Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.08 KB, 21 trang )

Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

MỞ ĐẦU
Cây xanh đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội như: điều hịa mơi
trường khơng khí, hấp thụ các chất thải độc hại, khói bụi, diệt vi khuẩn, giảm tiếng
ồn,… góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, cây xanh
với đặc điểm tự nhiên, cùng các cơng trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn
hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị, làm phong phú cuộc sống
văn hố tinh thần của cư dân đơ thị.
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2004 đến nay, việc phát triển cây xanh đô
thị ở thành phố Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền. Nhiều
đường phố được trồng mới, chỉnh trang cây xanh, cùng với các cơng trình kiến trúc
tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống cây xanh của
thành phố vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập, diện tích phủ xanh cịn ở mức thấp,
cơng tác phát triển cây xanh cịn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức,
chưa huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội cho sự phát triển cây xanh. Bên
cạnh đó, một bộ phận khơng nhỏ cư dân đô thị ý thức bảo vệ môi trường cịn kém,
chưa có ý thức bảo vệ cây xanh, còn thờ ơ trước hành vi xâm hại cây xanh cơng cộng
của khơng ít người dân, sự xâm hại cây xanh của một số kẻ xấu, sự ảnh hưởng của
thiên tai đối với cây xanh,.. đã làm cho hệ thống cây xanh của thành phố bị ảnh hưởng
không nhỏ và làm cho công tác quản lý, phát triển cây xanh gặp nhiều khó khăn.
Để thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2011 – 2015, đó là hệ thống cây xanh đô thị phát triển ổn định, bền vững,
đồng bộ, đa dạng về chủng loài, đảm bảo giá trị sử dụng và những tiện ích về mơi
trường, phân bố hợp lý trên địa bàn các quận, huyện góp phần tạo cảnh quan đô thị,
cải tạo môi trường sống. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp
nhân dân, huy động sự tham gia đóng góp tích cực của cộng đồng cho việc phát triển
cây xanh, góp phần "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường", “Thành phố hấp
dẫn và đáng sống”. Việc xây dựng và từng bước triển khai thực hiện Đề án Xã hội
hóa phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015 là hết sức
cần thiết.


1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2011 – 2015 bằng cách tận dụng và phát huy các điều kiện sẵn có của cộng
đồng xã hội, góp phần cải thiện mơi trường, tạo cảnh quan đẹp và hỗ trợ việc thích
ứng biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2015, diện tích cây xanh đơ thị bình qn đầu người đạt từ
7 m - 8 m2;
2

- Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc và
bảo vệ hệ thống cây xanh đơ thị trên địa bàn thành phố thông qua việc tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng của cây xanh;


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn, gắn việc đánh giá
kết quả hoạt động thường xuyên của các đơn vị với sự chuyển biến về nhận thức và
hành động cụ thể của các tầng lớp nhân dân trong việc phát triển hệ thống cây xanh
đô thị.
2. Phạm vi của Đề án
Triển khai thực hiện thí điểm cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đô thị
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm
Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn; và huyện Hoà Vang) giai đoạn 2013 - 2015.
3. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
quản lý cây xanh đô thị;
Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước;
Thơng tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi,
bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
quản lý cây xanh đô thị;
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 của UBND thành phố Đà
Nẵng Ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”;
Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng Phê duyệt Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011
– 2015;
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 15/5/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng Ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
4. Nội dung của Đề án: gồm 4 phần:
Phần I. Hiện trạng cây xanh và công tác quản lý cây xanh trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng;
Phần II. Sự cần thiết của cơng tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị giai
đoạn 2013 - 2015;
Phần III. Nội dung và các giải pháp thực hiện xã hội hóa phát triển cây xanh đô
thị giai đoạn 2013 - 2015;
Phần IV. Tổ chức thực hiện;

2


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015


Phần I
HIỆN TRẠNG CÂY XANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG
I. Hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1. Số lượng cây xanh:
Theo nguồn tin từ Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2011 – 2015, Tính đến thời điểm đầu năm 2011, trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng hiện có:
a) Cây xanh bóng mát:
Tổng số cây xanh bóng mát các loại là 348.317 cây, bao gồm:
- 63.514 cây xanh công cộng (31.743 cây mới trồng, 19.848 cây loại I, 10.935
cây loại II và 988 cây loại III;
- 284.803 cây xanh trong các cơ quan, công sở, trường học… và trong nhà ở.
b) Thảm cỏ, thảm hoa:
Tổng diện tích thảm cỏ, thảm hoa trong công viên, vườn hoa, khu vui chơi
công cộng, vườn ươm, đảo giao thông, dải phân cách… là 565.765 m2. Trong đó:
- 349.018 m2 thảm cỏ, thảm hoa/30 tuyến đường có đảo giao thông, dải phân
cách;
- 189.915 m2 thảm cỏ, thảm hoa, mặt nước (quy đổi) trong các công viên, đài
tưởng niệm, vườn hoa, vườn dạo;
- 26.832 m2 thảm cỏ, thảm hoa trong khuôn viên các cơ quan, công sở, trường
học, .. và trong nhà ở.
c) Cây xanh trong các vườn ươm:
- Gieo ươm cây xanh bóng mát các loại: 69.700 cây;
- Gieo ươm hoa các loại: 50.000 đơn vị hoa (cây hoa).
2. Diện tích cây xanh bình qn đầu người:
Từ những số liệu trên, có thể đánh giá như sau:
Diện tích cây xanh đơ thị bình qn đầu người: 5,02 m2
Trong đó:
- Diện tích cây xanh cơng cộng bình qn đầu người 1,57 m2;

- Diện tích cây xanh trong vườn ươm bình qn đầu người 0,12 m2;
- Diện tích cây xanh trong cơ quan, công sở, .. và trong nhà ở bình quân đầu
người 3,33 m2.

3


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

3. Chất lượng cây xanh
- Số lượng cây cổ thụ, có giá trị tại thành phố không nhiều (chiếm tỷ lệ 1,24 %),
phần lớn được trồng từ trước năm 1997 trên các tuyến đường phố cũ thuộc quận Hải
Châu và một ít ở quận Thanh Khê;
- Số lượng cây xanh tăng nhanh, song chủ yếu là loại cây xanh mới trồng (50,71
%) và cây xanh loại I (31,26 %);
- Cây xanh bóng mát trên đường phố phong phú, đa dạng về chủng loài, bao
gồm trên 70 loài thuộc 27 họ thực vật khác nhau. Nhiều tuyến đường còn hiện hữu rất
nhiều loài cây khác nhau. Tỷ lệ cây tạp (Trứng cá, Đa đề, Sộp, Vơng đồng…) vẫn
cịn lớn (hơn 17 %), chưa tạo được sự đồng bộ, mỹ quan trên đường phố:
- Tình trạng phổ biến là cây xanh bóng mát được trồng trên các đường phố do
qua nhiều giai đoạn nên khơng đồng nhất về kích thước và chủng loại, do đó chưa
bảo đảm mỹ quan đơ thị;
- Cây xanh trồng trên đường phố Đà Nẵng còn đơn điệu, chủ yếu trồng theo 1
hàng trên vỉa hè, giữa ranh giới hai nhà; chưa có nghiên cứu kết hợp giữa cây xanh,
thảm hoa, thảm cỏ với các cơng trình kiến trúc khác để tạo điểm nhấn cho đường phố;
cây xanh trên một số dải phân cách và đảo giao thông chưa tạo được thẩm mỹ cao.
II. Công tác quản lý phát triển cây xanh:
- Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hệ thống cây xanh mới chỉ cơ bản hình
thành, tập trung tại khu vực nội thị và một số khu dân cư, nhưng diện tích đất dành
cho cây xanh cịn thấp so với yêu cầu;

- Việc triển khai trồng cây xanh đường phố tại các khu dân cư, khu tái định cư
cịn chậm, dẫn đến tình trạng người dân trồng cây xanh tự phát. Công tác quản lý,
giám sát việc thi công trồng cây xanh chưa tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng của
cây xanh sau này. Nguyên nhân cơ bản là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan chức năng; chưa có sự thống nhất đầu mối trong cơng tác phát triển cây xanh
đường phố; trình độ quản lý, nghiệp vụ chun mơn cịn hạn chế;
- Việc quản lý, chăm sóc, duy trì cây xanh cơng cộng là hoạt động dịch vụ
cơng ích chủ yếu do Công ty Công viên – Cây xanh thực hiện, chưa có sự tham gia
của người dân nên vẫn cịn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao;
- Việc trồng cây xanh trong khuôn viên các cơ quan, công sở, bệnh viện,
trường học,.. và trong nhà ở cịn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch và
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về số lượng và chất lượng;
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết, ý thức, trách
nhiệm của người dân đối với việc phát triển cây xanh đô thị chưa thường xun, hình
thức tun truyền cịn đơn điệu. Nhận thức về vai trị quan trọng của cây xanh để từ
đó có ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh của một bộ phận dân cư cịn hạn chế;
- Cơng tác phối hợp bảo vệ, xử lý vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng giữa
các đơn vị (Điện lực, Bưu điện, cấp nước, thoát nước, thanh tra chuyên ngành, chính
quyền địa phương…) cịn nhiều bất cập.
4


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

III. Về nguồn vốn:
1. Nguồn vốn đầu tư hàng năm cho công tác phát triển cây xanh công cộng
được cấp chủ yếu từ ngân sách của thành phố.
- Thực hiện Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố Đà
Nẵng đến năm 2010, hàng năm, ngân sách thành phố đều bố trí kinh phí cho cơng tác
trồng mới cây xanh thơng qua Chương trình cây xanh đường phố và trồng cây xanh

của các dự án cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường, khu dân cư,… Tuy nhiên, việc
cấp kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như phân kỳ đầu tư của Đề án được
duyệt (từ năm 2005 đến năm 2010 thành phố chỉ cấp kinh phí trồng mới cây xanh cho
các chương trình, dự án là 33,198 tỷ đồng/ 62,185 tỷ đồng - Đề án được duyệt, đạt
53,4% và chủ yếu tập trung vào các năm 2008, 2009, 2010).
- Thực hiện Đề án Phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011 – 2015, trong năm 2011 và 2012 thành phố đã cấp kinh phí như sau:
STT
1
2
3.

4
5

6

7

Nội dung
Duy tu bảo dưỡng
cây xanh, công viên
Chỉnh trang cây xanh
đường phố, công viên
Trồng mới cây xanh
bóng mát trên các
tuyến đường
Xây dựng vườn dạo
trong khu dân cư tập
trung

Xây dựng vườn ươm
Hoà Ninh
Mua sắm thiết bị
chuyên dùng

Kế hoạch 2011- 2012
Kinh phí
Khối lượng
(Tỷ đồng)
130,00

19.000 cây
(H:3-4 m, D:
9-12 cm)

121,08

40,00

18,96

30,00

15.000 cây
(H: 3 - 4 m,
D: 6-7 cm)

15,00

29 ha/40 địa

điểm

38,60

1,97 ha/08 địa
điểm

2,24

9,70 ha

9,50

9,00

Cải tạo, chỉnh trang
công viên, vườn hoa
do quận, huyện quản

Chuẩn bị đầu tư các
công viên chuyên đề

8

Giải toả đền

11 máy cưa
vươn xa + 04
xe bồn tưới
nước


5,00

05 công viên

32,90

Đầu tư xây dựng
công viên chuyên đề
9

Ước thực hiện 2011 - 2012
Kinh phí
Khối lượng
(Tỷ đồng)

02 cơng viên

89,0

2,00

4,40

0,00
- Cơng viên
bảo tồn di tích
lịch sử K20;
- Cơng viên
văn hóa Ngũ

Hành Sơn
- Cơng viên
bảo tồn di tích
lịch sử K20;
- Cơng viên
văn hóa Ngũ

0,10

1,236
0,701 (ĐBGT)

126,00
(ĐBTG)

5


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015
Hành Sơn
9

Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý, kỹ
thuật, công nhân lành
nghề
Tổng cộng

1,00


0,00

385,00

291,72 (đạt
75,8% KH)

2. Ngoài nguồn vốn ngân sách thành phố cấp, việc huy động các nguồn lực tài
chính trong cộng đồng xã hội cho việc đầu tư phát triển cây xanh còn hạn chế, hiệu
quả chưa cao.

Phần II
SỰ CẦN THIẾT CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI HỐ
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƠ THỊ
1. Sự cần thiết của cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị:
Xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 –
2015 nhằm mục đích huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn có để phát triển cây xanh đơ
thị, nâng diện tích cây xanh đơ thị bình qn đầu người của thành phố từ 5,02 m 2
(năm 2010) lên 7 m2 - 8 m2 (2015), và từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại
trong công tác quản lý và phát triển cây xanh trên địa bàn thành phố trong thời gian
qua.
Việc xây dựng và triển khai thực hiện mơ hình xã hội hóa phát triển cây xanh
đơ thị là tiền đề thuận lợi để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và
phát triển cây xanh, bảo vệ thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường sống của cộng
đồng dân cư trong đô thị nói riêng và cư dân thành phố Đà Nẵng nói chung. Từ đó,
động viên các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đóng góp tích cực về cơng sức, tài chính
trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; hỗ trợ các đơn vị quản lý cây xanh thực
hiện tốt cơng tác duy trì cây xanh trong điều kiện nhân lực, thiết bị của đơn vị còn
nhiều hạn chế, thiếu thốn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt một phần ngân
sách thành phố chi cho các hoạt động cơng ích, sử dụng đồng vốn của ngân sách nhà

nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Đồng thời, xã hội hóa phát triển cây xanh cịn đồng nghĩa với việc người dân
và các đối tượng được hưởng lợi tham gia giám sát chất lượng trồng, bảo dưỡng cây
xanh công cộng của các đơn vị liên quan nhằm ngày càng nâng cao chất lượng phục
vụ theo sự phát triển nền kinh tế của thành phố.
Thời gian đến, quy mô thành phố ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, việc đẩy nhanh tiến độ phát triển cây xanh đô thị cả về số lượng và chất
lượng nhằm tăng cường mảng xanh, mỹ quan đô thị, đáp ứng yêu cầu "Xây dựng Đà
Nẵng - Thành phố môi trường", “Thành phố hấp dẫn và đáng sống” là mục tiêu
chung của nhân dân thành phố. Do đó, việc tham gia đóng góp công sức phát triển
6


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

cây xanh, hỗ trợ các đơn vị quản lý cây xanh nhằm thực hiện tốt công tác quản lý,
phát triển cây xanh đô thị của thành phố là quyền lợi và trách nhiệm của tồn dân
trong việc giữ gìn, xây dựng một môi trường sống trong lành, Xanh - Sạch - Đẹp, văn
minh.
2. Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện xã hội hố phát triển cây
xanh đơ thị:
Phát triển cây xanh đô thị, đặc biệt là cây xanh công cộng là một trong số các
hoạt động dịch vụ công ích mà xã hội cần và Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nhà nước quyết định việc quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đơ thị, trong
đó chú trọng đến hệ thống cây xanh công cộng, bảo đảm theo đúng quy hoạch không
gian phát triển đô thị; lập quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm thực thi các giải pháp sao
cho công tác phát triển cây xanh đô thị đạt hiệu quả; cung cấp nguồn kinh phí chủ
yếu hàng năm cho cơng tác duy trì và phát triển cây xanh cơng cộng. Bên cạnh đó,
Nhà nước cịn có vai trị nâng cao nhận thức của cộng đồng, khuyến khích và huy
động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển hệ thống cây xanh

thông qua việc thực hiện Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đơ thị. Đồng thời, cần
có sự phối hợp đồng bộ của các ngành hữu quan, các cấp chính quyền địa phương,
các đồn thể quần chúng và có đánh giá rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng thì sẽ
đem lại hiệu quả thiết thực.
Phần III
NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HĨA
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƠ THỊ
I. Nội dung xã hội hố phát triển cây xanh Đơ thị:
Cơng tác xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị là một việc làm hồn tồn mới,
chưa có tiền lệ, chưa có mơ hình. Do vậy, trước mắt, giai đoạn 2013 - 2015 triển khai
thí điểm một số nội dung công việc trên địa bàn thành phố, như sau:
1. Tuyên truyền, vận động:
Tổ chức tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về vai trị, lợi ích của cây xanh
đối với môi trường sống, cảnh quan và sức khoẻ của người dân đơ thị và các lợi ích
vơ hình khác, nhằm:
- Từng bước xây dựng, nâng cao ý thức của người dân đối với công tác bảo vệ
cây xanh. Tạo thành dư luận xã hội, lên án những hành vi phá hoại cây xanh, đặc biệt
là cây xanh công cộng;
- Tạo sự đồng thuận của người dân đối với chủ trương chuẩn hoá cây xanh
đường phố (chấm dứt việc trồng cây tạp, trồng các chủng loài cây theo quy hoạch của
tuyến đường);

7


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Tạo sự thống nhất từ các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, người dân
trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh;
- Khuyến khích mọi người dân tham gia giám sát cơng tác trồng, duy trì, quản

lý cây xanh đường phố của các đơn vị chuyên ngành liên quan.
2. Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ở mặt tiền đường phố xây dựng
bồn hoa, trồng hoa, thảm cỏ theo quy định; vệ sinh hố trồng cây, trồng thảm hoa,
thảm cỏ trong hố trồng cây có sẵn, trên một số tuyến phố chính (Cơng ty Cơng viên –
Cây xanh thực hiện cơng tác chăm sóc duy trì thường xuyên).
3. Vận động nhân dân (các hộ gia đình hoặc các hội đoàn thể) trong các khu
dân cư tập trung làm tốt công tác bảo vệ cây xanh ở vườn dạo đã được nhà nước đầu
tư xây dựng. Tiến tới, vận động nhân dân đóng góp kinh phí để chăm sóc duy trì cây
xanh, bảo vệ cây xanh ở vườn hoa, vườn dạo trong khu vực để duy trì cảnh quan cây
xanh, tạo nơi thư giãn nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì
cây xanh trên các khu đất quy hoạch cơng viên, vườn hoa, kết hợp với quảng cáo
thương mại, kinh doanh, dịch vụ,…
5. Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực trồng cây xanh trong
khn viên do mình quản lý; tham gia các phong trào “Khuyến xanh”.
6. Chính quyền địa phương phát động nhân dân trồng cây theo đúng quy hoạch
chủng loại cây trên tuyến đường, với sự hỗ trợ cây giống, vật tư và hướng dẫn kỹ
thuật của các doanh nghiệp và Công ty Công viên - Cây xanh, nhằm từng bước chuẩn
hóa cây xanh đường phố.
7. Giao cây xanh bóng mát trên đường phố cho các tổ chức, hộ dân ở mặt tiền
đường phố chăm sóc, bảo vệ.
8. Đa dạng hố nguồn cung cấp cây giống bằng cách xây dựng hệ thống vườn
ươm vệ tinh.
9. Bổ sung quy định những hành vi không được làm đối với cây xanh công
cộng vào Đề án xây dựng nếp sống văn hố, văn minh đơ thị của thành phố, trong
giai đoạn tiếp theo.
10. Kêu gọi, vận động các doanh nghiệp có thương hiệu đóng góp kinh phí
trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng điểm, cây xanh phòng hộ ven biển,
và giao cho đơn vị chức năng thực hiện cơng tác duy trì thường xun.
11. Tăng cường hợp tác Quốc tế, tìm kiếm các nguồn lực tài chính trong và

ngồi nước cho cơng tác đầu tư phát triển cây xanh đô thị; nâng cao năng lực quản lý,
chun mơn nghiệp vụ, tư vấn trồng, chăm sóc cây xanh của thành phố.
II. Các giải pháp xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị
1. Đẩy mạnh tun truyền nâng cao nhận thức về công tác trồng, chăm sóc, bảo
vệ cây xanh trên địa bàn thành phố:

8


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật và các thơng tin về phát triển cây xanh (chủ trương về quy hoạch phát triển
cây xanh, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xanh,..) cho các tầng lớp nhân dân bằng
nhiều hình thức như in ấn các tờ rơi để phân phát tại các điểm tập huấn, tuyên truyền,
hay các đợt tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông về sức khỏe, môi trường,
dân số, các điểm du lịch sinh thái, nơi công cộng,..; tun truyền qua các phương tiện
truyền thơng (phóng sự, chuyên đề) và qua mạng internet;
- Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ dân phố, sinh hoạt Đoàn thanh niên, các
hội, đoàn thể ở địa phương, trong nhà trường để tun truyền về vai trị, lợi ích cây
xanh và những thơng tin về cơng tác xã hội hóa phát triển cây xanh;
- Tổ chức các cuộc thi vào các ngày Môi trường thế giới 5/6, ngày Lâm nghiệp
Việt Nam 28/11 hoặc các ngày lễ truyền thống của địa phương nhằm tun truyền về
cơng tác xã hội hóa phát triển cây xanh, huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp các
sáng kiến cho các cơ quan quản lý cây xanh;
2. Vận động nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về bảo bệ mơi trường nói chung và cây xanh nói riêng.
3. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác phát triển cây
xanh đô thị:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia cơng

tác xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị theo chủ trương, chính sách ưu đãi của thành
phố;
- Sở Xây dựng (thông qua Công ty Công viên - Cây xanh), chính quyền địa
phương các cấp (UBND quận, phường) và Ban cán sự của Tổ dân phố:
+ Thống nhất nội dung, biện pháp, và tiến hành giao cây xanh bóng mát trên
các đường phố, đường trong khu dân cư (điều kiện: cây xanh được trồng từ 2 năm
trở lên và đã phát triển ổn định; khu dân cư đã có ≥ 70% hộ dân sinh sống) cho
các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố chăm sóc (tưới nước, vệ
sinh gốc cây, …) và bảo vệ cây xanh theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Đối với những đoạn đường đã có cây xanh nhưng chưa có dân ở thì vận động
các hội, đồn thể quần chúng chăm sóc, bảo vệ;
+ Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cơng tác chăm sóc, bảo vệ cây
xanh sau khi bàn giao theo định kỳ hàng năm cho UBND thành phố (thông qua Sở
Xây dựng);
+ Định kỳ cuối năm, tiến hành kiểm tra, đánh giá q trình chăm sóc, bảo vệ
cây xanh đường phố để làm cơ sở sơ kết, rút kinh nghiệm từ các mơ hình thí điểm
trước khi nhân rộng trên địa bàn từng phường, quận;
- Phát động phong trào chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố trong các trường
đại học bằng cách giao cây xanh trên một vài tuyến đường gần khu vực trường để
sinh viên chăm sóc, bảo vệ;

9


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Phối hợp với các địa phương, cơ quan thông tin truyền thông thực hiện tuyên
truyền, phát động những đợt đồng hành của người dân cùng thành phố trong việc dọn
dẹp vệ sinh hố trồng cây; chặt bỏ cây tạp, cây cấm trồng trước mặt nhà và trồng thay
thế bằng loài cây chủ lực được quy hoạch trên tuyến đường;

- Vận động, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia trồng
hoặc đóng góp kinh phí trồng cây xanh cơng cộng, sau đó vinh danh họ hoặc cho
phép gắn với quyền lợi quảng cáo thương mại;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí để chặt bỏ cây tạp, cây
già cỗi, cây còi cọc,.. trước mặt nhà và trồng thay thế bằng lồi cây có giá trị hoặc cây
chủ lực được quy hoạch trên tuyến đường (dưới hình thức đơn, thư u cầu);
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì
cây xanh, vườn hoa, vườn dạo trên các khu đất quy hoạch công viên, cây xanh, vườn
dạo, kết hợp với quảng cáo thương mại, kinh doanh, dịch vụ,…trên cơ sở các chính
sách ưu đãi của thành phố về đất, thuế;
- Vận động các chủ đầu tư được thành phố cho phép khai thác quỹ đất để xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trồng cây xanh, chăm sóc cho cây phát triển ổn định,
sau 2 - 3 năm bàn giao cho thành phố quản lý, chăm sóc;
- Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở (nhà vườn, biệt thự), công sở, trường học,
bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải,
khu dịch vụ, khu vui chơi giải trí,…phải xem xét đến tiêu chí đất dành cho cây xanh
theo quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”
và mơ hình trồng cây xanh trong khuôn viên của các tổ chức và cá nhân;
- Tổ chức kiểm tra và có các biện pháp đôn đốc, xử lý hữu hiệu để các chủ đầu
tư, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng yêu cầu về tỷ lệ phủ xanh trong khuôn viên cơ
quan, công sở, biệt thự theo quy hoạch được duyệt;
- Quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện trồng mảng xanh cách ly tại các nhà máy,
khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải, khu dịch vụ, nghĩa
trang và phần đất dành cho cây xanh trong các nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải
trí, biệt thự,… theo quy hoạch được duyệt nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hịa
mơi trường khơng khí trong khu vực;
- Có chính sách ưu đãi cụ thể, trực tiếp cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp thực
hiện tốt việc trồng cây xanh (trên mức cơ bản) trong khuôn viên đơn vị để khuyến
khích việc xây dựng doanh nghiệp xanh. Đưa nội dung trồng cây xanh theo quy

hoạch trở thành tiêu chí đánh giá cơ sở cơng nghiệp bảo vệ mơi trường (phân hạng
xanh) thuộc Chương trình Quản lý ơ nhiễm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng;
- Nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp giữa đơn vị trực tiếp quản lý cây
xanh với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan (Thanh tra chuyên ngành,
Viễn thông, Điện lực, các Ban quản lý dự án,...) trong công tác quản lý, bảo vệ cây
xanh đường phố. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cây xanh công cộng tại
thành phố Đà Nẵng;
10


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm
hành chính về quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản
lý phát triển nhà và cơng sở.
4. Duy trì thường xun phong trào “Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp” trên
địa bàn thành phố.
5. Tiếp tục thực hiện phong trào "Khuyến xanh”, phát triển các mơ hình trồng
cây xanh:
- Nhằm từng bước hình thành phong trào “Khuyến xanh”, UBND các quận,
huyện, phường, xã lựa chọn các tuyến đường, địa điểm, khu vực có mặt bằng để phát
động các chiến dịch trồng cây xanh công cộng, với thành phần tham gia là các cụm
dân cư địa phương, các cơ quan, trường học, đoàn thể trên trên địa bàn, với sự hỗ trợ
cây giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật của các doanh nghiệp và Công ty Công viên Cây xanh. Các đồn thể quần chúng thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh sau khi
trồng;
- Vận động nhân dân, các cơ quan, đơn vị tự tổ chức trồng cây xanh trong
khuôn viên nhà ở, trụ sở cơ quan (trước mặt tiền, sân thượng, balcon, mái nhà, tường

nhà, tường rào, ..) để trồng cây xanh, treo chậu cây, nhằm biến mỗi mái nhà trở thành
một khu vườn xanh, góp phần bảo vệ môi trường, tăng cường mảng xanh đô thị;
- Triển khai mạnh mẽ các phong trào “Tết trồng cây”, “Tồn dân tham gia
trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đơ thị”,... trong mọi tầng lớp xã hội.
6. Tích cực xây dựng vườn ươm vệ tinh:
- Đa dạng hoá nguồn cung cấp giống cây xanh cho thành phố từ các chủ trang
trại, hộ tư nhân ở một số xã vùng ven của thành phố thực hiện;
- Khuyến khích các Sở ban ngành, mọi tầng lớp nhân dân nghiên cứu, phát
triển các loại giống cây xanh có chất lượng tốt và giá thành phù hợp để cung cấp cho
thành phố;
- Khuyến khích các hộ nơng dân chuyển đổi giống cây trồng kém hiệu quả
sang gieo ươm hoa, cây cảnh, giống cây bóng mát để tăng cường nguồn giống cây
xanh cho phát triển cây xanh đô thị (các nhà vườn, trang trại, vườn ươm giống,.. ) và
giảm giá thành cây giống, góp phần đưa cây xanh đến được với nhiều đối tượng;
- Ngồi ra, có thể xây dựng các vườn ươm vệ tinh ở những khu vực đồ án quy
hoạch đã được phê duyệt nhưng chưa có dự án và kế hoạch triển khai cụ thể, bằng
cách cho phép Công ty Công viên – Cây xanh hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu, lựa
chọn một số khu vực nằm trong quy hoạch nêu trên phù hợp với việc ươm cây giống,
tiến hành thoả thuận và ký hợp đồng trực tiếp với các hộ dân nằm trong khu quy
hoạch thực hiện việc gieo ươm, chăm sóc cây giống trong thời hạn từ 3 – 5 năm, khi
cây đủ tiêu chuẩn đem trồng thì tiến hành thu mua (với giá thành phù hợp).
11


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

7. Chú trọng huy động nguồn lực đầu tư:
- Nguồn ngân sách thành phố cấp hỗ trợ kinh phí như sau:
TT
1

2
3
4

Nội dung
Công tác tuyên truyền, vận động
Tổ chức tuyên truyền; hướng dẫn kỹ
thuật trồng, chăm sóc cây xanh
Panơ treo trên đường phố
Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng
Sơ kết cơng tác xã hội hố (năm
2015 tổ chức tổng kết Đề án)
Tổng cộng

Đơn vị tính: Triệu đồng
2015
Cộng
120
350

2013
115

2014
115

60

60


60

180

20

20

20

60

30

30

30

90

5

5

10

20

115


115

120

350

- Lập "Quỹ khuyến xanh" nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước:
+ Trước mắt, giao Sở Tài ngun và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây
dựng và các Sở ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai việc phối hợp thực
hiện chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” do Trung tâm Đào tạo và
Truyền thông Môi trường điều hành chương trình, cùng với sự hợp tác của Tổng cục
Mơi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk;
+ Huy động các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có
nguy cơ gây ơ nhiễm đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ mơi trường, có thể xây
dựng thành quỹ riêng;
+ Chủ động tìm kiếm, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư
các dự án phát triển cây xanh đô thị để bảo vệ mơi trường, các dự án ứng phó với
biến đổi khí hậu của thành phố.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, UBND thành phố Đà Nẵng
thống nhất lộ trình triển khai thực hiện và giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị
như sau:
A. Lộ trình triển khai thực hiện:
I. Năm 2013:
1. Thực hiện thí điểm cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đường phố trên
một vài tuyến phố chính tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu,

Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, với các nội dung sau:
12


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Tổ chức tun truyền cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đường phố
thơng qua các hình thức nói chuyện chuyên đề, in tờ rơi, treo panô, loa phát thanh và
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng internet,..;
- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí hoặc tự bỏ kinh
phí xây bồn hoa, đúc chậu cây, trồng cây xanh trong bồn hoa theo mẫu được UBND
thành phố phê duyệt; trồng cỏ, hoa vào hố trồng cây bóng mát trên vỉa hè, trước mặt
tiền; thường xuyên tưới nước, nhổ cỏ tạp, vệ sinh hố trồng cây,…để cây xanh, thảm
cỏ phát triển tốt, tạo mỹ quan trên tuyến đường. Lưu ý: ưu tiên gắn bảng tên (hoặc
logo) của các tổ chức, hoặc bảng ghi nhận đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên bồn
hoa, chậu cây.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực thực hiện tốt công
tác bảo vệ cây xanh ở vườn hoa, vườn dạo,.. trong các khu dân cư tập trung (do Nhà
nước đầu tư xây dựng).
3. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị,..và người dân tích cực trồng cây xanh
trong khn viên cơng sở, nhà ở của mình.
4. Vận động, kêu gọi các nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn,
khu xử lý nước thải, khu dịch vụ, nghĩa trang trồng cây xanh trong khuôn viên và trên
vành đai cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hịa mơi trường khơng khí và
tạo cảnh quan trong khu vực.
5. Duy trì thường xuyên phong trào Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp trên địa
bàn thành phố.
6. Tổ chức "Tết trồng cây" trên địa bàn các quận, huyện với sự hỗ trợ cây
giống, vật tư, và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây của các doanh nghiệp và
Công ty Công viên - Cây xanh.

7. Khảo sát, đề xuất xây dựng một vài vườn ươm vệ tinh ở những khu vực đồ
án quy hoạch đã được phê duyệt nhưng chưa có dự án và kế hoạch triển khai cụ thể.
8. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xã hội hố phát triển cây xanh
đơ thị năm 2012, xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2014.
II. Năm 2014:
1. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cơng tác xã hội hố phát triển
cây xanh đường phố trên một vài tuyến phố chính tại các quận Hải Châu, Thanh
Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn trong năm 2013, tiếp tục tuyên
truyền, tổ chức nhân rộng thêm ra một số tuyến đường chính trên địa bàn các quận.
2. Tiến hành giao, cam kết bảo vệ cây xanh ở vườn hoa, vườn dạo,...trong các
khu dân cư tập trung (do Nhà nước đầu tư xây dựng) cho các hộ gia đình xung quanh
khu vực.
3. Tiếp tục tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị,… và người dân tích
cực trồng cây xanh trong khn viên cơng sở, nhà ở của mình.
4. Duy trì thường xuyên phong trào Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp trên địa
bàn thành phố.
13


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

5. Triển khai thí điểm xã hội hố cơng tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát
đường phố tại một số phường thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu, bao
gồm các công việc sau:
- Khảo sát, chọn một số tuyến đường phố chính, đường trong khu dân cư có đủ
điều kiện về tiêu chí cây xanh và mật độ dân cư sinh sống để thực hiện xã hội hóa;
- Tổ chức tuyên truyền, tiến hành giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát
đường phố cho các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố; đối với
cây xanh ở những khu vực chưa có người chăm sóc, vận động các hội, đồn thể quần
chúng chăm sóc, bảo vệ;

- Cuối năm, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cam kết của các hộ gia đình, cơ
quan, trường học,... trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố
trên địa bàn quận nhằm rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch triển khai trong năm tiếp
theo.
6. Tiếp tục vận động, kêu gọi các nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất
thải rắn, khu xử lý nước thải, khu dịch vụ, nghĩa trang trồng cây xanh trong khuôn
viên và trên vành đai cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hịa mơi trường
khơng khí và tạo cảnh quan trong khu vực.
7. Kêu gọi, vận động sự tài trợ của các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh để
đóng góp vào việc trồng mới, duy trì chăm sóc cây xanh ở một số tuyến đường trọng
điểm, cây xanh phòng hộ ven biển.
8. Tổ chức "Tết trồng cây" trên địa bàn các quận, huyện với sự hỗ trợ cây
giống, vật tư, và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây của các doanh nghiệp và
Công ty Công viên - Cây xanh.
9. Trên cơ sở kết quả khảo sát của năm 2013, triển khai xây dựng một vài
vườn ươm vệ tinh ở những khu vực đồ án quy hoạch đã được phê duyệt nhưng chưa
có dự án và kế hoạch triển khai cụ thể, đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhân rộng.
10. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xã hội hố phát triển cây xanh
đơ thị năm 2014, xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2015.
III. Năm 2015:
1. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác xã hội hoá phát triển
cây xanh đường phố trên một số tuyến phố chính tại các quận Hải Châu, Thanh
Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn trong năm 2014, nhân rộng
thêm ra một số tuyến đường trên địa bàn các quận, và huyện Hoà Vang.
2. Tuyên truyền, vận động, kêu gọi các hộ gia đình trong các khu dân cư tập
trung đóng góp kinh phí (hoặc tự tổ chức) chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong vườn hoa,
vườn dạo tại khu vực mình ở.
3. Trên cơ sở thực hiện các bước đi của năm 2014:
- Tiếp tục thực hiện xã hội hố cơng tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố
tại quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu;

14


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

- Triển khai thí điểm xã hội hố cơng tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố
tại một số phường thuộc quận Cẩm Lệ, Thanh Khê, Hải Châu và huyện Hồ Vang.
4. Tiếp tục thực hiện các cơng việc khác như năm 2014.
5. Bổ sung quy định những hành vi không được làm đối với cây xanh công
cộng vào Đề án xây dựng nếp sống văn hố, văn minh đơ thị của thành phố, trong
giai đoạn tiếp theo.
6. Quý IV/2015, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác xã hội hố phát
triển cây xanh đơ thị giai đoạn (2013 - 2015); xây dựng Đề án Xã hội hoá phát triển
cây xanh đô thị cho giai đoạn tiếp theo (2016 - 2020).
B. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
I. Sở Xây dựng:
Tham mưu cho UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện Đề án Xã hội
hoá phát triển cây xanh đô thị, cụ thể:
1. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố về xã hội hóa
phát triển cây xanh đơ thị bằng các giải pháp, kế hoạch cụ thể.
2. Lập "Quỹ khuyến xanh" nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá
nhân trong và ngồi nước.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện thí điểm cơng tác
xã hội hoá phát triển cây xanh đường phố (xây bồn hoa, trồng cỏ, hoa,..) trên một số
tuyến phố chính, theo mẫu đã được phê duyệt.
4. Tham mưu cho UBND thành phố về các giải pháp khuyến khích, vận động
các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng, duy trì cây xanh đường phố, vườn hoa, vườn dạo;
đồng thời, cho phép quảng cáo thương mại, kinh doanh, dịch vụ,… với diện tích và
khoảng thời gian nhất định.
5. Thực hiện việc giao công tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường

phố cho các hộ dân, các cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố, thông qua việc chỉ đạo
Công ty Công viên – Cây xanh triển khai thực hiện.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đa dạng hố chủng
lồi cây trồng và nguồn cung cấp cây giống tại chỗ bằng cách xây dựng hệ thống
vườn ươm vệ tinh tại thành phố, nhằm đảm bảo cây giống phục vụ cho nhu cầu phát
triển cây xanh của thành phố.
7. Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở (nhà vườn, biệt thự), công sở, trường học,
bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải,
khu dịch vụ, khu vui chơi giải trí,…phải xem xét đến tiêu chí đất dành cho cây xanh
theo quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”
và mơ hình trồng cây xanh trong khn viên của các tổ chức và cá nhân.
8. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi
trường thành phố Đà Nẵng thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường.
15


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

9. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các quận,
huyện tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án, sơ, tổng kết để đánh giá rút kinh
nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp. Tham mưu thực hiện tốt công tác khen
thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong cơng tác xã hội hố phát
triển cây xanh đơ thị.
II. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
1. Cân đối bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách thành phố cho Đề án xã hội
hố phát triển cây xanh đơ thị trình UBND thành phố phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND
thành phố ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong và ngồi nước tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị trên địa

bàn thành phố.
3. Kêu gọi, vận động sự tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường tìm
kiếm các nguồn đầu tư cho cơng tác phát triển cây xanh công cộng.
III. Sở Tài nguyên và Môi trường:
1. Thông qua các dự án bảo vệ môi trường, vận động sự tài trợ, tham gia của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển cây xanh đô thị
để bảo vệ mơi trường, các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố, cũng
như kinh nghiệm trong việc thực hiện xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị.
2. Vận động, kêu gọi các nhà máy, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn,
khu xử lý nước thải, khu dịch vụ, nghĩa trang trồng cây xanh trong khuôn viên và trên
vành đai cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hịa mơi trường khơng khí và
tạo cảnh quan trong khu vực.
Huy động các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có
nguy cơ gây ơ nhiễm đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ mơi trường, có thể xây
dựng thành quỹ riêng.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường thành phố
Đà Nẵng và các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả các dự án về bảo vệ môi
trường. Trước mắt, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Mơi trường – Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, Trung tâm Đào tạo và Truyền
thông Môi trường thực hiện thành cơng chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt
Nam” tại Đà Nẵng.
4. Đưa nội dung trồng cây xanh theo quy hoạch thành tiêu chí đánh giá cơ sở
công nghiệp bảo vệ môi trường (phân hạng xanh) thuộc Chương trình Quản lý ơ
nhiễm cơng nghiệp của thành phố Đà Nẵng.
Lồng ghép tiêu chí cây xanh vào trong các dự án, chương trình, mơ hình về bảo
vệ môi trường.
5. Khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư
trên địa bàn thành phố phải xem xét đến các giải pháp đầu tư cây xanh theo quy định.
16



Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

IV. Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan định hướng
xây dựng, phát triển vành đai cây xanh phòng hộ và tạo cảnh quan ven biển, trình
UBND thành phố phê duyệt. Thực hiện tốt việc trồng và chăm sóc vành đai cây xanh
phịng hộ ven biển.
2. Chỉ đạo Ban Quản lý Cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang thực hiện việc trồng
cây xanh trong khu vực Cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang (đặc biệt là vệt cây xanh
cách ly).
3. Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan nghiên cứu việc di thực,
du nhập, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa cảnh ở các địa phương khác
phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan chung của thành phố để đề xuất
UBND thành phố quyết định.
V. Sở Giáo dục và Đào tạo:
1. Duy trì và nhân rộng các mơ hình trường học Xanh - Sạch - Đẹp. Tổ chức
phong trào thi đua trong các Phòng Giáo dục – Đào tạo, trường học về trồng cây
xanh, trồng rau sạch,...nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm về môi trường và dịp khai giảng
năm học mới.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng để xây
dựng các nội dung về bảo vệ môi trường, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, đưa vào
chương trình dạy và học ngoại khóa tại các trường học.
3. Chủ trì, phối hợp với Thành đồn, Cơng ty Cơng viên - Cây xanh tổ chức
tuyên truyền, giáo dục học sinh các cấp thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh
đơ thị (đặc biệt là cây xanh tại trường học và cây xanh cơng cộng) trong giờ sinh hoạt
ngoại khố.
VI. Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng biên soạn nội dung tuyên truyền cơng tác
chăm sóc, bảo vệ cây xanh đơ thị; đẩy mạnh cơng tác tun truyền bằng hình thức cổ

động trực quan và các ấn phẩm phù hợp với từng đối tượng và địa bàn dân cư. Tổ
chức các hội diễn, hội thi, vận động sáng tác các tác phẩm văn nghệ, tiểu
phẩm,…nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tham mưu cho
UBND thành phố bổ sung quy định những hành vi không được làm đối với cây xanh
đơ thị nói chung và cây xanh cơng cộng nói riêng vào nội dung Đề án Xây dựng nếp
sống văn hố - văn minh đơ thị của thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
VII. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất:
1. Chỉ đạo Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng,
và các đơn vị liên quan hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất tăng cường
trồng cây xanh, đảm bảo yêu cầu về diện tích cây xanh theo quy định tại Quyết định
số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Về việc ban hành:
“Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”; thường xuyên phát động
17


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

phong trào Ngày Chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp trong phạm vi quản lý của mình. Tổ
chức kiểm tra, đơn đốc, xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện việc
trồng cây xanh theo quy định.
2. Hàng năm, tiến hành rà soát, cập nhật số liệu, tổng hợp báo cáo UBND
thành phố (thơng qua Sở Xây dựng) về tình hình phát triển cây xanh trong các khu
công nghiệp, khu chế xuất, kho tàng, nhà máy trực thuộc quản lý.
VIII. UBND các quận, huyện, phường, xã:
Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện
Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị, cụ thể:
1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền về công tác
xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị đến các phường, xã trên địa bàn:
- Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm ở các phường, xã trên địa bàn và tổ chức

triển khai thực hiện để rút kinh nghiệm, sau đó nhân rộng trên địa bàn.
- Phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN, các hội, đồn thể cùng cấp trong cơng
tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các cấp hội viên, quần chúng nhân dân thực
hiện.
2. Thực hiện thí điểm cơng tác xã hội hoá phát triển cây xanh đường phố trên
các tuyến phố chính, với các nội dung sau:
Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tự bỏ kinh phí hoặc đóng góp kinh phí
xây bồn hoa, đúc chậu cây, trồng cây xanh trong bồn hoa theo mẫu được UBND
thành phố phê duyệt; trồng cỏ, hoa vào hố trồng cây bóng mát trên vỉa hè, trước mặt
tiền; thường xuyên tưới nước, nhổ cỏ tạp, vệ sinh hố trồng cây,…để cây xanh, thảm
cỏ phát triển tốt, tạo mỹ quan trên tuyến đường. Lưu ý: ưu tiên gắn bảng tên (hoặc
logo) của các tổ chức, hoặc bảng ghi nhận đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên bồn
hoa, chậu cây.
3. Tuyên truyền, vận động nhân dân cam kết chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở
vườn hoa, vườn dạo,.. trong các khu dân cư tập trung (do Nhà nước đầu tư xây dựng)
cho các hộ gia đình xung quanh khu vực.
4. Vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tích cực trồng cây xanh trong
khn viên cơ quan, nhà ở góp phần tạo mảng xanh trong khu vực.
5. Chủ trì, phối hợp với Ban cán sự của Tổ dân phố và Sở Xây dựng để tiếp
nhận, giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các hộ gia đình, các
cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố. Đối với cây xanh ở những khu vực cơng cộng
chưa có người chăm sóc, vận động các hội, đồn thể quần chúng chăm sóc, bảo vệ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
cam kết của các hộ gia đình, cơ quan, trường học...trong việc chăm sóc, bảo vệ cây
xanh đường phố trên địa bàn; tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch
triển khai cho năm tiếp theo.
6. Tổ chức phát động "Tết trồng cây" hàng năm để vận động nhân dân tham gia
trồng cây xanh trên địa bàn.
18



Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

7. Chỉ đạo các lực lượng có thẩm quyền tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm
sốt và xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi
vi phạm hành chính về quản lý và bảo vệ cây xanh đô thị.
8. Hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác xã hội hóa phát triển
cây xanh đơ thị trên địa bàn, lồng ghép với việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá để xem xét khen thưởng.
IX. Công ty Công viên – Cây xanh:
Tham mưu cho Sở Xây dựng trong việc tổ chức thực hiện Đề án Xã hội hố
phát triển cây xanh đơ thị, cụ thể:
1. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh cơng cộng.
2. Tổ chức hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cá nhân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây
xanh đường phố theo mẫu được duyệt, phát triển cây xanh đô thị.
3. Thực hiện việc giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các
hộ dân, các cơ quan, đơn vị ở mặt tiền đường phố, với những nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp và Ban cán sự của Tổ
dân phố để thực hiện cơng tác giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố, hướng dẫn
kỹ thuật chăm sóc cây xanh;
- Thường xuyên kiểm tra, định kỳ hàng năm đánh giá kết quả cơng tác chăm sóc,
bảo vệ cây xanh của các địa phương và tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, khắc phục
trước khi nhân rộng trên toàn thành phố.
4. Hỗ trợ một phần cây giống và vật tư, hướng dẫn kỹ thuật,... cho các tổ chức,
doanh nghiệp, UBND các quận, huyện để tổ chức phong trào “Tết trồng cây” hàng
năm đạt yêu cầu.
5. Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đa dạng hố chủng lồi cây
trồng và nguồn cung cấp cây giống tại chỗ bằng cách xây dựng hệ thống vườn ươm
vệ tinh tại thành phố, nhằm đảm bảo cây giống phục vụ cho nhu cầu phát triển cây

xanh của thành phố.
6. Nghiên cứu, đề xuất nội dung và giải pháp thực hiện xã hội hoá phát triển cây
xanh đơ thị (trong đó chú trọng xã hội hố phát triển cây xanh cơng cộng) theo từng
giai đoạn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
X. Đề nghị UBMTTQVN thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đồn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội Nơng dân tập thể, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động thành
phố:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên, đồn viên của
tổ chức mình có hiểu biết đầy đủ về vai trị, lợi ích của cây xanh nhằm nâng cao vai
trị, trách nhiệm và tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố, phát
triển cây xanh đô thị.

19


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

2. Tiếp nhận chăm sóc, bảo vệ cây xanh tại một số tuyến đường hoặc tại những
khu vực công cộng chưa có người chăm sóc cây xanh.
3. Thơng qua các phong trào thi đua, lồng ghép, phối hợp tổ chức cho hội viên,
đồn viên thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo về cây xanh tại cộng đồng nhằm
nâng cao hiệu quả của việc vận động.
XI. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, báo Đà Nẵng, báo Cơng an Đà Nẵng
và các cơ quan báo, đài:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân cùng chăm sóc, bảo vệ
cây xanh đường phố, phát triển cây xanh đô thị bằng hình thức xây dựng các chuyên
mục, chuyên trang, bài viết, tin, ảnh, phóng sự,… để tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý, phát triển cây xanh và các
thông tin khác về vai trị cây xanh đối với mơi trường, đời sống của xã hội.
2. Kịp thời phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, điểm sáng, gương

người tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm về
quản lý và bảo vệ cây xanh đô thị nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho người dân
về việc chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh.
KẾT LUẬN
Xã hội hóa việc phát triển cây xanh đô thị là việc làm hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành "Thành phố môi trường" trong
tương lai, từng bước nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ, tăng cường sự tham gia
giám sát và đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc và bảo về
cây xanh.
Xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị là một quá trình lâu dài, bền bỉ, phải
thường xuyên đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn để có những điều chỉnh, những bước
đi thích hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện xã hội hóa đạt hiệu quả và đúng quy định
của pháp luật.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức thực hiện tốt Đề
án này. Trong q trình thực hiện Đề án, nếu có phát sinh, vướng mắc đề nghị các
đơn vị phản ảnh bằng văn bản về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND
thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Văn Hữu Chiến
20


Đề án Xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

Phần I. HIỆN TRẠNG CÂY XANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÂY XANH
TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG .................................................................................... 3

I. Hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................... 3
1. Số lượng cây xanh ..................................................................................................... 3
2. Diện tích cây xanh bình qn đầu người................................................................... 3
3. Chất lượng cây xanh.................................................................................................. 4
II. Công tác quản lý và phát triển cây xanh ............................................................... 4
III. Nguồn vốn .............................................................................................................. 5
Phần II. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HỐ PHÁT TRIỂN
CÂY XANH ĐƠ THỊ ..................................................................................................... 6
I. Sự cần thiết của cơng tác xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị ........................... 6
II. Vai trị của Nhà nước trong việc thực hiện xã hội hoá phát triển cây xanh
đô thị.............................................................................................................................. 7
Phần III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƠ THỊ ............................................................................. 7
I. Nội dung xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị...................................................... 7
II. Các giải pháp xã hội hố phát triển cây xanh đơ thị ............................................ 8
Phần IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................... 12
A. Lộ trình triển khai thực hiện................................................................................. 12
I. Năm 2013 ................................................................................................................ 12
II. Năm 2014 ............................................................................................................... 13
III. Năm 2015 ............................................................................................................. 14
B. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị .................................................................. 15
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 20

21




×