qua 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 10 nghiệm thc, lặp lại
3 lần trong đó có nghiệm thc đối chng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên. Điều kiện nuôi cấy trong tất cả các thí nghiệm đều giống nhau. Nhiệt độ nuôi cấy 24 ± 2
0
C, sử dụng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng, cường độ chiếu sáng 1800 - 2000 lux, chiếu sáng
16h/ ngày, pH của môi trường là 5,5 – 5,8. Tiến hành xác định số chồi, đặc điểm chồi, số rễ, đặc
điểm rễ tạo thành sau mỗi lần cấy chuyền. Số liệu thô được thống kê bằng phần mềm Excel
2010, sau đó được xử l bằng phần mềm của chương trnh thống kê STATGRAPHICS.

Th nghim 1: Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, Kinetin, GA
3
tới môi trường tái sinh
chồi.
Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng và tìm ra các khoảng nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng
thích hợp cho sự tái sinh chồi.
Vật liệu: Các đốt thân lan Gấm được nuôi cấy trong điều kiện in vitro. Số lượng mẫu cấy: 6
mẫu/ bnh. Mỗi nghiệm thc pha 3 bnh (3 lần lặp lại). Dung tích mỗi bnh là 500 ml, thể tích môi
trường là 65 ml/ bnh. Thời gian theo di: 6 tuần

Môi trường nuôi cấy: Sử dụng môi trường Knudson C có bổ sung: 20 g/l sucrose; 0,2 g/l than
hoạt tính; 150 ml/l nưc dừa; 100 ml/l dịch chiết khoai tây; 8 g/l agar và bổ sung chất điều hòa
sinh trưởng theo bảng sau:
Bảng 1: Nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường tái sinh chồi
CĐHSTTV
Môi trường
BAP (ppm)
Kinetin (ppm)
GA
3
(ppm)
TS0 (Đối chng)
0
0
0
TS1
0
0,2
0,1
TS2
0,5
0
0,1
3


Chỉ tiêu theo di: Số mẫu sống sót, số mẫu tái sinh, số chồi, hình thái chồi sau 2, 4, 6 tuần.
Th nghim 2: Khảo st ảnh hưởng của tổ hợp BAP, NAA, B1 đến sự phát sinh hình
thái và h số nhân chồi
Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng và tìm ra các khoảng nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng

thích hợp cho sự nhân chồi.
Vật liệu: Chồi non được tái sinh từ thí nghiệm 1. Số lượng mẫu cấy: 6 mẫu/ bnh. Mỗi nghiệm
thc pha 3 bnh (3 lần lặp lại). Dung tích mỗi bnh là 500ml, thể tích môi trường là 65ml/ bnh.
Thời gian theo di: 6 tuần
Môi trường nuôi cấy: Sử dụng môi trường Knudson C có bổ sung: 20 g/l sucrose; 0,5 g/l than
hoạt tính; 150 ml/l nưc dừa; 100 ml dịch chiết khoai tây; 8 g/l agar và bổ sung chất điều hòa sinh
trưởng theo bảng sau:
Bảng 2: Nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường nhân nhanh chồi
TS3
1,0
0,2
0
TS4
1,5
0,2
0,1
TS5
2,0
0,2
0,1
TS6
2,5
0,2
0,1
TS7
3,0
0,2
0,1
TS8
3,5

0,2
0,1
TS9
4,0
0,2
0,1
CĐHSTTV
Môi trường
BAP ( ppm)
NAA (ppm)
B1(ppm)
KC0 (Đối chng)
0
0
0
KC1
0
0,1
0,25
KC2
0,1
0
0,25
KC3
0,15
0,1
0,25
KC4
0,2
0,1

0,25
KC5
0,25
0,1
0,25
KC6
0,3
0,1
0,25
KC7
0,35
0,1
0,25
4


Chỉ tiêu theo di: Số mẫu sống sót, số mẫu tạo chồi, số chồi, chiều dài chồi, đặc điểm chồi.
Th nghim 3: Khảo st ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP tới sự pht sinh r
Mục đích: Khảo sát và tm ra các khoảng nồng độ cũng như các chất điều hòa sinh trưởng thích
hợp cho sự phát sinh rễ lan Gấm trong điều kiện in vitro.
Vật liệu: Các chồi xanh tốt thu được ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. Số lượng mẫu cấy: 6 mẫu/
bnh. Mỗi nghiệm thc pha 3 bnh (3 lần lặp lại). Dung tích mỗi bnh là 500 ml, thể tích môi trường
là 65 ml/ bnh. Thời gian theo di: 6 tuần
Môi trường nuôi cấy: Sử dụng môi trường Knudson C có bổ sung: 20 g/l sucrose; 0,5 g/l than
hoạt tính; 150 ml/l nưc dừa; 100 ml dịch chiết khoai tây; 8 g/l agar và bổ sung chất điều hòa sinh
trưởng theo bảng sau:
Bảng 3: Nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường phát sinh rễ
Chỉ tiêu theo di: Số mẫu sống sót, số mẫu tạo rễ, số rễ và chiều dài rễ tái sinh được trên mỗi
chồi sau 2, 4, 6 tuần.
3. KẾT QUẢ

3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tổ hợp BAP, Kinetin, GA
3
tới môi trường tái sinh chồi.
Mẫu cây con in vitro được cắt thành từng đoạn có cha đốt thân được cấy vào môi trường
khảo sát. Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy thể hiện ở bảng 4.
KC8
0,4
0,1
0,25
KC9
0,45
0,1
0,25
CĐHST
Môi trường
NAA ( ppm)
BAP ( ppm)
KR0
0
0
KR1
0
0,2
KR2
0,2
0
KR3
0,3
0,2
KR4

0,4
0,2
KR5
0,5
0,2
KR6
0,6
0,2
KR7
0,7
0,2
KR8
0,8
0,2
KR9
0,9
0,2
5


Bảng 4: Ảnh hưởng của môi trưởng nuôi cấy đến sự tái sinh chồi và hình thái chồi
Môi
trường
Số mẫu
cấy
Số mẫu
sống sót
Số mẫu
tái sinh
Tỉ l mẫu

tái sinh
(%)
Tổng số
chồi tái
sinh
Số chồi /
mẫu
TS0
54
44
34
77,3
48
1,41
TS1
54
44
36
81,8
104
2,89
TS2
54
45
38
84,4
129
3,4
TS3
54

46
40
86,9
165
4,13
TS4
54
48
45
93,75
211
4,68
TS5
54
53
50
94,3
264
5,27
TS6
54
50
41
82
208
5,07
TS7
54
49
40

81,6
197
4,94
TS8
54
47
38
80,8
177
4,66
TS9
54
46
37
80,4
160
4,33

Kết quả thí nghiệm sau 6 tuần cho thấy nghiệm thc TS5 gồm Knudson C + 2,0 ppm BAP +
0,2 ppm Kinetin + 0,1 ppm GA
3
cho tỉ lệ tái sinh chồi cao nhất đạt 5,27 chồi/ mẫu cấy, chồi
khỏe, phát triển tốt.

Hình 1: Số chồi hình thành trên môi trường TS5 sau 2, 4, 6 tuần
3.2. Khảo st ảnh hưởng của tổ hợp BAP, NAA, B1 đến sự phát sinh hình thái và h số
nhân chồi
Kết quả thí nghiệm sau 6 tuần nuôi cấy thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Ảnh hưởng của môi trưởng nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh chồi
6



Môi
trường
Số
mẫu
cấy
Số mẫu
sống sót
Số mẫu
tạo
chồi
Tỉ l mẫu
tạo chồi
(%)
Tổng số
chồi tạo
thành
Số chồi
/ mẫu
Chiều cao
chồi (cm)
KC0
54
40
32
80
53
1,66
3,17

KC1
54
44
37
84,1
63
1,7
3,22
KC2
54
46
38
82,6
114
2,99
4,51
KC3
54
47
39
82,9
137
3,5
4,61
KC4
54
49
45
91,8
171

3,8
4,76
KC5
54
50
47
87,5
197
4,2
5,22
KC6
54
51
49
94
230
4,7
5,22
KC7
54
53
52
96,2
289
5,55
5,7
KC8
54
49
39

80
217
5,55
5,66
KC9
54
45
34
75,6
181
5,33
5,73

Sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy môi trường nhân nhanh lan Gấm phù hợp nhất là môi trường
Knudson C + 0,35 ppm BAP + 0,1ppm NAA + 0,25 ppm B1 vi tỉ lệ tái sinh chồi đạt 5,27 chồi/
mẫu cấy.


Hình 2: Số chồi hnh thành trên môi trường KC7 sau 2, 4, 6 tuần
7




3.3. Khảo st ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP tới sự pht sinh r
Chồi sau 6 tuần nhân nhanh được tách ra và chuyển qua môi trường tái sinh rễ để tạo cây con
in vitro hoàn chỉnh. Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6: Ảnh hưởng của môi trưởng nuôi cấy đến sự tái sinh rễ và chiều dài rễ

























Hình 3: Sự phát triển của rễ sau 6 tuần
Kết quả cho thấy môi trường phù hợp nhất cho số lượng rễ ln nhất 4,5 rễ/ mẫu cấy và chiều
dài rễ dài nhất đạt được 2,8 cm là môi trường Knudson C bổ sung 0,7 ppm NAA + 0,2 ppm
BAP.
Môi
trường
Số mẫu
cấy

Số mẫu
sống sót
Số mẫu
tạo r
Tỉ l mẫu
tạo r
(%)
Tổng số
r tạo
thành
Số r
/ mẫu
Chiều
dài r
(cm)
KR0
54
40
34
85
34
1
1,8
KR1
54
45
38
86,7
38
1

1,5
KR2
54
46
40
86,9
56
1,4
2
KR3
54
48
43
89,6
73
1,7
2
KR4
54
49
45
91,8
122
2,7
2,1
KR5
54
50
47
94

165
3,5
2,2
KR6
54
51
48
94,1
206
4,3
2,5
KR7
54
54
53
98,1
239
4,5
2,8
KR8
54
46
39
84,8
164
4,2
2,3
KR9
54
41

36
87,8
90
2,5
1,9
8




4. BÀN LUẬN
“Vi nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata” mục đích tái sinh chồi, nhân
chồi và tạo rễ, sử dụng môi trường nền tối ưu Knudson C bổ sung 20 g/l sucrose + 0,5 g/l than
hoạt tính + 150 ml/l nưc dừa + 100 ml dịch chiết khoai tây + 8 g/l agar.
Kết quả đạt được có điểm giống và khác các nghiên cu đi trưc do sự phối hợp các chất chất
điều hòa sinh trưởng thực vật khác nhau vi nồng độ khảo sát không giống nhau. Đối tượng nghiên
cu cùng chi (Anoectochilus) nhưng khác loài cũng như hàm lượng nưc dừa, dịch chiết khoai tây
không xác định góp phần tạo sự khác biệt. Ngoài ra thời gian nghiên cu hạn chế cũng ảnh hưởng
đến kết quả sau cùng.
Quá trình tái sinh chồi sử dụng môi trường Knudson C bổ sung 2 ppm BAP + 0,2 ppm
Kinetin + 0, 1 ppm GA
3
cho kết quả tái sinh chồi tốt nhất bởi vì vi hàm lượng BAP thích hợp
đã kích thích sự tổng hợp các Cytokinin nội sinh dẫn đến hàm lượng Cytokinin nội sinh cao nên
kích thích sự phân chia phân hóa và gia tăng kích thưc của tế , mặt khác BAP còn có tác dụng
kích thích tế bào huy động nguồn dinh dưỡng từ môi trường nhằm thúc đẩy quá trình tổng hợp
protein và axit nucleic thúc đẩy tế bào phát sinh chồi Kinetin có hoạt tính tương tự như BAP
nhưng khi hai Cytokinin BAP và Kinetin kết hợp vi nhau có vai trò điều phối trong việc cảm
ng tạo chồi. GA
3

thuộc nhóm Giberelin kết hợp vi Cytokinin làm tăng hiệu quả tạo chồi. Kích
thích sự tổng hợp amylase, protease và tăng hoạt tính của chúng, tăng quá trnh thủy phân các
polymer thành monomer tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho nảy mầm, phá vỡ sự
ngủ nghỉ của hạt và chồi.
Quá trình nhân nhanh chồi tốt nhất là môi trường khoáng Knudson C bổ sung 0,35 ppm BAP
+ 0,1 ppm NAA + 0,25 ppm B1. Vì BAP có khả năng kích thích tạo chồi bên, vượt qua ảnh hưởng
ưu thế ngọn, sự cân bằng tỉ lệ giữa Auxin và Xytokinin có  nghĩa quyết định trong quá trình phát
sinh hình thái của mô nuôi cấy in vitro, trong thí nghiệm này tỉ lệ BAP cao hơn NAA đã kích thích
sự xuất hiện và phát triển của chồi. NAA phối hợp vi BAP giúp sự tăng trưởng chồi non và khởi
phát sự tạo mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô giúp chồi phát triển tốt, cân đối. B1 là vitamin căn
bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả tế bào, xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau, duy
trì sự phân chia tế bào để mô có sc sinh trưởng tốt. Ghi nhận này cho thấy vi hàm lượng BAP,
NAA nhỏ hơn nhưng hệ số nhân chồi vẫn tương đương vi kết quả của Phí Thị Cẩm Miện (2012).
Đối vi môi trường tạo rễ sử dụng môi trường khoáng Knudson C bổ sung 0,7 ppm NAA +
0,2 ppm BAP cho kết quả tái sinh rễ tốt nhất. NAA là một Auxin có hoạt tính khá mạnh so vi các
Auxin khác. Khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy, NAA có tác dụng hoạt hóa sự dãn thành tế bào
cũng như sự tổng hợp các chất tham gia cấu tạo nên chất nguyên sinh và thành tế bào, cảm ng
cho sự tổng hợp chuỗi polyamine dẫn đến các tế bào vùng xuất hiện rễ để tạo nên mầm rễ, sau đó
các mầm rễ này sẽ dài ra và chui ra khỏi vỏ tế bào và hình thành rễ. Tỉ lệ NAA cao hơn BAP kích
thích sự ra rễ mà vẫn đảm bảo sự phát triển tốt của cây. Việc phối hợp Auxin và Cytokinin cho hệ
số tạo rễ và chất lượng cây cao hơn hẳn chỉ sử dụng Auxin mà các công trnh trưc đó đã nghiên
cu.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Môi trường thích hợp cho sự tái sinh chồi sử dụng môi trường nền Knudson C + 2 ppm BAP
+ 0,2 ppm Kinetin + 0.1 ppm GA
3
. Kết quả đạt 94,3 % số lượng mẫu tái sinh.
9



Môi trường thích hợp nhất cho sự nhân chồi sử dụng môi trường nền Knudson C + 0,35 ppm
BAP + 0,1 ppm NAA + 0,25 ppm B1. Kết quả đạt 96,2 % số lượng mẫu tái sinh vi 5,55 chồi/
mẫu.
Các chồi có chiều cao từ 4 - 5cm được sử dụng để ra rễ in vitro. Tỷ lệ ra rễ là 98,1 % và số rễ/
mẫu ( 4,5 rễ/ mẫu) cao nhất trên môi trường có bổ sung 0,7 ppm NAA + 0,2 ppm BAP.
5.2. Kiến nghị
Lặp lại thí nghiệm nhiều lần và tăng số nghiệm thc, nhằm mở rộng nghiên cu ảnh hưởng
của một số yếu tố đến quá trình nhân giống lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata.
Nghiên cu cụ thể tác động riêng lẻ của các thành phần như nưc dừa, dịch chiết khoai tây,
ánh sáng, nhiệt độ, pH…lên sự tái sinh chồi, rễ của lan Gấm Anoectochilus fiormosanus Hayata.
Tm môi trường phù hợp để tạo mô sẹo nhằm giảm thiểu thoái hóa giống.
Tiến hành đem cây ra thuần hóa ở vườn ươm và theo di, đánh gia ảnh hưởng của các điều
kiện ngoại cảnh lên sự sinh trưởng, phát triển của lan Gấm Anoectochilus formosanus Hayata.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường, trường Đại học
Lạc Hồng đã cho phép và giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Walter Hood Fitch, (1844), "Curtis's botanical magazine", tập 70 tab. 4123
Trần Văn Bảo (1999), Kỹ thuật nuôi trồng phong lan, nhà xuất bản Trẻ.
Nguyễn Đc Lượng, Lê Thị Thủy Tiên (2002), Công nghệ tế bào, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia tp HCM.
Dương Công Kiên (2003),Nuôi cấy mô thực vật(tập 1,2,3), Nhà xuất bản Đại học quốcgia tp
HCM.
Guo Qiaosheng, Changlin (08/06/2012), “Agricultural technology in the production of
medicinal plants”, Chinesemedicine, truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2013,
<
Vưu Ngọc Dung (8/2010), Giáo trình công nghệ Nuôi cấy mô, Đại học Lạc Hồng, Biên Hòa,
Đồng Nai.

Nguyễn Ngọc Quỳnh, (25/10/2012), “Cây Lan Gấm (Anoectochilus formosanus Hayata), giá
trị kinh tế và tiềm năng phát triển trên vùng đất Tây Nguyên”, Phòng Công nghệ Sinh học-Viện
KHKT Nông nghiệp miền Nam, truy cập ngày 15 tháng 7 năm2013,
< />tri-kinh-te-va-tiem-nang-phat-trien-tren-vung-dat-Tay-Nguyen-1973.html>
Fan Zinan (1997), “Anoectochilus cultured tissue culture studies”, Fujian Normal University,
số 13, tr. 82-87
Phạm Cường (31/03/2007), “ Cymbidium( sym – BID – ee – um)”, Báo điện tử Hoa lan Việt
Nam, truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013, < />ee-um-tho-lan>
Nguyễn Đc Thành, 2000, Nuôi cấy mô tế bào thực vật – Nghiên cu ng dụng, Nhà xuất
bản Đại học Nông nghiệp I HàNội.




10


Giáo viên hưng dẫn Sinh viên thực hiện



Vưu Ngọc Dung Lê Linh Dung



Mai Hương Trà Nguyễn Thị Kiều Linh

×