Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.11 KB, 12 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Sự ra đời và hoạt động của ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong
lịch sử phát triển của loài người. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối
với sự phát triển nền kinh tế và xã hội được xuất phát từ chính những đặc
trưng của nó. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh
đặc biệt bởi đối tượng của hoạt động kinh doanh này là tiền tệ. Chính đặc
điểm riêng biệt của mặt hàng kinh doanh này đã khiến hoạt động kinh doanh
ngân hàng vừa là một hoạt động mang lại hiệu quả rất lớn đối với nền kinh
tế, vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro cao.
Để phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, pháp luật
nước ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Vậy pháp luật đã quy
định về vấn đề này ra sao? Và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi
ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay được các ngân hàng thực hiện như
thế nào? Nhằm hiểu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề bài số
10 : “Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động ngân hàng”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I.Những vấn đề chung về rủi ro và phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động ngân hàng:
1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Theo cách hiểu thông thường thì rủi ro là khả năng xảy ra những tổn
thất ngoài dự kiến. Và rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những tổn thất
phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Những rủi ro thường gặp trong hoạt
động ngân hàng là rủi do tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất và những
rủi ro khác.
1.2. Đặc điểm rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có mức độ cao.
Có thể khẳng định rằng hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro
cao hơn so với các hoạt động trong các lĩnh vực khác. Bởi lẽ xuất phát từ đối
tượng kinh doanh đặc thù là tiền tệ, một loại hàng hóa có độ nhạy cảm cao


với rủi ro. Mà hoạt động ngân hàng có quan hệ trực tiếp với tiền tệ nên cũng
chịu ảnh hưởng rất lớn. Không chỉ vậy, nền kinh tế thị trường với những sự
kiện kinh tế thường xuyên biến đổi, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức, đồng
thời cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khó kiểm soát, nó có thể làm
1
phát sinh những yếu tố, sự kiện khách quan hay chủ quan tác động xấu đến
khả năng huy động vốn của ngân hàng.
1.2.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thường mang tính dây chuyền.
Hoạt động ngân hàng là thực chất là đi vay để cho vay, khi ngân hàng
cho một doanh nghiệp vay một số tiền với số lượng lớn, doanh nghiệp đó
làm ăn thô lỗ nên không trả được nợ cho ngân hàng làm cho ngân hàng
không có tiền để trả cho người gửi khi đến hạn, lúc đó lợi ích của người gửi
bị ảnh hưởng, họ mất lòng tin ở ngân hàng, họ đồng loạt đi rút tiền ở ngân
hàng, ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản ngân
hàng là điều có thể xảy ra. Điều đáng lo ngại ở đây là phá sản ngân hàng
không chỉ dừng lại ở một ngân hàng yếu kém mà có thể lan truyền sang các
ngân hàng khác nếu người dân mất lòng tin ở toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Điều này cho thấy mức độ lan truyền của rủi ro trong hoạt động ngân hàng
là rất lớn.
1.2.3 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể dự báo hoặc không thể
dự báo được.
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro luôn tiềm ẩn, tuy nhiên những rủi
ro đó có thể dự báo được hoặc không thể dự báo được bởi nó chịu sự tác
động của yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Rủi ro trong ngân hàng có thể dự báo được bởi lẽ trong hoạt động
ngân hàng, danh mục cho vay hay đầu tư của ngân hàng luôn có một khoản
thất thoát tiềm ẩn chưa xác định được.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng không thể dự báo được đó là có
những sự cố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng, nó chưa phát sinh tại
thời điểm kí kết một hoạt động kinh doanh nào đó hoặc là những tình huống

ngoại cảnh bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn... hoặc cũng có thể ngân hàng
mất đi một cán bộ then chốt, một khách hàng tiềm năng…
Với những đặc điểm nêu trên, ta thấy rằng phòng chống rủi ro trong
hoạt động ngân hàng là việc làm không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng
vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của ngân hàng, hệ thống
ngân hàng, của nền kinh tế xã hội.
1.3. Nhận diện các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.3.1. Rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho
ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả
đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể
được phân thành rủi ro mất vốn và rủi ro bị đọng vốn. Rủi ro mất vốn khi
khách hàng không hoàn trả được một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng. Rủi
2
ro bị đọng vốn khi khách hàng không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Rủi ro
tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhất trong hoạt động ngân hàng.
1.3.2. Rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến do sự
thay đổi của lãi suất. Nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất là do sự không
tương xứng giữa các kì hạn của tài sản nợ và tài sản có. Nếu ngân hàng dùng
tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn thì khi lãi suất ngắn hạn
tăng, trong khi đó lãi suất đầu tư vẫn giữ nguyên thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro.
Ngược lại khi ngân hàng dùng tài sản nợ dài hạn để đầu tư vào tài sản có
ngắn hạn khi lãi suất đầu tư giảm ngân hàng cũng có nguy cơ gặp rủi ro.
Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt
trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường ngân hàng. Hoặc do nhiều yếu tố
của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung cầu tiền tệ, yếu tố thị trường,
chính sách tăng giảm lãi suất của nhà nước…
1.3.3. Rủi ro thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không có đủ nguồn vốn
hoặc không thể tìm được nguồn bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình. Rủi ro thanh khoản xuất hiện do hai nguyên nhân chính, đó
là nguyên nhân về phía tài sản có và nguyên nhân về phía tài sản nợ. Rủi ro
thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất trong hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ rủi
ro thanh khoản của một ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng đó và
kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
1.3.4. Rủi ro hối đoái.
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho
ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt qua thay đổi dự tính của ngân
hàng.
Ngoài những rủi ro cơ bản trên, hoạt động ngân hàng còn có những
loại rủi ro khác: rủi ro hoạt động; rủi ro pháp lý; rủi ro uy tín; rủi ro công
nghệ thông tin. Các loại rủi ro đều có mối quan hệ chặt chẽ đến nhau khi
phát sinh một loại rủi ro này thì nguy cơ xảy ra rủi ro khác là hoàn toàn có
thể.
1.4. Nguyên nhân và tác động của rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.4.1. Nguyên nhân.
• Nguyên nhân khách quan:
- Rủi ro xảy ra trong nền kinh tế không ổn định.
- Rủi ro xảy ra do chính sách của nhà nước thay đổi.
- Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi.
• Nguyên nhân chủ quan:
- Rủi ro do nguyên nhân từ phía khách hàng.
- Rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng.
3
1.4.2. Tác động của rủi ro trong hoạt động ngân hàng:
Một là, rủi ro xảy ra gây tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng, cho
khách hàng và các TCTD khác có quan hệ bạn hàng với ngân hàng.
Hai là, rủi ro xảy ra làm giảm uy tín, niềm tin của ngân hàng.

Ba là, rủi ro trong hoạt động ngân hàng gây tác động xấu đến nền kinh
tế xã hội.
2. Phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là các biện pháp nhất
định theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng
nhằm giảm thiểu và phòng tránh được những rủi ro phát sinh trong hoạt
động ngân hàng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
2.1. Mục đích, yêu cầu của phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Thứ nhất, phải kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở mức có
thể chấp nhận được.
Thứ hai, đảm bảo cho khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Thứ ba, phải đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, phải ổn định thị trường tài chính và nền kinh tế xã hội.
2.2. Biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là cách thức
mà ngân hàng tiến hành, phòng chống những rủi ro phát sinh trong quá trình
hoạt động
2.2.1. Biện pháp nghiệp vụ.
Để phòng chống rủi ro ngân hàng sử dung nghiệp vụ quản lý rủi ro
bằng cách thực hiện chu trình quản lý rủi ro bao gồm các yếu tố: xác định rủi
ro, định lượng rủi ro, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro.
2.2.2 Biện pháp pháp lý.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, ngân hàng trong quá trình hoạt
động của mình phải chấp hành tốt các quy định cảu pháp luật về:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện hoạt động
ngân hàng.
Những hạn chế trong quá trình hoạt động ngân hàng.
Quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước trong
quá trình hoạt động.
3. Pháp luật về phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Pháp luật về phòng chống rủi ro trong hoạt động ngân hàng là chế
định pháp luật bao gồm tổng thể các quy định của pháp luật mà tổ chức tín
dụng phải thực hiện để đảm bảo phòng chống được những rủi ro phát sinh
trong hoạt động ngân hàng. Bao gồm:
Nhóm các quy định về trách nhiệm của TCTD trong hoạt động ngân
hàng.
4
Nhóm những quy định về những hạn chế trong hoạt động ngân hàng.
Nhóm các quy định về kiểm soát đặc biệt, thanh tra, kiểm tra giám sát
ngân hàng.
II.Quy định của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt
động ngân hàng:
1. Nhóm quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động
ngân hàng.
1.1. Quy định về đảm bảo các tỷ lệ an toàn.
Theo quy định tại Điều 81, Luật các Tổ chức tín dụng trong quá trình
hoạt động, các TCTD phải tuân thủ các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn.
Thứ nhất: TCTD phải đảm bảo bảo vệ về khả năng chi trả. Theo
Quyết định số 475/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “quy
định về các tỷ lệ đảm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng và quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN về việc bổ sung một số điểm
của quy định về đảm bảo an toàn ban hành kèm theo quyết đinh 475 thì
TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ và khả năng chi trả đối với từng loại
tiên, vàng như sau:
- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và tài sản
nợ sẽ đến hạn thanh toán trong 1 tháng tiếp theo.
- Tỷ lệ tối thiểu bằng một giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay trong
khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong
khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo.
Thứ hai: Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo quy đinh tại Quyết định số

475/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/ Q Đ-NHNN thì TCTD, trừ
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự
có so với tổng tài sản có rủi ro.
Thứ ba: Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay
chung và dài hạn. để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, xảy ra rủi ro
thanh khaonr, pháp luật quy định TCTD không được sử dụng toàn bộ vốn
ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà phải duy trì ở một tỷ lệ nhất định.
Theo quy định tại Điều 15 Quyết định 475/2007/ Q Đ- NHNN thì tỷ lệ này
được xác định đối với ngân hàng thương mại là 40%, tổ chức tín dụng khác
là 30%.
1.2. Quy định về dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc là một quy định của NHNH về tỷ lệ giữa tiền mặt và
tiền gửi mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải tuân thủ. Theo quy định của
NHNN tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN số tiền gửi theo mức từ 0%-20%
5

×