Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.07 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG



Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. BS. Đào Nguyễn Diệu Trang Phan Thị Ánh Tuyết
Huế, 4/2012
Em xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy, cô giáo trong khoa điều dưỡng Trường Đại Học
Y Dược Huế.
- ThS. BS. Đào Nguyễn Dịu Trang, khoa Điều dưỡng Trường
Đại Học Y Dược huế.
- Các thầy, cô giáo trong bộ môn phụ sản Trường Đại Học Y
Dược Huế.
- Các Bác sĩ, Nữ hộ sinh đang công tác tại khoa Sản Bệnh
viện Trường Đại học Y dược Huế .
Đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Ánh Tuyết
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 3
1.2. Những nguyên tắc cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ 4
1.3. Tư thế bú đúng 5
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu 6
2.3. Xử lý số liệu: 6


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
3.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu đối tượng 7
3.2. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ 10
Chương 4: BÀN LUẬN 16
4.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu đối tượng 16
4.2. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh 16
KẾT LUẬN 18
KIẾN NGHỊ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn đời nay các bà mẹ Việt Nam đều mong muốn nuôi con bằng chính dòng
sữa của mình, đó là điều phù hợp với tập quán nuôi con và đúng khoa học.
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời mỗi trẻ. Sữa
mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng
tuổi. Sữa mẹ là nguồn tài sản vô giá mà mẹ dành cho con và cũng là quyền lợi mà mọi
trẻ sơ sinh đều được quyền hưởng. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát
triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế những bệnh nguy hiểm
như suy dinh dưỡng, các bệnh bề đường tiêu hóa và hô hấp do trong sữa mẹ chứa
nhiều bạch cầu và kháng thể. Nuôi con bằng sữa mẹ là cơ sở nãy nở tình cảm gắn bó
mẹ con, giúp cho trẻ chóng thích nghi với cuộc sống. Chính vì vậy mà không một loại
sữa nào có thể so sánh và thay thế được sữa mẹ.
Cho bú sữa mẹ không những tốt cho trẻ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho
bản thân người mẹ như: bảo vệ sức khỏe bà mẹ (giúp tử cung go hồi tốt và hạn chế
chảy máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này, giúp phụ
nữ lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai nhanh hơn và làm giảm tỉ lệ béo phì cho
người mẹ ngoài ra cho bú mẹ hoàn toàn cũng là một phương pháp tránh thai tự nhiên
có tác dung bảo vệ tới 98% trong 6 tháng đầu sau sinh).
Tuy vậy trong thực tế, nhiều trẻ em sinh ra không được nuôi dưỡng đầy đủ bằng
sữa mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sau sinh mẹ không đủ sữa để thỏa mãn

nhu cầu của trẻ hoặc nếu cho con bú sẽ bất lợi về sức khỏe cho mẹ và con(mẹ bị bệnh
tim, HIV, lao phổi, ), mẹ thiếu hiểu biết trong cách nuôi con bằng chính dòng sữa của
minh. trong thời đại ngày nay người phụ nữ còn phải tham gia nhiều vào công tác xã
hội, công việc nhiều nên làm cho học không có thời gian để nuôi con bằng sữa mẹ đầy
đủ hơn, thêm vào đó trên thị trường có nhiều quảng cáo về các sản phẩm thay thế sữa
mẹ đã làm cho một số bà mẹ ngộ nhận sữa bò là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Ngoài ra vì
nhu cầu thẩm mỹ một số bà mẹ trẻ lo ngại rằng cho con bú sau này sẽ làm xấu bộ ngực
của họ vì thế họ không muốn nuôi con bằng sũa mẹ từ đó trẻ kém phát triển về thể chất
lẫn tinh thần, dễ mắc nhiều bệnh tật theo ước tính mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ em chết
vì tiêu chảy và suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn hô hấp do không được bú mẹ đầy đủ. Do
4
vậy tổ chức y tế thế giới và quỹ nhi đồng liên hiệp quốc khuyến nghi việc nuôi con
bằng sũa mẹ hoàn toàn ngay từ khi sinh cho đến 4 – 6 tháng tuổi và duy trì cho bú
cùng với ăn bổ sung đầy đủ cho đến 24 tháng tuổi
Chính vì vậy mà tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
của các bà mẹ sau sinh tại khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” với
mục tiêu:
Tìm hiểu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh
thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về
đường tiêu hóa và hô hấp cho trẻ. Hàng năm, 60% trong số khoảng 10 triệu trường hợp
tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là do yếu tố dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
Mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em chết vì ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các
nhiễm khuẩn khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ. Những trẻ suy dinh dưỡng, nếu
không tử vong thường chịu ảnh hưởng lâu dài bởi sự chậm phát triển cơ thể. Có rất
nhiều bệnh có thể tránh được nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ.
1.1.Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

1.1.1.Tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ
- Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.
- Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp
trẻ mau lớn.
- Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng hiệu quả.
- Sữa mẹ có nhiều bạch cầu, kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
- Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
- Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không tốn thời gian pha chế.
Ngoài ra, thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối. Trong vài
ngày đầu sau sinh, trước khi sữa thật sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa non có màu
vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu.
* Sữa non và những lợi ích của sữa non: Sữa non đã có từ những ngày trước khi
đẻ, số lượng tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu
tiên, phải cho trẻ bú sớm và tận dụng sữa non vì có nhiều ích lợi:
- Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn, nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa
thật sự.
- Có tác dụng sổ nhẹ, giúp tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng vàng da
sinh lí.
6
- Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A (vitamin A giúp giảm độ nặng của bất cứ bệnh
nhiễm khuẩn nào mà trẻ có thể mắc phải). Rất tốt cho mắt trẻ
- Giúp bộ máy tiêu hóa trưởng thành. Phòng chống dị ứng và chứng không dung
nạp.
1.1.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
- Chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
- Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gũi, yêu thương.
- Giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
- Giúp cho mẹ chậm có thai.
- Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ.
-Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thước bình thường, làm giảm

chảy máu, và có thể chống thiếu máu.
Chính vì những lợi ích rõ ràng của việc nuôi con bằng sữa mẹ mà tổ chức y tế
thế giới đã khuyến cáo như sau:
- Bắt đầu cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đến 1 giờ sau sinh.
- Cho bú mẹ hoàn toàn từ 0 - 4 tháng tuổi.
- Cho ăn bổ sung từ 4 – 6 tháng tuổi.
- Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 năm hoặc hơn.
Tuy nhiên để đạt được những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ bà mẹ cần phải
biết một số nguyên tắc.
1.2. Những nguyên tắc cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Sau khi đẻ
Trẻ mới sinh cần được nằm chung với mẹ (cùng phòng cùng giường) đẻ mẹ có
thể chăm con dễ dàng, đúng lúc, trẻ được gần mẹ ít khóc; thời gian cho bú được lâu,
tình cảm mẹ con sớm hình thành và phát triển
1.2.2. Cho trẻ bú sớm
Nhiều Bà mẹ nghĩ rằng vừa mới sinh thì chưa có sữa cho con bú nhưng trong
thực tế thì sữa non đã có từ những tháng cuối của thời kỳ thai nghén vì vậy nên cho trẻ
bú càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 30 phút đầu sau đẻ thường và 4 giờ sau
mổ lấy thai. Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác mút vú sẽ kích
thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của mẹ co thắt tốt hơn, tránh
7
được băng huyết sau đẻ. Không được vắt bỏ sữa non và không cần cho trẻ uống thêm
bất cứ thứ gì (nước cam thảo, nước đường, nước sâm ngoài…) ngoài bú mẹ.
1.2.3. Cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 tháng đến 6 tháng sau đẻ
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, cũng như bất
cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm… ngay cả nước
cũng không cần cho uống. Cho trẻ bú theo nhu cầu (nghĩa là khi trẻ muốn ăn, không
cần bú theo giờ giấc) cho bú cả ngày lẫn đêm. Trẻ bú ban đêm càng giúp tăng lượng
sữa mẹ (do tăng lượng nội tiết kích thích sinh sữa của tuyến yên)
1.3. Tư thế bú đúng

Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm…), nhưng cần giữ cho
than trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và than thẳng, mặt
hướng về phía vú, để miệng trẻ sát ngay núm vú. Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi
trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng, chuyển nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu
tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút chậm sâu, có khoảng nghỉ.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu tìm hiểu khẳng định tầm quan trọng của sữa mẹ và
lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ, năm 1981 WHO, UNICEF đã công bố văn bản
chương trình khuyến cáo NCBSM. Ở Việt Nam từ năm 1980 đến 1985 đã có nhiều
chương trình nghiên cứu khoa học của viện bảo vệ sức khỏe trẻ em. Năm 1983,
chương trình sữa mẹ đã chính thức ra đời ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây ít có vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng
trẻ em bằng vấn đề NCBSM. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều chương trình sữa mẹ
nhằm khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bà mẹ trong việc
NCBSM, kể cả gia đình và xã hội. Bà mẹ phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí,
tinh thần thoải mái, gia đình hòa thuận, cho trẻ bú đúng cách, để duy trì nguồn sữa mẹ.
Ngoài ra trong giai đoạn này nếu mẹ cần dùng thuốc gì phải hỏi ý kiến Thầy thuốc
không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và làm có thể làm cạn sữa.
8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chọn nghiên cứu là 60 bà mẹ sau sinh tại khoa sản, Bệnh viện
Trường Đại học y dược Huế. không có bệnh lý tuyến vú, tỉnh táo tiếp xúc tốt.
2.1.2. Thời gian tiến hành
Từ 10/04/2012 đến 19/04/2012
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng loại hình nghiên cứu mô tả cắt ngang, dựa trên sơ đồ bộ câu hỏi soạn
sẵn.

2.2.2. Các bước tiến hành:
- Xây dựng bộ câu hỏi trên cơ sở tìm hiểu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của
các bà mẹ sau sinh.
- Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu có sẵn.
- Thống kê số liệu.
- Đánh giá kết quả thu thập.
2.3. Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu thu nhập được bằng phương pháp thống kê, đánh giá theo tỉ lệ phần
trăm, rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau.
9
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua phỏng vấn 60 bà mẹ sau sinh tại khoa sản Trường Đại học Y Dược Huế,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu đối tượng
3.1.1. Sự phân bố theo độ tuổi

Biểu đồ 3.1: Nhóm tuổi điều tra
* Nhận xét:
Nhóm bà mẹ được nghiên cứu có độ tuổi từ 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ là 38,3% và
từ 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,8%. Độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
3,3%. Như vậy các bà mẹ mang thai nằm trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ rất cao là
hợp lý.
10
3.1.2. Trình độ văn hóa


Biểu đồ 3.2. Trình độ văn hóa
* Nhận xét:
Trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 30%. Trình độ cấp III chiếm tỷ lệ cao

nhất là 35%. Không có tỷ lệ mù chữ.
3.1.3. Điều kiện kinh tế
Bảng 3.1. Điều kiện kinh tế
Thu nhập của gia đình n %
< 1.000.000/tháng/người 9 15
1.000.000 – 2.000.000 tháng/người 33 55
>2.000.000/tháng/người 18 30
Tổng 60 100%
* Nhận xét:
11
Tỷ lệ các gia đình có thu nhập từ 1.000.000 đồng/tháng/người đến 2.000.000
đồng/tháng/người chiếm tỷ lệ cao nhất là 55 %. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ là 15 %
gia đình có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.
12
3.1.4. Số lần sinh con
Biểu đồ 3.3. Số lần sinh con
* Nhận xét:
Số phụ nữ trong nhóm điều tra sinh con rạ (60%) chiếm tỷ lệ cao hơn con so (40%).
3.1.5. Phương pháp sinh

Biểu đồ 3.4. Phương pháp sinh
* Nhận xét: Tỷ lệ sinh thường nhiều hơn tỷ lệ mổ lấy thai.
13
3.2. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.1. Hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.2. Hiểu biết của lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Hiểu biết n %
Lợi ích cho con 25 41,6
Lợi ích cho mẹ 10 16,7
Lợi ích kinh tế 15 25

Lợi ích cả mẹ và con 10 16,7
Không biết 0 0
Tổng 60 100
* Nhận xét:
Đa số các Bà mẹ đều biết nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho con và lợi
ích kinh tế ( chiếm 41,6% - 25%), còn lợi ích cho mẹ thì chiếm tỉ lệ thấp vì ít được
quan tâm hơn.
3.2.2. Kiến thức các bà mẹ về nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi
Bảng 3.3. Kiến thức các bà mẹ về nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi
Hiểu biết n %
Sữa mẹ 49 81,6
Sữa bò 7 11,7
Thức ăn khác 4 6,7
Tổng 60 100
* Nhận xét:
Các bà mẹ biết rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn tôt nhất cho trẻ chiếm tỉ lệ cao
81,6%
14
3.2.3. Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh
Kiến thức về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh Số người %
< 30 phút 5 8,3
30 -60 phút 35 58,3
> 60 phút 20 33,4
Tổng 60 100
* Nhận xét:
Các bà mẹ cho trẻ bú sau sinh từ 30 – 60 phút chiếm tỉ lệ khá cao (58,3%).
3.2.4. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non
15


Biểu đồ 3.5. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non
* Nhận xét:
Lợi ích của sữa non đa số các bà mẹ đều biết nhưng không đầy đủ (72%).
16
3.2.5. Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ
Bảng 3.5. Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ
Nguồn thông tin Số người %
Gia đình 10 16,7
Kinh nghiệm 07 11,6
Truyền thông 10 16,7
Cán bộ y tế 30 50
Khác 03 5
Tổng 60 100
* Nhận xét:
Hiểu biết của các bà mẹ về NCBSM qua nhiều nguồn thông tin, song chủ yếu là
từ CBYT (50 %), điều này nên phát huy.
3.2.6. Số lần cho trẻ bú trong ngày
Bảng 3.6. Số lần cho trẻ bú trong ngày
Số lần n %
< 8 lần 5 8,4
8 - 10 lần 15 25
Bú theo nhu cầu của trẻ 40 66,6
Tổng 60 100

* Nhận xét:
Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú dưới 8 lần/ngày chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ các bà mẹ cho
trẻ bú theo nhu cầu là cao nhất 66,6 % điều này phù hợp với kiến thức nuôi con bằng
sữa mẹ
17
3.2.7. Các cách làm duy trì và tăng lượng sữa mẹ

Bảng 3.7. Các cách làm duy trì và tăng lượngsữa mẹ
Duy trì và tăng lượng sữa mẹ Số người %
Ăn đủ chất, uống đủ nước 25 41,6
Ngủ đủ giấc, vui vẻ tránh stress 10 16,7
Cho bú nhiều nhất là ban đêm 15 25
Vắt hết sữa còn lại sau bú 07 11,7
Không biết 03 5
Tổng 60 100
*Nhận xét:
41,6% bà mẹ cho rằng ăn uống đủ chất, 25% cho bú nhiều vào ban đêm để duy trì
nguồn sữa mẹ là đúng đắn, 5% bà mẹ không biết cách làm duy trì và tăng nguồn sữa
mẹ đây được xem là điểm mấu chốt của vấn đề cần tư vấn cho các bà mẹ về nuôi con
bằng sữa mẹ.
3.2.8. Kiến thức của bà mẹ về một số bệnh hay gặp của vú trong thời gian nuôi con
bằng sữa mẹ.
Bảng 3.8. Các bệnh của vú
Bệnh về vú thường gặp Số người %
Tụt núm vú, đau rát núm vú 25 41,6
Vú cương tức, nứt núm vú 20 33,4
Vú ít sữa 12 20
Không biết 03 5
Tổng 60 100
* Nhận xét
Hầu hết các bà mẹ đều biết một số bệnh về vú, tỉ lệ không biết chỉ chiếm 5%
18
3.2.9. Một số thức ăn giúp tăng lượng sữa mẹ
Bảng 3.9. Một số thức ăn giúp tăng lượng sữa mẹ
Thức ăn Số người %
Chân giò heo hầm
20 33,3

Chuối mốc hấp cơm
08 13,4
Xôi bắp
12 20
Trái vả 20 33,3
Không biết 0 0
Tổng 60 100
* Nhận xét:
Qua kinh nghiệm dân gian đa số các bà mẹ đều biết một số thức ăn giúp tăng
lượng sữa mẹ điều này rất tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
3.2.10. Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng
Bảng 3.10. Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng
Phương pháp n %
Lau sạch trước và sau bú
59 98,3
Cho trẻ bú đều hai vú
45 75
Bú hết vú này sang vú kia
35 58,3
Nặn hết sữa còn lại ở vú
25 41,6
Không biết
2 3,3
* Nhận xét
Hầu hết các bà mẹ đều vệ sinh vú trước khi cho con bú (98,3 %), nhưng cho bú
đúng phương pháp tỷ lệ còn thấp.
19
3.2.11. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa tốt nhất
Bảng 3.11. Thời gian cai sữa tốt nhất
Thời gian cai sữa n %

< 12 tháng
5 8,3
12 – 18 tháng
25 41,7
18 - 24 tháng
28 46,7
> 24 tháng
02 3,3
Tổng
60 100
*Nhận xét:
Đa số các bà mẹ thường cai sữa khi trẻ đủ năm rưỡi tuổi (46,7%).
20
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua phỏng vấn 60 bà mẹ sau sinh tại Khoa sản – Bệnh viện Trường Đại học y
Dược Huế, chúng tôi thu được kết quả như sau:
4.1. Đặc điểm chung của nghiên cứu đối tượng
Qua kết quả nghiên cứu số bà mẹ nằm trong độ tuổi sinh đẻ (20-40) chiếm tỷ lệ
cao đó là điều hợp lý, giúp cho bà mẹ có được một số kiến thức đầy đủ về vấn đề nuôi
con bằng sữa mẹ.
- Trình độ văn hoá của người dân được nâng cao, qua bảng [3.2] không có tỷ lệ
mù chữ.Thêm vào đó điều kiện kinh tế của các gia đình có thu nhập trung bình chiếm
tỷ lệ 55%. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ 15% gia đình có thu nhập thấp.
- Số phụ nữ sinh thường chiếm tỷ lệ cao hơn số phụ nữ mổ lấy thai. Cách thức
đẻ có ảnh hưởng đến thời gian các bà mẹ lần đầu tiên cho con bú sau sinh.
4.2. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh
Đa số các bà mẹ đều biết rằng nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho con
và lợi ích kinh tế (41,6% - 25%) nhưng còn lợi ích cho mẹ thì chưa hiểu rõ lắm
(16,7%) do họ ít quan tâm tìm hiểu tới điều này. Các Bà mẹ đều biết rằng sữa mẹ là

thức ăn tốt nhất cho sự phát triển về thể lực và trí lực của trẻ (81,6%) ngoài ra những
lợi ích trước mắt cho trẻ ta cần tư vấn thêm cho các bà mẹ ích lợi lâu dài của bú sữa
mẹ như: trẻ ít bị thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường týp 2… Có bằng chứng cho thấy
những người được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn, còn nuôi con bằng
sữa nhân tạo tốn tiền và không thuận tiện như: phụ thuộc vào giờ giấc, dụng cụ pha
chế phải được đảm bảo vô trùng, cáh thức pha, nguồn sữa phải mua mới có.
- 98,3% các Bà mẹ đều vệ sinh vú trước khi cho con bú là điều tốt nhưng cho
bú đúng phương pháp tỉ lệ còn thấp, đây cũng là điểm mấu chốt của vấn đề cần tư vấn
cho các Bà mẹ.
- Thời gian cai sữa cho bé (12-18 tháng) chiếm tỷ lệ chưa cao 46,7% cần nâng
cao tỉ lệ này. Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:
21
+ Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm, khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn
những bữa bú mẹ.
+ Không nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.
+ Không nên cai sữa cho trẻ đột ngột vì sễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ
quấy khóc biếng ăn.
+ Không cai sữa cho trẻ khi trẻ ốm vì dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.
- Các Bà mẹ đều biết một số bệnh lí hay gặp của vú trong thời gian nuôi con
bằng sữa mẹ. Về cách duy trì và tăng lượng sữa mẹ bằng cáh cho bú nhiều vào ban
đêm tỉ lệ này chiếm 25% là cao. Cần thiết phải hỗ trợ cho các bà mẹ kiến thức về xử lý
một số bệnh thông thường của tuyến vú để các bà mẹ an tâm hơn trong việc cho con
bú.
Về thời gian cho trẻ ăn dặm đa số các bà mẹ đều chọn thời gian là 4-6 tháng
điều này phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Cần cho trẻ ăn bổ sung trong khi trẻ
vẫn tiếp tục được bú mẹ. WHO lưu ý rằng:
+ Không nên cho trẻ giảm bú khi bắt đầu cho ăn bổ sung.
+ Thức ăn bổ sung nên được cho ăn bằng thìa hay cốc, không nên cho vào bình
sữa.
+ Thực phẩm phải sạch, an toàn và sẵn có ở địa phương.

+ Cần nhiều thời gian để trẻ nhỏ học cách ăn thức ăn đặc.
22
KẾT LUẬN
Qua đợt điều tra,tìm hiểu kiến thức về vấn đề Nuôi con bằng sữa mẹ của 60 Bà
mẹ sau khi sinh tại Khoa sản – Bệnh viện Trường Đại học y Dược Huế, chúng tôi rút
ra những nhận xét như sau:
1. Đặc điểm chung của nghiên cứu đối tượng
-Nhóm tuổi các Bà mẹ được điều tra chủ yếu từ 31đến 40 tuổi có trình độ văn
hóa như sau:
+ 26,7% có trình độ cấp II;
+ 35% có trình độ cấp III;
+ 30% có trình độ cao đẳng, đại học;
+ 85% bà mẹ có điều kiện kinh tế tạm ổn định trở lên;
+ 60% số bà mẹ sinh con rạ
+ 12% số bà mẹ mổ lấy thai.
2. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh:
- 100% các Bà mẹ đều biết sữa mẹ có lợi ích.
- 100% các Bà mẹ sinh con những lần trước đều cho bú sữa mẹ.
- Thời gian cho bú >1 năm là 92,7%.
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh: 81,6%.
- 18,4% Bà mẹ cho bú thêm sữa nhân tạo và thức ăn khác.
3. Thực trạng việc nuôi bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh:
- 58,3% bà mẹ cho bú sau sinh 30 – 60 phút
- 66,6% bà mẹ cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
- 16,7% lợi ích cho mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ chiếm tỉ lệ thấp.
- 98,3% các bà mẹ ý thức được vệ sinh vú trước và sau cho con bú.
- 100% các bà mẹ trước và sau đẻ đều được tư vấn của Nữ hộ sinh cho về vấn
đề Nuôi con bằng sữa mẹ.
23
KIẾN NGHỊ

Để làm tốt hơn vấn đề này cần:
+ Có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban ngành qua truyền thông giáo dục những ích
lợi của việc Nuôi con bằng sữa mẹ rộng rãi trong quần chúng nhân dân, thêm vào đó
thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo thêm cho nhân viên y tế để được cập
nhật những thông tin mới nhất về mọi lĩnh vực trong y tế từ đó người cán bộ y tế nhất
là nữ hộ sinh thành thạo hơn trong công tác chăm sóc, tư vấn cho các bà mẹ về Nuôi
con bằng sữa mẹ cũng như các vấn đề khác trong lĩnh vực sản khoa.
+ Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, giường bệnh phòng bệnh hợp lý tạo cảm giác
thoải mái cho các bà mẹ sau sinh.
+ Có phòng tư vấn và tăng thêm nhân lực làm công tác tư vấn về lợi ích của sữa
mẹ và việc Nuôi con bằng sữa mẹ, tại các phòng bệnh cũng như ở phòng khám, cần
tạo điều kiện cho trẻ gần mẹ sớm và hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh (sau
sinh 30 phút, sau mổ 4 giờ).
+ Tư vấn và phát các tờ rơi tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ trước khi ra
viện.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Điều dưỡng sản phụ khoa (NXB Y học Hà Nội – 2000)
- Sản phụ khoa NXB TP Hồ Chí Minh
- Điều dưỡng Sản khoa – Bộ y tế - Vụ KH và Đào Tạo.
- Bài giảng Sản phụ khoa – Nhà xuất bản Y học Hà Nội
- Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về sức khỏe sinh sản 2007
25

×