Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Cây bơ và sinh vật gây hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.34 KB, 38 trang )


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………2
NỘI DUNG………………………………………………………………………………4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƠ VÀ SÂU BỆNH HẠI BƠ 6
I. Nguồn gốc và tình hình phát triển của cây bơ: 6
II. Kỹ thuật trồng bơ. 8
II.1. Yêu cầu sinh thái. 8
II.1.1. Nhiệt độ. 8
II.1.2. Đất trồng. 8
II.1.3. Gió: 8
II.1.4. Ánh sáng: 8
II.2. Ra hoa đậu quả. 9
II.2.1. Hoa. 9
II.2.2. Quả. 9
II.3. Trồng và chăm sóc. 10
II.3.1. Giống bơ: 10
II.3.2. Nhân giống. 10
II.3.3. Làm cỏ. 11
II.3.4. Tưới nước. 11
II.3.5. Bón phân 11
II.3.6. Tạo hình, tỉa cành. 12
II.3.7. Ghép c
ải tạo giống 12
II.4. Phòng trừ sâu bệnh hại. 12
II.4.1. Sâu: 12
II.4.2. Bệnh: 12
CHƯƠNG II. BẢO QUẢN BƠ SAU THU HOẠCH. 19


I.1. Bệnh trên quả bơ sau thu hoạch. 20
I.1.1. Nấm mốc. 20
I.1.2. Côn trùng. 25
CHƯƠNG III.BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN BƠ. 31
I. Phòng trừ nấm mốc. 31
II. Phòng trừ côn trùng hại kho. 31

2
III. Một số biện pháp bảo quản bơ: 32
III.1. Bảo quản lạnh: 32
III.1.1. Làm lạnh sơ bộ 33
III.1.2. Làm lạnh 33
III.2. Bảo quản trong môi trường thay đổi thành phần khí quyển. 34
III.2.1. Bảo quản trong khí quyển có kiểm soát (control atmosphere ). 34
III.2.2. Bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….37


3
MỞ ĐẦU
Cây bơ là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị xuất khẩu cao và đã được
ngành nông nghiệp Việt Nam lựa chọn là một trong bảy loại quả ưu tiên phát triển. Theo
ước tính hàng năm, quả bơ đã mang lại giá trị thu nhập cho người dân Đăk Lăk hơn 7
triệu USD.
Quả Bơ là loại quả cây chín nhanh sau khi thu hái (loại quả hô hấp bộc phát), do vậy
công tác xử lý bảo quản sau thu hoạch rất c
ần được quan tâm, đặc biệt là trong việc vận
chuyển sản phẩm đến các thị trường ở xa cũng như phục vụ xuất khẩu. Với thực trạng sản
xuất bơ ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thời vụ thu hoạch khá tập trung
(chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8) với sản lượng thu được hàng ngày là khá lớn, điều này

cũng gây không ít khó khăn trong quá trình phân phối của các vựa b
ơ (nếu không được tổ
chức tốt), do vậy nghiên cứu các giải pháp về bảo quản sau thu hoạch sẽ giúp cho việc
kéo dài thời gian tồn trữ và phân phối quả bơ sau thu hái.
Vấn đề tổn thất sau thu hoạch đối với quả bơ cũng cần được quan tâm. Sự tổn thất
này bao gồm cả 2 quá trình:
- Một là hao hụt trọng lượng tự nhiên trong quá trình chín (điều này không đáng
kể
).
- Hai là hao hụt sản lượng do hư hỏng trong quá trình tồn trữ, phân phối sản
phẩm quả bơ mà không qua bảo quản đúng cách.
Có rất nhiều phương pháp bảo quản quả cây được áp dụng trên thế giới như bảo
quản trong điều kiện có kiểm soát thành phần khí CA (Controlled Atmosphere) hay MA
(Modified Atmosphere), bảo quản bằng chất cản chín (ripenning exhibitor), bảo quản
bằng dùng sáp bao (waxing), màng bao (coating), song phương pháp bảo quản lạnh (cold
storage) là ph
ương pháp truyền thống, dễ áp dụng và đặc biệt là tạo tâm lý an tâm cho
người tiêu dùng do không sử dụng hóa chất.
Hiện nay thì cây bơ đang được các sở NNPTNT địa phương hay hội đồng giống
quốc gia quan tâm và công nhận về giá trị kinh tế và đang tiến hành nghiên cứu để đưa
cây bơ trở thành cây hàng hóa tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, đặc
tính sinh lý của bơ là chín nhanh sau khi thu hoạch do quá trình hô hấp điễn ra mạnh nên
việc bảo quả
n bơ rất khó khăn, đồng thời thì các vấn đề về sâu bệnh hại quả bơ cũng là
một vấn đề nan giải. Vì thế nên giá trị của bơ Việt Nam chưa được biết tới trên thị
trường thế giới.
Mục đích nghiên cứu:

4
Tìm ra những giải pháp bảo quản bơ lâu dài và phòng trừ sâu bệnh cho quả bơ sau

thu hoạch để kéo dài thời gian cung ứng bơ trên thị trường trong nước cũng như xuất
khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của quả bơ để cải thiện đời sống của người nông dân và đặc
biệt đảm bảo hao hụt thấp nhất về giá trị dinh dưỡng trong quá trình bảo quản.







5
NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan về cây bơ và sâu bệnh hại bơ trước thu hoạch.
Tìm hiểu về giá trị của cây bơ đối với con người về các mặt dinh dưỡng và kinh tế,
cách trồng và chăm sóc cây bơ, đồng thời giới thiệu một số bệnh trên cây bơ trong thời
gian trồng và chăm sóc về các tác hại, triệu chứng và biện pháp phòng trừ để không làm
ảnh hưởng đến năng suất của bơ
khi thu hoạch.
Chương II: Bệnh hại bơ sau thu hoạch.
Tìm hiểu về các bệnh hại bơ sau thu hoạch, phương thức phát sinh, phát triển bệnh
để giảm thiểu tổn thất về số lượng và chất lượng bơ.
Chương III: Biện pháp phòng trừ và một số biện pháp bảo quản bơ sau thu
hoạch.
Đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại bơ trong quá trình bảo quản và một số
biện pháp bảo quản để đảm bảo về năng suất và chất lượng.





















6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƠ VÀ SÂU BỆNH HẠI

I. Nguồn gốc và tình hình phát triển của cây bơ:
Quê hương của cây bơ ở tận nước Mêxicô xa xôi. Vào năm 1940, người Pháp du
nhập giống bơ vào trồng ở Việt Nam và mảnh đất đỏ bazan màu mỡ ở Tây Nguyên là
thích hợp nhất, khí hậu hai mùa mưa nắng, lượng mưa trong năm tương đối lớn, rất phù
hợp để cây bơ phát triển, cho năng suất và chất lượng cao không thua kém gì ở "quê
hương"của nó.
Tại Việt Nam, diện tích bơ phát triển chư
a nhiều, sản lượng vẫn còn khá khiêm tốn,
chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên và rải rác ở một số vùng có chất đất thích hợp
như vùng núi của các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ Thị trường tiêu thụ bơ chủ yếu
là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, khu vực miền Tây Nam bộ và các tỉnh duyên hải
miền Trung. Ngoài các chợ đầu mối hoa quả, bơ còn được bán trong nhiều siêu thị.

Bơ là mộ
t loại trái cây bổ dưỡng. Thành phần gồm 14 loại vitamin và chất khoáng,
không có cholesterol, chứa các chất béo không no, có chất beta-sitosterol giúp giảm
cholesterol, chất folate đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, có chất kali chống lão hoá, chất
glutathione giúp chống ung thư… Ngoài ra, trái bơ còn chứa nhiều năng lượng và một số
loại protein.
Ở Tây Nguyên, trước đây, cây bơ được trồng chủ yếu để chắn gió, che bóng mát cho
cây cà phê và dùng làm hàng rào. Từ thập niên 1980 trở đi, cùng với sự phát triển c
ủa cây
cà phê thì diện tích trồng xen bơ trong vườn cà phê cũng không ngừng phát triển và đặc
biệt là trong những năm cuối cùng của thế kỷ trước, khi cà phê có giá, diện tích cà phê
phát triển một cách chóng mặt, "ngoài vùng kiểm soát" của các cơ quan chức năng thì
"dựa hơi" cà phê, cây bơ cũng đã tăng nhanh về số lượng.
Tuy nhiên, vì "nhiệm vụ" chính của cây bơ là chắn gió, che bóng mát và làm hàng
rào nên người dân chưa quan tâm đến khía cạnh dinh dưỡng cũng như giá trị
kinh tế của
nó. Quả bơ lúc đó chủ yếu là để "ăn cho vui" và phần lớn là làm thức ăn cho gia súc. Từ
năm 2000 đến nay, khi sự giao lưu giữa các vùng ngày càng trở nên thuận tiện thì nhiều
khách du lịch khi đến ĐăkLăk vào mùa bơ đều chọn mua những quả bơ sáp to, đẹp và
ngon đem về làm quà. Những con đường giao thông được nâng cấp đã rút ngắn thời gian
đi lại giữa các vùng miền, tạo c
ơ hội để trái bơ ĐăkLăk có mặt khắp cả nước. Nhờ đó mà
giá bơ không ngừng tăng cao. Người dân đẩy mạnh trồng bơ và tính đến nay, toàn tỉnh
ĐăkLăk có 80.000 người trồng bơ với khoảng 2.694 ha cây bơ. Mỗi năm, ĐăkLăk bán ra

7
thị trường trong nước hơn 40.000 tấn bơ. Các vùng có diện tích bơ nhiều nhất là Krông
Păk, TP.Buôn Ma Thuột, Krông Búk, Krông Ana, Krông Năng, CưM’Gar, Ea Kar và Ea
H’leo. Cây bơ ở ĐăkLăk là một cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc, không tốn phân
bón và vốn đầu tư. Trồng cây khoảng 3-4 năm là cho quả bói, và cứ thế tới vụ lại thu

hoạch.
Làm sao đây để phát triển bơ thành cây hàng hoá ?
Thứ nhất là về giống cây. Hầu hế
t người dân hiện nay đang trồng các giống bơ "cổ
truyền". Phương pháp nhân giống cũng rất đơn giản là chọn những cây bơ được cho là
ngon để lấy hạt đem trồng. Vì bơ là cây trồng đơn tính nên có thể trong quá trình thụ
phấn tự nhiên sẽ tạo ra những giống không mong muốn, nguy cơ thoái hoá giống rất cao.
Bên cạnh đó, vì hạn chế về mặt kỹ thuật nên năng suất bơ hiện còn rất thấp, bình quân
khoảng 1 tạ/cây. Nhận thấy tầm quan trọng của giống bơ, từ năm 2002 Viện khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã vào cuộc với các hoạt động nghiên cứu về giống
bơ. Hiện Viện này đã có một tập đoàn giống với 57 loại giống được tuyển chọn từ những
cây đầu dòng trong nước và 12 giống nhập ngoại để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên,
những giống bơ nhập ngoại vẫn đang trong thời gian thử nghiệm nên nếu có đưa vào
trồng đại trà cũng phải chờ thêm từ 6-7 năm nữa, vả lại giá bán cũng khá cao.
Thứ hai là vấn đề thu hoạch và bảo quản. Bơ là một loại cây rất khó thu hoạch và
bảo quản. Thông thường, cứ tới mùa quả chín, người dân leo lên cây hái quả hoặc rung
cây cho quả rụ
ng xuống rồi lượm. Mùa thu hoạch của quả bơ thường là mùa mưa ở Tây
Nguyên nên việc thu hoạch và vận chuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ khi thu
hoạch, nếu không được bảo quản trong nhiệt độ từ 16 – 20 độ C thì chỉ khoảng 3 ngày
quả bơ sẽ hỏng. Còn nếu bảo quản đúng nhiệt độ thích hợp thì thời gian sử dụng cũng chỉ
trong vòng 1 tu
ần. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của quả bơ rất cao. Do đó, cần phải
tiếp tục nghiên cứu lai tạo những giống bơ có thời gian bảo quản lâu mới có thể vận
chuyển đi xa được.
Thứ ba là thị trường tiêu thụ bơ chủ yếu là nội địa. Cho đến nay, bơ Việt Nam hầu
như vẫn chưa xuất ngoại. Chính vì vậy, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
tiêu thụ bơ đặc biệt là xuất khẩu chính là động lực để thức đẩy cải tiến các công đoạn
khác như giống, thu hoạch, bảo quản Trên thực tế, nhiều người dân nước ta vẫn chưa
biết đến giá trị dinh dưỡng của quả bơ. Do đó, ngay ở thị trường trong nước cũng cần xây

dựng thương hiệu và quảng bá quả bơ.
Để cây bơ ĐăkLăk nói riêng và Việt Nam nói chung trở thành hàng hoá, phải cần tới
sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp; tập trung nghiên cứu cải tiến tất cả các khâu từ

8
giống, kỹ thuật chăm sóc, khuyến nông, kỹ thuật bảo quản đến công tác thị trường tiếp
thị và quan trọng nhất là lãnh đạo các địa phương có loại cây trồng đặc biệt này cần chú
trọng quy hoạch phát triển cây bơ, nhằm đưa quả bơ không chỉ trở thành một đặc sản nổi
tiếng mà còn góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
II. Kỹ thuật trồng bơ.
II.1. Yêu cầu sinh thái.
II.1.1. Nhiệt độ.
- Các vùng trồng bơ chính trên thế giới có nhiệt độ trung bình hàng năm trong
phạm vi 14 - 25
o
C, trung bình tháng lạnh nhất 2,6 - 17
o
C, trung bình tháng
nóng nhất 14 - 25
o
C.
- Cần đủ nước từ khi đậu quả cho tới khi quả già.
- Nở hoa gặp mưa to làm giảm năng suất vì khó thụ phấn.
- Mưa nhiều (trên 300 mm/ tháng), thoát nước kém dễ gây bệnh thối rễ.
- Ẩm độ không khí thích hợp 70 - 80%, quá ẩm dễ gây bệnh trên lá và quả như:
đốm lá, ghẻ quả, thán thư, bọ trĩ, rệp mềm.
II.1.2. Đất trồng.
* Lý tính:
- Tầ
ng canh tác dày: tối thiểu 2m ở vùng nhiều mưa dễ ngập úng; tối thiểu 1,5m

ở vùng mưa trung bình. Không có tầng sét, tầng kết von;
- Tầng đất mỏng thoát nước kém có thể lên luống.
- Không ngập, úng tạm thời, cục bộ, thoáng khí, hàm lượng oxy cao.
* Hóa tính:
- pH: 5,0 - 6,5, đất quá chua dùng vôi để cải tạo tạm thời
- Không bị nhiễm mặn, kiềm.
- Chất khoáng đầy đủ và cân đối nhiều mùn.
-
Yêu cầu lý tính đất rất quan trọng vì khó cải tạo trong thời gian ngắn.
- Các chất khoáng và hữu cơ có thể sớm bổ sung, điều chỉnh.
II.1.3. Gió:
Cây bơ dễ bị rụng quả và xây xát vỏ quả nếu gió mạnh và liên tục. Gió khô nóng có
thể làm khô hoa, hạt phấn không thể nẩy mầm, cây không đậu quả.
II.1.4. Ánh sáng:
Cần trên 2.000 giờ nắng/ năm. Nắng to gây sém, nám quả, cành, thân.

9
Chọn nới trồng phù hợp.
Cây bơ nhạy cảm với điều kiện khí hậu, đất đai. Tây Nguyên là vùng trồng thích
hợp hơn cả, đặc biệt là trên đất bazan tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao.
II.2. Ra hoa đậu quả.
II.2.1. Hoa.
- Cây bơ ghép thường ra hoa và đậu quả sau 2 - 3 năm trồng.
- Cây bơ ra rất nhiều hoa.
- Hoa nở rải rác suốt mùa hoa.
-
Một số ít cây ra hoa 2 - 3 đợt, cho thu trái vụ.
- Các chùm hoa bơ ra ở đầu cành hoặc từ nách lá.
- Mỗi hoa nở 2 lần, 1 lần nở đóng vai trò như hoa đực và 1 lần nở nữa đóng vai
trò như hoa cái.

Tùy và thời gian nở hoa trong ngày với vai trò là hoa đực hay hoa cái mà người ta
chia cây bơ làm 2 nhóm: A và B.
Để cho cây thụ phấn tốt và nâng cao tỷ lệ đậu quả thì trong một vườn hoặc các vườn
lân cận nhau phải có một cây nhóm A lẫn cây nhóm B. Nhiều giống bơ nhiệt đới vẫn có
khả năng tự thụ do đó cây mọc riêng biệt một mình vẫn có khả năng đậu quả.
II.2.2. Quả.
- Thời gian mang quả trên cây tùy theo giống. Trong điều kiện nhiệt đới thời
gian mang quả có thể kéo dài từ 5 đến 8 tháng.
- Quả bơ non rụng nhiều sau khi đậu 2-3 tháng, nhất là vào đợt ra chồi lá đầu
mùa mưa cạnh tranh dinh dưỡng v
ới quả. Bón phân để giảm rụng quả vừa nuôi
chồi lá.
- Tại một thời điểm trên cây có nhiều cỡ quả với độ già khác nhau.
- Quả bơ già không chín mềm trên cây. Quả già sinh lý vẫn còn tiếp tục trên cây
2- 4 tháng. Vì vậy có thế thu hoạch muộn để tránh những thời điểm quá nhiều
bơ trên thị trường.
- Thịt bơ chiếm khoảng 65 - 75% trọng lượng quả
.
- Khi bơ già chín lớp vỏ này có màu xanh, xanh đậm, tím hoặc đen tùy theo từng
giống.
- Quả bơ ngon và hấp dẫn khi chín thịt màu vàng, chắc, không xơ, hạt đóng khít
với thịt nhưng dễ tách.

10
II.3. Trồng và chăm sóc.
II.3.1. Giống bơ:
Hiện nay bơ được trồng tại Việt Nam dựa vào 2 nguồn giống chính:
Giống trong nước: Đó là những cây đầu dòng đáp ứng các tiêu chuẩn chọn lọc, nhân
vô tính bằng phương pháp ghép để cung cấp giống cho sản xuất. Giống được mang tên,
ký hiệu do các cơ quan nghiên cứu giống trong nước đặt ra.

HTS1: Hoa nhóm A
- Năng suất: 80 - 100 kg/cây
- Thời vụ thu hoạch: tháng 7 - 8
SDH: Hoa nhóm A
- N
ăng suất: 120 - 150 kg/cây
- Thời vụ thu hoạch: tháng 4 - 5
TA1: Hoa nhóm A
Thời vụ thu hoạch tháng 7 – 9
TA3: Hoa nhóm A
Thời vụ thu hoạch tháng 8 – 9
TA36: Hoa nhóm A
Thời vụ thu hoạch tháng 9 – 10
TA40: Hoa nhóm A
Thời vụ thu hoạch tháng 8 - 9
TA17: Hoa nhóm B
Thời vụ thu hoạch tháng 6 – 8
EST4: Hoa nhóm B
Năng suất: 100 - 120 kg/cây,
Thời vụ thu hoạch: tháng 7 - 8
HA: Hoa nhóm B
- Năng suất: 160 - 180 kg/cây
- Thời vụ thu hoạch: tháng 9 - 10
VĐ1: Hoa nhóm B
- Năng suất: 150 - 180 kg/cây
- Thời vụ thu hoạch: tháng 8 - 9
S2V1BDT: Hoa nhóm B
- Năng suất: 100 - 120 kg/cây
- Thời vụ thu hoạch: tháng 6 - 7
TA5: Hoa nhóm B

Thời vụ thu hoạch tháng 9 -10
TA21: Hoa nhóm B
Thời vụ thu hoạch tháng 6 – 8

Các giống này hiện ở Cty TNHH tư vấn và PT nông lâm nghiệp Wasi
Hiện có một số giống mới nhập nội trong mấy năm gần đây đang được nghiên cứu
khảo nghiệm, trong đó có nhiều giống thương mại nổi tiếng khắp thế giới như Hass,
Sharwil, Reed, Booth7 Giống Booth7 hiện đang được khuyến cáo trồng ở Tây Nguyên
trên những vùng có cao độ 800m.
II.3.2. Nhân giống.
Do cây bơ thụ phấn chéo nên mu
ốn có cây giống tốt giữ được những đặc điểm của
giống gốc thì phải nhân giống vô tính. Nguồn chồi ghép phải được những đơn vị được
cấp phép cung cấp.
Trồng.

11
- Trồng đúng kỹ thuật ngay từ đầu với cây giống đạt tiêu chuẩn, khoảng cách,
mật độ trồng và chế độ chăm sóc tốt sẽ cho vườn cây bước vào giai đoạn kinh
doanh hiệu quả cao.
- Khoảng cách mật độ.
- Chọn khoảng cách, mật độ trồng còn tùy thuộc vào nền đất, giống Khoảng
cách trồng tham khảo:
- Trồng xen với cà phê vối: 12m x 12m
- Trồng thuần: 6m x 6m; 7m x 7m; 8m x 8m; 8m x 6m; 8m x 8m
- Chăm sóc.
- Chăm sóc cây con.
- Trong những năm đầu, giữa 2 cây trên hàng bơ nên trồng cây chắn gió tạm thời
như muồng hoa vàng, cốt khí, flemingia trồng xen các loại cây ngắn ngày
như: đậu đỗ …

II.3.3. Làm cỏ.
Trong mùa mưa làm sạch cỏ 3 - 4 lần theo băng trên hàng hoặc theo từng gốc. tủ
quanh gốc cho cây bơ bằng cỏ, tàn dư cây họ đậu, cây chắn gió tạm th
ời Lưu ý tủ chừa
cách gốc 15 - 20cm.
II.3.4. Tưới nước.
- Trong điều kiện mùa khô khắc nghiệt kéo dài 5 - 6 tháng, cây bơ cần được tưới
để duy trì sinh trưởng và cho năng suất cao.
- Năm thứ nhất đến thứ 3 sau trồng: 50 - 200 lít nước/cây/lần; tưới 2 - 3 lần vào
giữa và cuối mùa khô.
- Khi cây cho quả: 200 - 400 lít/cây/lần; tưới 2 - 3 lần, từ sau khi hoa bắt đầu nở.
II.3.5. Bón phân.
- Nói chung tỷ
lệ N:P:K trong thời kỳ cây chưa mang quả là 1:1:1 và trong thời
kỳ mang quả là 2:1:2.
- Đạm (N), kẽm(Zn), Bo (B) là những yếu tố quan trọng nhất.
- Canxi có vai trò quan trọng hạn chế bệnh rễ và nâng cao chất lượng quả.
- Chú ý phun vi lượng B và Zn để tăng đậu quả và tăng năng suất.
- Bón vừa đủ theo nhu cầu, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Muốn thực hiện bón phân cân đố
i, cần phải định kỳ chẩn đoán đất và lá.
- Bón vôi tăng cường phẩm chất quả.

12
II.3.6. Tạo hình, tỉa cành.
- Là kỹ thuật cần được coi trọng để tạo cho cây tư thế chắc, bộ tán cân đối, ổn
định sản lượng, hạn chế sâu bệnh hại.
- Trong 1-2 năm sau trồng, cắt bỏ cành ngang dưới thấp chừa phần thân thoáng
50 - 70cm, nuôi một thân chính.
- Vào mùa mưa, cây cần được tỉa cành thông thoáng và quét vôi trên thân.

- Vun gốc
- Trên nền đất thoát nước kém, cây sinh trưởng chậm và d
ễ bị bệnh thối cổ rễ.
Hàng năm, đất ở gốc cây cần được vun cao dần kết hợp bón phân chuồng và tủ
gốc.
II.3.7. Ghép cải tạo giống
Những vườn bơ trồng từ hạt thường có một số cây không đạt yêu cầu về năng suất,
chất lượng quả, khả năng kháng bệnh, mùa thu hoạch Có thể cắt bỏ thân cũ, nuôi chồi
mới và ghép giống chọn lọc .
/>nghi%E1%BB%87p-Rau-Hoa-Qua-3#outer_page_13
II.4. Phòng trừ sâu bệnh hại.
II.4.1. Sâu:
Trên bơ có nhiều loài sâu hại:
- Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk): bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng
nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để
làm tổ. Sâu dài khoảng 10mm, xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Trưởng thành,
sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.
Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có
điều kiện, trước khi
phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của thuốc.
- Sâu cắn lá: có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctia echo và
Feltia subterrania F. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn.
Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc
cây, đêm đến bò ra phá hại.
- Rầy bông (Pseudococcus citri Risse): rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích
hút nhựa lá và
đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.
II.4.2. Bệnh:
Là đối tượng bảo vệ thực vật quan trọng trên cây bơ, gồm các bệnh hại sau:


13
II.4.2.1. Bệnh thối rễ:
Do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm
xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi.
Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn
xuống thân chính.
Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống ghép và gốc ghép chống chịu bệnh. Không dùng hạ
t giống bị
nhiễm bệnh và vườn ươm giống phải tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh
phát sinh và lan tràn.
- Trồng bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước
nhanh khi mưa.
- Tuyệt đối không dùng nước từ những vườn bơ bị bệnh để tưới.
- Phải tẩy uế nông cụ kỹ càng.
- Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi
đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và huỷ bỏ để bệnh không lan tràn.
II.4.2.2. Bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea):
Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước
gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể
liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có
mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già để phát tán
khi có điều kiện thích hợp.
II.4.2.3. Bệnh khô cành (Colletotrichum cloeosporiodes):
Nấm xâm nhập vào trên cành thường làm cành khô chết. Trên trái đã già, gần chín,
nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hoặc do công
trùng chích hút, ăn vỏ quả, làm cho trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).
II.4.2.4. Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum):
Cây b
ị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá

bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã
chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài tháng,
mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm,
cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại trong đất và
gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống

14
trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng
một hoặc hai năm. Thường áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:
- Dùng thuốc hóa học.
- Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt
bỏ những nhánh nhỏ, chết.
- Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những
gi
ống thuộc chủng Mexico.
- Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,…
- Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ.

h Phải chú ý phòng trừ các bệnh sau đây để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bơ sau
thu hoạch:
II.4.2.5. Bệnh thán do nấm Colletrichum gloeosporioides.
a. Tác hại:
Đây là bệnh phổ biến ở tất cả các nước trồng bơ, nhất là vùng nhiều mưa, bệnh gây
hại chủ yếu trên quả trước cũng như sau thu hoạch. Sau thời kỳ mưa dài, ẩm độ cao, quả
sau thu hoạch thường bị b
ệnh nặng hàng loạt.
b. Triệu chứng:
- Trước thu hoạch, trên vỏ quả xuất hiện những vết nâu đen nhỏ đường kính dưới
5mm. Nếu không có vết thương do côn trùng hoặc gió thì vết bệnh không phát triển thêm.
- Sau thu hoạch, vết bệnh ngày càng đen hơn và to hơn với những chỗ lõm. Sau

cùng vết bệnh lan ra khắp cả bề mặt và bên trong thịt quả. Phần thịt quả bị hỏng lúc đầu
cứ
ng sau đó mềm nhũn. Trên bề mặt vỏ quả có thể hình thành những khối bào tử màu tím.
c. Phòng trừ tổng hợp:
- Căt tỉa bỏ những cành bệnh, lá bệnh.
- Cắt bỏ những cành thấp cách mặt đất dưới 1m. Trước mùa hoa cắt bỏ hết cành
khô, quả còn sót trên cây. Chỉ tạo hình và thu hoạch trong điều kiện khô ráo
- Không cần thiết xử lý thuốc trừ nấm cho quả
sau thu hoạch nếu được thu hái,
vận chuyển, bảo quản phù hợp. Giữ cho quả khô và mát cho tới khi bán. Nhiệt
độ sau thu hoạch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bệnh.
Ngay sau khi thu hoạch, bảo quản lạnh từ 5 - 120C tùy theo giống.
- Khi cần có thể phun các loại thuốc gốc đồng để hạn chế bệnh, theo hướng dẫn
II.4.2.6. Bệnh ghẻ vỏ qu
ả do Sphaceloma perseae.

15
a. Tác hại:
- Tấn công trên lá, cành và quả, rất nghiệm trọng ở vùng nhiệt đới ẩm cũng như
một số nước á nhiệt đới.
- Tình trạng bệnh tùy theo giống. Giống nhiễm nặng gây giảm năng suất do rụng
quả. Quả còn lại cũng không có giá trị thị trường do ngoại hình xấu.
- Điều kiện phát sinh phát triển
- Khi thời tiết mưa nhiề
u, quá ẩm, nấm tấn công mô non của lá, cành, quả.
- Bào tử lây lan nhờ gió, mưa, hạt sương, côn trùng.
- Vết bệnh là cửa ngõ xâm nhập của các vi sinh vật gây thối quả.
b. Triệu chứng:
- Trên vỏ quả hình thành vết bệnh bầu dục, hơi gồ lên, màu nâu - nâu tím. Khi
quả già, các vết bệnh liên kết, vết bệnh co lại gây nứt, tạo, toàn vỏ sần sùi. Chất

lượng thịt quả không bị
ảnh hưởng nhưng trông bên ngoài vỏ rất xấu.
- Trên gần mặt dưới lá, cuống lá, cành non cũng bị vết ghẻ hình bầu dục dài.
- Phòng trừ tổng hợp:
- Vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành bệnh sau thu hoạch, đốt cành, lá.
- Phun các thuốc gốc đồng với nồng độ theo hướng dẫn trên nhãn.
- Thời điểm phun: đầu mùa nở hoa, gần cuối mùa nở hoa, 3 - 4 tu
ần sau khi tất
cả quả đã đậu.
II.4.2.7. Thối rễ do Phytophthora cinnamomi:
a. Tác hại:
- Là bệnh hại nguy hiểm nhất của cây Bơ, gây hại ở mọi lứa tuổi của cây và gây
bệnh trên hàng ngàn ký chủ khác.
- Phát triển mạnh trên chân đất quá ẩm, thoát nước kém.
- Lây lan nhanh, dễ lây lan qua cây giống vườn ươm có sẵn mầm bệnh; hạt
giống lấy từ quả rụng trên đất nhiễ
m mầm bệnh; dụng cụ; giày dép; người và
gia súc di chuyển.
b. Triệu chứng:
- Lá nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng, thường héo rũ với đầu lá úa nâu. Tán lá thưa, ít
ra lá mới. Nhiều cành nhỏ trên ngọn bị chết.
- Cây bệnh vẫn mang nhiều quả nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.
- Cây bệnh rất ít ra rễ tơ. Rễ tơ nhiễm bệnh màu đen, dễ gãy và chết.
c. Phòng trừ tổng hợp:

16
- Bằng các biện pháp canh tác.
- Trồng trên đất thoát nước tốt; tạo mương rãnh thoát nước; vun gốc, trồng trên
luống cao; không trồng âm xuống đất.
- Không dùng cây giống có nguy cơ chứa nấm bệnh.

- Dùng gốc ghép kháng bệnh.
- Hạn chế di chuyển tự do gần vùng bệnh; nếu cần thiết phải theo đúng các
hướng dẫn.
- Tưới nước vừa đủ, không dùng nước có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Không trồng lại ngay trên vườn có bệnh.
- Bón phân đạm, phân gia súc vừa phải.
- Các loại thuốc hóa học nhóm Phosphite có thể giúp cây bệnh phục hồi, tuy
nhiên dùng thuốc trừ nấm. Các loại thuốc trừ nấm thường dùng là:
+ Aliette.
+ Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid).
+ Ridomil Gold.
II.4.2.8. Bệnh loét và thối thân do Phytophthora citricola:
a. Tác hại:
- Là bệnh nguy hiểm sau bệnh thối rễ, hệ ký chủ rộng thường gây hại cùng v
ới
bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi.
- Tấn công vùng cổ rễ, gốc thân, cành già và cả trên quả.
- Bệnh phát triển thông qua các vết thương, lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm
không khí cao, đất quá ẩm ướt.
b. Triệu chứng:
- Bệnh thường xuất hiện ở vùng gần mặt đất, đặc biệt nơi thân hoặc cành thấp có
vết thương. Vết loét ban đầu là một vùng vỏ màu nâu sẫm chảy nhựa đỏ, sau
đó chuyển sang nâu, trắng và khi khô có phủ lớp phấn.
- Cắt bỏ bề mặt vùng loét thấy vết thương màu cam cam hoặc nâu. Bệnh gây hại
hệ thống mạch dẫn.
- Cây bệnh bị yếu sức, vùng ngọn cây ít phát triển. Khác với bệnh thối rễ là kích
thước lá vẫn bình thường. Đôi khi cây bị vàng rụng nhanh và cây chết đột ngột.
- Quả đeo g
ần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh này. Trên vỏ quả, vùng bệnh màu đen
rất rõ thường xuất hiện phía đuôi quả. Thịt quả bên trong cũng bị hư.

c. Phòng trừ tổng hợp:

17
- Vệ sinh đồng ruộng, dùng gốc ghép kháng bệnh, không tạo vết thương trên cây.
- Sau khi cắt cành tạo hình hoặc phát hiện vết thương, xử lý thuốc trừ nấm bệnh.
Với vùng bệnh mới bị nhiễm, cắt bỏ mô bệnh và xịt thuốc trừ nấm.
- Các thuốc trừ nấm: Aliette, Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid), Đồng đỏ
(Norshield)
- Phòng trừ bệnh trên quả bằng cách cắt bỏ những cành cách m
ặt đất dưới 1m,
tỉa bỏ cành khô, tủ gốc dày, thu gom quả rụng đưa ra khỏi vườn.
II.4.2.9. Bọ trĩ.
a. Tác hại:
Là bệnh hại nguy hiểm do 1 loài côn trùng gây nên. Loài côn trùng này sống kí sinh
trên lá bơ, ăn các tế bào bên ngoài lá và trái bơ, tạo nên các vết khác màu mà mắt thường
có thể nhìn thấy được. Về sau các vết này sẽ chuyển thành đen làm mất vẻ cảm quan và
giá trị kinh tế của bơ, bệnh này còn để lại dị
tật cho trái bơ, làm cho trái bơ sần sùi.
b. Triệu chứng:
- Bệnh thường xuất hiện trên lá và trái non.
- Làm cho lá và trái bơ có những vết cào khác màu.
- Làm cho trái bơ bị dị tật sần sùi.
- Chồi và lá non bị sần sùi phát triển kém.
c. Phòng trừ tổng hợp:
- Cắt bỏ những cành bị bệnh nặng để tránh lấy lan nguồn bệnh.
- Chỉ nên tưới gốc không nên tưới tràn và tưới trên lá tránh l
ấy lan nguồn bệnh.
- Phun thuốc trừ sâu.

II.4.2.10. Bệnh hại do vi khuẩn.

a. Về hình thái:
- Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào, không có diệp lục tố, không có nhân hoàn chỉnh,
có kích thước thay đổi. Hình dạng có nhiều loại như hình tròn, hình gậy, hình xoắn ốc,
một vài loài có lông roi để di chuyển trong dung dịch. Đa số các loài vi khuẩn gây bệnh
trên cây trồng thường có hình gậy, có lông roi để di chuyển (Agrobacterium,
Corybacterium, Erwinia, Pseudomonas, Xanthomonas).
- Khi bệnh nặng mắt thường có thể quan sát được vì vết bệnh đã tạo nên những
khuẩ
n lạc chứa hàng triệu cơ thể vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên bệnh do
vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị.

18
b. Về đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại:
- Vi khuẩn tồn tại ở tất cả các bộ phận của cây, các hợp chất hữu cơ đang phân giải
và ở trong đất. Một số loài có khả năng hình thành nha bào để chống chịu với điều kiện
bất thuận bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển tương đối cao (25-37oC).
- Vi khuẩn thường xâm nhập vào cây qua vết thương khí khổng. Lây lan từ cây này
sang cây khác nhờ nước mưa, gió hoặc tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của côn trùng.
- Triệu chứng vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng có thể phân biệt được một cách dễ
dàng ở 3 dạng:
+ Tạo nên các vết đốm giọt dầu: Các vết đốm này sau khi vi khuẩn xâm nhập và
nhân lên trong các tế bào nhu mô tạo nên những vết đốm như bị thấm dầu. Các loại vi
khuẩn này thường sinh ra các men phân hủy mô tế bào gây thố
i các bộ phận bị hại của
cây.
+ Dạng xâm nhập vào mạch dẫn: Vi khuẩn thường xâm nhập vào mạch dẫn và lưu
dẫn trong cây theo vòng lưu chuyển của nhựa cây và gây hiện tượng héo rũ .
+ Dạng tạo thành các u bướu: Vi khuẩn xâm nhập vào cây gây ra những u mụn trên
cây. Đó là kết quả quá trình nhân lộn xộn các tế bào gây nên.
c. Biện pháp phòng trừ các loại bệnh vi khuẩn:

Để phòng trừ có hiệu quả cao đối với các loại vi khuẩn, phải sử dụng các biện pháp
tổng hợp và chủ yếu phòng bệnh là chính như:
- Xử lý đất để cắt nguồn bệnh.
- Vệ sinh vườn tược, thu gom tàn dư cây bệnh đem đi tiêu hủy.
- Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh.
- Xử lý hạt giống, hom giống trước khi trồng hoặc vận chuyển đi n
ơi khác.
- Bón phân cân đối, hợp lý, không bón quá nhiều đạm.
- Thường xuyên thăm ruộng và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc
đồng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
- Khi bệnh chớm xuất hiện cần phun các thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn để phòng
trị bệnh ngay như New Kasuran 16.6BTN (10g – 20g/8 lít), Visen 20SC (5–
7ml/8lít), Bactocide 12WP (20– 25g/8lít), phun 2 đến 3 lần các loại thuốc trên,
mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày.
Còn nhiều triệu chứ
ng bệnh nữa mà trong quá trình trồng và chăm sóc chúng ta phải
chú ý phòng trừ, tránh ảnh hưởng đến chất lượng bơ sau thu hoạch.

19
CHƯƠNG II. BẢO QUẢN BƠ SAU THU HOẠCH.
I. Bệnh trên quả bơ sau thu hoạch.
Sau khi thu hoạch bơ sẽ được vận chuyển vào kho bảo quản, nhưng quá trình bảo
quản cũng là một trong những khâu quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng bơ. Đòi
hỏi người bảo quản phải quan tâm và chú ý đến nhiều yếu tố trong kho bảo quản. Hơn
nữa bơ là loại quả giàu chất dinh dưỡng, hô hấp mạnh, dễ thối hỏng là điều kiện môi
tr
ường thuận lợi cho nhiều loài vi sinh vật hại phát triển.
Số lượng vi sinh vật trên bề mặt quả bơ rất đa dạng, phụ thuộc vào các điều kiện về:
- Khí hậu.
- Địa lí.

- Trạng thái sinh lí của quả bơ sau thu hoạch.
Bơ là loại quả hô hấp mạnh, chín nhanh nên đòi hỏi kho quả quản phải thông thoáng,
nhiệt độ phù hợp nếu không đảm b
ảo yêu cầu trên thì sẽ rất dễ xảy ra các hiện tượng thối
hỏng. Tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại xâm nhiễm và phát triển. Vì thực tế
khi vận chuyển bơ vào kho bảo quản thì bản thân quả bơ đã mang nguồn vi sinh vật hại
từ đồng ruộng vào.
Nguồn vi sinh vật xâm nhiễm:
- Do hạt giống bị nhiễm bệnh.
- Do bụi đất mang vi sinh vậ
t bám vào quả trước thu hoạch.
- Do côn trùng.
- Do con người trong quá trình thu hái vận chuyển và chế biến.
Trong quá trình thu hái vận chuyển, các tổn thương cơ học cũng là một trong những
nguyên nhân chính gây phát sinh các nguồn vi sinh vật hại kho trong quá trình bảo quản.
Vì vậy trong quá trình đưa bơ vào khỏ bào quản phải kiểm tra và loại bỏ những quả bơ bị
tổn thương cơ học tránh làm phát sinh mầm bệnh.
Vi sinh vật hại sau khi xâm nhiễm sẽ làm giảm chất lượng của bơ và sinh các độc tố
gây hại cho người tiêu dùng.
Các dạng hư hỏng của bơ trong quá trình bảo quản:
- Do nấm mốc.
- Do côn trùng.


20
I.1. Bệnh trên quả bơ sau thu hoạch.
I.1.1. Nấm mốc.
a. Nguyên nhân hình thành nấm mốc:
Do trong quá trình bảo quản bơ hô hấp mạnh sinh ra ẩm độ không khí cao và nhiệt
độ cao, cùng với môi trường giàu chất dinh dưỡng là bơ hình thành nên nấm mốc.

b. Triệu chứng:
- Trên quả xuất hiện các bào tử nấm mốc ở những nơi bị trầy xước do quá trình
thu hái, vận chuyển, đặc biệt là ở cuống quả.
-
Làm biến tính bơ, sinh ra các độc tố gây hại cho người tiêu dùng, quả có vị
đắng và có mùi.
c. Đặc điểm cấu tạo, hình thái, kích thước.
* Cấu tạo:
Tế bào nấm có cấu trúc tương tự như những tế bào vi sinh vật chân hạch khác được
mô tả và trình bày như sau:
Ty thể Vi ống








Bọng (túi) đỉnh
Bộ Golgi Màng sinh chất 4 lớp
Hình 1. Cấu tạo của tế bào nấm mố
c.

Vách tế bào nấm cấu tạo bởi vi sợi chitin và có hoặc không có cellulose. Chitin là
thành phần chính của vách tế bào ở hầu hết các loài nấm trừ nhóm Oomycetina. Những vi
sợi chitin được hình thành nhờ vào enzim chitin syntaz.

21

































Hình 2. Con đường tổng hợp chitin.

http:/
/
www.ebook.edu.vn
II-21


Tế bào chất của tế bào nấm chứa mạng nội mạc (endoplasmic reticulum), không bào
(vacuoles), ty thể (mitochondria) và hạt dự trữ (glycogen và lipid), đặc biệt cấu trúc ty thể
ở tế bào nấm tương tự như cấu trúc ty thể ở tế bào thực vật. Ngoài ra, tế bào nấm còn có
ribô thể (ribosomes) và những thể khác chưa rõ chức năng.
Tế bào nấm không có diệp lục tố, một vài loài nấm có rải rác trong tế bào một loại
sắc tố đặc trưng mà Matsueda và ctv. (1978) đầu tiên ly trích được và gọi là
neocercosporin (C29H26O10) có màu tím đỏ ở nấm Cercosporina kikuchi.
Tế bào nấm không nhất thiết có một nhân mà thường có nhiều nhân. Nhân của tế
bào nấm có hình cầu hay bầu dục với màng đôi phospholipid và protein dầy 0,02 µm, bên
trong màng nhân chứa ARN và ADN.
* Hình thái, kích thước:
Một số ít nấm ở thể đơn bào có hình trứng (yeast=nấm men), đa số có hình sợi
(filamentous fungi=nấm sợi), sợi có ngăn vách (đa bào) hay không có ngăn vách (đơn
bào). Sợi nấm thường là một ống hình trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài.
Đường kính của sợi nấm thường từ 3-5µm, có khi đến 10µm, thậm chí đến 1mm. Chiều
dài của sợi nấm có thể tới vài chục centimet. Các sợi nấm phát triển chiều dài theo kiểu
tăng trưởng ở ngọn (Hình 3). Các sợi nấm có thể phân nhánh và các nhánh có thể lại phân
nhánh liên tiếp tạo thành hệ sợi nấm (mycelium) khí sinh xù xì như bông. Trên môi
trường đặc và trên một s
ố cơ chất trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc một đoạn
sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc
nấm (Hình 4).










Hình 3. Sợi nấm và cấu tạo vách tế bào sợi nấm















Hình 4. Một số dạng khuẩn lạc nấm.
d. Khả năng sinh sản và phát tán:
* Có 3 hình thức sinh sản:
- Sinh sản sinh dưỡng: Phương thức này được thực hiện bằng nhiều cách.
+ Bằng bào tử vách mỏng: Khi gặp điều kiện bất lợi các tế bào dinh dưỡng tách rời

nhau, chuyển sang trạng thái sống tiềm tàng, nếu gặp điều kiện thuậ
n lợi mỗi tế bào này
lại nảy mầm và phát triển thành một hệ sợi mới. Bào tử vách mỏng cũng là một biện
pháp phát tán của nấm.
+ Bằng sợi nấm: Các đoạn sợi nấm đứt ra phát triển thành hệ sợi nấm mới.
+ Bằng hạch nấm: Khi gặp điều kiện bất lợi, cả hệ sợi bện xít lại với nhau và các s
ợi
bên ngoài được bao bởi màng dày rồi phát triển dày lên thành lớp vỏ bảo vệ. Khi gặp
điều kiện thuận lợi, hệ sợi lại phát triển phá vỡ lớp vỏ bọc.
+ Bằng nảy chồi: ở nấm men đơn bào, các tế bào phân chia sinh dưỡng nhưng không
tách rời nhau tạo thành chuỗi.



23
- Sinh sản vô tính.
Phương thức này thực hiện bằng cách hình thành động bào tử hay bào tử. Có hai loại
bào tử là bào tử nội sinh và bào tử ngoại sinh:
+ Bào tử nội sinh còn được gọi là bào tử kín hình thành do nhân và nội chất của cơ
quan sinh sản vô tính phân chia không giảm nhiễm nhiều lần tạo nên một số lượng bào
tử thường là rất lớn, đựng trong cơ quan sinh sản vô tính gọi là nang bào tử. Nang bào tử
thường được nâng khỏi s
ợi nấm bằng cuống gọi là cuống nang bào tử.
+ Bào tử ngoại sinh hay còn gọi là đính bào tử. Sự hình thành bào tử ngoại sinh về cơ
bản là tương tự như bào tử nội sinh, chỉ khác là bào tử này đính trên cuống chứ không
bọc trong nang bào tử, cuống ở đây gọi là cuống đính bào tử.

- Sinh sản hữu tính.
Cơ quan sinh sản nằm trên hai sợi nấm khác nhau hay chỉ là sự kết hợp hai nhân trong
một tế bào nhưng có nguồn gốc từ hai bào tử khác nhau. Sau khi kết hợp, hợp tử có thể nghỉ

hoặc phân chia giảm nhiễm ngay, tạo thành bào tử hữu tính đơn bội. Là kết quả của quá
trình phân chia giảm nhiễm nên bào tử hữu tính trên mỗi cơ quan sinh sản là số chẵn và
thường là 2,4,8,16, ít khi nhiều hơn. Nhữ
ng nấm có bào tử hữu tính nằm trong tế bào mẹ thì
gọi là nấm túi, còn những nấm có bào tử hữu tính đính tự do trên cơ quan sinh sản hữu tính
thì là nấm đảm. Các cơ quan mang bào tử hữu tính có thể nằm rải rác trên sợi nấm hoặc tập
trung trên cơ quan được gọi là quả thể.
Một số loại nấm, thường là nấm gây bệnh, có hiện tượng lưỡng hình (dimorphism) tức
là có hai phương thức sinh trưở
ng. Phương thức giống nấm mốc là có cả sợi cơ chất và sợi
khí sinh, phương thức giống nấm men là hình thức nảy chồi. Hiện tượng lưỡng hình phụ
thuộc vào nhiệt độ hay nồng độ khí CO
2
.
Bào tử nấm khác nhiều so với nội bào tử ở vi khuẩn. Nội bào tử của vi khuẩn chỉ cho
phép một tế bào vi khuẩn chống lại những điều kiện môi trường bất lợi. Một tế bào vi khuẩn
tạo thành một nội bào tử, bào tử này về sau nảy mầm tạo thành một tế bào vi khuẩn. Quá
trình này không phải là sự sinh sản bởi vì số lượng tế bào vi khuẩn không t
ăng lên. Còn ở
nấm mốc, sau khi một bào tử nảy mầm nó sẽ tạo thành một hệ sợi nấm. Hệ sợi này tạo ra rất


24
nhiều cuống sinh bào tử, trên mỗi cuống sinh bào tử lại sinh ra rất nhiều bào tử đính, các
bào tử này sau khi rời khỏi cuống sinh bào tử thì tồn tại rất lâu trong không khí do nó có
trọng lượng nhỏ và kích thước rất bé. Nhờ gió, các bào tử phát tán đi khắp nơi. Điều đó giải
thích cho tốc độ phát triển và khả năng lây lan của các loài nấm mốc.

* Khả năng phát tán:
Bơ là một nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nếu trong quá trình thu hái vận chuyển

bị các tác động cơ học làm trầy xước, dập quả. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi ẩm
độ cao, nhiệt độ cao thì nấm mốc sẽ phát sinh và phát triển mạnh. Nấm mốc có tốc độ sinh
sản nhanh nên khả năng lây lan sẽ rất nhanh.
e. Yêu cầu sinh thái của nấm b
ệnh:
Hầu hết các loài nấm mốc không cần ánh sáng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên,
có một số loài lại cần ánh sáng trong quá trình tạo bào tử (Buller, 1950). Nhiệt độ tối thiểu
cần cho sự phát triển là từ 2
o
C đến 5
o
C, tối hảo từ 22
o
C đến 27
o
C và nhiệt độ tối đa mà
chúng có thể chịu đựng được là 35
o
C đến 40
o
C, cá biệt có một số ít loài có thể sống sót ở
O
o
C và ở 60
o
C. Nói chung, nấm mốc có thể phát triển tốt ở môi trường acid (pH=6) nhưng
pH tối hảo là 5-6,5, một số loài phát triển tốt ở pH < 3 và một số ít phát triển ở pH > 9
(Ingold, 1967).
Oxi cũng cần cho sự phát triển của nấm mốc vì chúng là nhóm hiếu khí bắt buộc và sự
phát triển sẽ ngưng khi không có oxi và nước là yếu tố cần thiết cho sự phát triển.

Theo Alexopoulos và Minns (1979) cho biết nấm mốc có thể phát triển liên tục trong
400 nă
m hay hơn nếu các điều kiện môi trường đều thích hợp cho sự phát triển của chúng.
Nấm mốc không có diệp lục tố nên chúng cần được cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài
(nhóm dị dưỡng), một số sống sót và phát triển nhờ khả năng ký sinh (sống ký sinh trong cơ
thể động vật hay thực vật) hay hoại sinh (saprophytes) trên xác bã hữu cơ, cũng có nhóm
nấm rễ hay địa y sống cộng sinh với nhóm thực v
ật nhất định.
Theo Alexopoulos và Mims (1979) cho biết nguồn dưỡng chất cần thiết cho nấm được
xếp theo thứ tự sau: C, O, H, N P, K, Mg, S, B, Mn, Cu, Zn, Fe, Mo và Ca. Các nguyên tố
này hiện diện trong các nguồn thức ăn vô cơ đơn giản như glucose, muối ammonium sẽ

×